1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích, Đánh Giá Tình Hình Xuất Khẩu Của Ngành Hàng Đó Của Việt Nam Trong Giai Đoạn 2015 - 2019 (Về Kim Ngạch, Cơ Cấu Mặt Hàng Và Thị Trường Xuất Khẩu.pdf

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà NộiKhoa kinh tế và kinh doanh quốc tế

Họ và tên sinh viên: Đặng Hải HuyMã sinh viên: 19051099Lớp học phần: INE 3107**1

Khóa học: 2020-2021

Trang 2

Đánh giá chung về ngành dệt may Việt Nam:

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Ngành dệt may hiện nay có hơn 2,7 triệu lao động với hơn 7000 doanh nghiệp lớn nhỏ với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đứng thứ hai cả nước trong nhiều năm liền Đặc biệt càng ngày ngành dệt may Việt Nam càng có xu hướng nội địa hóa nguyên liệu dệt may để không phụ thuộc vào các quốc gia khác Cụ thể, trong vòng10 năm, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu của ngành đã giảm từ 80% năm 2008 xuống còn 60% vào năm 2018

Tình hình xuất khẩu ngành hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2015-2019:

Trong năm 2015, ngành hàng dệt may đạt 25.8 tỷ USD, tăng 4,45% so với năm 2014 và là năm có tổng giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 5 năm từ 2010- 2015 Cụ thể trong năm 2015, ngành dệt may xuất khẩu sản phẩm dệt may đạt 22,81 tỷ USD,xơ sợi dệt các loại đạt 2,54 USD Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của ngành đạt khoảng 13 tỷ USD với các sản phẩm chính như sợi bông (5000 tấn), sợi tổng hợp (400000 tấn), sợi Filament (182000 tấn), sợi Spun (6.2 triệu cọc sợi), 900000

Trang 3

tấn sợi tơ kéo, vải dệt thoi và vải dệt kim (1500 triệu mét vuông), quần áo (4 tỷ sản phẩm) Có thể thấy năm 2015, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tham gia tích cực vào phong trào “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam “ khi tỷ lệ nội địa hóa đạt hơn 50% Nhiều doanh nghiệp không những tăng thêm được doanh thu, lợi nhuận, mà còn thiết lập, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong cả nước;Từng bước xây dựng được thương hiệu và đã được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia như Việt Tiến, Phong Phú, Nhà Bè, May 10, An Phước…

Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 28.5 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2015 Có thể nhận thấy trong năm 2016, sự kiện Brexit đã đem lại nhiều tác động cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam và ngành dệt may nói riêng Sự kiện Brexit ngay lập tức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, với việc đồng bảng Anh bị mất giá, lập mức đáy của 31 năm vào ngày 05/10/2016 Đồng thời, sự kiện này cũng ảnh hưởng lớn đến Hiệp định Thương mạitự do Việt Nam – EU, dự kiến sớm nhất có hiệu lực vào năm 2018, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Dệt may Việt Nam Bên cạnh đó, cũng trong năm 2016, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ,Bangladesh, Myanmar đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia, nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp Dệt may Việt Nam Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam so với ngành này ở các quốc gia khác thì ngành dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm đầu Cụ thể trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam tăng 5,7% so với năm trước trong khi đó đối với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 262 tỷ USD, giảm 4,2% so với năm 2015 và Ấn Độ tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 35 tỷ USD, giảm 4,7% Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ

Trang 4

USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1% Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 31 tỷ USD tăng 10,23% so với năm 2016 Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,53 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016; thị trường EU ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 5,4%; thị trường Nhật Bản đạt 3,05 tỷ USD, tăng 5,2%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,59 tỷ, tăng 13,2%; thị trường Trung Quốc đạt 1,04 tỷ USD, tăng 26%; thị trường ASEAN đạt 900 triệu USD, tăng 9,1% Trong năm 2017, ngành dệt may xuất khẩu tám mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, đó là các mặt hàng áo thun, áo jacket, quần, quần áo trẻ em, váy, đồ lót, vải Có thể thấy năm 2017, ngành dệt may Việt Nam đãphát triển theo định hướng rõ ràng do Hiệp hội dệt may Việt Nam đề xuất Theo kế hoạch đó, định hướng của ngành dệt may sẽ tập trung đầu tư tái cơ cấu ngành, đón bắt các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng công nghệ tiên tiến để đầu tư, cân đối dần dần từ khâu sợi, dệt, nhuộm đến may mặc và nâng cao năng suất, chất lượng và đẳng cấp sản phẩm; thu hút các dự án dệt nhuộm gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung, có hệ thống xử lý nước thải, các dự án may về các vùng nông thôn có đông lao động; tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp dệt may trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài Đặc biệt ngành dệt may cần tập trung khai thác các thị trường truyềnthống, từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam mới ký FTA để khai thác lợi thế về thuế quan, xúc tiến khai thác thị trường EU; tập trung xây dựng và khẳng định thương hiệu thời trang của dệt may Việt Nam; lên kế hoạch quảng bá ra thị trường thế giới; tập trung phát triển nguồn nhân lực, liên kết với các cơ sở đào tạo để nâng

Trang 5

cao tay nghề người lao động Ngành dệt may cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ nội địa hóacủa ngành, tránh nhập khẩu nhiều và phụ thuộc vào nước ngoài

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt trên 36 tỷ USD, tăng khoảng 16,01% so với năm 2017 Điểm nổi bật của năm 2018 rằng ngành dệt may có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2018 đạt 16,01% - là mức tăng cao nhất trong mấy năm gần đây (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%) Mặc dù năm 2018 tình hình thế giới có nhiều biến động như xung đột xảy ra ở nhiều nơi; cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra gay gắt; chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp và khó lường nhưng ngành dệt may lại có sự tăng trưởng khá thành công Cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,78 tỷ USD, tăng 14,45%; xuất khẩu vải đạt 1,66 tỷ USD, tăng 25,5%; xuất khẩu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, tăng 9,9%; xuất khẩu vải không dệt đạt 528 triệu USD, tăng 15,54%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD, tăng 14,59% Về thị trường xuất khẩu chủ lực trong năm 2018, Mỹ và EU tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu trong năm lầnlượt tăng 13.7% và 10.5% Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may Việt Nam đang tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt tăng 24.8% và 32.6% Sự tăng trưởng đột biến của ngành dệt may có thể kểđến ba nguyên nhân Đầu tiên là sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất cực lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam Trung Quốc đang xuất 250 tỷ USD mặt hàng dệt may, cung ứng 53% lượng vải thế giới Do đó, sự dịch chuyển sản xuất dệt may của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam Thứ hai, sau một thời gian đặt sản xuất tại các nước khác thì tiêu chuẩn về lao động, môi trường, nhà xưởng chưa theo kịp như Việt Nam, dù lươngthấp nhưng năng suất chỉ bằng ½ Do đó, giá thành trong 1 đơn vị sản phẩm không tiết kiệm trong khi chất lượng có thể có vấn đề Vì vậy, số lượng khách hàng mong muốn đặt sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên và đây là cơ hội cho Việt Nam phát

Trang 6

triển tương đối tốt Cuối cùng về mặt chủ quan, đến thời điểm này gần 100% các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa trong ngành Dệt May Việt Nam có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh Điều đó cho thấy chuẩn mực của ngành Dệt May Việt Nam tại tất cả các nơi được khách đặt hàng là tương đối tốt

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018 Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam có thể kể đến như thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2019 ước đạt 15,2 tỷ USD tăng8,9% và chiếm tỷ trọng 38,97% (riêng hàng vải và may mặc ước đạt 14,9 tỷ USD, tăng 8,87% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 45,2%) Xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ do giá cả đắt hơn và diễn biến khó lường làm cho người dân Mỹ thận trọng hơn Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam là EU với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 2,23% chiếm tỷ trọng 11,28%, trong đó mặt hàng vải và may mặc ước đạt 4,25 tỷ USD chỉ tăng 2,95% so với năm 2018 Ở các thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường này đều tăng từ 07 – hơn 10% Riêng thị trường Nhật Bản, kim ngạch đạt đạt 4,2 tỷ USD, tăng 479%, chiếm tỷ trọng 10,77%, trong đó mặt hàng vải và may mặc ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng hơn 3% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng hơn 11% Tuy nhiên nhìn chung năm 2019 vẫn là năm các doanh nghiệp sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm.Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu, nhưng nhiều doanh nghiệp chịu thua lỗ Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bịMỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25% Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc Ngoài ra, Trung Quốc phá giá đồng nội tệ để đối phó với Mỹ cũng làm cho

Trang 7

hiệu quả thu được của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc giảm

Đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2019:

2015-Có thể thấy giai đoạn 2015-2019 là giai đoạn chứng kiến sự phát triển rất nhanh của ngành dệt may với tốc độ phát triển trung bình khoảng 7,6% trong 1 năm Điều này dễ lý giải bởi đây là giai đoạn mà hiệp hội dệt may Việt Nam có những định hướng rõ ràng và đúng đắn đem lại những kết quả tích cực cho ngành dệt may Việt Nam Tỷ lệ nội địa hóa của toàn ngành tăng trên 60% cho thấy ngành dệt may của Việt Nam đang ngày càng ít phụ thuộc vào vật liệu nhập khẩu bên ngoài và hướng đến độc lập tự chủ trong khâu sản xuất hàng dệt may của Việt Nam Ngành dệt mayViệt Nam càng ngày càng phát triển theo định hướng hiện đại sử dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao tay nghề của người lao động Mặc dù có những sự phát triển vượt bậc trong tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu thì ngành dệt may cũng tồn tại rất nhiều khó khăn Mặc dù các doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhưng trên thực tế quá trình này diễn ra khá chậm Theothống kê, tính đến hết năm 2019, có trên 70% doanh nghiệp trong ngành dệt may có quy mô nhỏ và trung bình trong ngành sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới, trong đó có 30% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng tự động hóa theo từng công đoạn sản xuất, trong đó dưới 5% có kế hoạch triển khai công nghệ tự động hóa kết nối Giai đoạn này, ngành dệt được cho là cũng được hưởng lợi từ cáchiệp định FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP

2) Đánh giá ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên?

Trang 8

Bước sang năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19 từ cả phía cung và phía cầu, dệt may là một trong những ngành chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày Với sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ và châu Âu trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã tác động rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam Cụ thể, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 35,27 tỷ USD, giảm 9,29% so với năm 2019 Tuy nhiên, đây vẫn là mức rất tích cực trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25% Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên ngành dệt may cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp với bối cảnh mới.

Bước sang quý III/2021, thời điểm dịch Covid-19 trong nước bùng phát, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp dệt may… kéo theo đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý III đã giảm Theo thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu toàn ngành dệt may trong quý III/2021 đạt 10,179 tỷ USD, giảm 0,91% so với quý II/2021 và giảm 2,07% so với quý III/2020 Tính chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 29,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch).

Bên cạnh đó, cơ cấu chủng loại hàng may mặc của Việt Nam đã dịch chuyển khá rõdưới tác động của dịch Covid-19 Tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao như quần, quần áo trẻ em, đồ lót, quần short… và giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng như áo Jacket, quần áo Vest…

Trang 9

Giữa tháng 6 năm 2021, dịch bùng phát mạnh ở các tỉnh phía nam khiến cho các doanh nghiệp dệt may một lần nữa rơi vào tình trạng hết sức khó khăn Cụ thể đó làtình trạng thiếu hụt nguồn lao động khi số vắc xin vẫn chưa có đủ để cung cấp cho người dân Ngoài ra, việc các doanh nghiệp cần thực hiện các quy tắc phòng dịch của chính phủ như nguyên tắc “ 3 tại chỗ”, theo ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết: "Do lượng công nhân quá lớn, không thể đảm bảo điều kiện an toàn cũng như chi phí hỗ trợ, nên hầu hết các DN dệt may trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải ngưng hoạt động Hiện trung bình mỗi DN dệt may có từ một ngàn đến vài chục ngàn công nhân Nếu phải bố trí chỗ ăn ở cho số lượng công nhân quá lớn như thế thì rất khó Hơn nữa, biên độ lợi nhuận củaDN dệt may rất mỏng Nếu phải thêm những chi phí như ăn ở, xét nghiệm thì không thể đáp ứng được"

Kết luận:

Nhìn tổng thể tình hình xuất khẩu ngành dệt may trong những năm gần đây thấy rằng, tăng trưởng trong xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam biến động theo xu hướng xuất khẩu chung của cả nước Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch bệnh nhưng xuất khẩu toàn ngành dệt may vẫn cho thấy sự tăng trưởng nhảy vọt trong 9 tháng năm 2021 (tăng trưởng hình chữ V), có được kết quả trên là do ngành dệt may Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để có thể bắt kịp với xu hướng thế giới Trongđó, nổi bật nhất là sự chủ động của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồnnguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm; đặc biệt, việc các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chống chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh… Ngoài ra, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại theo hình thức trực

Trang 10

tuyến để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu; nhà nước hỗ trợ trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may…Tuy vậy, sản xuất dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do sử dụng nhiều lao động Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp Thương mại, tự động hóa được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, công nghệ sản xuất in3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo sẽ dần dần thay thế người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, xu thế sử dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thếgiới Do đó, công nghệ sản xuất của ngành sợi, dệt, nhuộm phải đáp ứng xu thế nàythì mới có đơn hàng Ngoài ra, xu thế sử dụng thiết bị dệt may được số hóa, tự động hóa, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may cơ bản (nhà máy thông minh, in 3D, dệt 3D)… cũng sẽ phải theo xu thế này để kết nối minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, trình độ nhân lực của các doanh nghiệpdệt may còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thông), trong khi lao động cótrình độ đại học chỉ chiếm 0,1% Trong bối cảnh hội nhập và diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, phương thức đặt hàng tự động trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và robot sẽ được ứng dụng rộng rãi trong khâu kết nối doanh nghiệp với khách hàng Thương mại điện tử cũng sẽ là kênh bán hàng được phát triển rộng rãi trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng trong ngành sợi, đặc biệt là khâu bán hàng.

Trang 11

Bài 2 (2,5)

Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) muốn mua 10 xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngồi Công ty nhận được thư chào hàng của Tập đoàn Toyota Corporation (Nhật Bản): Xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi, mới 100% hiệu Toyota Camry Brand New (màu sắc tùy người mua chọn), dung tích: 2500cc, năm sản xuất 2021 Giá 33.270USD/chiếc, FOB cảng Kobe (Nhật Bản) Incoterm 2020 Hãy:

1, Soạn thảo một thư đặt hàng gửi cho người Bán?

THƯ ĐẶT HÀNGSỐ: 15Từ: Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng HàĐến: Tập đoàn Toyota (Nhật Bản)

Theo bảng giá của quý công ty, chúng tôi muốn đặt hàng như sau:

Số thứ tự

Tên hàng hóa

Chất lượng hàng hóa Số lượng hàng hóa đặt hàng

Giá một đơn vị hàng hóa

Tổng giá trị hàng hóa1 Xe ôtô

du lịch 5chỗ ngồi

Mới 100% Hiệu Toyota CamryBrand NewDung tích: 2500ccSản xuất 2021

10 33.270USD 332700 USD

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w