1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Việt Thiên trên thị trường phía Nam từ đầu năm 2023 đến 5-2023

84 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỆT THIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM

TỪ ĐẦU NĂM 2023 ĐẾN 5/2023 NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

GVHD: ThS Đặng Thị Bích Hoài SVTH: Nguyễn Thị Yến Nhi MSSV: 1954010140

Lớp: KT19D Khóa: 2019 -2023

TP.HCM –08/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỆT THIÊN

TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM TỪ ĐẦU NĂM 2023 ĐẾN 5/2023

NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

GVHD: ThS Đặng Thị Bích Hoài SVTH: Nguyễn Thị Yến Nhi MSSV: 1954010140

Lớp: KT19D Khóa: 2019 -2023

TP.HCM –08/2023

Trang 4

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên được giao đề tài

Họ và tên: MSSV: Lớp:

Ngành Chuyên ngành:

2 Tên đề tài:

3 Tổng quát về LVTN: Số trang: Số chương:

b) Những kết quả đạt được của LVTN:

c) Những hạn chế của LVTN:

5 Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm)  Không được bảo vệ  6 Điểm thi (nếu có): TP HCM, ngày tháng năm 20

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3.1 Mục tiêu tổng quát 2

Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê tại thị trường phía Nam của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên 2

3.2 Mục tiêu cụ thể 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5.1 Đối tượng nghiên cứu 3

5.2 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CANH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5

1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh 5

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các cấp độ 5

1.1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5

1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê 7

1.2.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô 7

1.2.2 Các nhân tố môi trường vi mô 11

1.2.3 Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp 12

Trang 9

1.3.6 Chính sách phân phối của công ty 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH SX TM DV VIỆT THIÊN 19

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 19

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty 20

2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 26

2.1.4 Giá trị cốt lõi 27

2.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022 27

2.2 Sản lượng cà phê phân phối vào thị trường phía Nam từ đầu năm 2023 đến tháng 5/2023 32

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH SX TM DỊCH VỤ VIỆT THIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM TỪ ĐẦU NĂM 2023 ĐẾN 5/2023 34

3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên trên thị trường phía Nam từ đầu năm 2023 đến 5/2023 34

3.1.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê34 3.1.1.1 Các nhân tố môi trường vi mô 34

3.1.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp 41

3.1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên 50

3.1.2.1 Thị phần 50

Trang 10

3.1.2.3 Giá cả và chất lượng sản phẩm 55

3.1.2.4 Doanh thu 57

3.1.2.5 Năng lực quản trị 58

3.2.1.6 Chính sách phân phối của công ty 60

3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty 60

3.2.1 Thành tựu 60

3.2.2 Hạn chế 61

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH SX TM DV VIỆT THIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM 63

4.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 63

4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64

4.3 Nâng cao hoạt động marketing 65

4.4 Xây dựng nền văn hoá công ty 66

4.5 Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 11

4 Bảng 3.1 Tình hình nguồn lao động của công ty trong năm 2022 và quý I/2023

5 Bảng 3.2 Tình hình máy móc thiết bị được bổ sung thêm ở cuối năm 2022 của công ty đến ngày 30/3/2023

6 Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2022-2023

7 Bảng 3.4 So sánh sản lượng tiêu thụ của một số công ty đối thủ khu vực miền Nam trong 5 tháng đầu năm 2023

8 Bảng 3.5 So sánh sản lượng tiêu thụ của một số công ty đối thủ khu vực miền Nam trong 5 tháng đầu năm 2023

9 Bảng 3.6 So sánh giá bán của ZeMor và một số đối thủ trên địa bàn TPHCM

10 Bảng 3.7 Doanh thu từ các mặt hàng cà phê ZeMor cung cấp trong 5 tháng đầu năm 2023

Trang 12

STT Nội dung 1 Hình 2.1 Logo công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên

2 Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên 3 Hình 3.1 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I năm 2023 4 Hình 3.2 Biểu đồ Thị phần ZeMor Coffee trên thị trường Phía Nam trong 5 tháng đầu

năm 2023

5 Hình 3.3 Biểu đồ doanh thu theo từng tháng của doanh nghiệp vào đầu năm 2023

Trang 13

STT Từ viết tắt Nội dung

1 2 3

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh là một phần tất yếu của thế giới kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc bất kỳ quy mô nào Nó không phải là một tệ nạn cần thiết, mà là một phần quan trọng của hệ sinh thái kinh doanh Trên thực tế, cạnh tranh có thể là một công cụ hữu hiệu để phát triển và cải thiện doanh nghiệp

Để một Doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và phát triển, thì bắt buộc những doanh nghiệp đó phải có lợi thế cạnh tranh Để tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, tạo điều kiện cho công ty được phát triển tốt hơn, và quan trọng hơn nữa là đối với một Doanh nghiệp như công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên rất cần phải xây dựng cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh để ngày càng thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ hơn, đem lại hiệu quả kinh doanh bềnh vững cho Doanh nghiệp

Để đạt được một lợi thế cạnh tranh, buộc công ty phải xây dựng một số giải pháp cần thiết nhất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho Doanh nghiệp của mình, thực hiện một hoặc nhiều hoạt động tạo giá trị mà theo đó giá trị tổng thể tạo ra phải lớn hơn so với đối thủ cùng ngành

Lợi thế cạnh tranh ở góc độ vi mô được hiểu là vị thế mà một doanh nghiệp muốn đạt được so với các đối thủ cạnh tranh Vị thế này được thể hiện trên thị trường thông qua các yếu tố cạnh tranh như giá của dịch vụ sản phẩm (chi phí) hay sự khác biệt hóa, hoặc đồng thời cả hai

Lợi thế cạnh tranh gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu không sở hữu một lợi thế cạnh tranh bền vững thì hiệu suất hoạt động trên mức trung bình thường được coi là một dấu hiệu của sự thành công của doanh nghiệp (Porter, 1985)

Đối với một DN mới đi vào hoạt động phát triển ngành kinh doanh cà phê , năng lực cạnh tranh còn rất yếu kém so với với các DN cùng ngành đã và đang phát triển tại Việt Nam như : Trung Nguyên, Mê Trang … trước hết DN cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, xây dựng năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp mình để DN không ngừng phát triển và , để xây dựng các lượi thế cạnh tranh khác biệt Công ty cần xây

Trang 15

dựng các giải pháp đảm bảo các quy trình kiểm tra , quy trình kiểm soát , đảm bảo các kỹ thuật chất lượng, phương pháp kiểm tra phải được thực hiện một cách chính xác, tạo nên uy tín đối với Khách hàng giúp cho DN ngày càng thu hút nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm cà phê của công ty

Với những phân tích nêu trên tác giả chọn đề tài : “ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH SX TM DỊCH VỤ VIỆT THIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM TỪ ĐẦU NĂM 2023 ĐẾN 5/2023” là thiết

thực, có cơ sở khoa học và có tính ứng dụng trong thực tế, và còn là một công việc cấp thiết cần phải thực hiện ngay để kịp thời thích nghi với xu thế của thị trường dịch vụ khách hàng trong bối cạnh hiên nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mặc dù vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh rất quan trọng, nhưng theo sự hiểu biết của tác giả thì Công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên hiện chưa có một báo cáo hay đề tài tập trung vào vấn đề này, trên thực tế chỉ có những kế hoạch, những đề xuất riêng lẻ Trong luận văn này, ngoài việc kế thừa có chọn lọc những kết quả, những đề xuất đã có, luận văn bổ sung thêm về lý luận, những kiến nghị mới, phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê tại thị

trường phía Nam của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên

3.2 Mục tiêu cụ thể

Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh của các DN, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh

tranh

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty công ty TNHH

SX TM DV Việt Thiên tại thị trường phía Nam

Trang 16

Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên tại thị trường phía Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu đánh giá năng lực cạnh tranh

của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên qua các tiêu chí đánh giá cụ thể, những tiêu

chí mang tầm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Dữ liệu thứ cấp được thu thập như các bài nghiên cứu khoa học, khóa luận, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài, báo cáo nội bộ của công ty như báo cáo tài chính, quá trình hình thành và phát triển

Phương pháp quan sát và tiếp cận thực tế các hoạt động trực tiếp của công ty

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê tại thị trường phía Nam của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên Thời gian nghiên cứu : từ 01/2023-5/2023

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Các báo cáo nội bộ Công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên, các kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty trong những năm gần đây, của nghành sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022 và một số số liệu do tác giả tự tìm hiểu thông qua điều

tra tại các quán cà phê có sử dụng sản phẩm của công ty 6 Kết cấu của đề tài

Trang 17

Báo cáo thực tập bao gồm 4 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Chương 2: Tổng quan công ty và sản phẩm cà phê của công ty TNHH SX TM DV

Việt Thiên

Chương 3: Năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty TNHH SX TM DV Việt

Thiên trên thị trường phía nam từ đầu năm 2023 đến 5/2023

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CANH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các cấp độ

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia Ở đây, khái niệm cạnh tranh trong kinh tế chỉ xem xét trong phạm vi giữa các doanh nghiệp Với mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì khái niệm cạnh tranh của doanh nghiệp cũng khác nhau

Theo C Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”

Theo Từ điển Kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh là: “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”

Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường” Từ những định nghĩa và những cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh

1.1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ Giúp cho lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn Ngày nay các sản phẩm được

Trang 19

sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội Bởi vậy cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền và gây lũng đoạn, xáo trộn thị trường

1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho tới nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp

Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế

Tổ chức UNCTAD thuộc Liên hiệp quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp

Theo dự án VIA 01/025, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước

Từ những định nghĩa trên có thể đưa ra định nghĩa và năng lực cạnh tranh như sau:

‘Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và bền vững trên thị trường cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, cách bán thuận tiện và thu được mức lãi mong muốn.’

Để cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm với chất lượng cao, giá thành hạ, thu hút thêm nhiều khách hàng và đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân ở các quốc gia khác nhau có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu với mức chi phí hợp lý hơn, các

Trang 20

quốc gia và các công ty cần phải thực sự đạt được lợi thế cạnh tranh Khi nhắc tới khái niệm năng lực cạnh tranh thì khái niệm “ lợi thế cạnh tranh” cũng thường được nhắc tới, lợi thế cạnh tranh được xem như là những ưu thế vượt trội riêng có nhằm giúp cho quốc gia và các

công ty vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu nhất định của mình

Theo C.K Prahalad và Gary Hamel (1990), thì năng lực cơ bản là những kỹ năng và khả năng chủ yếu tạo ra giá trị đặc biệt, được dùng trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước giúp khách hàng phân biệt công ty với các đối thủ cạnh tranh khác

Một cách nhìn khác theo Mc Kinsey, thì để đạt năng lực cạnh tranh, hệ thống tổng thể thống nhất trong công ty gồm phần cứng (chiến lược, cấu trúc và hệ thống) và phần mềm (phong cách quản lý, nhân viên, tay nghề, những giá trị được chia sẻ) cần được vận hành và có cách thức ứng xử cạnh tranh hợp thức để có khả năng định vị trong các đoạn thị

trường mục tiêu nhất định

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê

1.2.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô

Một doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà trong mối quan hệ hữu cơ với các chủ thể khác trong môi trường hoạt động của mình Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác động qua lại nhất định với khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô

Thứ nhất, Sự biến đổi của kinh tế

Là nhân tố có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố của nền kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng GDP, GNP, GIP, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, lạm phát thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế tác động

thường xuyên, liên tục lên một doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng Khi nền kinh tế ở

Trang 21

giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn tới giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng năng lực cạnh tranh Cạnh tranh trong giai đoạn này là chủ yếu cạnh

tranh về giá cả

Tỷ lệ lãi suất: tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức độ cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp Tỷ lệ lãi suất rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán cho các khoản mua hàng của mình Khi tăng lãi suất thường là mối đe doạ và giảm lãi suất là cơ hội để mở rộng sản xuất Tỷ lệ lãi suất cũng ảnh hưởng đến tính khả thi

của dự án đầu tư khi sử dụng vốn vay

Tỷ giá hối đoái: khi thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới lợi nhuận, đến

khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu

Tỷ lệ lạm phát: lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét Trên thực tế nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền cung có thể không làm chủ được Lạm phát tăng lớn, là mối đe doạ đối với doanh nghiệp Lạm phát có thể gây ra sự xáo trộn nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở

nên không lường trước được

Quan hệ giao lưu quốc tế: những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả

cơ hội và nguy cơ về việc mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước

Tóm lại, các yếu tố kinh tế trên có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nó có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp Vì vậy, việc nắm bắt và đánh giá đúng các tác động giúp các doanh nghiệp có các phản ứng

đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Thứ hai, Chính trị và pháp luật:

Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng Vì vậy, tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm

thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công

Trang 22

“Các chính sách mới có liên quan đến quản lý nhà nước như: Luật chống độc quyền; Luật thuế; Luật lao động; các chính sách lựa chọn điều chỉnh hay ưu tiên… sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng sinh lời của ngành hay các doanh nghiệp.”

“Trên phạm vi toàn cầu các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chính trị - pháp luật, các chính sách thương mại, các rào cản bảo hộ có tính quốc gia… và các nhân tố này mặc nhiên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh quốc tế và lợi nhuận của doanh nghiệp khi giao thương ra ngoài vùng lãnh thổ.”

“Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị - pháp luật ổn định trong khu vực và trên thế giới, đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam Luật pháp Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện để phù hợp với pháp luật quốc tế Tuy nhiên, cũng còn nhiều thủ tục rườm rà cần điều chỉnh để hoàn thiện.”

Tất cả những thay đổi trên thế giới và Việt Nam liên quan đến các hoạt động chính trị và mô hình cấu trúc hoạt động chính trị đều có tác động đến việc ra quyết định và quản lý chiến lược của doanh nghiệp Ví dụ, sự thay đổi của các nhà lãnh đạo quốc gia dẫn đến sự thay đổi vĩ mô của tư tưởng điều hành; cách suy nghĩ và chiến lược điều hành đất nước của nhà lãnh đạo; các luật và quy định do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ban hành; các văn bản do chính phủ ban hành; mua quy mô quy mô và chính sách mua sắm của chính phủ; các chiến lược và luật do ngành quy định; những thay đổi trong quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương, v.v.; hạn chế xuất nhập khẩu, chiến lược quân sự nước ngoài, v.v Các yếu tố này sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ ba, Văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội là yếu tố tác động nhanh và nhạy cảm với doanh nghiệp Bên cạnh các chuẩn mực chung của một quốc gia, dân tộc, nó còn tồn tại các chuẩn mực riêng của từng vùng miền và của nhiều tầng lớp khác nhau Doanh nghiệp có thể tạo vào điều này tạo ra

các lợi thế cạnh tranh cho mình và tránh được các tác động không mong muốn từ thị trường

Thứ tư, Các điều tự nhiên

Nó quyết định đến vị trí đầu tư, thời gian cho các chiến dịch tiếp thị, lựa chọn quy mô, các yếu tố mùa vụ Nó bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường Các yếu tố này có thể tạo ra bất lợi cho doanh

Trang 23

nghiệp hay các cơ hội kinh doanh, lợi thế cạnh tranh nhất định, chẳng hạn như nguồn nhiên

liệu

Các mối quan hệ khác nhau do con người hình thành được gọi là xã hội, và các mối quan hệ xã hội của họ liên quan đến văn hóa, dân tộc, lịch sử, phong tục tập quán, các yếu tố đạo đức, lối sống, giá trị,… Những yếu tố này cũng sẽ có tác động đến hoạt động kinh doanh Nhiều thứ mới mẻ khác nhau như Internet, lối sống và lối suy nghĩ của mọi người các dân tộc; mưu cầu lợi ích vật chất của mọi tầng lớp xã hội; dẫn đến băng hoại trong xã hội; theo đuổi mốt, tìm kiếm thời trang; bằng cấp quan tâm đến khách hàng của doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp theo hướng dân chủ; Trình độ đạo đức công vụ; tăng cường trách nhiệm xã hội và các yếu tố xã hội khác có tác động trực tiếp đến mục tiêu chiến lược

và định hướng thị trường của doanh nghiệp.”

Thứ năm, Các yếu tố công nghệ

Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nó có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, khác biệt hóa với nhiều tính năng vượt trội tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược về sự khác biệt hóa Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng có thể đẩy doanh nghiệp tới bến bờ phá sản nếu doanh nghiệp không theo kịp với xu thế công nghệ trong khi đối thủ cạnh tranh có được chúng Vì vậy, doanh nghiệp không ngừng đầu tư cải tiến KHCN, nắm bắt các xu hướng công nghệ tiên tiến và xem đây như nguồn năng lực

cạnh tranh cốt lõi trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong phạm vi toàn cầu các cơ hội và đe dọa của công nghệ và kỹ thuật tác động lên doanh nghiệp rất mạnh mẽ cho sự lựa chọn mua từ bên ngoài hay sáng tạo ra công nghệ mới

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ và kỹ thuật làm cho các công nghệ và kỹ thuật cũ nhanh chóng lạc hậu, rút ngắn vòng đời sản phẩm nên đòi hỏi phải thích ứng nhanh chóng Doanh nghiệp, các ngành phải đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng cường khả năng cho sản phẩm

Như vậy, các yếu tố môi trường vĩ mô rất rộng lớn và cùng với nó là tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình

Trang 24

một hệ thống thông tin bên ngoài đầy đủ và cập nhật, thông qua phân tích và có quyết định

kịp thời giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội bên ngoài để gia tăng khả năng cạnh tranh

1.2.2 Các nhân tố môi trường vi mô

“Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố bên ngoài đối với doanh nghiệp Môi trường vi mô quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó, đồng thời đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.”

“Micheal Porter đã đưa ra khái niệm cạnh tranh mở rộng, theo đó cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào 5 lực lượng: các đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách hàng và những đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành”

Thứ nhất, yếu tố nhà cung cấp

Nhà cung ứng chính là nhưng nơi cung cấp yếu tố đầu vào cho DN bao gồm nguồn

vốn, nguồn lao động và NVL

Nguồn vốn: ở đây chính là những tổ chức tài chính có nhiệm vụ hỗ trợ vay vốn cho

DN giúp DN có nguồn lực để hoạt động công ty

Nguồn nhân lực: Là những nơi cung cấp nhân lực tố, có năng lực nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho DN nâng cao năng suất lao đônhj và kiện toàn được bộ máy quản lí của mình

từ đó dễ dàng đưa ra những chiến lược hợp lí

NVL: đó là những nhà cung cấp cung ứng NVL đầu vào cho DN do đó DN cần lựa chọn những nàh cung ứng uy tín, giá thành hợp lí, chất lượng đảnm bảo để giúp cho DN

tiết kiệm được chi phí sản xuất qua đó làm tăng lợi nhuận cho DN

Thứ hai, Đối đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: bao gồm các DN lớn, nhỏ hoạt động trong cùng ngành hoặc khác ngành của mình Việc phân tích ffoois thủ cạnh tranh sẽ giúp cho bản thân DN xác định được mục tiêu của họ, chiến lược của họ qua đó nhận định được bản thân mình

với đối thủ để có những biện pháp phù hợp phản ứng lại với những động thái của họ

Trang 25

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những DN mứoi tham gia vào thị trường, họ là những yếu tố làm giảm lợi nhuận cho DN do họ đang có ý đồ dành lại thị phần và các nguồn lực

cần thiết của DN

Thứ ba, khách hàng

Khách hàng chính là những người tiêu thụ sản phẩm của DN đem lại doanh thu trực tiếp cho DN thông qua việc mua hàng của DN chính vì thế mà khách hàng chính là nguồn

vốn cần được DN quản lí và phát huy

Các DN cần phân loại và quản lí khách hàng hiện tại cũng như tươg lại của DN để có sơ sở định hướng cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng nhưu chiến lược MKT

của DN

1.2.3 Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp

Thứ nhất, Hoạt động nhân sự

Nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản trị các cấp và người thừa hành trong doanh nghiệp Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia.”

Việc đánh giá đúng đắn nguồn nhân lực đang có sẽ giúp doanh nghiệp chủ động có kế hoạch thực hiện đào tạo, phát triển đào tạo các thành viên doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp cao đến người thừa hành nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược thành công lâu dài và luôn thích nghi với những yêu cầu về nâng cao chất lượng nhân sự trong nền kinh tế phát triển hiện nay.”

Thứ hai, Hoạt động Marketing

Marketing được mô tả như một quá trình xác lập, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ Chính vì vậy, Marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.”

Theo Philips Kotler: Marketing bao gồm 4 công việc cơ bản là phân tích khả năng của thị trường; lựa chọn thị trường mục tiêu; soạn thảo chương trình Marketing hỗn hợp

(Marketing mix) và tiến hành các hoạt động Marketing.”

Thứ ba, Hoạt động sản xuất\

Trang 26

Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi yếu tố đầu vào thành hàng hoá và dịch vụ Hoạt động này ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của một DN, vì vậy mà DN cần phải phân tích kĩ trong quá tình xây dựng chiền lược với các nội dung như quy trình sản xuất, công suất, chi phí hoạt động, hàng tồn kho, chất lượng sản phẩm, lực lượng

lao động…

Thứ tư, Hoạt động tài chính - kế toán

Khả năng tài chính của doanh nghiệp được xem là cơ sở đánh giá tốt nhất vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và là điều kiện thu hút các nhà đầu tư.”

Chức năng tài chính liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp trong từng kỳ, phân tích đánh giá hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động tài chính tại doanh nghiệp Các yếu tố tài chính như: khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu, từ đó phục vụ cho các quyết định sản xuất kinh doanh Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm rõ được mức chi phí nhằm tạo ra điểm mạnh cho mình và đạt hiệu quả.”

Dựa vào các báo cáo thường xuyên, các kết quả phân tích tài chính định kỳ hoặc đột xuất, nhà quản trị tại doanh nghiệp sẽ phân tích và đánh giá các điểm mạnh - điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Từ đó đề ra các quyết định về sách lược và chính sách tài chính doanh nghiệp nhằm phân bổ nguồn vốn có hiệu quả và thích nghi với môi trường hoạt động.”

Thứ năm, Hoạt động quản trị

Hoạt động quản trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có hoạt động quản trị tốt, phương pháp quản trị phù hợp và phong cách quản trị hợp lý với từng đối tượng nhân viên sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát huy các nguồn lực trong doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển Quản trị là một quá trình gồm 4 chức năng: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm soát.”

1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Trang 27

1.3.1 Thị phần

Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của DN, nó cho biết khả năng mà thị trường chấp nhận dản phẩm mà DN cung cấp chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng cạnh tranh cao và công ty đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng càng

cao

Khi đánh giá chỉ tiêu này sẽ đánh giá thị phần của DN với toàn bộ thị trường (T) và thị phần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất (Tct)

T = Doanh thu của DN/ Doanh thu của toàn bộ thị trường *100%

Chỉ tiều này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường của DN Tuy nhiên chỉ tiêu này khó xác định do khó biết được chính xác tình hình kinh doanh của tất cả đối thủ cạnh tranh

Tct = Doanh thu của DN/ Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất *100%

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chiếm lĩnh và chi phối thị trường của DN so với đối thủ canh tranh mạnh nhất trong ngành Đây là chỉ tiêu dễ xác định, dễ tính toàn do có thể biết được thông tin từ đối thủ cạnh tranh nhều

1.3.2 Thương hiệu và vị trí đứng của sản phẩm

Thương hiệu, nhãn hiệu được coi là sức mạnh vô hình của doanh nghiệp

“Nhãn hiệu có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể trải qua các thứ bậc đó là: nhãn hiệu bị loại bỏ, nhãn hiệu không được chấp nhận, chấp nhận nhãn hiệu, nhãn hiệu ưa thích và nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu ở thứ bậc càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh cao hơn đối thủ.”

“Một doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đã có nhãn hiệu sản phẩm của mình nhưng để có được thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp là việc làm lâu dài và liên tục không thể một sớm một chiều Một thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và yêu

Trang 28

mếm là cả một thành công rực rỡ của doanh nghiệp Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn mà các đối thủ khác khó lòng có được Một khách hàng đã quen dùng một loại thương hiệu nào đó thì rất khó làm cho họ rời bỏ nó Thương hiệu doanh nghiệp được tạo nên bởi nhiều yếu tố như uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hình ảnh nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp…Vì vậy mà có rất ít doanh nghiệp trên thương trường có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có được lợi thế này đã giành được năng lực cạnh tranh cao vượt trội hơn các đối thủ khác.”

1.3.3 Giá cả và chất lượng sản phẩm

“ Chất lượng sản phẩm: sản phẩm luôn đóng một vai trò quan trọng trong

cạnh tranh của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm tốt, có nhiều điểm khác biệt và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì đó sẽ là lợi thế rất lớn của doanh nghiệp trong cạnh tranh.”

“Sự đa dạng của sản phẩm: nếu một doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa mà các hàng hóa đó đều được chọn lựa dựa trên cơ sở nhu cầu của các thị trường mục tiêu thì cơ hội bán hàng của doanh nghiệp vào các thị trường đó sẽ tăng lên.”

“Bên cạnh yếu tố chất lượng, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, sự nổi trội so với các sản phẩm khác thì yếu tố bao bì cũng là một nhân tố quan trọng tạo sự hấp dẫn khách hàng của sản phẩm Bao bì đôi khi còn thể hiện nét văn hóa đặc thù của doanh nghiệp, gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng Để đánh giá được khả năng thu hút của yếu tố bao bì, đôi khi phải dựa vào hội đồng xét duyệt thiết kế mẫu và điều tra ý kiến một bộ phận khách hàng của doanh nghiệp.”

“Giá cả của sản phẩm: chiều dài, chiều rộng của các mức giá hoạch định trên các tuyến sản phẩm riêng lẻ và trên các tuyến sản phẩm hỗn hợp, độ linh hoạt về giá và sự mềm dẻo trong quyết định điều chỉnh giá.”

1.3.4 Lợi nhuận, doanh thu

“Vốn là nguồn lực mà doanh nghiệp cần có trước tiên vì không có vốn không thể thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào luôn đảm bảo huy động được vốn trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đó phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả

Trang 29

và hạch toán chi phí một cách rõ ràng Như vậy doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung vốn bởi nếu thiếu vốn thì hạn chế rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, hạn chế đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công nhân, nghiên cứu thị trường…”

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào Trong tiêu chí này có các nhóm chỉ tiêu chủ yếu:

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn (%) Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nguồn vay từ bên ngoài Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình của ngành là hợp lý

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền mặt / Tổng nợ ngắn hạn)

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tiền hiện có Hệ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên còn phải xem xét kỹ các khoản phải thu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động bình thường thì hệ số này thường bằng 1.”

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động Nếu hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều không mang lại hiệu quả lâu dài Mức hợp lý là bằng 2.”

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu (%)

Chỉ số này cho biết trong một đồng hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được Chỉ số này càng cao càng tốt

Trang 30

Tỷ suất lợi nhuận / vốn tự có = Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu(%) Các tiêu chí trên tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được năng lực cạnh tranh so với các đối thủ của mình

1.3.5 Năng lực quản trị

Năng lực của nhà quản trị được thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc mộ cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình.Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô,hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là những người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp.Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất Họ chính là những người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp

1.3.6 Chính sách phân phối của công ty

Sự thuận lợi của kênh phân phối: doanh nghiệp nào thiết lập được hệ thống kênh phân phối mạnh hơn thì khả năng cung ứng sản phẩm tới người tiêu dùng sẽ tốt hơn, sản lượng tiêu thụ cao hơn và khả năng kiểm soát, chi phối thị trường mạnh hơn vì vậy mà nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Số lượng và vị trí giữa các đại lý phân phối cần được doanh nghiệp xác định một cách hợp lý và tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các đại lý phân phối sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm

Hoạt động Marketing: Hoạt động Marketing ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhiều hơn như là một công cụ cạnh tranh quan trọng Đó là các hoạt động xúc tiến bán hàng như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và các dịch vụ khách hàng

Trang 31

Doanh nghiệp nào có sự đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động Marketing và có chiến lược Marketing hợp lý hơn thì sẽ tạo được thương hiệu mạnh hơn và sản lượng tiêu thụ cũng cao hơn so với đối thủ, từ đó tạo được vị thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường

Trang 32

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH SX TM DV VIỆT THIÊN

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Hình 2.1: Logo công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên

( Nguồn Phòng kinh doanh công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên )

Tên công ty: Công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên MST: 0305693542

Tên quốc tế: VIET THIEN PRODUCTION TRADING AND SERVICE COMPANY LIMITED

Địa chỉ: 132/6 đường Thạnh Lộc 29, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày hoạt động: 22/02/2008

Thành lập từ năm 2008 Việt Thiên là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất trà, cà phê đặt sản Bảo Lộc sỉ tại Việt Nam Khởi đầu từ một đơn vị kinh doanh chế biến Trà truyền thống vào năm 2009 công ty bắt đầu xây dựng thương hiệu Trà Việt Thiên, Cà phê Việt Thiên Công ty đã không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường và niềm tin với khách hàng lần lượt mở rộng đại lý phân phối và sản xuất

Năm 2010, Công ty bắt đầu mở rộng ngành hàng và xây dựng thương hiệu Đậu Việt Thiên, Gạo Việt Thiên trong nhiều năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng đón nhận, đóng vai trò là thương hiệu sản xuất trà, cà phê và nhà

Trang 33

cung cấp đậu chất lượng cao và giá tốt với mục tiêu hàng Việt Nam chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước

Năm 2012, Công ty Việt Thiên tiếp tục mở rộng ngành hàng của mình với các danh mục sản phẩm: Nông sản Việt Thiên (mè vừng, nấm, mứt trái cây các loại), Gia vị Việt Thiên (nguyên liệu nấu chè, tiêu, ớt, hồi, quế, đường, muối tôm)

Năm 2014, Công ty Việt Thiên phát triển thêm các ngành hàng Thực phẩm khô Việt Thiên ( Bún Khô, Bún Miếng, Báng Tráng, Mì sợi , Mì trứng, Bánh phở, Bánh đa) Nhờ nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành hàng nông sản, Việt Thiên đã khẳng định được thương hiệu và vị thế nhất định của mình trong ngành với hệ thống phân phối trên toàn quốc Việt Thiên đã tổ chức và tham gia hơn 500 sự kiện bán hàng

Với mục tiêu tiếp tục phấn đấu mở rộng các mặt hàng nông sản Việt mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một nguồn nông sản sạch, chất lượng và mang thương hiệu Nông Sản Việt Thiên ra tầm thế giới Do đó, vào năm 2019 Việt Thiên bắt đầu xuất khẩu những lô hàng ớt, tiêu, cà phê đầu tiên đi khu vực Đông Nam Á, chủ yếu là Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan và các thị trường lân cận hướng tới thị trường khó tính như EU, Mỹ… Giữa năm 2022 Việt Thiên mở rộng phát triển mảng cà phê rang xay riêng mang thương hiệu ZeMor Coffee Cuối năm 2022, Việt Thiên đạt cột mốc 1 triệu sản phẩm bán ra thị trường Tính đến nay, Việt Thiên có hơn 200 đại lý tại 45 tỉnh thành khắp cả nước, mang tiêu chí tiện lợi để trao tay quý khách hàng những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe một cách nhanh chóng và an tâm nhất Sản phẩm được bán và phân phối tại chuỗi hệ thống Bách Hóa Xanh, Chuỗi siêu thị Satrafood, Chuỗi Siêu Thị Vin Mart, Chuỗi Big C, Chuỗi 3 Sạch, Chuỗi Vissan, Jmart…

Đầu năm 2023, Việt Thiên đã có hơn 200 đại lý tại 45 tỉnh thành khắp cả nước.Việt Thiên đặt chất lượng lên hàng đầu, đưa đến tay Khách hàng những sản phẩm sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe.Đội ngũ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao Được đào tạo chuyên sâu và thường xuyên

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty

Lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản Trà, Cà phê, ớt … đặc sản Bảo Lộc

Trang 34

Bảng 2.1: Thông tin sản phẩm của công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên

DANH TRÀ VIỆT THIÊN

Trà BắcTrà LàiTrà Ô LongTrà Móc CâuTrà Sâm DứaTrà Túi Lọc

NÔNG SẢN VIỆT THIÊN

Đậu Ngũ CốcCà Phê

Mè VừngNấm

Trái Cây Mức Xấy

GIA VỊ VIỆT THIÊN

Hạt É

Tiêu/Ớt/Hồi/QuếĐường/ Muối/ Tôm

THƯC PHẨM KHÔ VIỆT THIÊN

Bún Khô/ MiếnBánh TrángMì Sợi/ Mì TrứngBánh Phở/ Bánh Đa

GẠO NẾP VIỆT THIÊN

Gạo LứtGạo Nở KaliGạo Tấm ThơmNếp NgỗngGạo TháiGạo Thơm Lài

CÀ PHÊ RANG

Cà phê xá Cà phê phin

Cà phê thương hiệu

Trang 35

Ớt khô Ớt đông lạnh Cà Phê

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên)

“Đặc biệt là ZeMor Cofffee là thương hiệu cà phê mới được triển khai từ giữa năm 2022 là thương hiệu thuộc công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên với mong muốn ấp ủ giấc mơ tạo ra sự khác biệt từ sự nguyên bản Vì thế, ZeMor Coffee kiên trì theo đuổi hành trình tạo ra những hạt cà phê chất lượng nhất.”

“Mỗi hạt cà phê ZeMor đều được chọn lọc từ những hạt cà phê tinh túy nhất, được nuôi dưỡng bởi núi rừng Tây Nguyên Ngoài vị đắng của hạt cà phê, người dùng còn cảm nhận được nét đặc trưng của hơi thở cao nguyên phảng phất trong từng tách cà phê.”

“ZeMor Coffee là hành trình thú vị giúp người thưởng thức tạo ra không gian đầy sáng tạo và năng lượng của riêng mình Để mỗi ngày mới bắt đầu, sẽ là một cơ hội để tạo ra những điều tốt đẹp và thành công hơn.”

“Tách cà phê từ lâu đã giữ một vị trí nhất định trong lòng mỗi người con Đất Việt ZeMor Coffee muốn giới thiệu và lan tỏa niềm tự hào ấy với Thế giới Đồng hành cùng người Nông dân tạo nên cuộc sống chất lượng hơn mỗi ngày.”

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Được thể hiện trong hình 2.2

Trang 36

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức công ty TNHH SX TM DV Việt Thiên

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám Đốc là người phụ trách chung, là đại diện của công ty trước pháp luật, chịu trách

nhiệm trước Chủ tịch và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, hoạch định phương hướng, mục tiêu ngắn hạn và cả dài hạn cho công ty Giám đốc kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, đồng thời sửa chửa kịp thời những sai sót, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao Là người có quyền lực cao nhất (sau Chủ tịch) nên Giám đốc có quyền ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty và đại diện công ty kí kết hợp đồng giao dịch với khách hàng

Trưởng Phòng Xuất Khẩu, dưới sự quản lý của Giám Đốc Có trách nhiệm giám sát,

điều hành, phân phối công việc xuất khẩu cho các thành viên trong phòng xuất khẩu để đạt mục tiêu doanh số đã đề ra Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho phòng xuất khẩu Phối hợp với các bộ phận khác có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao và nhận hàng Xây dựng quy trình xuất khẩu hàng hóa Hỗ trợ, thực hiện, quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng, thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, hoàn tất các thủ tục, giấy tờ xuất hàng hóa Thực hiện tìm kiếm khách hàng mới, duy trì các mối quan hệ với khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược Công ty đề ra Tham mưu cho Giám Đốc chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Trang 37

Nhân viên xuất khẩu: dưới sự quản lý của Trưởng Phòng Xuất Khẩu Thực hiện việc

tìm kiếm khách hàng mới, duy trì mối quan hệ mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra Thực hiện, theo dõi, kiểm tra, báo cáo các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với Trưởng Phòng Xuất Khẩu Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất hàng hóa Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng Thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh Tham mưu cho trưởng phòng xuất khẩu chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Trưởng phòng kinh doanh: dưới sự quản lý của Giám Đốc Có trách nhiệm giám sát,

điều hành, phân phối công việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào và bán hàng tại thị trường trong nước cho các thành viên trong phòng kinh doanh Xây dựng kế hoạch kinh doanh và thu mua nguyên vật liệu cho cả phòng Hỗ trợ, giám sát thực thi kế hoạch thu mua nguyên liệu đầu vào và bán hàng tại thị trường nội địa Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí của phòng và đưa ra các dự báo trước Ban Quản trị Xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng nội địa Thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh Tham mưu cho Giám Đốc chiến lược kinh doanh nội địa và mua hàng

Nhân viên kinh doanh: dưới sự quản lý của Trưởng Phòng Kinh doanh Thực hiện

việc tìm kiếm khách hàng và nhà cung cấp mới, duy trì mối quan hệ mở rộng thị trường nội địa theo chiến lược công ty đã đề ra Thực hiện, theo dõi, kiểm tra, báo cáo các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với Trưởng phòng kinh doanh Hoàn tất các thủ tục và chứng từ mua và bán hàng nội địa Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao và nhận hàng Thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, nhà cung cấp, thị trường, đối thủ cạnh tranh Tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh chiến lược mua nguyên liệu đầu vào và bán hàng nội địa

Trưởng phòng Marketing là người dẫn dắt bộ phận Marketing công ty, chịu trách

nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động phòng ban.Trưởng phòng Marketing theo dõi tổng quát chiến dịch quảng cáo, quyết định ngân sách Marketing, quản lý và phân công nhân viên, đề xuất chiến dịch khuyến mãi, chỉnh đốn tác phong dịch vụ,

Trang 38

Nhân viên Marketing có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chương trình Marketing nhằm

quảng bá và phát triển thương hiệu của công ty và thương hiệu các sản phẩm công ty đang cung cấp Xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động PR truyền thông phù hợp với chiến lược Marketing tổng thể của sản phẩm hoặc dự án Chịu trách nhiệm về content: Biên tập, viết bài, đưa tin các hoạt động và hình ảnh về sản phẩm dự án, nhằm cập nhật những tin tức nóng hổi nhất đến khách hàng mục tiêu, tạo độ hot cho chương trình đang theo dõi, quản lý Chăm sóc facebook, website Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng Book lịch phát sóng, book lịch quảng cáo, theo dõi nội dung và thời lượng quảng cáo đúng kế hoạch Thống kê phân tích số liệu doanh thu chi phí và đánh giá hiệu quả các kênh quảng cáo Lên ý tưởng kịch bản triển khai, tổ chức sự kiện truyền thông nhằm quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu Hỗ trợ tổ chức các sự kiện tại công ty Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của trưởng phòng và Ban giám đốc

Nhân viên chăm sóc khách hàng: Dưới sự quản lý của giám đốc Là người tiếp nhận

mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm kinh doanh nội địa của công ty Hỗ trợ khách hàng, tìm cách giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải Phối hợp với bộ phận có liên quan Tiếp thị để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mại… đối với khách hàng và nhà cung cấp thân thiết, trung thành Đề xuất và thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng, đo lường mức độ hài lòng của khách với sản phẩm và dịch vụ Phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác trong công ty để đề xuất ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Trưởng phòng sản xuất: Dưới sự quản lý của Giám Đốc Có trách nhiệm giám sát,

điều hành, phân phối nhân công thực hiện công việc sản xuất, đóng gói sản phẩm Xây dựng kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch thu mua, bán hàng nội địa, xuất khẩu của các phòng ban Quản lý kho bãi, máy móc, phương tiện vận chuyển của công ty Báo cáo về các kết quả, năng suất sản xuất Tham mưu với giám đốc về chất lượng nhân công, chất lượng kho bãi, máy móc, phương tiện vận chuyển

Nhân công: Dưới sự quản lý của trưởng phòng sản xuất Có trách nhiệm thực hiện sự

điều hành, phân phối công việc trong nhà xưởng như đóng gói, bao bì, phân loại, vận chuyển hàng hóa và các công việc có liên quan khác dưới sự giám sát của trưởng phòng sản xuất

Trang 39

Trưởng phòng kế toán: Dưới sự quản lý của Giám đốc Chỉ đạo, giám sát và kiểm tra

mọi hoạt động nghiệp vụ của kế toán viên đảm bảo kiểm soát tài chính minh bạch, chính xác, hiệu quả Tổ chức và vận hành hệ thống kế toán, lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo và các tài liệu liên quan một cách hệ thống và chuyên nghiệp Phân tích, quản lý và kiểm soát ngân quỹ, các dòng tiền, sự vận động của dòng tiền, tình hình lưu chuyển tiền tệ Cập nhật các quy định pháp luật, thông tin về thuế và chế độ chính sách để cố vấn cho ban lãnh đạo, hướng dẫn các kế toán chi tiết trong việc thực hiện chứng từ chuẩn mực, chính xác và đúng pháp luật Lập báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính, lập kế hoạch tài chính của công ty Tổ chức thực hiện triển khai kế hoạch tài chính đã được phê duyệt Xây dựng ngân sách ngắn và dài hạn Đánh giá được tình hình tài chính của Công ty tại mọi thời điểm để đưa ra tham mưu phù hợp cho Giám đốc

Nhân viên kế toán: Dưới sự quản lý của trưởng phòng kế toán Thu thập và phân tích

thông tin kế toán để lập bút toán tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu Ghi chép các nghiệp vụ tài chính Thu thập thông tin, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo khác để tổng kết tình hình tài chính hiện tại Kiểm tra chứng từ để xác minh các nghiệp vụ tài chính Xây dựng, triển khai các thủ tục kế toán bằng cách phân tích các thủ tục hiện tại và kiến nghị thay đổi với Trưởng phòng kế toán Nghiên cứu, diễn giải dữ liệu để trả lời các vấn đề về kế toán – tài chính Giữ bí mật thông tin để bảo vệ giá trị của tổ chức Hoàn thành các kết quả liên quan khi cần để hoàn thành nhiệm vụ kế toán mà công ty đưa ra

2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1.3.1 Tầm nhìn

“Việt Thiên – nông sản Việt vươn xa”

Việt Thiên là đơn vị tiên phong mang đến cho người tiêu dùng nguồn nông sản sạch, chất lượng

Mục tiêu lớn nhất của Việt Thiên là trở thành tập đoàn vươn tầm thế giới

2.1.4.2 Sứ mệnh

Trang 40

“Mang lại sự cân bằng trong kinh doanh”

Việt Thiên luôn hướng đến sự cân bằng trong kinh doanh, hài hoà về lợi ích cho tất cả các bên tham gia như nhân viên cổ fđông, đối tác

Đối với khách hàng: Việt Thiên là công ty cung cấp và sản xuất nông sản uy tín, chất lượng, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng

Đối với cổ đông: Đề cao tinh thần hợp tác Win – Win luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững

Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc hài hoà, hoà đồng, năng động, chuyên nghiệp

2.1.4 Giá trị cốt lõi

“Chất lượng tốt – Đối tác tốt”

Cải tiến và sáng tạo: Việt Thiên xem việc cải tiến, sáng tạo là đòn bẩy phát triển, luôn đề cao ý tưởng mới, tiếp cận vấn đề theo hướng độc đáo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Đồng cảm và tôn trọng: Việt Thiên đặt giá trị “ĐỒNG CẢM” và “TÔN TRỌNG” là một trong những nền tảng quan trọng

Xây dựng tổ chức vĩ đại: Việt Thiên đề cao khát vọng tiên phong và đóng góp để xây dựng một tổ chức vĩ đại phát triển bên vững nhằm mang lại lợi ích cho cuộc sống cá nhân và cộng đông

2.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022

Được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020-2022

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chênh lệch 2021/2022

Chênh lệch 2021/2022

Ngày đăng: 23/06/2024, 19:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w