1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn quan hệ kinh tế quốc tế Đề tài tình hình cán cân thanh toán của việt nam trong năm 2023

25 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Của Việt Nam Trong Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Quỳnh, Đinh Thị Thanh Hiền, Lê Vân Anh, Trần Phương Chi, Bùi Quỳnh Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Phương, ThS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Quan hệ kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước SBV Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến với tốc độ nhanh, biến đổi phức tạp và khó đoán trước; sự hồi phục kinh tế toàn cầu đang diễn ra chậm hơn so v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA: KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM TRONG

NĂM 2023

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024

Giảng viên bộ môn : TS Nguyễn Thị Minh Phương

Ths Nguyễn Thị Minh Hiền

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM:

Trang 4

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT

NAM NĂM 2023 5

1.1 Tổng quan cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2023 5

1.2 Tài khoản vãng lai 6

1.2.1 Xuất nhập khẩu 6

1.2.2 Thu nhập ròng 8

1.2.3 Chuyển giao vãng lai một chiều 9

1.3 Tài khoản vốn 10

1.4 Tài khoản tài chính 10

1.4.1 Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 10

1.4.2 Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 14

1.5 Sai sót thống kê 15

1.6 Cán cân tổng thể 16

1.7 Cán cân giao dịch dự trữ chính thức và các hạng mục liên quan 16

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2023 18

2.1 Cán cân vãng lai 18

2.2 Cán cân tài chính 19

2.3 Cán cân tổng thể 20

CHƯƠNG 3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO 21

3.1 Dự báo năm 2024 21

3.1.1 Cơ hội 21

3.1.2 Thách thức 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2023

1.1 Tổng quan cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2023

Trang 6

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (SBV) 

Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến với tốc độ nhanh, biến đổi phức tạp

và khó đoán trước; sự hồi phục kinh tế toàn cầu đang diễn ra chậm hơn so với dự báoban đầu; một số quốc gia, bao gồm cả những đối tác thương mại quan trọng của ViệtNam đang gặp khó khăn trong việc tăng trưởng và đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng.Mặc dù lạm phát đã giảm xuống, nhưng vẫn duy trì ở mức cao, dẫn đến việc nhiều nềnkinh tế lớn áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ và lãi suất cao, từ đó làm giảm nhu cầuđầu tư và tiêu thụ của các quốc gia khác, ảnh hưởng trực tiếp đến những quốc gia cónền kinh tế mở lớn, bao gồm cả Việt Nam

Với tình hình đó, ở Việt Nam, các chỉ số kinh tế được ghi nhận đã có nhữngbiến chuyển sâu sắc Trong đó, cán cân thanh toán là một chỉ số kinh tế vĩ mô quantrọng, phản ánh tổng thể các giao dịch kinh tế của nước ta với thế giới

1.2 Tài khoản vãng lai

1.2.1 Xuất nhập khẩu

Trang 7

Năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục ghi nhận xuất siêu nămthứ 8 liên tiếp, với mức thặng dư đạt hơn 25 tỷ USD Điều này góp phần tích cực chocán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế

vĩ mô khác của nền kinh tế

Bảng 1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các tháng năm 2023 (Nguồn: GSO)

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2023, xuất nhập khẩu Việt Nam giảm so với cùng

kỳ năm trước Tuy nhiên, mức giảm đã được thu hẹp và chuyển sang tăng trưởngdương từ tháng 9 Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 9 tăng 2,8%, tháng 10 và

11 tăng 6,3%, và tăng mạnh 12,7% trong tháng 12

Vậy nhưng, tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóađạt 665 tỷ USD, giảm 6,8% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,6%; nhậpkhẩu giảm 9,2% Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,4% so vớinăm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%; có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuấtkhẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuấtkhẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%) Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khókhăn, tổng cầu thế giới sụt giảm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam mặc dùchưa đạt được mức tăng trở lại so với năm trước nhưng mức suy giảm đã được thu hẹpđáng kể Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 310,7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tếtrong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt210,21 tỷ USD, giảm 9,8%; có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD,

Trang 8

chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷUSD, chiếm 46,8%).

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩudịch vụ đạt 19,6 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022 Ngược lại, kim ngạch nhậpkhẩu dịch vụ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm trước Trong đó dịch vụ du lịchđạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụvận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8% Từ đó, nhập siêu dịch vụ năm 2023

là 9,47 tỷ USD

1.2.2 Thu nhập ròng

Mức thu vào quý I/2023 là 931 triệu đô la, mức thu tăng lên ở các quý II, III,

IV, đều đạt từ mức 1 tỷ USD trở lên Tuy nhiên, từ quý I đến quý IV cán cân thu nhậpvẫn ghi nhận mức thâm hụt lớn, như ở quý I, mức thâm hụt rơi vào khoảng hơn 7 tỷUSD Tổng kết lại, năm 2023 Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức thâm hụt lên đến hơn22,46 tỷ USD Xu hướng thâm hụt ở hoạt động này đã kéo dài và tăng dần qua cácnăm, như năm 2022 là hơn 19,7 tỷ USD; năm 2021 là 18,7 tỷ USD; năm 2020 là 14,8

tỷ USD Trong đó, phần thu tăng gần gấp đôi so với năm 2022 lên 4,55 tỷ USD,nhưng vì quy mô quá nhỏ nên không bù đắp được mức tăng của phần chi ra là 4,97 tỷUSD, chỉ tăng 23% nhưng giá trị lớn nhất vào năm 2023 lên đến hơn 27 tỷ USD Xuhướng tăng thâm hụt ở cán cân thu nhập đã gây ra lo ngại rằng các doanh nghiệp FDIđang ngày càng chuyển lợi nhuận về doanh nghiệp mẫu quốc nhiều hơn Tuy nhiên,cần phải xem xét vấn đề này một cách toàn diện hơn và cần phải có những đánh giácân bằng về xu hướng chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp FDI, không chỉ nhìn vào sốtuyệt đối mà còn xem xét các yếu tố liên quan như quy mô và tốc độ tăng trưởng củadòng vốn FDI, để hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và đưa ra các chính sách phù hợp

Trang 9

1.2.3 Chuyển giao vãng lai một chiều

Chuyển giao vãng lai một chiều là một thành phần quan trọng trong cán cânthanh toán của Việt Nam, bao gồm các khoản như kiều hối, viện trợ và các khoảnchuyển tiền khác

Từ quý I/2023, chuyển giao vãng lai một chiều ở Việt Nam đã ghi nhận con sốthu về là 3,6 tỷ USD, tăng dần đến quý IV với hơn 4,4 tỷ USD, tăng 25,8% so vớicùng kỳ năm 2022 và 24,4% so với quý IV/2021 Trong khi đó, mức chi ghi nhận xuhướng giảm, từ 905 triệu USD ở quý I/2023 giảm 308 triệu USD khi sang quý II vàđến quý III con số đó còn 689 triệu USD, đến quý IV tăng lại về 866 triệu USD nhưngvẫn không bằng quý I cùng năm Tổng kết lại, trong cả năm 2023, mức thu trongchuyển giao vãng lai ở nước ta tăng 22,7% so với năm trước còn mức chi lại giảm hơnmột nửa Có thể thấy, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều thặng dư hơn 13 tỷUSD Trong tình hình năm 2023 nhiều biến động, đây là một kết quả tích cực gópphần phát triển nền kinh tế

Bên cạnh đó, kiều hối là một nguồn thu ngoại tệ cho nước ta, là một trongnhững thành phần đóng góp vào nguồn thu trong chuyển giao vãng lai một chiều Đây

là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồngthời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối Điều này lạicàng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lạm phát tại một sốquốc gia gây áp lực nhất định đến tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất và lạm phát.Năm 2023 kiều hối chảy về Việt Nam đạt khoảng 16 tỷ USD, riêng TP.HCM làkhoảng 9,46 tỷ USD, tăng 43,3% so với năm 2022 Trong năm này, cộng đồng người

Trang 10

Việt Nam ở nước ngoài tăng lên về số lượng và mở rộng về thành phần Hiện, cộngđồng có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% làcác nước phát triển Kiều bào tiếp tục có nhiều hoạt động hướng về quê hương, pháthuy vai trò là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.

1.4 Tài khoản tài chính

1.4.1 Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

Trang 11

a Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI)

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam đã nhận đượcdòng vốn FDI lớn, trở thành ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng sản xuất toàncầu Trong khi phần lớn khoản đầu tư ban đầu đổ vào lĩnh vực dệt may và giày dép cógiá trị gia tăng thấp, Việt Nam nhanh chóng thăng hạng trong chuỗi giá trị, phát triểnthành trung tâm lắp ráp điện tử quan trọng Bất chấp những thách thức thương mạidiễn ra gay gắt, Việt Nam vẫn tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng. 

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhìn chung năm 2023 là mộtnăm “được mùa” đầu tư nước ngoài, vốn FDI vào Việt Nam đạt 18,5 tỷ USD Tínhtheo từng quý, thặng dư từ cả thương mại hàng hóa và dịch vụ đã hỗ trợ cho việc kiềmchế tỷ giá trong năm 2023, giúp Chính phủ và NHNN duy trì chính sách tiền tệ nớilỏng Đáng chú ý nhất trong 12 tháng chính là vốn FDI vào Việt Nam vẫn duy trì đàtăng liên tục từ quý I đến quý IV khi mà vốn đăng ký được duy trì, vốn thực hiện tăngcao nhất trong quý IV với 5,8 tỷ USD Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, số liệu cụthể như sau:

Theo đối tác đầu tư:

Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổngvốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước; Nhật Bản đứng thứ hai với gần6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước Đặckhu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD,chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với năm trước Tiếp theo là Trung

Trang 12

Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới(chiếm 22,2%) Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và gópvốn mua cổ phần (chiếm 27,8%).

Theo ngành:

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh

tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu

tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so vớinăm trước Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67

tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước Cácngành sản xuất, phân phối điện; tài chính ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng

ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần).Còn lại là các ngành khác Đáng chú ý, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đối với hoạtđộng kinh doanh bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục rõ nét qua các tháng Mặc dùvẫn chưa hồi phục về lại giai đoạn năm 2020-2021 nhưng có vẻ các nhà đầu tư nướcngoài đã bắt đầu quay trở lại đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là bất động sản khucông nghiệp

Trang 13

       Theo địa bàn đầu tư:

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thếtrong thu hút ĐTNN Tiêu biểu như TP.HCM dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 5,85 tỷUSD, tiếp theo là Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình,… Một số dự án ấntượng được đầu tư theo từng quý như: Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh họccông nghệ cao Ecovance của Tập đoàn SK thực hiện ở Hải Phòng; Dự án đầu tư cơ sởmới Sunny Automotive quang học Vina cho Tập đoàn Sunny thu hút FDI của Nghệ

An đã vượt mốc 1 tỷ USD…

b Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FPI)

Năm 2023 là năm tăng trưởng đầy ngoạn mục của FDI thì FPI lại có dấu hiệu

bị sụt giảm Thị trường được đánh giá là có sự hồi phục song khối ngoại lại quay đầubán ròng sau giai đoạn mua ròng "ồ ạt" cuối năm ngoái Tính chung cả năm 2023, nhàđầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 23.000 tỷ đồng tương đương khoảng 1,1 tỷ USDtrên thị trường chứng khoán Việt Nam Thực tế, khối ngoại đã bán ròng triền miêntrên sàn chứng khoán nhiều năm qua và chỉ mua ròng ở một vài giai đoạn ngắn điểnhình như thời điểm thị trường rơi xuống đáy dài hạn cuối năm 2022 Luỹ kế từ năm

2020 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 3 tỷ USD cổ phiếu ViệtNam

Trang 14

c Đầu tư khác

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư ở Việt Nam chủ yếu dưới hình thứccho vay (chiếm tới gần 43,5% tổng giá trị) và gửi tiền vào tổ chức tín dụng tại ViệtNam (chiếm 56,4%) Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng gửi tiền vào tổ chức tíndụng tại Việt Nam, số liệu từ tổng cục thống kê mục tiền và tiền gửi lên tới 4,1 tỷUSD Dòng vốn vay vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức là dòng vốn ngắn hạnchiếm khoảng 51,4% với tổng giá trị là khoảng 1,6 tỷ USD cho cả năm.  Dòng vốn dàihạn chiếm 48.57% với tổng giá trị là 1,5 tỷ USD

1.4.2 Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

a Đầu tư gián tiếp và trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài

Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, hiện nay Việt Nam không chỉ là mộtquốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành quốc gia

có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài Hoạt động đầu tư ra nước ngoàicủa Việt Nam ngày càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư,quy mô, hình thức đầu tư, các loại hình kinh tế và doanh nghiệp tham gia đầu tư.Trước đây đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vớicác dự án có quy mô vốn lớn Tuy nhiên, đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đặt

Trang 15

chân đầu tư và thành công tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đơn cử như: Tập đoànViettel, FPT, Vinamilk, NutiFood…

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, trong năm 2023, tổng vốn đầu tư của Việt Nam

ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 420,9 triệu USD (bằng 78,8% so vớicùng kỳ) Trong đó, có 124 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, vớitổng vốn đăng ký đạt hơn 282,68 triệu USD (bằng 66,3% so với cùng kỳ); có 25 lượt

dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 138,21 triệu USD (tăng 28,7% sovới cùng kỳ) Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài, trong đó, bán buôn,bán lẻ dẫn đầu với 41 dự án đầu tư mới và 07 lượt điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tưđăng ký hơn 156,9 triệu USD, chiếm 37,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.Ngành thông tin truyền thông đứng thứ hai với gần 120,6 triệu USD, chiếm 28,7%;tiếp theo là các ngành sản xuất, phân phối điện, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội;nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;…

Tổng cục Thống kê cho biết trong năm 2023 có 26 quốc gia và vùng lãnh thổnhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Canada là nước dẫn đầu với 150,3 triệu USD,chiếm 35,7% tổng vốn đầu tư; Singapore 122,6 triệu USD, chiếm 29,1%; Lào 116,7triệu USD, chiếm 27,7%; Cu Ba đạt 11,8 triệu USD, chiếm 2,8%; Israel 6,1 triệuUSD, chiếm 1,4%

b Đầu tư khác

Hầu hết các khoản đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là dưới hình thức tiền vàtiền gửi ở nước ngoài trong đó tổ chức tín dụng chiếm khoảng 6,6 tỷ USD, khu vựcdân cư chiếm 7,5 tỷ USD Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn về giá trị nhưng dòng vốn tưnhân ra nước ngoài dưới hình thức tiền và tiền gửi có xu hướng giảm và không biếnđộng mạnh như dòng vốn của tổ chức tín dụng Dòng vốn OI ra nước ngoài của tổchức tín dụng ở quý I còn đổ ngược lại về Việt Nam lên đến 4,1 tỷ USD Điều này thểhiện mức độ hội nhập và kết nối của hệ thống ngân hàng Việt Nam với các thị trườngtài chính quốc tế ngày càng tăng và do đó, sẽ ngày càng nhạy cảm với biến động củathị trường toàn cầu

1.5 Sai sót thống kê

Với mức thặng dư cán cân vãng lai lớn và tăng trưởng mạnh mẽ trong năm

2023, dự trữ ngoại hối ước tính chỉ tăng thêm 5,6 tỷ USD trong năm 2023 là khákhiêm tốn Con số này cũng phù hợp với lượng ngoại tệ NHNN mua thêm được công

Trang 16

bố trong nửa đầu năm 2023 Nguyên nhân chính là một lượng lớn ngoại tệ đã bị rút rakhỏi thị trường qua những kênh không chính thức, thể hiện qua khoản mục lỗi và saisót lên đến hơn 16,6 tỷ USD trong năm 2023.

Khoản mục lỗi và sai sót có thể đến từ nhiều nguyên nhân như việc găm giữngoại tệ, cất trữ tại đơn vị/nhà của các tổ chức kinh tế và dân cư, hoặc do nhập siêutrong thực tế cao hơn (nhập lậu không thống kê được) hoặc chuyển ngân lậu ra nướcngoài Đặc biệt, với xu hướng giá vàng tăng mạnh và giữ chênh lệch lớn trong năm

2022 và 2023, không loại trừ khả năng một lượng lớn ngoại tệ đã bị thu gom để nhậplậu vàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước

1.6 Cán cân tổng thể

Theo nguyên tắc bút toán kép, cán cân thanh toán luôn trong trạng thái cânbằng Tuy nhiên, người ta vẫn đề cập đến thặng dư hay thâm hụt của cán cân thanhtoán đó chính là đề cập đến thặng dư hay thâm hụt của cán cân tổng thể Trong năm

2023, cán cân tổng thể thặng dư 5,6 tỷ USD điều này khác xa với dự báo của Quỹ tiền

tệ quốc tế (IMF) là 12 tỷ USD Có một điểm đáng lưu ý là năm 2023, tổng giá trị sai

số đạt -16,6 tỷ USD

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w