1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may về kim ngạch cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩucủa việt nam trong năm 2022 6 hoặc 9 tháng đầu năm 2023 có thể dự kiến cả năm 2023

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

b Cơ cấu mặt hàng dệt may - Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vitas, năm 2023 sẽ chứng kiến sự phục hồi chậm của các nền kinh tế trên toàn cầu, trong khi các vấn đề chính trị tiếp tục gây r

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Bài 1: 3

1) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)của Việt Nam trong năm 2022,6 hoặc 9 tháng đầu năm 2023 (có thể dự kiến cả năm 2023), dự báo 2024? 3

1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2022, 6 hoặc 9 tháng đầu năm 2023 3

1.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam 5

1.3 Dự báo về tình hình ngành dệt may năm 2024 6

2) Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu các mặt hàng dệt may? 7

3) Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may trong thời gian tới 9

Bài 2: 9

Bài 3 12

1) Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào? 12

2) Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm như thế nào? 12

3) Khi nào thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ Vinafood (Việt Nam) sang Cholimex (Hồng Kông)? Giải thích? 14

4)Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB? Nêu rõ lợi ích của việc mua FOB bán CIF? 14

5) Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu? 15

Bài 4: 16

1) Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai? 17 2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên? Giải thích? 17

Trang 3

Bài 1:

1) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)của Việt Nam trong năm 2022,6 hoặc 9 tháng đầu năm 2023 (có thể dự kiến cả năm 2023), dự báo 2024?

1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2022, 6 hoặc 9 tháng đầu năm 2023

a) Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may năm 2022

- Các doanh nghiệp dệt may đã bắt đầu phục hồi vào năm 2022 sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 toàn cầu Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021 Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022 ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, xuất khẩu vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,4%, xuất khẩu hàng may mặc đạt 16,94 tỷ USD, tăng 19,5% và xuất khẩu sợi đạt 4,02 tỷ USD, tăng 15,3% - Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 44 tỷ USD vào năm

2022, so với mục tiêu đề ra là 47 tỷ USD Các thị trường dệt may chính của Việt Nam bị lạm phát trong sáu tháng cuối năm 2022, khiến sức mua giảm mạnh Đơn hàng đã giảm 30% trong quý IV và các doanh nghiệp đã giảm 70% ở thị trường châu Âu Hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,94 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước Xuất khẩu vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất khẩu xơ sợi đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,4%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 734 triệu USD, tăng 22,3%; xuất khẩu vải không dệt đạt 452 triệu USD, tăng 25,5%

- Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 29,7 tỷ USD vào tháng 9 năm 2023, theo số liệu từ Hiệp

Trang 4

hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất; tiếp theo là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc

b) Cơ cấu mặt hàng dệt may

- Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2023 sẽ chứng kiến sự phục hồi chậm của các nền kinh tế trên toàn cầu, trong khi các vấn đề chính trị tiếp tục gây ra các ảnh hưởng xấu đến thương mại, lạm phát và sự mất ổn định tại thị trường tài chính, dẫn đến sức mua sụt giảm.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự khác biệt rõ ràng Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh như: Đồ nỉ, quần short, quần áo trẻ em, v.v Ở chiều ngược lại, các mặt hàng như: Đồ lót, bộ comple, quần áo thời trang, quần jeans đều tăng cao Theo thống kê của Vitas, 9 tháng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu 36 loại mặt hàng đi khắp thế giới, trong đó jacket vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với hơn 4,3 tỷ USD, quần áo các loại 3,8 tỷ USD, vải các loại 1,7 tỷ USD, đồ lót hơn 1,4 tỷ USD; váy các loại hơn 900 triệu USD; quần áo bảo hộ lao động hơn 860 triệu…

c) Thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam

- Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) trong năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất với hơn 18 tỷ USD, Hàn Quốc 4,2 tỷ USD, Nhật Bản là 3,9 tỷ USD, Trung Quốc gần 3,9 tỷ USD,

- Chiếm khoảng 45% tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành Quần áo, giày dép, túi xách và hàng dệt may khác là những sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ Tuy nhiên, thị trường đã gặp phải nhiều thách thức trong những năm gần đây, chẳng hạn như áp đảo của Trung Quốc Tiếp đến là thị trường Châu Âu chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu gần 2,9 tỷ USD Các quốc gia trong khu vực

Trang 5

này như Đức, Anh, Pháp, là những thị trường tiềm năng của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam Đứng thứ ba là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu chiếm khoảng hơn 10% tổng giá trị Quần áo, vải, khăn và các sản phẩm dệt may khác là những sản phẩm phổ biến nhất được Nhật Bản xuất khẩu Nhật Bản là một thị trường khó tính về chất lượng sản phẩm, nhưng cũng là một thị trường đòi hỏi các sản phẩm dệt may có tính sáng tạo và thẩm mỹ cao Tiếp đó là Hàn Quốc 2,43 tỷ USD, Canada khoảng 850 triệu USD, Trung Quốc khoảng 830 triệu USD

1.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam a) Thành tựu

- Trong những năm gần đây, thị trường thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng ngành dệt may của nước ta Nhưng năm 2022, ngành dệt may đã xuất khẩu 44,4 tỷ USD, thuộc top 2 ngành xuất khẩu lớn của Việt nam Điều đó cũng giúp Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu dệt may trên thế giới Năm 2023 là một năm kinh tế suy thoái của nước ta, hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng tương đối lớn Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của năm 2023 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 nhưng thị trường xuất khẩu lại được mở rộng với 104 thị trường, vùng lãnh thổ

Trang 6

- Các mặt hàng dệt may xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu là các sản phẩm may mặc giá rẻ, gia công cho các thương hiệu nước ngoài - Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam bị suy giảm do các

yếu tố tỷ giá, lãi suất và xu thế chuyển dịch đơn hàng

- Trình độ nhân công còn hạn chế, các mẫu mã không đa dạng, chất lượng sản phẩm không ổn định Bên cạnh đó còn phải kể đến ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất Hiện nay nước ta vẫn đang sử dụng nhân công có trình độ tay nghề không cao chưa áp dụng những công nghệ hiện đại nên chi phí sản xuất cao hơn so với các quốc gia khác

1.3 Dự báo về tình hình ngành dệt may năm 2024

Dự báo năm 2024 vẫn sẽ là một năm có nhiều biến động đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Theo VITAS, mục tiêu ngành dệt may đặt ra là sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023 Các hiệp định Việt Nam đã ký như CPTPP, EVFTA, sẽ giúp ngành dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam cần phải vượt qua một số thách thức như:

● Chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá nguyên liệu, giá vận tải,

● Nhu cầu tiêu dùng của người dân thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao

● Sự cạnh tranh từ các thị trường dệt may khác như Bangladesh, Ấn Độ,

Để vượt qua những thách thức này, ngành dệt may Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản

Trang 7

phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường Đồng thời, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Dưới đây là một số giải pháp cụ thể mà ngành dệt may Việt Nam cần triển khai để đạt được mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024:

● Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may, tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh của ngành

● Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

● Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường

● Tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược, để mở rộng thị trường xuất khẩu

Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành dệt may Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước

2) Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu các mặt hàng dệt may?

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia nhập khẩu có tác động lớn đến nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm dệt may Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm dệt may tăng lên, kéo theo nhu cầu nhập khẩu sản phẩm dệt may cũng tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm dệt may giảm xuống, kéo theo nhu cầu nhập khẩu sản phẩm dệt may cũng giảm xuống

Trang 8

- Các chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu: Các chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu, như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, có tác động đến giá thành và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu Khi các chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu thuận lợi cho xuất khẩu, giá thành và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu tăng lên, từ đó thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may Ngược lại, khi các chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu không thuận lợi cho xuất khẩu, giá thành và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu giảm xuống, từ đó kìm hãm xuất khẩu sản phẩm dệt may - Xu hướng tiêu dùng: Hiện nay xu hướng tiêu dùng đang hướng đến

tiêu chí an toàn sức khỏe con người, an toàn đời sống động thực vật và bảo vệ môi trường Xu hướng tiêu dùng thay đổi dẫn đến các sản phẩm dệt may cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng

- Năng lực sản xuất: Thế giới đang ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường, vì vậy việc chuyển đổi sang sản xuất xanh là rất cần thiết Tuy nhiên việc này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và các công nghệ hiện đại mà hiện tại không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam có thể đáp ứng được

- Tính cạnh tranh: Ngành dệt may của nước ta đang phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các quốc gia khác trong điều kiện người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng, giá cả, mà còn yêu cầu cao hơn về quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường Các nước đối thủ của Việt Nam như Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar đang phát triển hàng dệt may theo hướng sản xuất xanh không những thế chi phí lao động ở các quốc gia này chỉ bằng một nửa chi phí lao động của Việt Nam

Trang 9

3) Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may trong thời gian tới

- Một là, tiếp tục xây dựng nền tảng và phương pháp nhằm mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu Không nên chỉ tập chung xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, mà nên mở rộng sang các thị trường mới có tiềm năng như Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương, Đồng thời tập chung nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng mẫu mã xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường

- Hai là, tiếp tục xây dựng giải pháp về thích ứng với phát triển bền vững của ngành dệt may toàn cầu theo yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu

- Ba là, xây dựng giải pháp về chiến lược nguồn lực Hiện nay đây được đánh giá là giải pháp quan trọng nhất của ngành dệt may Nguồn lực của ngành dệt may phải đáp ứng được nhu cầu, thích ứng được với cơ chế thị trường đang thay đổi, nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực,

- Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may như miễn, giảm thuế, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển,

Bài 2: Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) muốn mua 10 xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngồi Công ty nhận được thư chào hàng của Tập đoàn Toyota Corporation (Nhật Bản): Xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi, mới 100% hiệu Toyota Camry Brand New (màu sắc tùy người mua chọn), dung tích: 2500cc, sản xuất 2023 Giá

33.270USD/chiếc, FOB cảng Kobe (Nhật Bản) Incoterm 2020 Giao hàng vào tháng 3/2024, cảng đến Hải Phòng Thanh toán bằng L/C không hủy

Trang 10

ngang, trả tiền ngay Hãy soạn thảo một hợp đồng nhập khẩu với đầy đủ các điều khoản theo các thông tin nêu trên?

SALE CONTRACT No: 0006/12/23 Date: Dec 19, 2023 Giữa: HoangHa Trading Ltd

Công tư thương mại và đầu tư Hoàng Hà

Địa chỉ: Số 26 Phu Dong Thien Vuong - Pham Dinh Ho Ward - Hai Ba Trung District - City Hanoi

Người bán

1 Tên hàng

Xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngồi 2 Thông tin hàng hóa

- Tên sản phẩm: Xe ô tô du lịch 5 chỗ ngồi

- Nhập khẩu nguyên chiếc, mới 100% hiệu Toyota Camry Brand New (màu sắc tùy người mua chọn), sản xuất 2023

- Nguồn gốc: Nhật Bản - Dung tích: 2500cc

Trang 11

3 Số lượng 10 chiếc 4 Đóng gói

Ô tô được vận chuyển bằng container đảm bảo an toàn, cố định chắc chắn, sử dụng các thiết bị phụ trợ chống hỏng hóc, trầy xước Đóng gói có niêm yết tem chống hàng giả, từng phụ tùng đóng gói trong các thùng có thể phân biệt được thông qua thiết kế và nhãn dán 5 Giao hàng

- Phương thức vận tải: Đường thủy - Cảng xếp hàng: Cảng Kobe, Nhật Bản - Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam - Thời gian giao hàng: 3/2024

8 Các giấy tờ liên quan Hóa đơn thương mại Vận đơn

Phiếu đóng gói

Các chứng nhận liên quan (khử trùng, xuất xứ, ) Thông báo giao hàng

Bảng kê hàng hóa Giấy phép nhập khẩu

Trang 12

Tờ khai hải quan 9 Bảo hiểm

Bên mua sẽ chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất hàng

Bên bán sẽ chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được sắp xếp lên boong tàu tại cảng xuất hàng

Bài 3

Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho công ty Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT CIF cảng Hồng Kông (Incoterms 2020) Cảng bốc là cảng Sài Gòn

1) Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?

- Địa điểm chuyển giao rủi ro: Cảng xếp hàng ( cảng Sài Gòn) Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng để xếp hàng lên tàu Mọi rủi ro trong quá trình này người bán sẽ chịu trách nhiệm Sau khi hàng hóa được bốc dỡ và xếp lên tàu thì rủi ro hàng hóa sẽ do người mua chịu trách nhiệm

- Thời điểm chuyển giao rủi ro: Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu thì rủi ro sẽ do người mua chịu trách nhiệm

2) Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm như thế nào?

- Trong điều khoản CIF, mua bảo hiểm cho hàng hóa sẽ là người bán ● Quy trình mua bảo hiểm:

Bước 1: Lựa chọn công ty bảo hiểm

Người bán cần lựa chọn một công ty bảo hiểm uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu Công ty bảo hiểm uy tín sẽ

Trang 13

cung cấp cho người bán các sản phẩm bảo hiểm chất lượng, với mức phí bảo hiểm hợp lý

Bước 2: Làm thủ tục mua bảo hiểm

Người bán cần cung cấp cho công ty bảo hiểm các thông tin cần thiết để tính toán phí bảo hiểm, bao gồm:

● Tên hàng hóa: Tên hàng hóa cần được ghi rõ ràng, chính xác để công ty bảo hiểm có thể xác định được rủi ro bảo hiểm

● Số lượng hàng hóa: Số lượng hàng hóa cần được xác định chính xác để công ty bảo hiểm có thể tính toán phí bảo hiểm

● Trọng lượng hàng hóa: Trọng lượng hàng hóa cần được xác định chính xác để công ty bảo hiểm có thể tính toán phí bảo hiểm

● Giá trị hàng hóa: Giá trị hàng hóa cần được xác định chính xác để công ty bảo hiểm có thể tính toán phí bảo hiểm

● Điều kiện giao hàng (Incoterms): Điều kiện giao hàng cần được ghi rõ ràng để công ty bảo hiểm xác định được địa điểm chuyển giao rủi ro

● Tuyến đường vận chuyển: Tuyến đường vận chuyển cần được ghi rõ ràng để công ty bảo hiểm xác định được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển

● Ngày vận chuyển: Ngày vận chuyển cần được xác định chính xác để công ty bảo hiểm có thể tính toán phí bảo hiểm

Bước 3: Thanh toán phí bảo hiểm

Sau khi công ty bảo hiểm tính toán phí bảo hiểm, người bán cần thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm Phí bảo hiểm hàng hóa CIF thường được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị hàng hóa

Bước 4: Nhận chứng thư bảo hiểm

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w