Những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng cà phê: tế, với số lượng thương hiệu cà phê Việt được công nhận tại các thị trường lớn n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-000
-BÀI TẬP LỚN Học phần: Giao dịch thương mại quốc tế
Mã số: INE 3107 Học kì II – Năm học 2023 - 2024
Giảng viên: TS Lê Văn Sơn
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 5
Câu 1 Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng cà phê của Việt Nam trong năm 2023 6
1 Thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam năm 2023: 6
1.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê: 6
1.2 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu: 7
2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu mặt hàng cà phê năm 2023 11
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê: 11
2.1.1 Nhân tố khách quan: 11
2.1.2 Nhân tố chủ quan: 13
2.2 Những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng cà phê: 14
2.2.1 Ảnh hưởng tích cực: 14
2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực: 15
3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian tới 16
Câu 2 18
Câu 3 20
Câu 4 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CIF Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
EU Liên minh châu Âu EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
FOB Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi – " Giao lên tàu" FTA Hiệp định thương mại tự do
L/C Thư tín dụng USD Đô la Mỹ
XKHH Xuất khẩu hàng hoá
UTZ Chứng nhận cà phê quốc tế
HACCP Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Hình 1: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2023 6
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2023 7
Hình 3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cà phê năm 2023 8
Hình 4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê Việt Nam năm 2023 9 Hình 5 Kim ngạch thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê Việt Nam năm 2023 10
Trang 5Câu 1 Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng cà phê của Việt Nam trong năm 2023
1 Thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam năm 2023:
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trong khu vực và thế giới Trong đó, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian qua Năm 2023 do trải qua nhiều biến động, mặt hàng cà phê có xu hướng chững lại trên
thị trường xuất khẩu
Về khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2023 đạt 1,62 triệu tấn , tương ứng với giá trị gần 4,24 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2022
1.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê:
Hình 1: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2023
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Sản lượng
(tấn) 142 544 199 808 210 260 163 967 149 541 140 838 Trị giá
(nghìn USD) 310 440 434 847 482 531 399 835 384 764 377 873
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Sản lượng
(tấn) 109 845 84 645 51 561 43 695 119 278 207 155 Trị giá
Trang 6Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2023
(Quỳnh, 2023) (Nguồn: Báo cáo thị trường cà phê)
Dựa vào bảng số liệu, ta có thể thây xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2023 giữa các tháng không có quá nhiều sự biến động lớn Bình quân mỗi tháng sản lượng ước đạt khoảng 135.000 tấn, trị giá khoảng 354.000 (nghìn USD) Theo biểu đồ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam không tăng về mặt sản lượng nhưng chủ yếu do giá bán cà phê Robusta
ở mức tốt nên trị giá vẫn tăng so với năm 2022
1.2 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Về cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu, năm 2023, Robusta tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong trị giá xuất khẩu của ngành với 78,5%, đạt 3,2 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm
2022 Tuy lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng do giá xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 2.253 USD/ tấn, tăng 14% so với năm 2022 Trái lại, cả lượng và giá xuất khẩu cà phê Arabica đều giảm lần lượt 32,8% và 9,3%
Trang 7
Hình 3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cà phê năm 2023
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong năm 2023, Sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối cảnh
lo ngại suy thoái kinh tế khiến người dân có xu hướng chuyển từ tiêu dùng Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí, trở thành lợi thế tích cực đối với cà phê Robusta Việt Nam
Trang 8Hình 4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê Việt Nam năm 2023
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ hình trên ta có thể thấy Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong năm 2023 vẫn là EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga… Trong đó, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với khối lượng đạt 600.548 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, chiếm 37% về lượng
và 35% về trị giá trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Tuy nhiên, so với năm 2022 xuất khẩu cà phê sang thị trường này đã giảm 12,8% về lượng và giảm 0,7% về trị giá Tại
EU, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 196.090 tấn, giảm 12,7%; Italy đạt 142.191 tấn, tăng 2,1%; Tây Ban Nha và Bỉ giảm lần lượt là 20% và 50,5% Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn khác là Mỹ cũng giảm 4,1% trong năm vừa qua, đạt 293 triệu USD Ngoài ra, xuất khẩu sang Nga, Philippines cũng đều sụt giảm Trong khi tăng trưởng được ghi nhận ở Nhật Bản (+14,9%), Algeria (+88,4%), Hàn Quốc (+27,1%); đặc biệt là Indonesia tăng 122,4% (Quỳnh, 2023)
Trang 9Hình 5 Kim ngạch thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê Việt Nam năm 2023
(Nguồn: Bộ Công Thương) (Thương, 2023)
Trang 102 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu mặt hàng cà phê năm 2023
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê:
- Quy định về nguồn gốc xuất xứ: Nhiều thị trường yêu cầu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng Đối với Việt Nam, việc sản xuất cà phê phân tán ở nhiều hộ gia đình nhỏ lẻ có thể gây khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu này
* Nhân tố kinh tế:
- Tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các đồng tiền mạnh như USD hoặc EUR có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Ví dụ, nếu đồng VND mạnh lên so với USD, có thể làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu khi quy đổi
về VND
- Thu nhập của người tiêu dùng: Tại các thị trường có thu nhập cao như EU, Nhật Bản, hoặc Bắc Mỹ, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm hơn là giá cả Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc phát triển các dòng sản phẩm cà phê chất lượng cao, có chứng nhận (như cà phê hữu cơ hoặc cà phê công bằng)
Trang 11- Chu kỳ kinh tế: Sự thay đổi trong chu kỳ kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng có thể giảm chi tiêu cho các sản phẩm như cà phê đặc sản hoặc cà phê uống ngoài
* Nhân tố văn hóa - xã hội:
- Thói quen tiêu dùng: Mỗi thị trường có thói quen tiêu dùng cà phê khác nhau Ví dụ, thị trường Bắc Âu thường ưa chuộng cà phê rang nhạt, trong khi thị trường Nam Âu lại thích
cà phê rang đậm Việt Nam cần điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với từng thị trường
- Xu hướng tiêu dùng: Gần đây, xu hướng tiêu dùng cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ, và cà phê có chứng nhận bền vững đang tăng mạnh ở các thị trường phát triển Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho cà phê Việt Nam
- Nhận thức về sức khỏe: Ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến tác động của cà phê đối với sức khỏe Điều này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại cà phê và phương pháp chế biến
* Nhân tố khoa học công nghệ:
- Công nghệ thông tin: Sự phát triển của internet và thương mại điện tử tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng quốc tế, nhưng cũng đòi hỏi đầu tư vào marketing số và xây dựng thương hiệu trực tuyến
- Công nghệ sản xuất và chế biến: Sự chênh lệch về công nghệ giữa Việt Nam và các nước phát triển có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Ví dụ, công nghệ chế biến ướt tiên tiến có thể tạo ra cà phê có chất lượng và hương vị ổn định hơn
- Nghiên cứu và phát triển giống cà phê: Các tiến bộ trong nghiên cứu giống cà phê kháng bệnh, chịu hạn có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê trong tương lai
* Nhân tố chính trị:
- Quan hệ ngoại giao: Mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến các hiệp định thương mại và ưu đãi thuế quan Ví dụ, việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU
- Chính sách bảo hộ: Một số quốc gia có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ nông nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cà phê nhập khẩu
Trang 12* Cạnh tranh quốc tế:
- Đối thủ cạnh tranh: Việt Nam phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu cà phê lớn khác như Brazil, Colombia, và Indonesia Mỗi quốc gia có lợi thế riêng về chất lượng, giá cả, hoặc danh tiếng
- Tập đoàn đa quốc gia: Sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Nestlé, Starbucks trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả và yêu cầu chất lượng
* Điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu:
- Thời tiết cực đoan: Hiện tượng El Niño hoặc La Niña có thể gây ra hạn hán hoặc lũ lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng cà phê
- Biến đổi khí hậu dài hạn: Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình có thể ảnh hưởng đến vùng trồng cà phê truyền thống, đòi hỏi phải có sự thích ứng trong canh tác
ra sản phẩm chất lượng cao hơn và được thị trường quốc tế ưa chuộng
Thứ hai, chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu cũng là yếu tố chủ quan quan trọng Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ quốc tế, và xây dựng mối quan hệ với các đối tác nước ngoài Chẳng hạn, Trung Nguyên đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế thông qua chiến lược marketing độc đáo và mở rộng chuỗi cửa hàng ở nước ngoài
Thứ ba, năng lực sản xuất và công nghệ chế biến cũng là nhân tố chủ quan quan trọng Đầu tư vào máy móc hiện đại và quy trình sản xuất tiên tiến có thể giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Ví dụ, một số nhà máy chế biến cà phê ở Gia Lai đã đầu tư vào hệ thống sấy và phân loại hạt tự động, giúp nâng cao chất lượng và đồng đều của sản phẩm xuất khẩu
Trang 13Cuối cùng, việc đa dạng hóa sản phẩm cũng là một nhân tố chủ quan đáng kể Thay
vì chỉ tập trung vào xuất khẩu cà phê nhân, các doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, hoặc các sản phẩm cà phê đặc biệt Ví
dụ, Vinacafe Biên Hòa đã thành công trong việc phát triển và xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế
2.2 Những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng cà phê:
tế, với số lượng thương hiệu cà phê Việt được công nhận tại các thị trường lớn như EU và
Mỹ tăng 20% so với năm 2022
Về nhân tố khách quan, việc thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể khi giảm thuế nhập khẩu cà phê vào EU từ 7-11% xuống còn 0-5% Kết quả là, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU tăng 15%, đạt xấp
xỉ 1,5 tỷ USD Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cà phê, đặc biệt tại các thị trường có thu nhập cao Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 ước đạt khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước
Xu hướng tiêu dùng cà phê bền vững và có trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến tại các thị trường phát triển đã tạo cơ hội cho Việt Nam Cụ thể, tỷ trọng cà phê có chứng nhận bền vững (như Rainforest Alliance, UTZ) trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 30% năm 2022 lên 40% năm 2023 Về mặt công nghệ, việc áp dụng blockchain trong truy
Trang 14xuất nguồn gốc cà phê đã giúp tăng tính minh bạch và uy tín của cà phê Việt Nam, với khoảng 20% sản lượng xuất khẩu được áp dụng công nghệ này trong năm 2023
Điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi trong năm 2023 cũng góp phần ổn định sản lượng cà phê, ước tính đạt khoảng 1,8 triệu tấn, tăng 5% so với năm trước Đồng thời, nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sản phẩm đã mang lại kết quả tích cực, với tỷ trọng cà phê chế biến (rang xay, hòa tan) trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10% năm 2022 lên 13% năm 2023
Cuối cùng, sự cải thiện trong quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam và các đối tác lớn đã mở rộng thị trường xuất khẩu, với số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê Việt Nam tăng từ 80 lên 85 trong năm 2023 Khẳng định vị thế của Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai tại thị trường này, sau Brazil
2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực:
Về mặt chủ quan, việc chậm đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Ước tính có khoảng 30% doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đến tỷ lệ cà phê xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường khó tính như EU và Nhật Bản tăng từ 5% năm 2022 lên 7% năm 2023
Về nhân tố khách quan, biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể Hiện tượng El Niño gây ra tình trạng hạn hán kéo dài tại Tây Nguyên - vùng trồng cà phê chính của Việt Nam, làm giảm năng suất cà phê ở một số khu vực Cụ thể, sản lượng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk - nơi chiếm 30% tổng sản lượng cà phê cả nước - đã giảm 10% so với năm trước, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng cho xuất khẩu
Tình hình kinh tế thế giới không ổn định cũng tạo ra nhiều thách thức Lạm phát tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính như EU và Mỹ đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng đối với cà phê chất lượng cao Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế cũng gây áp lực lớn Brazil - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam - đã tăng cường xuất khẩu cà phê Robusta, làm giảm thị phần của Việt Nam tại một số thị trường Cụ thể, thị phần cà phê Việt Nam tại thị trường Đức - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất EU - đã giảm 12,7% trong năm 2023
Trang 15Về mặt pháp lý, việc EU áp dụng quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong cà phê nhập khẩu đã gây khó khăn cho nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam Ước tính có khoảng 15% lô hàng cà phê xuất khẩu sang EU bị trả về hoặc tiêu hủy do không đáp ứng tiêu chuẩn mới, gây thiệt hại khoảng 50 triệu USD cho ngành
Biến động tỷ giá cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu Đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Việt Nam (tăng khoảng 3-4% trong năm 2023)
đã làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu và máy móc, trong khi giá bán cà phê trên thị trường quốc tế (thường được định giá bằng USD) không tăng tương ứng, dẫn đến giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 2-3%
Cuối cùng, sự thiếu hụt container và tàu vận chuyển, cùng với chi phí logistics tăng cao (tăng khoảng 20-30% so với năm 2022) đã làm tăng chi phí xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế
Tổng hợp các yếu tố tiêu cực này đã khiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của Việt Nam trong năm 2023 chậm lại, chỉ đạt mức tăng 5% so với mục tiêu 10%
đề ra từ đầu năm, đặt ra nhiều thách thức cho ngành trong việc duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế trong những năm tới
3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian tới
Nằm trong mục tiêu chiến lược XKHH của Việt Nam đến năm 2030 trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19, với bối cảnh trong nước có những cơ hội mới cho XKHH đến từ đẩy mạnh cải cách thể chế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
và phát triển khoa học - công nghệ Để góp phần khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu cà phê, đặc biệt là phát huy tiềm năng, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê đặc trưng trên thị trường thế giới Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê, với mục tiêu thay thế 20% diện tích cà phê già cỗi bằng giống mới kháng bệnh, chịu hạn trong 3 năm tới Điều này sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng cà phê, đồng thời giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Song song đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cần
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến, thông qua các