1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp tfpg giai đoạn 2010 2022 tại việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Năng Suất Các Yếu Tố Tổng Hợp (TFPG) Giai Đoạn 2010 - 2022 Tại Việt Nam
Tác giả Lê Nguyễn Anh Thy
Người hướng dẫn Thầy Huỳnh Ngọc Chương
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 564,88 KB

Nội dung

Những số liệu này khôngchỉ cho thấy sự chuyển đổi sâu sắc trong nền kinh tế mà còn là kết quả của đóng gópquan trọng của năng suất nhân tố tổng hợp TFP - yếu tố quyết định tăng trưởng dà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT -

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFPG) GIAI

ĐOẠN 2010 - 2022 TẠI VIỆT NAM

Họ và tên: LÊ NGUYỄN ANH THYMSSV: K214010063

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa họcGVHD: Thầy Huỳnh Ngọc Chương

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1 Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Vai trò của TFP đối với sự tăng trưởng kinh tế 6

2 Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước đó 6

3 Các yếu tố tác động đến TFP 8

3.1 Đầu tư đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ 8

3.2 Nguồn vốn đầu tư trong nước 8

3.3 Năng suất và trình độ lao động ( Vốn con người) 8

3.4 Độ mở thương mại 9

3.5 Độ ổn định của nền kinh tế 9

3.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9

3.7 Hoạt động tín dụng 10

3.8 Trình độ văn hóa 10

Mô hình nghiên cứu chung đề nghị 10

CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2

Trang 3

1 Mô hình nghiên cứu 12

2 Phương pháp nghiên cứu 13

3 Dữ liệu nghiên cứu 13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

1 Mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc 14

2 Kết quả mô hình 16

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 18

KẾT LUẬN 19

Tài liệu tham khảo 20

PHỤ LỤC 21

Trang 4

Bảng 1 Thông tin các biến có trong mô hình 13

DANH MỤC VIẾT TẮT

TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

R&D Nghiên cứu và phát triển

4

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chuyển đổiđáng kể, không còn phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên và xuất khẩu thô nhưtrước Thay vào đó, sự phát triển của công nghệ và cải thiện chất lượng tăng trưởng,đặc biệt là qua việc tăng năng suất lao động, đã nổi bật Số liệu của Tổng cục Thống

kê (2020) cho thấy đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã tăng đáng

kể, đạt 43,5% trong giai đoạn 2016-2020, vượt xa mục tiêu chiến lược đề ra Tốc độtăng năng suất lao động ấn tượng, từ 4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên 6,2%/nămgiai đoạn 2016-2019, thậm chí đạt 7,02% trong năm 2019 Những số liệu này khôngchỉ cho thấy sự chuyển đổi sâu sắc trong nền kinh tế mà còn là kết quả của đóng gópquan trọng của năng suất nhân tố tổng hợp TFP - yếu tố quyết định tăng trưởng dàihạn cho nền kinh tế

Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tác độngcủa các yếu tố khác ngoài vốn và lao động đến sự tăng trưởng của một nền kinh tế nóichung hoặc của một doanh nghiệp nói riêng và TFP thường được đánh giá thông quacông nghệ, kỹ thuật, của đối tượng đang nghiên cứu Để đáp ứng được sự phát triểnkhông ngừng nghỉ của thế giới, việc nghiên cứu TFP có vai trò vô cùng quan trọng,các nhà nghiên cứu đang rất quan tâm đến chủ đề này nhằm hoạch định các chính sáchchuyển đổi mô hình tăng trưởng từ việc dựa vào các nhân tố theo chiều rộng sang dựavào các nhân tố theo chiều sâu Nghiên cứu trong lĩnh vực này tại Việt Nam hiện vẫnchưa đầy đủ, với những nỗ lực của các nhà nghiên cứu như Tăng Văn Khiêm, ĐặngHoàng Thống, và Võ Thành Danh Tuy nhiên, nhiều hướng nghiên cứu còn đang được

mở ra, đặc biệt là việc đo lường và phân tích ảnh hưởng của công nghệ đối với TFP ởcấp độ doanh nghiệp và mở rộng hơn ở cấp độ quốc gia

Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suấtcác yếu tố tổng hợp nhằm phân tích thị trường, hoạch định và đề xuất những chínhsách phù hợp với điều kiện của quốc gia nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho nền kinh tếnước nhà

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài này không chỉ để tìm hiểu, phân tích về những yếu tố ảnhhưởng đến TFP mà còn phát triển từ đó rút ra những thông tin hữu ích để đề xuất

Trang 6

hiệu quả và bền vững hệ thống kinh tế Và để thực hiện được điều đó, tác giả đã đặt ranhững mục tiêu sau:

− Thiết lập cơ sở lý thuyết về năng suất các nhân tố tổng hợp

− Phân tích, giải thích rõ các nhân tố có tác động đến tốc độ tăng TFP ở ViệtNam

− Đề xuất, kiến nghị chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên kếtquả nghiên cứu trên

Và các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng năng suất tổng hợp TFP?

- Chiều hướng tác động của các yếu tố trên như thế nào?

- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm phát triểnnăng suất các yếu tố tổng hợp?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác giả tập trung vào các nhân tố sau: Đầu tư và nghiên cứu phát triển công

nghệ, Vốn cố định nội địa, Trình độ lao động, Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động,

Độ mở thương mại, Độ ổn định thị trường, Vốn đàu tư nước ngoài, Tỷ lệ tín dụng tư nhân, Trình độ học vấn -văn hóa đến tốc độ gia tăng TFP.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: tại Việt Nam

Phạm vi thời gian : tác giả nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 - 2022

4 Kết cấu đề tài

Bắt đầu bằng mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, bài nghiên cứugồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kiến nghị, đề xuất giải pháp

6

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)

1.1 Khái niệm

Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vựcnghiên cứu về tăng trưởng kinh tế Theo Viện Năng suất Việt Nam, TFP thể hiện sựđóng góp của các yếu tố vô hình như công nghệ, kỹ thuật, chất lượng quản lý, trình độlao động, kiến thức Như vậy có thể nói TFP phản ánh tất cả các yếu tố có thể có tácđộng đến sự tăng lên chất lượng và sản lượng đầu ra của đối tượng nghiên cứu về mặttoán học, các tài liệu trước đây đã thống nhất TFP là tỷ lệ của số lượng tất cả đầu rachia cho số lượng tất cả đầu vào

𝑇𝐹𝑃 = 𝑋𝑌

Trong đó, Y là số lượng tất cả đầu ra, X là số lượng tất cả đầu vào

1.2 Vai trò của TFP đối với sự tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn khi tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào khác đang đối mặt vớihạn chế, TFP trở thành một yếu tố không bị giới hạn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Tăng TFP có thể phản ánh mức độ đổi mới trong quá trình sản xuất, sự áp dụng côngnghệ mới, tiến bộ kỹ thuật quản lý, và cũng có thể là kết quả của việc gia tăng hiệusuất sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế TFP ngày càng trở nên quan trọng trong bốicảnh phát triển dựa trên sự đổi mới và tri thức, đặc biệt nó cũng phản ánh sự đầu tưtrong việc mang lại giá trị gia tăng cao, hỗ trợ nền kinh tế trong việc thích ứng và pháttriển bền vững Ở cấp độ nền kinh tế, đánh giá TFP thông qua tốc độ tăng và đóng gópcủa nó vào tăng trưởng kinh tế giúp hiểu rõ hơn về sức mạnh động lực của nền kinh tếtrong quá trình phát triển Cụ thể như:

- TFP là yếu tố không bị hạn chế bởi vì sự sáng tạo, đổi mới, nâng cao tri thức,trình độ là không giới hạn, và nó đóng góp rất lớn đến sự thành công của một đốitượng

- Việc tăng vốn hoặc lao động thường hạn chế hơn và dễ xảy ra những bất ổn trênthị trường, trong khi việc tăng TFP thì không gây ra hiệu ứng tiêu cực đối vớinền kinh tế

- Việc tăng TFP giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của đối tượng, giúp đối tượngđịnh hướng được con đường phát triển bền vững cho tương lai, ngoài ra còn giúp

Trang 8

chuyển dịch nền kinh tế của một quốc gia phù hợp với các điều kiện và có vị trítrên trường quốc tế

2 Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước đó

Dựa trên quan điểm của Coelli và đồng nghiệp (2005) về bốn yếu tố ảnh hưởngđến tăng trưởng TFP, nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành đểphân tích các yếu tố này Các yếu tố này bao gồm tiến bộ công nghệ, hiệu quả sảnxuất, tính kinh tế theo quy mô, và phân bổ hiệu quả

Mô hình SolowSwan đặt mình ở vị trí trung tâm trong việc giải thích tăngtrưởng kinh tế Được giới thiệu bởi Robert Solow và Trevor Swan, mô hình này là mộttrong những lý thuyết quan trọng về tăng trưởng kinh tế Mô hình SolowSwan giảithích tăng trưởng kinh tế thông qua lao động và vốn, với TFP xem xét như yếu tốkhông giải thích được bằng lao động và vốn

Nhiều nghiên cứu và hiện tượng kinh tế thực tiễn đã chứng minh sự quan trọngcủa Tăng Trưởng Năng Suất Toàn Diện (TFP) đối với phát triển kinh tế Baier và đồngnghiệp (2002) đã kiểm tra 145 quốc gia trong hơn một thế kỷ và phát hiện rằng tốc độ

8

Trang 9

tăng trưởng TFP chiếm đến 87% trong khi tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vàochỉ chiếm khoảng 35% Một nghiên cứu khác của Sargent và đồng nghiệp (2000) đãchứng minh rằng, trong dài hạn, tăng trưởng của vốn không thể vượt qua tăng trưởngTFP Van Beveren (2007) mô tả TFP như là một phản ánh của năng suất chiều sâu, baogồm trình độ công nghệ, quản lý, và trình độ tay nghề của lao động.

Ngoài ra các nghiên cứu Việt Nam như Tăng Văn Khiêm (2000) rằng TFP làkết quả của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào các công nghệ vànguồn lực vô hình như cải tieens chất lượng quản lý, nâng cao tay nghề trình độ laođộng Còn nghiên cứu của Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh năm 2005 đã xem TFP

là chỉ tiêu tính hiệu quả đổi mới sáng tạo công nghệ Tổ chức Năng suất Việt Namnăm 2010 đã cho rằng TFP là chỉ tiêu phản ánh thế chủ động trong việc ứng dụngcông nghệ trong sản xuất để phát triển nền kinh tế Điều này nhấn mạnh tầm quantrọng của TFP không chỉ làm nổi bật hiệu suất toàn diện mà còn phản ánh sự sáng tạo

và khả năng thích ứng của một nền kinh tế

3 Các yếu tố tác động đến TFP

3.1 Đầu tư đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ

Theo mô hình Romer (1990) thì hoạt động R&D tạo tiền đề cho cải tiến sảnphẩm với chi phí thấp hơn mà hiệu quả cao hơn và làm tăng TFP bằng việc sử dụngcác công nghệ tốt hơn Ngoài ra năng lực hấp thu (Zahra và George 2002) cho phépnhiều đối tượng xác định và tiến hành hoạt động đổi mới ngoài doanh nghiệp như cácviện nghiên cứu, trường đại học, do đó giúp cho quá trình nghiên cứu có thể đem lạikết quả tốt đẹp hơn Đầu tư trong Nghiên Cứu và Phát Triển (R&D) cùng các hoạtđộng đổi mới có thể mang lại những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.Chiến lược đầu tư cần tập trung vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ thông tin,năng lượng sạch, hay y tế thông minh để tạo ra tiến bộ đột phá Sự hợp tác giữa doanhnghiệp, tổ chức nghiên cứu, và các viện đại học cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo môi trường sáng tạo Quản lý chất lượng trong sản xuất và đầu tư vào tự độnghóa cũng đều là những yếu tố quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất Chính phủ có vai tròquan trọng trong việc thiết lập chính sách thuận lợi, cung cấp hỗ trợ tài chính, và tăngcường giáo dục để khuyến khích đầu tư vào đổi mới và phát triển công nghệ

Trang 10

3.2 Nguồn vốn đầu tư trong nước

Theo Libor Krkoska 2001 thì tổng vốn đầu tư trong nước giúp cải thiện môitrường đầu tư, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn khi đầu tư hơn Quốc gia cólượng vốn lớn thì mức độ đầu tư vào các hạng mục cơ sở vật chất, giáo dục, cao hơndẫn đến việc thu hút lượng đầu tư nước ngoài đổ về nhiều hơn Nhà nước Việt Namhiện nay đang rất chú trọng vào việc phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học,nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật cao, đáp ứng được những yêucầu của sản xuất từ đó phát triển nền kinh tế của cả quốc gia Với lượng vốn ổn định,quốc gia cũng có cơ hội tiếp thu nhiều kiến thức trên trường quốc tế hơn thông qua các

dự án chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc, giao lưu, trao đổi kiến thức giữacác quốc gia…

3.3 Năng suất và trình độ lao động ( Vốn con người)

Theo Bùi Quang Bình 2009 thì vốn con người được thể hiện trong quá trình sảnxuất chính là những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy tthông qua quá trình học tập, rènluyện và lao động, dó là những giá trị vô hình của con người những có khả năng tạo ragiá trị gia tăng cho nền kinh tế Kneller 2005 cho rằng khi quốc gia có vốn con ngườiđạt trình độ cao thì họ sẽ có khả năng tiếp thu và phát triển khoa học công nghệ tốthơn, tận dụng được tốt các nguồn lực hiện có của quốc gia để nâng cao chất lượng vàsản lượng đầu ra rồi từ đó đóng góp tích cực đến TFP và tăng trưởng kinh tế Thực tếthì nhiều quốc gia cũng đã chứng minh cho nhận định này như Nhật Bản, với địa thếkhông mấy thuận lợi cùng với những khó khăn trong quá khứ, Nhật Bản vẫn vươnglên nắm giữ một trong những vị trí hàng đầu của thế giới bằng sự nỗ lực của con ngườiNhật Bản Song với đó vẫn có một số quốc gia thu hút được nhiều nguồn vốn hữu hình

từ các nhà đầu tư nhưng lại không biết khai thác hiệu quả do yếu kém trong quản lý vàkhông tập trung vào phát triển vốn con người Với các kết quả nghiên cứu khác cũngcho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vốn con người lên TFP ở các quốc gia có thunhập trung bình và thu nhập cao nhưng lại có tác động ngược chiều với những quốcgia cho thu nhập thấp (Miller và cộng sự 2002)

3.4 Độ mở thương mại

Khác với lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết thương mại cho rằng hoạtđộng giao thương sẽ giúp các quốc gia tích lũy được nhiều lượng kiến thức liên quan

10

Trang 11

đến quản lý, công nghệ, từ đó áp dụng vào đời sống làm kinh tế phát triển, tiến bộ hơn

và đồng thời cũng làm tăng năng suất tổng hợp các các yếu tố liên quan

Một trong những kênh phổ biến của thương mại đó là việc nhập khẩu hàng hóađặc biệt là các loại máy móc tân tiến giúp tăn truy cập kiến thức quốc tế và sự cạnhtranh trên thị trườn Thúc đẩy xuất nhập khẩu là chìa khóa để doanh nghiệp tiếp cậncông nghệ và quy trình sản xuất quốc tế Hợp tác quốc tế qua các hiệp định thươngmại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho học hỏi và hợptác công nghệ Chính phủ có thể khuyến khích sự cạnh tranh, hỗ trợ xuất khẩu, thiếtlập chính sách bảo vệ ngành công nghiệp chiến lược và đảm bảo an sinh xã hội đểgiảm rủi ro cho công dân khi thị trường mở cửa Các nghiên cứu thực nghiệm nhưGrossman và Helpman năm 1991 và Barro năm 1996 và rất nhiều các nghiên cứu khác

đã củng cố cho lập luận là mở cửa giao thương càng nhiều thì quốc gia càng nhận vềđược những lợi ích quan trọng đối với sự tăng trưởng TFP

3.5 Độ ổn định của nền kinh tế

Độ ổn định của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư và

kế hoạch chiến lược dài hạn Một môi trường kinh doanh ổn định thúc đẩy lòng tin vàquyết tâm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Chính phủ có thể tạo điều kiện thuậnlợi bằng cách xây dựng môi trường dự đoán, ổn định và thiết lập chính sách thuế ưuđãi để khuyến khích đầu tư dài hạn Hỗ trợ kế hoạch chiến lược có thể đạt được thôngqua việc xây dựng chính sách kế hoạch chiến lược, hợp tác đối thủ địa phương vàquốc tế Chính phủ có thể giảm thiểu rủi ro kinh tế bằng cách thiết lập chính sách ngânsách có trách nhiệm và bền vững Đồng thời, chính sách tài chính và ngân hàng cũngcần được duy trì để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, ngăn chặn biến độngđột ngột và giữ vững niềm tin của thị trường

3.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo lý thuyết thương mại, ngoài kênh xuất nhạp khẩu hàng hóa giữa các quốcgia thì vốn đầu tư nước ngoài cũng là một kênh quan trọng không kém giúp tích lũykiến thức và học hỏi công nghệ FDI mang lại cơ hội chia sẻ công nghệ và kiến thức,đặc biệt là thông qua các dự án chuyển giao công nghệ Chính phủ có thể thu hút FDIthông qua chính sách thuận lợi như cải thiện thuế, hải quan, và pháp lý Hợp tác côngnghiệp và chia sẻ công nghệ giữa doanh nghiệp nước ngoài và đối tác địa phương cóthể tăng cường cạnh tranh và hiệu quả sản xuất

Trang 12

FDI đưa vào dự án chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội cho sự học hỏi và ápdụng tiến bộ công nghệ Hợp tác nghiên cứu giữa doanh nghiệp đầu tư và đơn vịnghiên cứu trong nước có thể thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức và đổi mới Tăng cườngcạnh tranh và hiệu suất sản xuất đạt được thông qua quy trình sản xuất hiệu quả và đàotạo nguồn nhân lực địa phương Các nghiên cứu đã có trước đây như Borensztein vàcộng sự năm 1998, sự phát triển của thị trường tài chính nội địa Alfaro 2003, có chỉ

ra là ảnh hưởng của FDI lên TFP còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như môi trườngkinh doanh, nguồn nhân lực, nhưng kết luận chung vẫn là có mối quan hệ giữa haiyếu tố này

3.7 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng và hệ thống tài chính chịu trách nhiệm cung cấp nguồn vốncho doanh nghiệp và dự án nghiên cứu và phát triển Chính phủ có thể đảm bảo nguồnvốn đủ cho doanh nghiệp bằng cách khuyến khích sự linh hoạt trong hệ thống tàichính và áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt Các biện pháp quản lý rủi ro tài chínhcũng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tài chính và tăng cường khả năng chịu đựngrủi ro Cung cấp nguồn vốn cho R&D là chìa khóa để khuyến khích sự đổi mới Chínhphủ có thể đảm bảo sự ổn định và linh hoạt trong hệ thống tài chính để doanh nghiệp

có nguồn lực đủ để đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển Sự đa dạng hóanguồn vốn thông qua lãi suất hợp lý và kết hợp giữa vốn vựng và vay cũng là quantrọng để quản lý tài chính hiệu quả Ngoài ra, hoạt động tín dụng còn đáp ứng kịp thờicác nhu cầu về vốn để quá trình sản xuất được đảm bảo, tạo cơ hội cho nhiều doanhnghiệp có thể áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình quản lý, manglại hiệu quả sản xuất như mong đợi Một số nghiên cứu đã khẳng định vai trò của tíndụng đối với sự tăng trưởng TFP như Khan năm 2005 đã cho thấy mối quan hệ cùngchiều giữa chúng,

3.8 Trình độ văn hóa

Mức độ văn hóa của xã hội có thể ảnh hưởng đến TFP thông qua khuyến khích

tư duy sáng tạo và ý thức về giá trị của đổi mới công nghệ Giáo dục chất lượng, pháttriển kỹ năng đa dạng, và môi trường khích lệ đổi mới đều cần được xem xét Chínhphủ có thể đề xuất chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củamôi trường văn hóa khuyến khích đổi mới

12

Trang 13

Mô hình nghiên cứu chung đề nghị

Dựa trên các cơ sở lý thuyết trên, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu chung của đềtài này như sau:

Hình 1: Khung phân tích đề xuất cho bài nghiên cứu

Với giải thuyết H1: Các yếu tố đổi mới sáng tạo, tiến bộ công nghệ, vốn con người,nguồn vốn trong nước, độ mở thương mại, tính ổn định của thị trường, tín dụng tưnhân, trình độ văn hóa và nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tác động đến tốc độ tăngtrưởng TFP tại Việt Nam

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w