các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng tiktok của sinh viên cn19 eco trường đại học thương mại năm 2023

22 0 0
các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng tiktok của sinh viên cn19 eco trường đại học thương mại năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌNNỘI DUNG XEM TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN

CN19-ECO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NĂM 2023 Môn : Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp học phần : 24106SCRE0111

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hồng Nhóm : 04

1Hà Bảo Châu (nhóm trưởng)22K610019

2Trần Phan Bảo Anh22K610004

3Trịnh Thị Hà Anh22K610012

4Vũ Bá Bình22K610018

5Nguyễn Thị Mai Chi22K610021

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN 4: PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÂU HỎIPHỎNG VẤN SÂU

I Đặt vấn đề:1 Lý do chọn đề tài

Thời đại công nghệ 5.0 phát triển vượt bậc đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, công việc, giáo dục và cả giải trí Nhất là sự ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19 trong năm 2020 và 2021, mọi người bắt buộc phải sống cách ly và giảm sự tương tác, giao tiếp trực tiếp, thay vào đó tìm kiếm các hoạt động online Qua đó, nhiều nền tảng, ứng dụng và các công việc liên quan đã được ra đời, trong đó có Tiktok cùng với sự bùng nổ của sáng tạo nội dung, làm video ngắn, bán hàng trực tuyến.

TikTok đã được cài đặt trên các thiết bị hơn 3,5 tỷ lần trên toàn thế giới Nó đạt ba tỷ vào giữa năm 2021 và đứng đầu danh sách về cả lượt tải xuống và doanh thu cho các ứng dụng không phải trò chơi trong nửa đầu năm 2022 Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng[1] Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 2/2023, có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet tại Việt Nam Như vậy, có tới hơn 64% người dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng TikTok.Với nhóm đối tượng người dùng TikTok cho mục đích giải trí chiếm 41% là từ 16 đến 24 tuổi [2] Điều này cho thấy, Tiktok

Trang 3

đã thu hút phần lớn các bạn trẻ, sinh viên Đại học Thương Mại cũng nằm trong số đó Có thể kể đến các bạn sinh viên lớp CN19 - ECO đã và đang sử dụng TikTok với nhiều mục đích khác nhau.

Bên cạnh những lý do thực tiễn, còn có những nghiên cứu có trước nghiên cứu về sự ảnh hưởng của TikTok Adsplus, “Thống kê người dùng TikTok 2021 – Mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc” [3] , truy cập từ Adsplus.vn Các thống kê trong nghiên cứu đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của TikTok trên toàn thế giới Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của TikTok đã cao hơn gấp đôi so với các ông trùm thị trường mạng xã hội Facebook và Instagram

Năm 2021, theo Bich Ly Hai Bui và Quyen Thi Ho “Ý định tiếp tục sử dụng mạng xã hội TikTok do tác động của động cơ cá nhân”[4].Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá những động lực cá nhân quan trọng ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng TikTok của Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh Mô hình nghiên cứu dựa trên Lý thuyết sử dụng và hài lòng với 5 giả thuyết nghiên cứu được đề xuất Trong đó, động lực tương tác xã hội, động lực lưu trữ, động lực thể hiện bản thân, động lực nhìn trộm và động lực thoát ly tương ứng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng TikTok của người dùng thế hệ Z.

Theo một vài nghiên cứu nước ngoài, có thể kể đến Audrey Mekler ( 2021) “The

Effects of TikTok Use on College Student Learning” [5], “Bằng chứng ở độ tuổi

trưởng thành sinh viên có nhiều khả năng mất thời gian trên TikTok hơn, khi họ sử dụng ứng dụng này nhiều hơn trong ngày Điều này sau đó có thể tác động tiêu cực đến cách những sinh viên đại học này có thể chú ý trong lớp và hoàn thành bài tập ở trường Những phát hiện này nhất quán về sở thích, giới tính, năm học đại học và cảm giác về tình trạng trưởng thành Điều này chỉ ra rằng những phát hiện này có thể sẽ phổ biến ở những người trưởng thành các nước mới nổi ở trường đại học Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý đa số đối tượng nghiên cứu này là nữ, vì vậy cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xem xét số lượng nam và nữ bằng nhau hơn để ghi nhận bất kỳ sự khác biệt hoặc thay đổi nào trong kết quả”

Theo Paul Jordan - Owner at LDM.expert (2020–present)[6] :“.TikTok đã cho chúng ta thấy rằng hầu hết mọi loại nội dung sẽ kết nối với khán giả của bạn nếu tính xác thực và cá tính của bạn tỏa sáng Gần đây có rất nhiều người sáng tạo nội dung thích hợp trên TikTok Nấu ăn, nghệ thuật và thủ công, thậm chí cả các bài đánh giá về âm nhạc đều rất phổ biến trên nền tảng này vì mọi người yêu thích tính cách của người sáng tạo nội dung và họ xem bất cứ điều gì họ nói với niềm đam mê như vậy.

Qua tất cả các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy việc phân tích và thấu hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên ECO19 trường Đại học Thương Mại năm 2023 là một việc vô cùng quan trọng Đây còn là một đề tài mới, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, vì nhiều lý do khác nhau Nhưng đó là một vấn đề thiết thực với sinh viên cũng như đối với xã hội ngày nay trên nhiều phương diện Nhận thức được tầm quan trọng của nó,

Trang 4

chúng tôi nghiên cứu về đề tài trên nhằm điều tra, nghiên cứu các tác động của TikTok nói chung và các nội dung được đăng tải trên đó nói riêng đối với sinh viên Đại học Thương Mại, đặc biệt là đối với sinh viên lớp CN19 - ECO, từ đó hỗ trợ các giảng viên và nhân viên Đại học Thương Mại hiểu và kết nối với sinh viên, cũng như hỗ trợ chính các bạn trong cuộc sống và công việc sau này, nhất là khi lựa chọn những công việc liên quan đến truyền thông và sáng tạo nội dung Hơn nữa, với mong muốn bổ sung và phát triển kiến thức khoa học có trước, đưa ra đánh giá khái quát về tình hình nói chung ở trong nước và nước ngoài và kiểm tra và xác nhận tính hiệu lực của các khung lý thuyết và mô hình đã được nghiên cứu trước đó trong các ngữ cảnh khác nhau Đó là lý do chúng tôi lớp CN 19- ECO chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 " làm vấn đề nghiên cứu.

2 Đề tài nghiên cứua Đề tài nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của

sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023.

b Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng - lựa chọn nội dung xem

c Phạm vi nghiên cứu

 Về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 -ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023.

 Về địa bàn nghiên cứu: lớp CN 19 - ECO, trường Đại học Thương Mại  Về thời gian nghiên cứu: 1/1/2023 - 30/9/2023

Trang 5

 Xu hướng - các nội dung đang thịnh hành  Biến số phụ thuộc

 Việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại

f Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu, điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023

 Mục tiêu nghiên cứu:

 Xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023

 Đánh giá các nhân tố về mặt khách quan và chủ quan

 Chỉ ra được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất và tác động như thế nào đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023

 Thu thập thông tin từ phiếu khảo sát

 So sánh kết quả thu thập được với các kết quả từ các nghiên cứu trước đây

 Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả hoàn chỉnh

g Câu hỏi nghiên cứu

 Câu hỏi tổng quát: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 ?

 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể :

 Yếu tố thời gian rảnh của sinh viên có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

 Yếu tố thời lượng của nội dung trình chiếu có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 -ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

 Yếu tố giới tính có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

 Yếu tố sở thích có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

Trang 6

 Yếu tố định hướng cá nhân có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

 Yếu tố tâm trạng có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

 Yếu tố xu hướng có làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19 - ECO trường Đại học Thương Mại năm 2023 không ?

h Ý nghĩa nghiên cứu

 Kết quả nghiên cứu có thể:

 Đem lại những kiến thức và thông tin hữu ích cho sinh viên Đại học Thương Mại nói chung và sinh viên CN19 - ECO nói riêng về những xu hướng lựa chọn nội dung xem của người dùng trên TikTok, nhất là khi lựa chọn những công việc liên quan đến truyền thông và sáng tạo nội dung, sinh viên cũng có thể điều chỉnh lại hành vi của bản thân, lựa chọn những nội dung hữu ích để xem và học hỏi, giúp các bạn sử dụng nền tảng TikTok một cách tối ưu nhất,

 Hỗ trợ các giảng viên và nhân viên Đại học Thương Mại hiểu, nắm bắt và kết nối với sinh viên chặt chẽ hơn, nâng cao nội dung giảng dạy càng thu hút và hấp dẫn hơn.

 Nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu liên quan Dựa trên nền tảng mô hình bài nghiên cứu này, các nghiên cứu sau có thể chỉnh sửa để hoàn thiện hơn về đề tài nghiên cứu

II Cơ sở lý thuyết: 1 Các khái niệm chính:- Nội dung xem :

 Theo Vinalink Academy: “Video Content là nội dung được thể hiện dưới dạng video, trong đó có thể bao gồm hình ảnh, âm thanh, chữ viết, hoạt hình, hiệu ứng, v.v Video Content có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, câu chuyện, giải trí, v.v Một số dạng Content Video phổ biến nhất đó là: Vlogs, GIF (hình ảnh động), Testimonial (phỏng vấn cảm nhận khách

Trang 7

hàng), Bài giảng/thuyết trình được thu lại, Short Video, Webinars (hội thảo trên mạng), Video livestream, ” [7]

 Như trang Thế giới di động “Tầm quan trọng của Video Content là tạo ra nội dung video hữu ích, giải trí và thú vị cho khán giả của bạn, đồng thời khuyến khích họ tương tác với bạn hơn nữa Hầu hết mọi người hiện nay đều ngại đọc nội dung bài viết, thay vào đó hình ảnh và video được ưa chuộng nhiều hơn.” [8]

- Nền tảng tiktok:

 TikTok là một nền tảng mạng xã hội rất phổ biến cho phép người dùng tạo, xem và chia sẻ các video ngắn đa dạng các chủ đề các nhau Với đặc điểm thích ngắn gọn, thích xem lười đọc của giới trẻ hiện nay, ứng dụng này ngay lập tức “gây nghiện” và sở hữu mức độ tương tác “khủng” Theo Audrey Mekler (2021) [9]

 Những người sáng tạo nội dung trên ứng dụng này có thể thêm các hiệu ứng phù hợp với sở thích cá nhân như bộ lọc, nhạc nền, hiệu ứng đặc sắc và nhãn dán vào video, đồng thời có thể kết hợp về nội dung và tạo video song ca (duet) chia đôi màn hình ngay cả khi họ ở các địa điểm khác nhau hoặc song ca cùng ca sĩ / người nổi tiếng mình yêu thích.

 Theo FPTskilling ( 2022) [10] thống kê của Brandastic, tính đến tháng 1 năm nay, TikTok có hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng trên tổng hơn 3 tỷ lượt tải

 Công ty mẹ sở hữu TikTok là ByteDance trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị nhất trên thế giới khi được định giá 140 tỷ đô la, hơn cả Twitter và Coca Cola, theo số liệu từ Cbinsights.

 TikTok có tới 60% người dùng ở độ tuổi từ 16 – 24.

2 Các khái niệm liên quan:

Thời lượng video: Theo Anh Nguyen [2023] [11] Thời lượng video có thể

ảnh hưởng đến tương tác của người dùng trên TikTok Video ngắn hơn thường dễ dàng lan truyền và chia sẻ, khiến nó trở thành một công cụ tiếp thị mạnh mẽ Tuy nhiên, một video quá dài có thể khiến người xem mất hứng thú và không tiếp tục xem đến hết.

Trang 8

Giới tính: Theo Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006 [12], khái niệm “giới

tính” và “giới” được hiểu như sau: “Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học) Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.

Sở thích: Theo Wikipedia [13]Sở thích là những hoạt động thường xuyên

hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn Sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến tâm tư của họ được thoải mái, hạnh phúc, hoặc có thể qua đó tạo thành động lực lớn để theo đuổi.

Theo maria jose rodan (2020) [14] Sở thích là một cách tận hưởng thời gian giải trí bằng cách thực hiện một hoạt động thú vị Có một sở thích hay còn được gọi là có một sở thích Trên thực tế, một sở thích là cần thiết để có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần của bất kỳ người nào, vì nó giúp bạn có thể ngắt kết nối với thói quen hàng ngày và làm điều gì đó mà bạn thực sự thích làm  Định hướng: Theo vtudien - từ điển tiếng Việt [15] phức hợp những phản xạ

không và có điều kiện của cơ thể (hoặc của con người) đối với một vật kích thích mới bất kì, nhằm huy động hệ thống cơ thể đánh giá nhanh và chính xác tình huống, kích thích mới để có những phản ứng hành động thích hợp Thành phần của phản xạ ĐH gồm có: hướng đầu và mắt về phía nguồn kích thích, giãn mạch máu não, đồng thời lại thu hẹp các mạch máu ngoại vi, thay đổi nhịp thở và điện trở da, tăng trương lực cơ cũng như nâng cao hoạt tính sinh lí của vỏ bán cầu đại não, vv Phản xạ ĐH còn được gọi là phản xạ tìm tòi, hay phản xạ "cái gì thế", là cơ sở sinh lí thần kinh của tính tò mò nhận thức, khả năng nghiên cứu.

Theo VMP academy [16] Kế hoạch phát triển cá nhân (tiếng Anh là Individual Development Plan – IDP) là bản mô tả nguyện vọng phát triển của cá nhân và trình tự các bước thực hiện để đạt được nguyện vọng này.

Tâm trạng: Theo Giáo Dục và Đời Sống ( 2023) [17] Trong tâm lý học, tâm

trạng là một trạng thái cảm xúc Ngược lại với cảm xúc hay ảnh hưởng, tâm trạng ít cụ thể hơn, ít căng thẳng hơn và ít có khả năng bị kích động hoặc bị kích thích bởi một sự kích thích hoặc sự kiện đặc biệt Tâm trạng thường được mô tả là có giá trị dương hoặc âm Nói cách khác, mọi người thường nói về tâm trạng tốt hoặc tâm trạng xấu

 Theo Sita Nguyen [18] Cảm xúc tích cực đề cập đến tập hợp các cảm xúc có liên quan đến cảm giác dễ chịu, hiểu tình hình là có lợi và được duy trì trong

Trang 9

một khoảng thời gian ngắn Ví dụ về cảm xúc tích cực như là hạnh phúc, vui vẻ, sảng khoái…

Cảm xúc tiêu cực được định nghĩa là tập hợp của các cảm xúc kích thích cảm giác khó chịu và coi tình huống đang được xuất hiện tại ngay lúc đó là có hại, cho phép người đó kích hoạt các nguồn lực nhằm để đối phó với tình huống đó.

Xu hướng: Theo wikipedia [19] Xu hướng, trào lưu, xu thế, khuynh hướng,

chiều hướng hay thị hiếu (tiếng Anh: trend) có thể là: Mốt và xu hướng, tức

thái độ, phát ngôn hay hành vi tập thể vốn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

 Theo MONA.Media (2023)[20]Trend hiểu đơn giản là xu hướng thịnh hành và phổ biến trong một lĩnh vực cụ thể Nó thể hiện sự chuyển đổi và sự thay đổi của một vấn đề hoặc sở thích trong xã hội Trend thường được định hình bởi sự quan tâm và ảnh hưởng của công chúng và nó thường thay đổi theo thời gian.

3 Mô hình nghiên cứu

a Cơ sở đề xuất Nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đã được công bố, chúng tôi tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nội dung xem của sinh viên CN19-ECO Đại học Thương Mại năm 2023 cụ thể như sau:

Yếu tốCác nghiên cứu trước đã chỉ ra

Thời lượng video

“What is the Best Length for Your TikTok Videos?” tác giả Alyssa von Bornhof năm 2022

Giới tính:

Audrey Mekler ( 2021) “The Effects of TikTok Use on College Student Learning”

Sở thích:

Audrey Mekler ( 2021) “The Effects of TikTok Use on College Student Learning”

Trang 10

Định hướng:

Dilon, Cell (2020) Tiktok Influences on Teenagers and Young Adults Students: The Common Usages of The Application Tiktok.

Tâm trạng:

Audrey Mekler ( 2021) “The Effects of TikTok Use on College Student Learning”

Xu hướng:

Audrey Mekler ( 2021) “The Effects of TikTok Use on College Student Learning”

b Giả thuyết nghiên cứu đề xuất:

H1: Thời lượng của video có ảnh hưởng tới việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19-ECO trường Đại Học Thương Mại.

H 2: Đặc điểm giới tính cá nhân có ảnh hưởng tới việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19-ECO trường Đại Học Thương Mại.

Trang 11

H3: Sở thích tác động tới việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19-ECO trường Đại Học Thương Mại.

H4: Định hướng cá nhân có tác động tới việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19-ECO trường Đại Học Thương Mại.

H5: Cảm xúc ảnh hưởng tới việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19-ECO trường Đại Học Thương Mại.

H6: Nội dung thịnh hành ảnh hưởng tới việc lựa chọn nội dung xem trên nền tảng TikTok của sinh viên CN19-ECO trường Đại Học Thương Mại.

III Phương pháp nghiên cứu1 Thiết kế nghiên cứu

- Tiến hành phân tích chúng qua các phương pháp:  Phân tích hệ số tương quan Pearson-r

 Phân tích hồi quy đa biến OLS

- Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp định lượng và định tính cùng thu thập

thông tin bằng bảng câu hỏi khảo sát và câu hỏi phỏng vấn sâu

 PP Định lượng: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thuông qua các câu hỏi khảo sát sinh viên Tổng thể mục tiêu nghiên cứu là sinh viên CN19-ECO Đại học Thương Mại nên tất cả các phiếu điều tra được sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và toàn bộ dữ liệu được thu thập từ chính người được phỏng vấn, không có sự can thiệp của người nghiên cứu nên dữ liệu hoàn toàn mang tính khách quan Mẫu được chọn theo phương pháp lấy ngẫu nhiên Từ dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng phần mềm SPSS Khi có kết quả kiểm định thang đo bằng phần mềm SPSS tiến hành phân tích các kết quả và xác định mức độ ảnh

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan