1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích, Đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng Đó của việt nam trong năm 2023 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng cà phê của Việt Nam trong năm 2023 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)
Tác giả Nguyễn Minh Hiếu
Người hướng dẫn Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Giao dịch thương mại quốc tế
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 64,77 KB

Nội dung

Câu 1: Hãy chọn một trong các mặt hàng sau: Điện tử và linh kiện, Cà phê, hạt điều, chè, cao su, thủy sản để: 1 Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng đó của Việt Nam trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-BÀI TẬP LỚN Học phần: Giao dịch thương mại quốc tế Lớp học phần: INE 3107 5 Học kỳ II - Năm học 2023 - 2024 Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Hiếu MSV : 22051039 Lớp : QH-2022-E KTQT 5 Giảng viên giảng dạy : Nguyễn Vi Lê Hà Nội, 7.2024 Mục lục Câu 1: 2

Câu 2: 6

Câu 3: 9

Câu 4: 10

Trang 2

Câu 1: Hãy chọn một trong các mặt hàng sau: Điện tử và linh kiện, Cà phê, hạt điều, chè, cao su, thủy sản để:

1) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng đó của Việt Nam trong năm 2023 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)?

2) Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu các mặt hàng trên?

3) Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.

Bài làm

1 ) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng đó của Việt Nam trong năm

2023 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)?

- Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12 đạt 207.613 tấn, theo số liệu thống kê

sơ bộ của Tổng cục Hải quan với trị giá tăng mạnh 74% về lượng và 68,1% về trị giá so với tháng trước Kim ngạch đạt gần 599,5 triệu USD, tăng 68,1% so với tháng

11 năm 2023 và tăng 40,8% so với tháng 12 năm 2022 Đây là mức cao nhất trong

15 năm qua Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng 12 năm 2023 tiếp tục giảm nhẹ 3,4% so với tháng trước, đạt 2.887 USD/tấn, nhưng vẫn tăng mạnh 33,5% so với cùng kỳ năm 2022.Tổng thể, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào năm 2023 đạt 1,62 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2022; tuy nhiên, kim ngạch đạt mức cao kỷ lục hơn 4,24 tỷ USD, tăng 4,6 phần trăm so với năm 2022

- Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.613,8 USD/tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2022,

Trang 3

ba thị trường lớn nhất là Đức, Italy và Nhật Bản, với thị phần kim ngạch lần lượt là 10,8%, 7,7% và 7,5% Cụ thể, lượng xuất khẩu cà phê của chúng ta sang Đức là 196.090 tấn, giảm 12,7% về lượng và trị giá, dẫn đến doanh thu hơn 458 triệu USD Italy đã chi hơn 281 triệu đô la để nhập khẩu 125.226 tấn cà phê từ Việt Nam, với lượng tăng 2,1% và trị giá tăng 10% Kể từ đầu năm, nước ta đã xuất khẩu 111.003 tấn cà phê sang Nhật Bản, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước và thu về hơn 319 triệu USD

- Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu Việt

Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê Mặc dù diện tích trồng cà phê của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trên thế giới, sau Brazil với gần 1,9 triệu ha, Indonesia với hơn 1,2 triệu ha, Colombia và Ethiopia với hơn 800 nghìn ha mỗi nước, và Bờ Biển Ngà gần 800 nghìn ha, nhưng năng suất cà phê của Việt Nam là cao nhất thế giới Năng suất trung bình cà phê của Việt Nam vượt trội hơn 1,4 lần so với Brazil, gấp 2,8 lần so với Colombia và gấp 4,5 lần so với Indonesia Điều này giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil

2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu các mặt hàng trên?

- Hoạt động xuất khẩu nói chung và mặt hàng cà phê xuất khẩu tại Việt Nam nhìn chung

bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau:

- Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

 Môi trường vĩ mô bao gồm các hoạt động trên toàn cầu và quốc gia Do xuất khẩu là một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, không

Trang 4

chỉ là các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước và giữa các quốc gia với nhau

 Có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát chặt chẽ.Do đó, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng vĩ mô là cần thiết Mỗi quốc gia có một hệ thống chính trị, nền văn hóa, pháp luật và chính sách kinh tế riêng Điều đó có nghĩa là bất kỳ công ty quốc tế nào cũng phải thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng

- Các nhân tố pháp lý:

Mỗi quốc gia đều có những chính sách xuất khẩu khác nhau đối với từng mặt hàng, đối với cà phê tại Việt Nam thì như sau:

 Các quy định liên quan đến thuế, chi phí, chủng loại cà phê và lượng cà phê nhập khẩu: Việt Nam vẫn chịu mức thuế cao vì nước này hiện không được WTO ưu đãi vì vậy giảm giá để cạnh tranh với đối thủ

thưởng, bảo hiểm phúc lợi: Ngành cà phê thu hút một lượng lao động đáng kể, bao gồm nhiều đối tượng Do đó, chính sách tiền lương phải đa dạng để phù hợp với từng đối tượng tham gia vào từng giai đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu Đối với người trồng cà phê, cần có chính sách cụ thể liên quan đến chi phí và bảo hộ để giúp họ yên tâm hơn trong quá trình sản xuất Đối với nhân viên làm việc trong xuất khẩu cà phê, cần có chế độ tiền lương hợp lý cũng như cung cấp cho họ các kỹ năng cần thiết để hiểu được thị trường toàn cầu

Trang 5

 Các quy tắc liên quan đến giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê bao gồm giá, số lượng và loại phương tiện vận chuyển được sử dụng.Khi giao hợp đồng xuất khẩu, thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn, và phương tiện thường là tàu chở container

- Nhân tố văn hóa:

 Nền văn hóa của một quốc gia có lịch sử lâu đời và trở thành thói quen của người dân đó Văn hóa của chúng ta sẽ bị nhập khẩu thông qua việc xuất khẩu cà phê.Đôi khi, việc duy trì văn hóa Việt Nam lại cản trở việc xuất khẩu vào EU Mặc dù Liên minh Châu Âu đánh giá cao nguồn gốc xuất xứ cà phê, nhưng sản xuất

cà phê ở Việt Nam phân tán và được mua bởi nhiều hộ gia đình nhỏ Điều này khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc xác định tên xuất xứ của sản phẩm cà phê

 Mục tiêu của xuất khẩu là đáp ứng nhu cầu của quốc gia nhập khẩu Do đó, mặt hàng cà phê của Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu về nước của người tiêu dùng đó hay không? Điều cần thiết là phải hiểu được sự dung hòa giữa văn hóa nhập khẩu và văn hóa Việt Nam Lối sống văn hóa của con người bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của từng quốc gia Ví dụ, quốc gia đó thích uống cà phê hòa tan hay đen, cà phê phin hay cà phê uống ngay, và các yếu tố khác

- Nhân tố thu nhập của nhà tiêu dùng:

Trang 6

 Các quốc gia có mức sống cao thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động giá cả cà phê, trong khi những nơi thu nhập thấp lại chịu tác động ngược lại Thị trường châu Âu, với mức thu nhập cao, không phụ thuộc vào giá cả rẻ mà thường coi giá cả cao là chỉ số của chất lượng và quyết định mua hàng Ngược lại, ở Việt Nam, người tiêu dùng thường quan tâm đến giá rẻ hơn là chất lượng khi quyết định mua hàng Trên thị trường xuất khẩu cà phê, người dân Việt Nam thường dễ bỏ trồng cây cà phê để chuyển sang các loại cây khác khi giá cả giảm, gây ra sự dao động lớn trong nguồn cung cà phê Điều này chỉ ra rằng thu nhập

ổn định là yếu tố quan trọng để duy trì nhu cầu tiêu dùng ổn định, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của sản xuất

- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên:

 Các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi yếu tố này Bởi vì xuất khẩu mang theo nhiều rủi ro, nên nguồn lực phải đủ lớn để thực hiện hoạt động này Mỗi quốc gia

có lợi thế độc đáo trong từng mặt hàng của mình, vì vậy cơ cấu sản xuất của họ khác nhau

 Sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế Cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có khả năng giảm giá thành xuất khẩu nhờ các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất lâu đời Điều này đã và đang thúc đẩy xuất khẩu cà phê đáng kể

- Nhân tố khoa học công nghệ:

 Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khoa học công nghệ Các đối tác có thể giao thương dễ dàng hơn nhờ khoa học công nghệ Khoảng cách thời gian không còn là một trở

Trang 7

ngại lớn đối với xuất nhập khẩu Sự phát triển của Internet, một mạng thông tin toàn cầu, giúp cho mọi thông tin thị trường trên toàn thế giới luôn được cập nhật Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo sản phẩm của họ với chi phí thấp

 Tuy nhiên, đối với các quốc gia xuất khẩu cà phê như Việt Nam, Chế biến cà phê không sử dụng nhiều máy móc hiện đại, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định và các vấn đề khác gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê

Do đó, khoa học kỹ thuật phát triển, nếu được sử dụng đúng cách, sẽ giúp quốc gia chúng ta hội nhập tốt hơn Nhưng nếu chúng ta không biết cách áp dụng nó, điều đó sẽ là một thách thức lớn vì chúng ta sẽ tụt hậu hơn về kỹ thuật so với các quốc gia khác

- Yếu tố chính trị:

 Điều kiện chính trị ổn định của Việt Nam cho phép sản xuất cà phê yên tâm và hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây là nguồn hàng ổn định Các quốc gia trong thị trường Liên minh châu Âu có chính sách phát triển kinh tế ổn định và độc lập về chính trị Điều này sẽ giúp thị trường của Việt Nam ổn định

- Năng lực cạnh tranh quốc tế:

 Đây nhìn chung là 1 thách thức tương đối lớn Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về cà phê sử dụng sức mạnh kinh tế chính trị, khoa học công nghệ

và sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, mang lại thế mạnh độc quyền trên thị trường Do đó, các tập đoàn kinh tế này là một lực cản rất lớn đối với doanh nghiệp nước ta vì họ có quyền quyết định thị trường Các tập đoàn này sẽ cản trở các doanh nghiệp nếu chúng ta không tổ chức xuất khẩu một cách hợp lý

Trang 8

- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

 Các yếu tố này thể hiện khả năng sản xuất của công ty; chúng bao gồm các nguồn vật chất để sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu và các nguồn tài chính hỗ trợ sản xuất kinh doanh của công ty và năng lực của công ty trong tương lai

3 Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.

- Thực trạng:

 Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng đều đặn qua các năm, tăng từ 2,7 tỷ USD vào năm 2020 lên 4,2 tỷ USD vào năm 2023 và hứa hẹn cán mốc 5 tỷ USD trong năm nay Mặc dù sản phẩm chế biến đã tăng, nhưng tỷ lệ xuất khẩu cà phê

nguyên liệu vẫn còn cao Trong khi đó, tiêu thụ trong nước tiếp tục thấp

 Trước đây, nhiều người trồng cà phê đã chặt bỏ để trồng cây khác khi giá cà phê không vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg Giá cà phê tăng gấp đôi vào năm 2024, khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi khó mua được cà phê để xuất khẩu nhằm đáp ứng đơn hàng giá thấp ký trước đó

 Trong số 9 triệu ha canh tác nông nghiệp của Việt Nam, 4 triệu ha dành riêng cho cây cà phê và nhiều cây trồng khác Khi giá cà phê chưa lên 100.000

đồng/kg, cả nước có 714.000 ha cà phê Đến nay, diện tích trồng cà phê chỉ còn khoảng 660.000 ha khi giá cà phê tăng lên hơn 100.000 đồng/kg Cà phê đặc sản hiện chỉ chiếm 2% tổng diện tích sản xuất cà phê, với phần lớn được sản xuất ở Lâm Đồng Chỉ 3% diện tích trồng cà phê là cà phê hữu cơ

- Giải pháp:

Trang 9

 Người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và tiêu thụ cà phê hữu cơ chất lượng cao Để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiềm năng của họ, các doanh nghiệp Việt Nam phải theo kịp xu thế tiêu dùng, các quy định về an toàn thực phẩm tại thị trường châu

Âu và các yêu cầu về chứng nhận tiêu dùng hữu cơ trên toàn cầu

 Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu liên quan đến câu chuyện về nguồn gốc sản phẩm và cách chế biến một cách trung thực nhất đối với người tiêu dùng Để đưa cà phê vào thị trường EU và Đức (1 trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất châu Âu) nói riêng, cần tận dụng lợi thế của hiệp định kinh tế Ngoài ra, nên lên kế hoạch tham dự các hội chợ quốc tế hàng năm được tổ chức ở Đức

 Trong nỗ lực ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường, các bộ, ngành

và địa phương liên quan cần thực hiện các biện pháp để giải quyết các vấn đề, hỗ trợ người nông dân, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 Các công ty chế biến cà phê xuất khẩu cần được khuyến khích đầu tư vào dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại; chú trọng hơn và quan tâm hơn đến việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược quảng cáo, quảng cáo và định vị thương hiệu phù hợp với năng lực Thông qua các chương trình đào tạo, hướng dẫn, chiến dịch truyền thông, hình ảnh và quảng cáo, chính phủ hỗ trợ các công ty phát triển và xây dựng thương hiệu của họ

 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải thực hiện thành đúng các Hiệp định FTA Việt Nam đã ký kết để tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm cà phê Việt Nam

Trang 10

 Việt Nam cần chủ động tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại do

Bộ Công Thương, các bộ, ngành và hiệp hội tổ chức, cũng như tuyển dụng và đào tạo các nhân viên có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn cao

Câu 2: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Dệt May Hà Thành (Hathanh gartex co.,Ltd) tại Hà Nội, nhận được một thư hỏi hàng của Soren Corp., Los

Angeles (Mỹ) về việc muốn nhập khẩu 4000 bộ comple sợi len Công ty Hà Thành dự định bán với giá 105USD/bộ CIF cảng Los Angeles (Incoterms 2020) Giao hàng vào tháng 3/2024, cảng xếp hàng: Hải Phòng Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay Hãy soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu với đầy đủ các điều khoản theo các thông tin nêu trên?

Bài làm

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

Hợp đồng số:………

Ngày: [NGAY THANG NAM]

Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng comple sợi len tại Việt Nam

GIỮA:

Trang 11

BÊN BÁN:

Tên công ty: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Dệt May Hà Thành (Hathanh Gartex Co., Ltd)

Địa chỉ: [Địa chỉ công ty tại Hà Nội]

Điện thoại: [Số điện thoại công ty]

Email: [Email công ty]

Đại diện bởi Ông (bà): [Tên đại diện]

Chức vụ: [Chức vụ của đại diện]

VÀ BÊN MUA:

Tên công ty: Soren Corp

Địa chỉ: Los Angeles, Mỹ

Điện thoại: [Số điện thoại công ty]

Email: [Email công ty]

Đại diện bởi Ông (bà): [Tên đại diện]

Chức vụ: [Chức vụ của đại diện]

CÁC ĐIỀU KHOẢN:

1 Mô tả hàng hóa:

Trang 12

- Sản phẩm: Bộ comple sợi len

- Số lượng: 4.000 bộ

- Chất liệu: Sợi len

2 Giá cả và điều kiện giao hàng:

- Giá: 105 USD/bộ

- Tổng giá trị hợp đồng: 420.000 USD

- Điều kiện giao hàng: CIF cảng Los Angeles (Incoterms 2020)

- Cảng xếp hàng: Hải Phòng

- Cảng đích: Los Angeles

3 Thời gian giao hàng:

- Giao hàng vào tháng 3/2024

4 Điều kiện thanh toán:

- Phương thức thanh toán: Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit, L/C)

- Trả tiền ngay (At Sight)

- L/C phải được mở và thông báo bởi một ngân hàng uy tín và được chấp nhận bởi bên bán

Trang 13

- Thời hạn mở L/C: Trước ngày [ngày cụ thể] tháng [tháng cụ thể] năm 2024

5 Chứng từ giao hàng:

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

- Danh sách đóng gói (Packing List)

- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)

6 Bảo hiểm:

- Bên bán sẽ mua bảo hiểm hàng hóa với phạm vi bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa theo điều kiện CIF

7 Đóng gói và ghi nhãn:

- Hàng hóa phải được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển

- Ghi nhãn phải đầy đủ thông tin về sản phẩm, số lượng, và các thông tin cần thiết khác

8 Kiểm tra và chấp nhận hàng hóa:

Trang 14

- Hàng hóa sẽ được kiểm tra tại cảng đích bởi đại diện của bên mua hoặc bên thứ ba được chỉ định

- Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã thỏa thuận

9 Trách nhiệm và rủi ro:

- Rủi ro và trách nhiệm liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa đã được giao lên tàu tại cảng xếp hàng Hải Phòng

10 Giải quyết tranh chấp:

- Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng Nếu không thể giải quyết thông qua thương lượng, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam

11 Điều khoản khác:

- Hợp đồng này được lập thành [số bản] bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi bên giữ [số bản] bản Các bản hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau

- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và cho đến khi các nghĩa vụ của các bên được thực hiện đầy đủ

Ngày đăng: 11/11/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w