1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Theo Dự Báo Mới Nhất (Tháng 4 2023) Của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (Oecd) Công Bố Về Báo Cáo Kinh Tế Của Việt Nam Năm 2023 Có Nhận Định.pdf

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Theo Dự Báo Mới Nhất (Tháng 4 2023) Của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (Oecd) Công Bố Về Báo Cáo Kinh Tế Của Việt Nam Năm 2023 Có Nhận Định
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 444,49 KB

Nội dung

Tổng sản phẩm quốc nội GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, trong phạm vi lãnh thổ nhất định.. GDP thực tế là t

Trang 1

B Ộ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ SỐ 01:

Nam năm 2023 có nhận định: dự báo GDP thực tế sẽ ở mức 6.5% vào năm 2023 và duy trì tốc độ 6.6% vào năm 2024

định trên

Hà N ội, 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP C ỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

—————————————— Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————————————————

Hà N ội, ngày 09 tháng 10 năm 2023

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

LỚP: N01 NHÓM: 04

I Thời gian

Từ ngày 21/9/2023 đến ngày 09/10/2023

II Hình thức

Kết hợp giữa hình thức online qua nền tảng Google Meet và trực tiếp

III N ội dung

1 Chọn đề bài:

Đề số 01: Theo dự báo mới nhất (tháng 4/2023) của Tổ chức Hợp tác và

phát triển kinh tế (OECD) công bố về Báo cáo kinh tế của Việt Nam năm

2023 có nhận định: dự báo GDP thực tế sẽ ở mức 6.5% vào năm 2023 và duy trì tốc độ 6.6% vào năm 2024

Dựa vào lý thuyết và thực tiễn, hãy phân tích, đánh giá nhận định trên

2 Phân tích đề bài, xây dựng dàn ý

3 Phân chia công việc (cụ thể theo bảng đánh giá hoạt động nhóm dưới đây)

Trang 3

STT H ọ và tên MSSV Công vi ệc thực hiện

Đánh giá sinh viên Chữ ký

sinh viên

A B C D

(nhóm trưởng) 472429 Làm nội dung phần II 

2 Phùng Thị Khánh Linh 472425 Làm nội dung phần II 

3 Hoàng Hiếu Ngân 472426 Làm nội dung phần III 

3 Đinh Ngọc Phương Dung 472427 Làm nội dung phần I,

viết mở đầu 

4 Trần Thị Vĩnh 472428 Làm nội dung phần I,

viết kết luận 

5 Trần Công Hoàng Nguyên 472430 Làm nội dung phần II 

6 Nguyễn Huyền Vy 472431 Làm nội dung phần III,

trình bày Word 

7 Vũ Thanh Hà 472432 Làm nội dung phần II 

8 Nguyễn Mai Phương 472433 Làm nội dung phần II 

Người lập biên bản

Nhóm trưởng

Trang 4

M ỤC LỤC

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT 5

M Ở ĐẦU 6

N ỘI DUNG 6

I Cơ sở lý thuyết 6

1 GDP là gì? 6

2 Phương pháp xác định GDP 7

3 Y ếu tố tác động đến GDP 8

II Phân tích và đánh giá nhận định 8

1 Khái quát tình hình tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam gần đây 8

2 Phân tích nh ận định 9

3 Đánh giá về tính khả thi của nhận định 10

III Giá tr ị mà nhận định mang lại đối với việc tăng trưởng nền kinh tế Vi ệt Nam 14

1 Cơ hội, thách thức 14

2 Ki ến nghị 15

K ẾT LUẬN 15

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 16

PH Ụ LỤC 19

Trang 5

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

M Ở ĐẦU

Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế trước tác động của COVID-19, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều hướng tới mục tiêu trọng yếu là tăng trưởng và phát triển kinh tế Đây là thước

đo quan trọng để đánh giá quy mô kinh tế, mức độ phát triển của một quốc gia

tạo ra sự phân hóa giữa các nước với nhau, thành các nhóm nước đang phát triển, phát triển và chậm phát triển Tình hình kinh tế của các nước luôn thay đổi ở mỗi giai đoạn, theo đó chỉ số GDP luôn có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm Tuy nhiên, không phải ở giai đoạn nào chỉ số GDP cũng đạt kết quả như kỳ vọng, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kì phải có những chính sách, biện pháp hợp lý để tăng trưởng ổn định

Dựa trên lý do đó, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về GDP cũng như tăng

trưởng và phát triển kinh tế nhóm làm bài xin được nghiên cứu về đề bài “ Theo

dự báo mới nhất (tháng 4/2023) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố về Báo cáo kinh tế của Việt Nam năm 2023 có nhận định: dự báo GDP thực tế sẽ ở mức 6.5% vào năm 2023 và duy trì tốc độ 6.6% vào năm

2024 Dựa vào lý thuyết và thực tiễn, hãy phân tích, đánh giá nhận định trên”

Do hạn chế về mặt kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm chúng em không tránh khỏi thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô

để đề tài này được hoàn thiện hơn

N ỘI DUNG

I Cơ sở lý thuyết

1 GDP là gì?

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, trong phạm vi lãnh thổ nhất định

Trong kinh tế vĩ mô, GDP thực tế và GDP danh nghĩa giúp phân tích sự biến đổi nền kinh tế của một quốc gia GDP thực tế là tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh lạm phát (hoặc giảm phát) của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định) GDP danh nghĩa

Trang 7

được hiểu là tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được tính theo giá thị trường được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, và nó bao gồm những thay đổi

về giá do lạm phát và phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế, GDP bình quân đầu người sẽ phản ánh được chất lượng sống và mức thu nhập trung bình của người dân ở quốc gia đó Nếu chỉ số GDP giảm thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân Ngoài ra, dựa vào GDP có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nhất định GDP cũng sẽ thể hiện được sự biến động của dịch vụ, hàng hóa theo thời gian

2 Phương pháp xác định GDP

Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả ngành, khu vực, loại hình kinh tế và vùng lãnh thổ cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm

Công thức tính:

GDP = ∑ giá trị gia tăng của nền kinh tế

= ∑ (giá trị hàng hóa dịch vụ đầu ra - chi phí trung gian)

= ∑ (giá trị hàng hóa dịch vụ đầu ra - giá trị hàng hóa dịch vụ trung gian)

= ∑ giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy

móc

Công thức tính: GDP= w +i + r + Pr +De + Te

Trong đó:

- w là tiền lương - Pr là lợi nhuận

- i là tiền lãi - De là khấu hao

- r là tiền thuê nhà đất - Te là thuế gián thu ròng

Phương pháp sử dụng (chi tiêu): Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của

3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản

cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất

Công thức tính: GDP = C + I + G + NX

Trang 8

Trong đó:

- C là tiêu dùng của hộ gia đình - NX là xuất khẩu ròng

- I là đầu tư của doanh nghiệp NX = X – M (giá trị xuất khẩu

trừ giá trị nhập khẩu)

- X là tổng giá trị xuất khẩu

3 Yếu tố tác động đến GDP

Thứ nhất, về dân số: dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại

không thể tách rời, dân số tăng trưởng cung cấp một lực lượng lao động dồi dào giúp kinh tế tăng trưởng thúc đẩy GDP bình quân đầu người tăng

Thứ hai, về chỉ số lạm phát: quá trình kinh tế của một quốc gia mong

muốn tăng trưởng ở cấp độ cao thì phải chấp thuận lạm phát với một cấp độ cụ thể Thế nhưng, khi lạm phát tăng cao quá mức cho phép, nó sẽ gây ra sự ngộ nhận cho sự phát triển GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế Có nhiều lý do dẫn đến lạm phát và nhà nước luôn phải có chính sách kiểm soát lạm phát

Thứ ba, FDI cung cấp nguồn vốn quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh

tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếp thu kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài và mở rộng quan hệ kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, giúp ích cho sự phát triển của GDP quốc gia

Thứ tư, về đầu tư công: là công cụ của Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội các vùng chậm phát triển, vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, đẩy mạnh GDP bình quân đầu người Đầu tư công tạo nên môi trường hành chính thông thoáng, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, tập trung chủ yếu vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như là chính sách kinh tế, biến động của thị trường thế giới, các yếu tố thiên tai dịch bệnh

II Phân tích và đánh giá nhận định

1 Khái quát tình hình tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam gần đây

Năm 2021, trong bối cảnh kinh tế phức tạp do ảnh hưởng của Covid-19, GDP của Việt Nam giảm so với năm 2020, tăng ở mức 2,58% với quy mô đạt 366,1 tỷ USD theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Cụ thể, GDP quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22% so với

Trang 9

cùng kỳ năm 20201

Năm 2022, với nền kinh tế đang dần phục hồi, GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 Đồng thời, với quy

mô GDP đạt 408,8 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN, xếp sau Indonesia, Thái Lan và Singapore

Trong 9 tháng năm 2023, GDP của Việt Nam tăng 4,24% so với cùng kỳ năm 2022 với quý I tăng 3,28%; quý II tăng 4,05%; quý III tăng 5,33% 2[2] Trong tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định; khu vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng với các ngành thương mại, du lịch Tuy nhiên, khu vực công nghiệp và xây dựng lại đang gặp trở ngại trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm

2 Phân tích nhận định

2.1 Mục đích đưa ra nhận định:

Đối tượng mà OECD hướng tới chủ yếu khi đưa ra các dự báo kinh tế

trong hai năm tới là nhà nước và các doanh nghiệp Đối với nhà nước, dự báo

của OECD dự báo tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó giúp nhà nước xác

định chính sách tài chính và tiền tệ cần phải được thực hiện Đối với các doanh

nghiệp, dự báo của OECD cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về tình hình

kinh tế sắp tới từ đó giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các rủi và đề phòng với các thay đổi sắp tới của thị trường Tổng kết lại, mục đích của việc OECD đưa ra

dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam giúp chính phủ và các doanh nghiệp biết được nền kinh tế trong các năm tới sẽ thay đổi ra sao để từ đó có thể đưa ra các điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi đó

2.2 Cơ sở cho nhận định của OECD

Đối với các dự báo về mức tăng trưởng GDP của Việt Nam, OECD đã căn

cứ vào các cơ sở sau:

Thứ nhất, căn cứ vào việc đánh giá tình hình phục hồi của kinh tế Việt

1 Nguyễn Hạnh, “GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 2,58%”, Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, ngày 14/01/2022 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM222589 , truy cập ngày 06/10/2023

2 https://www.gso.gov.vn/bai-top/2023/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam2023/#:~:text=T%E1%BB%95ng%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20trong%20n%C6%B 0%E1%BB%9Bc%20(GDP)%20qu%C3%BD%20III%2F2023,III%20t%C4%83ng%205%2C33%25) , truy cập ngày 08/10/2023

Trang 10

Nam sau đại dịch COVID-19 Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam

Á tránh được suy thoái kinh tế do COVID-19 Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh

mẽ vào năm 2022, với mức tăng trưởng đạt 8,0%, vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019 Sự tăng trưởng này một phần là do kiểm soát lạm phát tốt, sự phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch COVID-19

và hoạt động mạnh mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu

Thứ hai, căn cứ vào việc thống kê và đánh giá các rủi ro mà nền kinh tế có

thể phải gánh chịu Việt Nam trong giai đoạn này phải đối mặt với mức lạm phát tăng Đồng thời, độ mở cửa của nền kinh tế khiến đe dọa quốc gia đối mặt với những bất ổn địa chính trị và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng

Thứ ba, căn cứ vào những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian dài nhằm

cải tiến môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh Nhờ sự tăng trưởng mạnh

mẽ trong những năm gần đây, Việt Nam đã cho thấy những tiến bộ đáng chú ý

và thể hiện rằng nền kinh tế có khả năng chống chịu tốt trước các cú sốc Đồng thời, những cải cách này cũng cho phép Việt Nam được hưởng lợi đầy đủ từ quá trình hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu

Thứ tư, căn cứ vào những nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của các

chủ thể trong nền kinh tế Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu mở rộng nền kinh tế

kỹ thuật số chiếm 30% GDP vào năm 2030, so với khoảng 7% GDP hiện nay, bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng chất lượng, chính phủ điện tử và khả năng tiếp cận các dịch vụ 5G Với định hướng này, Việt Nam có thể có nhiều cơ hội và lợi thế hơn trong quá trình phát triển kinh tế do đặc trưng của các tiến bộ trong ngành nghề ứng dụng kỹ thuật số là có thể được áp dụng và phổ biến nhanh hơn những tiến bộ trong các lĩnh vực truyền thống

3 Đánh giá về tính khả thi của nhận định

Nhận định được đưa ra là dự báo về GDP cho nền kinh tế Việt Nam, tức điều này vẫn chưa xảy ra vì thế nhóm làm bài cho rằng việc đánh giá nhận định cần dựa trên việc đánh giá tính khả thi trên thực tế Để làm được điều đó, ta cần theo dõi sự thay đổi của GDP thực tế (tính đến thời điểm viết bài) trong năm

2023, GDP dự báo trong năm 2024, dựa trên phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm, cùng với những yếu tố thực tiễn tác động đến GDP

Như đã trình bày ở phần I, ta có công thức tính GDP theo luồng sản phẩm:

Trang 11

GDP = C + I + G + NX

Để xem xét sự thay đổi về GDP trong năm 2023, 2024, ta xem xét lần lượt

sự thay đổi của từng yếu tố

Thứ nhất, C là chi tiêu thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình, chi tiêu này bị ảnh hưởng bởi thu nhập của cá nhân, hộ gia đình, sở thích tiêu dùng, giá cả chung trong nền kinh tế… Thu nhập cá nhân trong năm 2023 có

xu hướng tăng lên, biểu hiện trong bảng trình bày ở phụ lục 1 Tuy nhiên, thu nhập cá nhân tăng lên không đồng nghĩa với việc tăng mức chi tiêu của cá nhân,

hộ gia đình Tháng 8/2022, Thông tư 04/2022/TT-NHNN có hiệu lực, quy định trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi vẫn được hưởng mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất gửi không kỳ hạn các ngân hàng đang áp dụng Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng và khuyến khích người gửi tiền yên tâm gửi dài hạn, làm số người gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng tăng cao Chính vì vậy, nguồn tiền cho chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình không tăng lên

Ngoài ra, trong 7 tháng đầu năm 2023, một loạt các sự kiện xảy ra như tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) sau họp ngày 02/4/2023 tiếp tục giảm sản lượng khai thác dầu tương đương hơn 3,7% nhu cầu thế giới; lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu đối với sản phẩm dầu và các nhiên liệu tinh chế của Nga, đặc biệt là xung đột quân sự Nga – Ukraine… làm cho giá cả chung của nền kinh tế có nhiều biến động Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao trong khi Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp, từ

đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực là tình hình lạm phát thế giới trong những tháng đầu năm 2023 tuy vẫn ở mức cao, nhưng đã hạ nhiệt Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm dần trong năm 2023, tạo điều kiện để giá cả bình ổn, được thể hiện ở bảng ở phụ lục 2

Vì vậy, có thể thấy rằng, so với năm 2022, yếu tố chi tiêu thường xuyên của

cá nhân, hộ gia đình (C) trong năm 2023 có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên có thể giữ được sự ổn định trong năm 2024, góp phần làm GDP năm 2023 giảm nhẹ so với năm 2022

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w