DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT T M Đ T : Thương mại điện tử NH : Ngân Hàng CNTT : Công nghệ thông tin TTĐT : Thanh toán điện tử TCB : Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Vi
Trang 2T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
C H U Y Ê N N G À N H KINH TÊ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP ÚNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ÚNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG ì Cơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÈ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4
1 Tổng quan về thương mại điện tử *
LI Khái niệm thương mại điện tử ^
2 Lới ích và những vấn đề đặt ra đổi với thương mại điện tử 9
2.1 Lới ích của thương mại điện tử 9
3.5 Bảo mật và an toàn trong TMĐT 18
3.6 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 19
3.7 Hệ thống thanh toán tự động 19
4 Các mô hình TMĐTcơbản 20
4.1 TMĐTgiữa doanh nghiệp và doanh nghiệp - B2B (Business to Business) 20
4.2 TMĐTgiữa doanh nghiệp với người tiêu dùng - B2C (Business to Customer
21 4.3 Các mô hình TMĐTkhác 22
5 Markeíing thương mại điện tử (E - marketing) 23
5.1 Khái niệm E - marketíng 23
5.2 Đặc điểm của E - marketing 23
5.3 Các công cụ của E - marketing 25
6 Thanh toán trong TMĐT 25
Trang 46.1 Khái niệm thanh toán điện tử *
6.2 Các hình thức thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử 25
7 Những vẩn đề rủi ro trong TMĐT 30
CHƯƠNG li TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM & PHẪN TÍCH MÔ HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM VIETNAM AIRLINES 33
ầ Tinh hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần đây 33
1 Hạ tằng viễn thông và công nghệ thông tin "
2 Tinh hình đào tạo, tuyên truyền và phổ cập về TMĐT và vấn đề phát triển
nguồn nhân lực 36
li Phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử cùa hãng Hàng không quốc gia
Việt Nam - Vietnam Airầines 42
A TMĐT trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng không tại Việt Nam 43
1 Vai trò của TMĐT đối với ngành hàng không 43
2 rinh hình sử dụng Internet và hiện trạng TMĐT trong dịch vụ hàng không tại
Việt Nam 45
B Phân tích mô hình ứng dụng TMĐT của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
-Vietnam Airlines 47
1 Giới thiệu về hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airầines (VNA) 4 7
2 ứng dụng thương mại điện tử của VNA 48
2.1 Quá trình triển khai TMĐT của VNA 48
2.2 Giới thiệu về hoạt động của yvebsite VNA 51
2.3 Mô hình thương mại điện tử cửa VNA 54
2.4 Hệ thống bán vẻ qua mạng của VNA 56
2.5 E- markeíing cùa VNA 68
2.6 An toàn, bảo mật trong thanh toán giao dịch TMĐTcùa VNA 71
2.7 Các ứng dụng trực tuyến khác trên website TMĐT VNA 73
3 Kết quả đạt đươc sau khi triển khai TMĐT của VNA 74
4 Những khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng TMĐT của VNA 78
Trang 5CHƯƠNG ni GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ o NGÀNH
ì Chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines
1 Định hướng phát triển 80
2 Quan điểm phát triển 80
3 Mục tiêu chiến lược tổng quát 81
li Chiến lược phát triển TMĐT của Vieínam Airlines 82
1 Gia nhập liên minh hàng không toàn cầu 82
4 Thức hiện và hoàn thành Chương trình đơn giản hóa kinh doanh hàng không
của IATA 83
5 Xu hướng thay đổi cách phân phổi sản phẩm trong ngành 84
HI Giải pháp thúc đẩy và phát triển ứng dụng TMĐT vào ngành hàng không Việt
Nam 84
ỉ Đối với các cơ quan quản tý Nhà nước 84
2 Đối với người tiêu dùng 87
3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng không 88
KÉT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 6DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Thẻ thông minh - Smart card 27
Hình 2.2 Trang chủ của Jetstar Paciíic Airline 46
Hình 3.1 Thủ tục check - in trực tuyến tại website V N A 50
Hình 3.2 Trang chào mừng của V N A website 52
Hình 3.3 Giao diện trang chủ của website V N A 53
Hình 3.4 M ô hình hoạt động của hệ thống IBE 57
Hình 3.5 Giao diện mua vé trên trang chủ V N A 58
Hình 3.6 Quá trình mua vé trên wbsite V N A 59
Hình 3.7 Quá trình mua vé trên website V N A 60
Hình 3.8 Quá trình mua vé trên website V N A 61
Hình 3.9 Quá trình mua vé trên vvebsite V N A 62
Hình 3.10 Quá trình mua vé trên \vebsite V N A 63
Hình 3.11 Quá trình thanh toán của Sabre 65
Hình 3.12 Quá trình xác thực 65 Hình 3.13 Quá trình thanh toán của Sabre 66
Hình 3.14 Quy trình kết nối thanh toán của V N A và Smartlink 67
Hình 3.16 Chuẩn bảo mật của Visa và Master Card 72
Hình 3.17 Giao diện tra cứu thông tin điểm đến 73
Hình 3.18 Giao diện tra cứu thông tin hành lý thất lạc 74
Hình 3.19 ư ồ thị số lượng truy cập website (cũ) 75
Hình 3.20 ư ồ thị số lượng truy cập website (mới) trong cùng thời gian 75
Hình 3.21 Tương quan các nguồn truy cập website (cũ) 75
Hình 3.22 Tương quan các nguồn truy cập website (mới) 76
Hình 3.23 Doanh thu trung bình hàng ngày tính đến tháng 9/2009 77
Hình 3.24 Tương quan doanh thu quốc tế và nội địa qua từng tháng 77
Hình 3.25 Tương quan doanh thu quốc tế và nội địa 78
Trang 7Bàng 1.1 Chi dùng cho viễn thông của Việt Nam theo loại hình dịch vụ trong giai
đoạn từ 2005 - 2010 (triệu đôla Mỹ) 35
Bảng 1.2 Chi dùng cho CNTT của Việt Nam theo từng hạng mục giai đoạn từ 2005
-2010 (triệu đôla Mỹ) 36 Hình 2.1 Tình hình triển khai đào tạo T M Đ T qua các năm 38
Bảng 3.1 doanh thu trung bình hàng ngày tính đến Tháng 9/2009 76
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T M Đ T : Thương mại điện tử
NH : Ngân Hàng
CNTT : Công nghệ thông tin
TTĐT : Thanh toán điện tử
TCB : Techcombank (Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam) VCB : Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)
VNA : Vietnam Airlines (Tổng công ty hàng không Việt Nam)
UNCITRAL : United Nations Commision ôn International Trade Law (ủy ban luật
thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc)
WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
OECD : Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế)
EU : European Union (Liên Minh Châu Âu)
IATA : Intemational Air Transport Association (Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế)
Á C H : Automated Clearing House (Trung tâm bù trừ tữ động)
ADSL : Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường dây thuê bao số bất đối
xứng)
ATM : Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tữ động)
B2B : Business to Business (TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) B2C : Business to Customer (TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) B2G : Business to Government (TMĐT giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà
Trang 9DOS : Denial 0 f Service (Phong tỏa các dịch vụ)
EFT : Electronic Fund Transfer (Chuyển khoản điện tử)
FAQs : Frequently Asked Questions (Những câu hỏi thường gặp)
FEDI : Final Electronic Data Interchange (Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính) G2C : Government to Costumer ( T M Đ T giữa cơ quan Nhà nước và người tiêu
dùng)
GDS : Global Distribution Systems (Hệ thống phân phối toàn cẩu)
GLP : Golden Lotus Plus (Chương trình Bông Sen Vàng của V N A )
HTML : Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) PDA : Personal Digital Assistant (Thiết bị số hứ trợ cá nhân)
POS : Point Of Sale (Máy cà thẻ)
SÉT : Secure Electronic Transaction (Giao thức bảo mật SÉT)
SSL : Secure Sockets Layer (Giao thức bảo mật SSL)
TCP/IP : Transmission Control Protocol/Internet Protocol suite (Giao thức Điều
khiển giao vận/Giao thức liên mạng)
Trang 10LỜI CẢM Ơ N
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, ThS Phạm Duy Hưng, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này
Em cũng xin bày tò lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và
K i n h doanh quốc tế, trường Đại Học Ngoại Thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc học tập và nghiên cấu của em trong thời gian em học tập tại trường
Do điều kiện và khả năng còn nhiều hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chi dẫn thêm của các thầy cô
Hà Nội, ngày lo tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Ngọc - Nga2 - k45F - K T Đ N
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mễ cùng với những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông đã và đang tạo ra Cuộc cách mạng số trên khắp toàn cầu Cuộc cách mạng này đã góp phần làm thay đổi phương thọc làm việc, nghiên cọu, giao tiếp và kinh doanh trên thế giới, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung Và điểm nhấn quan trọng của Cuộc cách mạng số này chính là thương mại điện tử (TMĐT) Quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện để T M Đ T phát huy những điểm mạnh như đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, vượt qua các trở ngại về không gian và thời gian Đ ể tránh nguy cơ bị tụt hậu và bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển của xã hội,
T M Đ T đã trở thành một xu thế tất yếu m à tất cả các quốc gia đều cần phải tham gia và tập trung các nguồn lực để phát triển T M Đ T ngày càng cao Chính vì vậy, T M Đ T đã được ọng dụng ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển
Việt Nam đã gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thọc, rủi ro không nhỏ Đ ể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty hàng không Việt Nam nói riêng phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, cũng như những doanh nghiệp Việt Nam khác đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt Cạnh tranh không chi với các hãng hàng không khác trong nước và quốc tế m à Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn phải cạnh tranh với cả những phương tiện giao thông khác như vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường biển,
Ngoài những thách thọc trong cạnh tranh, V N A còn gặp những khó khăn, thách thọc trong chiến lược phát triển của mình Đ ể có được lợi thế cạnh tranh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng nghiên cọu, triển khai những chính sách phù họp với đặc điểm của thị trường và nhu cầu của khách hàng Và một trong những chính sách quan trọng nhất, giúp đưa Hãng hàng không Quốc Gia Vietnam Airlines
Trang 12đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công trong kinh doanh chính là chiến lược ứng dụng thương mại điện tử vào m ô hình kinh doanh của mình
2 Đ ố i tượng, phạm v i nghiên cứu
Đoi tượng nghiên cứu của khóa luận này là các vấn đề cơ bản liên quan đến
thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng m ô hình thương mại điện tử của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines cũng như những kiến nghị góp phẩn thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trong lĩnh vực vận tải hàng không
Phạm vỉ nghiên cứu của khóa luận là thực trạng phát triển thương mại điện tử
tại Việt Nam và tại hãng Hàng không Vietnam Airlines trong thới gian qua và cơ hội triển vọng trong thới gian tới
3 Mục đích nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử vào các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, em đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu "Giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử trong ngành hàng
không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của hãng Hàng không Vietnam Airlines" để viết khóa luận tốt nghiệp nhằm đi sâu tìm hiểu về việc ứng
dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua việc tìm hiểu và phân tích
m ô hình thương mại điện tử đã được triển khai trong thới gian vừa qua của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam Trên cơ sở nội dung tìm hiểu được, sẽ có những đánh giá về những tác động của thương mại điện tử đến tình hình kinh doanh của hãng Hàng không Vietnam Airlines
Từ đó, đưa ra một vài đề xuất để có thể khắc phục những khó khăn trong việc ứng dụng thương mại điện tử, phát triển và hoàn thiện m ô hình thương mại điện tử cho hãng Hàng không Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung
Theo đó, nội dung khóa luận bao gồm ba mục tiêu sau đây:
- Nghiên cứu vai trò cùa thương mại điện tử đối v ớ i hoạt động của ngành hàng không
- Tìm hiểu tình hình úng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh hãng Hàng không Vietnam Airlines, từ đó đưa ra những đánh giá về việc triển khai thương mại điện tử của hãng
Trang 13- Đ ề xuất các kiến nghị góp phần thúc đấy hoạt động kinh doanh của hãng hiệu quả hơn cũng như cho toàn ngành hàng không
4 Phương pháp nghiên cứu
Đ ể thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin (vì nhống vấn đề đặt ra đều dựa trên cơ sở thực tế khách quan), phương pháp phân tích hệ thống, diễn giải, quy nạp, nghiên cứu tài liệu
5 Kết cấu của khóa luận
Vói các nội dung đã đề cập trên đây, ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận này có kết cấu gồm ba chương như sau:
- Chương ì: Cơ sở lý luận chung về thương mại điện tử
- Chương l i : Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam và Phân
tích m ô hình ứng dụng thương mại điện tử của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines
Chương H I : Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng
không Việt Nam
Trang 14C H Ư Ơ N G ì
Cơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ T H Ư Ơ N G MẠI ĐIỆN TỬ
Ngày nay, Intemet đã phát triển nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực, không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội Cùng với đó, một hình thức thương mại mới đã xuất hiện và làm thay đổi các phương thức kinh doanh truyền thong theo chiều hướng tích cực hơn với rất nhiều ưu điểm vượt trội Hình thức thương mại này được hiểu đơn giản là hoạt động kinh doanh thương mại trên màn hình máy v i tính thông qua Internet, hay nó còn có tên gọi là Thương mại điện tầ Có thể nói, đó là một cuộc cách mạng của thị trường hàng hóa; chính thức được bắt đầu từ những năm cuối cùng của thế kỷ X X khi m à nền công nghệ thông tin phát triển như
vũ bão T M Đ T khác hẳn với phương thức hàng đổi hàng háy hàng đổi tiền trực tiếp, mặt đối mặt giữa người mua và người bán Ở đây, nó thể hiện việc mua bán, trao đổi qua thương lượng trên mạng và có thể thanh toán trước bằng hình thức thẻ tín dụng, visa hoặc tài khoản ngân hàng m à không tốn nhiều thời gian, vượt qua được cả trở ngại về không gian giữa các quốc gia Nhận thấy được những tiềm năng to lớn của hình thức kinh doanh mới mè này, các nước công nghiệp phát triển và những nước công nghiệp đang phát triển m à trong đó có cả Việt Nam đã chọn lựa nó như một chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế và đạt được mục đích vượt xa hơn so với các quốc gia khác Trong chương ì này, em sẽ trình bày những cơ sở lý luận chung về thương mại điện tầ và điểm qua về tình hình phát triển thương mại điện tầ tại Việt Nam, đế từ
đó đưa ra được một cái nhìn tổng quan về thương mại điện tầ nói chung và thương mại điện tầ tại Việt Nam nói riêng
ì C ơ sở lý luận chung về thương mại điện tử
1 Tổng quan về thương mại điện tử
/./ Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là khái niệm chỉ một lĩnh vực hoạt động thương mại có
nhiều điểm khác biệt với thương mại truyền thống T M Đ T xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và mức độ xã hội hóa thông tin Và khi nói đến thương mại điện tầ người ta thường hình dung đến Internet và cho rằng thương mại điện tầ là
Trang 15gắn liền với Internet Tuy nhiên, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về T M Đ T trên thế giới kể từ khi thuật ngữ này xuất hiện như:
"Thương mại điện tử, định nghĩa một cách đơn giản, là việc thực hiện các giao
dịch dịch vụ thương mại dưới hình thức điện tử" (Báo cáo về đồi thoại của các doanh
nghiệp vùng Đại Tây Dương về T M Đ T , 1997)
Tại Phiên họp thứ 29 của Đại hội đồng Liên hiệp quồc tháng 12/1996 Uy ban
Liên Hiệp Quồc về Luật thương mại quồc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về
Thương mại điện tử với định nghĩa về T M Đ T : " Thương mại điện tử là việc trao đổi
thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào cùa toàn bộ quá trình giao dịch"
Bên cạnh đó, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong tài liệu "Thương mại
điện tử và Vai trò của WTO" của Ban Thư Ký WTO xuất bản năm 1998 đã định nghĩa
" Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phoi sản phàm được mua bán và thanh toán trên Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cà các sản phàm được giao nhận cũng như những thông tin so hóa thông qua mạng Internet"
Từ đây, có thể nhận thấy rằng khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa theo phạm vi rộng, hẹp khác nhau
a Theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, T M Đ T chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch
vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng Hen thông khác
Theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 1998 "Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phởi sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin sở hóa thông qua mạng Internet"
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 lại đưa ra khái niệm về
T M Đ T theo góc độ nghĩa hẹp như sau: "Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là
các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như lnterner và " Thương mại điện tử bao hàm tất cả các hình thức giao dịch có liên quan đến hoạt động thương mại của to chức và cá nhân trên cơ sở xử lý và chuyển giao dữ liệu so hóa, bao gom văn bản, ăm thanh và hình ảnh"
Trang 16Như vậy, xét theo nghĩa hẹp, T M Đ T chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet m à không tính đến các phương tiện điện tử khác nhu điện thoại, telex, fax, hay còn được xem là hình thức mua bán hàng hóa được trưng bày tại các trang Website trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Có thể nói rằng T M Đ T đã trố thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm truyền thống của con ngưối
b Theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử có thể hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến tổ chức hay cá nhân khi họ thực hiện các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động nhu gửi/ rút tiền bằng thẻ tín dụng,
Theo hướng này, có hai khái niệm đầy đủ nhất về T M Đ T là trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của ủ y ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế ( U N C I T R A L ) và của ủ y ban Châu  u
Luật mẫu về T M Đ T của U N C I T R A L (12/1996) đã định nghĩa: "Thương mại
điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện từ, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch" Trong đó,
"Thông tin" được hiểu là bất cứ thứ gì có thế truyền tải bằng kỹ thuật điện tử bao
gồm: thư từ, các file văn bàn, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ họa quảng cáo, hỏi hàng, đem hàng, hóa đơn, bảng giá, họp đồng, các hình ảnh động,
âm thanh, còn thuật ngữ "Thương mại" cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao
quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không
có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại điện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đưống biển, đưống không, đưống sắt hoặc đưống
bộ Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng bao gồm các hoạt động thương mại như truyền t i n , chuyển tiền điện tử, giao dịch cổ phiếu, đấu giá / đấu thầu trên mạng, Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm v i hoạt động của T M Đ T rất rộng, bao
Trang 17quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, m à trong đó hoạt động mua bán hàng hóa
và dịch vụ chi là một phạm vi rất nhỏ trong T M Đ T Khoảng cách về thời gian và không gian đã không còn là vấn đề cho sự giao tiếp của con người nhờ vào T M Đ T trong nền công nghệ thông tin mang tính hiện đại hóa toàn cầu
Liên minh Châu  u EU năm 2000 đã đưa ra hướng dẫn chung về T M Đ T
"Directive ôn electric commerce", trong đó có định nghĩa: " Thương mại điện tử được kiêu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh"
Trong định nghĩa này, T M Đ T bao gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ; giao nhận các nội dung kử thuật sổ trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; họp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch
vụ sau bán hàng Không những thế, T M Đ T còn được thực hiện đối với cả thương mại
hàng hóa (như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng, ) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính, ); các hoạt dộng truyền
thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, ) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Có thể thấy theo hướng định nghĩa như trên, "Thương mại" trong "Thương
mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ đơn thuần, m à bao quát một
phạm v i rộng lớn hơn rất nhiều Chính vì lẽ đó, việc áp dụng T M Đ T sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết các nền kinh tế Và trong phạm v i khóa luận này,
T M Đ T sẽ được nói đến theo nghĩa rộng
T ó m lại, về cơ bản, thương mại điện tử theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt dộng thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet; thương mại điện tử theo nghĩa rộng lại được hiểu là toàn bộ mọi hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan được thực hiện một phần hay hoàn toàn thông qua các phương tiện điện tử và Internet
1.2 Các đặc trưng của Thương mại điện tử
a Tham gia TMĐT không đòi hỏi các bên tiến hành giao dịch phải tiếp xúc trực tiếp với nhau
Khi tham gia T M Đ T các bên đối tác không cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp với nhau và quen biết nhau tà trước như trong thương mại truyền thống Đặc trưng này xuất phát từ việc T M Đ T sử dụng phương thức truyền số liệu điện tử để thực hiện hoặc
Trang 18xử lý quá trình kinh doanh Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ
nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện bằng những phương thức đơn giản như chuyển tiền mặt, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo, Các
phương tiện viổn thông như fax, telex, chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh
doanh, hợp đồng Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại
truyền thống chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng
một giao dịch Vì vậy, thông qua mạng máy tính toàn cầu Internet, việc trao đổi thông
tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp m à các hoạt
động thuogn mại đa dạng đã mờ rộng nhanh chóng trên phạm v i toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng tăng Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp,
có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ T M Đ T không đòi hỏi các bên phải gặp gỡ
trực tiếp để tiến hành giao dịch, đàm phán, xem hàng, chuyển tiền,
b Giao dịch TMĐT là giao dịch không giấy tờ (Peperless transactions)
T M Đ T không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy Tất cả các văn bản đều
có thể thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm hay các phương tiện điện tử khác Đặc trưng này làm thay đổi căn bản văn hóa giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không
còn phụ thuộc vào cam kết bằng giấy tờ m à bằng niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác Giao dịch không dùng giấy cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực để chu chuyến, lưu trữ và tìm kiếm các văn bản khi cần thiết Người sử dụng thông tin có thể tìm kiếm ngay trong ngân hàng dữ liệu của mình m à không cần người khác tham gia nên bảo vệ được bí mật ý tưởng và cách thức thực hiện ý đồ kinh doanh Giao dịch không dùng
giấy đòi hỏi kỹ thuật bảo đảm an ninh và an toàn dữ liệu mới Đ ó là an ninh và an toàn giao dịch T M Đ T
c TMĐT phụ thuộc vào công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng
Như đã biết, T M Đ T là việc kinh doanh bằng các phương tiện điện tử nên sẽ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ, m à công nghệ lại đang biến đổi từng ngày Chính vì vậy, với yêu cầu cấp thiết hiện nay là để phát triển T M Đ T cần phải đầu tư, xây dựng và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của T M Đ T như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với các cơ
sờ dữ liệu thông tin toàn cầu
Trang 19Cùng với cơ sở mạng, T M Đ T cũng cần có đội ngũ nhân viên không chỉ thành thạo về công nghệ m à còn có kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh nói chung,
về thương mại nói riêng
d TMĐTphụ thuộc vào mức độ số hóa (Thương mại số hóa)
Tùy thuộc vào mức độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa với nền kinh tế toàn câu m à thương mại điện tử có thể đạt đưục cấp độ từ thấp tới cao cấp
độ thấp nhất là sử dụng thư điện tử, đến Intemet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trực tuyến, đến xây dựng các vvebsite cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử (thương mại điện tử thuần túy)
e TMĐTcó tốc dô nhanh
Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước của quá trình giao dịch đều đưục tiến hành thông qua mạng máy tính Ngôn ngữ của công nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài của các " Văn bản " giao dịch Các dịch vụ phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao tiếp và ký kết các văn bản giao dịch điện tử Tất cả những điều này đã làm cho T M Đ T đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch thương mại
2 Lụi ích và những vấn đề đặt ra đối vói thương mại điện tử
2.1 Lợi ích của thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang mang lại nhiều đổi mới cho nhân loại với rất nhiều lụi ích tiềm năng của mình Đ ó là tạo ra bản chất toàn cầu của công nghệ, cắt giảm chi phí, tạo cơ hội để tiếp cận hàng triệu người trong một thời gian ngắn, tạo ra sự tương tác lẫn nhau và kích thích sự năng động, tạo ra nhiều khả năng và khai thác tối đa các nguồn lực, tạo ra sự tăng trưởng nhanh của cơ sở hạ tầng trụ giúp làm tăng lụi ích tiềm năng của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội Những lụi ích này mới chỉ đưục thực hiện hóa và sẽ tăng lên đáng kể khi thương mại điện tử đưục áp dụng rộng rãi hon
a Lợi ích đối với các tổ chức
- T M Đ T (đặc biệt là khi sử dụng Internet/Web) trước hết giúp cho các tổ chức nắm đưục thông tin phong phú về kinh tế - thương mại (có thể gọi chung là thông tin thị trường), nhờ đó có thể xây dựng đưục các chiến lưục sản xuất và kinh doanh thích họp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực cũng như trong thị trường
Trang 20quốc tế Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực chủ yếu trong các nền kinh tế hiện đại
- T M Đ T làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận Kinh doanh trên mạng giúp các doanh nghiệp giảm nhiều loại chi phí như thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ, sử dụng thông tin; chi phí giầy tờ chi phí chia sẻ thông tin yêu cầu cung cầp giá cả; chi phí in
ần, gửi văn bản truyền thống, Vì vậy, chi phí hoạt động của các cửa hàng điện tử sẽ thầp hom nhiều so với cửa hàng truyền thống Bên cạnh đó, T M Đ T còn làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết các họp đồng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ Đặc biệt là trong thanh toán, nhờ sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, công ty có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giầy
- T M Đ T mờ rộng phạm v i giao dịch trên thị trường toàn cầu Với một lượng vốn tối thiểu, các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được với nhiều khách hàng, lựa chọn được nhiều nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào tốt nhầt và xác định được đối tác kinh doanh phù họp nhầt
- T M Đ T tạo khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại Nhiều siêu thị điện tử quy m ô nhỏ và vừa sẽ chuyên
m ô n hóa vào bán một hoặc một số mặt hàng
- T M Đ T làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: V ớ i lợi thế về thông tin
và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp, nhà cung cầp làm tăng hiệu quả sản xuầt
và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường nhờ các showroom trên trang Web và catalogue điện tử của mình
- T M Đ T góp phần giảm lượng hàng tồn khi và đồi hỏi về cơ sờ vật chầt kỹ thuật thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dây chuyền cung ứng "kéo" ("pull"
- type supply chain management) Quá trình này bắt đầu từ đặt hàng của khách hàng
và sử dụng phương pháp sản xuầt đúng thời hạn Phương pháp kéo thúc đẩy sự tương thích sâu sắc giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
và tạo lợi thế cạnh tranh khi marketing trên thị trường
- T M Đ T kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động những dự án kinh doanh mới, tăng khả năng thành công của các phương án kinh doanh nhờ thay đổi quy trình cho hợp lý, tăng năng suầt của người bán hàng, trang bị kiến thức cho người lao động, đặc biệt là lao động quản lý
Trang 21- T M Đ T góp phần cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản hóa quá trình kinh doanh, rút ngắn chu kỳ và thời gian giao nhận hàng hóa, tăng năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm chi phí vận tải, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp
- Tăng cơ hễi bán và mua hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp Trong T M Đ T , thỏa thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả T M Đ T đẩy mạnh tốc đễ và tính chính xác để các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong giao dịch
b Lợi ích đối với người tiêu dùng
- T M Đ T cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao địch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý
- T M Đ T cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn Khách hàng có thể lựa chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự đễng cho đến siêu thị Lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau, từ hàng điện từ lâu bền đến mễt m ó n quà tặng
- T M Đ T làm giảm chi tiều cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
họ nhận được thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuễc vào vị trí địa lý của người cung ứng và có thể so sánh để chọn lựa người cung ứng nhanh nhất với giá cả phù họp nhất
- Trong mễt số trường họp, đặc biệt là các sản phẩm số hóa, T M Đ T có khả năng giao hàng rất nhanh cho khách hàng Ví dụ như đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm, thì sản phẩm sẽ dễ dàng được giao thông qua Internet Đ ố i với những sản phẩm này, khách hàng chỉ việc tải xuống bằng phần mềm dovvnload có sẵn của các trình duyệt thông dụng như Internet Explorer hay Mozilla Firefox hoặc các phần mềm chuyên dụng khác
- T M Đ T thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn đến sự giảm giá bền vững
c Lợi ích đoi với xã hội
- T M Đ T cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm do đó giảm phương tiện lưu thông trên đường, giảm thiểu tai nạn và ô nhiễm môi trường sống
- T M Đ T dẫn đến việc bán hàng với giá thấp nên nhiều người có thể mua được khối lượng hàng lớn hơn, tăng mức sống dân cu
Trang 22- Đ ố i với những nước đang phát triển và khu vực nông thôn thì T M Đ T tạo điều kiện để những đối tượng này được thụ hưởng các sản phẩm và dịch vụ m à trong hoàn cảnh khác họ không có khả năng như cơ hội để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nhứn được bằng cấp cao hơn
- T M Đ T làm tăng phúc lợi xã hội bàng cách thúc đẩy việc cung cấp các dịch
vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ ở mức chi phí thấp hoặc cải thiện chất lượng của các dịch vụ đó
2.2 Những vấn để đặt ra đối với TMĐT
Bên cạnh những lợi ích to lớn m à T M Đ T đem lại thì cũng có không ít những vấn đề đặt ra hay những hạn chế của T M Đ T Người tham gia T M Đ T vẫn có thể gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng phương thức kinh doanh này Chẳng hạn như khi kinh doanh một số mặt hàng như quần áo, giày dép không thử được trực tiếp trước khi mua; các thực phẩm tươi sống dễ hỏng; các đồ trang sức đắt tiền có giá trị lớn không thể kiểm tra một cách chính xác
Có thể phân chia những hạn chế của T M Đ T thành hai nhóm, những hạn chế về
kỹ thuứt và những hạn chế phi kỹ thuứt
- Các công cụ phần mềm vẫn đang trong giai đoạn phát triển
- Còn tồn tại nhiều khó khăn trong việc hợp nhất Internet, phần mềm T M Đ T với một số ứng dụng cơ sở dữ liệu hiện có
- Thiết bị ngoại v i cẩn những máy chủ trang web đặc biệt và cơ sở hạ tầng kỹ thuứt khác bổ sung cho máy chủ của mạng giao dịch
- Một số phần mềm T M Đ T không khớp với phần cứng hoặc không tương thích với hệ thống vứn hành hoặc các thiết bị khác
- Thực hiện các đơn đặt hàng trong T M Đ T B2C đòi hỏi phải có hệ thống kho hàng tự động lớn
Trang 232.2.2 Hạn chế phi kỹ thuật
- Vấn đề an toàn và bảo mật: Mặc dù vấn đề an toàn và bảo mật đã được cải thiện nhiều trong quá trình phát triển không ngừng của T M Đ T nhưng khách hàng vẫn coi đây là vấn đề cốt tử trong giao dịch của họ và do đó T M Đ T phải đối mặt với một nhiệm vở khó khăn và lâu dài là thuyết phởc khách hàng ràng giao dịch trực tuyến là
an toàn và vẫn đảm bảo bí mật riêng tư của các cá nhân giao dịch
- Thiếu niềm tin đối với khách hàng: khách hàng thường không tin tưởng vào những đối tác giao dịch không hiện diện, không thể hiện trên giấy và thanh toán bàng tiền điện tử
- Không thể cảm quan trực tiếp được sản phẩm trong giao dịch T M Đ T , chang hạn người mua không thể xem xét trực tiếp được quàn áo khi họ muốn mua của một cửa hàng thời trang trực tuyến nào đó
- Nhiều vấn đề về pháp lý không thể giải quyết được trong T M Đ T , đặc biệt là những quy định của chính phủ và những tiêu chuẩn cần thiết rất khó thết lập và điêu chỉnh kịp thời Bên cạnh đó, còn thiếu các dịch vở trợ giúp cần thiết như vần đề bảo hộ bản quyền trong các giao dịch T M Đ T còn yếu, các chuyên gia về thuế trong T M Đ T còn ít,
- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của T M Đ T còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực sang ảo cũng cần một khoảng thời gian Bôi một số người tiêu dùng thực tế vẫn cảm thấy không thoải mái và an tâm khi xem các hàng hóa trên màn hình máy tính H ọ vẫn không muốn thay đổi thói quen mua sắm truyền thống
- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô
- Tình trạng gian lận, những rủi ro như hacker (tin tặc), virus máy tính ngày càng tăng do đặc thù của T M Đ T cũng gây ra những tác hại rất lớn không chỉ cho phía doanh nghiệp m à còn cả với khách hàng
- Vấn đề thu thuế đối với các giao dịch T M Đ T
3 Các điều kiện phát triển T M Đ T
T M Đ T không đơn thuần là dùng phương tiện điện tử để thực hiện hành v i
T M T T m à với ứng dởng T M Đ T toàn bộ nền thương mại của một nền quốc gia sẽ thay đổi, phương pháp quản lý truyền thống sẽ kém hiệu quà và cần áp dởng một phương pháp quản lý mới, phương tiện thanh toán mới, phải thay đổi cơ sở nhận thức và hệ
Trang 24thông giáo dục, tập quán làm việc Những thay đổi này cho thấy để phát triển T M Đ T cần điều kiện về công nghệ, nhân lực, bảo mật, thanh toán, nhận thức xã hội, luật pháp
và an ninh thương mại
Cùng với tính hiện hữu, hạ tầng cơ sở công nghệ còn phải đảm bảo tính kinh tê, nghĩa là chi phí cùa hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý để đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân đều có khả năng chi trả và bảo đảm giá cởa các hàng hóa và dịch vụ thực hiện qua T M Đ T không cao hơn so với TMTT
Cụ thể hơn, hạ tầng cơ sở công nghệ để thành công trong T M Đ T phải ở mức độ phát triển nhất định bao gồm:
các yêu cầu linh hoạt, tính quy m ô và tính an toàn, tin cậy Tinh linh hoạt cởa hạ tầng
công nghệ cho phép T M Đ T có thể dễ dàng được tiếp cận hay nhanh chóng thích ứng với những ứng dụng mới Chẳng hạn, nó phải bảo đảm tính kết nối toàn cầu qua các chuẩn mở khác nhau như TCP/IP hay là HTML/JavaTM Hay như trước một xu hướng hiện nay, người tiêu dùng truy cập Internet không chi qua các máy tính cá nhân nữa
Trang 25m à còn qua nhiều phương tiện khác như điện thoại di động, các thiết bị số cá nhân như PDA, thì công nghệ kinh doanh cho kinh doanh trực tuyến cũng phải thích nghi với những phương thức tiếp cận mới này Đảm bảo tính quy m ô của công nghệ tức là đảm bảo khả năng xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng Trên thực tế, với sự phát
triên của công nghệ thông tin hàng ngày, đê tăng tính quy mô thì công nghệ cũng phải
thường xuyên được nâng cấp, và chi phí cho việc nâng cấp liên tỉc này rất tốn kém
Tính an toàn tin cậy của hạ tầng công nghệ thông tin cũng không thể đạt được nếu chỉ
có những ứng dỉng mật m ã (passvvord) thông thường Đ ể bảo mật thông tin, các doanh nghiệp cần áp dỉng các chứng chỉ số an toàn (ví dỉ như chữ ký điện tử hiện nay đang được sử dỉng rộng rãi) và có các chính sách quản lý thông tin cỉ thể
3.2 Nhận thức xã hội
Phát triển T M Đ T càn phải có sự nhận thức sâu sắc của Chính phủ, các nhà quản
lý, các nhà hoạch địch chiến lược và toàn xã hội về cơ hội phát triển và những lợi ích
m à nó mang lại Chính phủ phải nhận thức được cơ hội và lợi ích của T M Đ T để thiết lập môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý cho T M Đ T Các nhà quản lý, cách nhà hoạch định chiến lược nhận thức được cơ hội và lợi ích của T M Đ T để vạch chiến lược phát triển và đề ra giải pháp thích hợp Từ chiến lược và giải pháp đó m à có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, có chính sách phát triển Toàn xã hội nhận thức được cơ hội và lợi ích của thương mại điện tử để tham gia vào hoạt động T M Đ T với tư cách là những chủ thể của quá trình
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, công nghệ đang phát triển như vũ bão Những gì là mới mẻ, đúng đan ở một vài năm trước sẽ không còn là mới và không nhất thiết còn đúng trong thời điểm hiện tại nữa Sự thâm nhập mạnh mẽ cùng với tốc độ lan tỏa rộng rãi của công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sổng kinh tế - xã hội trên toàn thế giới đã mang tính quy luật tất yếu m à bất kỳ ai không đi theo nó sẽ tự mình tỉt lùi lại phía sau và có nguy cơ bị loại khỏi tiến trình vãn minh của nhân loại.Và một khi, tất cả mọi đối tượng đều ý thức được tính tất yếu của T M Đ T thì việc triển khai sẽ được tiến hành nhanh chóng và nhất quán, mang lại được hiệu quả cao nhất
3.3 Hạ tầng cơ sở nhân lực
Đ ể phát triển T M Đ T cần phải có con người có trình độ tương ứng Con người cấu thành cơ sở nhân lực của T M Đ T trước hết là đội ngũ các chuyên gia tin học Đ ó
Trang 26chính là những người sẽ thường xuyên cập nhật những kiến thức của công nghệ thông tin và cũng là người có khả năng đưa vào ứng dụng trong môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thế Đ ộ i ngũ các chuyên gia công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính, các nhà kinh doanh, những người quản lý, các chuyên viên và các khách hàng tiêu thụ cũng phải có khả năng tham gia T M Đ T với trình độ nhất định về công nghệ thông tin,
về ngoại ngữ và kỹ năng giao dịch trên mạng
Bên cạnh đó, sản phẩm thương mại điện tử còn đốt ra yêu cầu về trình độ của người mua hàng Chính vì vậy, cùng với một đội ngũ chuyên môn giỏi thì cũng đòi hỏi người mua hàng phải biết cách làm việc trên mạng, sử dụng tương đối tốt các kỹ năng
cơ bản về công nghệ thông tin, các công cụ thanh toán điện tử và tốt nhất là có khả năng sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ phổ biến nếu người đó muốn mua hàng qua Ì cửa hàng trực tuyến của nước ngoài
3.4 Hạ tầng cơ sở chính sách và pháp lý
Chính sách và pháp lý được coi là một trong những yếu tố hàng đầu cho sụ phát triển của T M Đ T Hạ tầng này bao gồm những chù trương, chính sách, các văn bản pháp luật, Đây là công cụ hiệu quà của Nhà nước để quản lý T M Đ T , thể hiện quan điểm và định hướng của Chính phủ cho sự phát triển của T M Đ T Bên cạnh đó, chính sách và pháp luật vừa tạo hành lang cho các hoạt động vừa là khuôn khổ quản lý
T M Đ T Nếu như thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho T M Đ T hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát được các hoạt động kinh doanh T M Đ T Trong môi trường pháp lý, có nhiều quy định
và hướng dẫn m à các chủ thể phải tuân thủ như các vấn đề về tư cách của chủ thể trong T M Đ T , các hoạt động T M Đ T được phép tiến hành, tính họp pháp của các giao dịch, điều kiện thừa nhận giá trị của dữ liệu điện tử,
về mói trường quốc gia, trước hết, Chính phủ từng nước phải quyết định xem
xã hội thông tin nói chung và Internet nói riêng là một hiểm họa hay là một cơ hội Quyết định đó không dễ dàng, ngay một nước hiện đại và phát triển như Pháp cũng phải tới năm 1997 - 1998 mới quyết định được và tuyên bố "đây là cơ hội" (sau một thời gian dài chống lại Internet vì nó chiếm mất vị trí của mạng Minitel vốn rất phổ biến trong nội bộ nước Pháp) Từ khẳng định mang tính chiến lược ấy mới quyết định
Trang 27thiết lập một môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội cho nền kinh tế số hóa nói chung và
cho T M Đ T nói riêng, ví dụ quyết định đua vào mạng các dịch vụ hành chính, các dịch
vụ thu trả thuế và các dịch vụ khác như thư tín, dự báo thời tiết, thông báo giờ tàu
xe, và đưa các nội dung của kinh tế số hóa vào văn hóa và giáo dục các cấp v ề
pháp lý có các vấn đề sau:
- Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch T M Đ T
- Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử, là chữ ký dưới dạng số đặt vào
một thông điệp dữ liệu; và chữ ký số hóa, là một dạng chữ kỷ điện tử được tạo ra bằng
sự biến đối một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó
người có được thông điệp dữ liệu ban địu và khóa công khai của người ký có thể xác
định được chỉnh xác (Nguồn: Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày 15/02/2007 về Quy
định chi tiết thi hành Luật giao dịch Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chặng
thực chữ ký sổ), và có các thiết kế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác
thực hoặc chặng nhận chữ ký điện tử
- Bảo vệ pháp lý các hợp đồng T M Đ T
- Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử, bao gồm cả việc pháp chế hóa các cơ
quan phát hành các thẻ thanh toán f T H Ư w
' -f i
ị
- Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ, bao gồm cả bản quyển tác Ịgjả, liên !'»«]
quan đến mọi hình thặc giao dịch điện tử j £jj£^>T
- Bảo vê bí mát riêng tư của khách hàng một cách thích đáng 1
- Bảo vệ pháp lý đôi với mạng thông tin, chông tội phạm xâm nhập với các
mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tặc mật, thay đổi thông tin trên các trang web,
thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại,
về môi trường quốc tế, các vấn đề về môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội
quốc gia cũng sẽ in hình mẫu cùa nó vào vấn đề môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội
quốc tế, cộng thêm với các phặc tạp khác của kinh tế thương mại qua biên giới Chính
vì lẽ đó m à làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thương
truyền thống, dẫn tói những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng
về thanh toán và đặc biệt là thu thuế
C ó thể thấy, T M Đ T vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, vì vậy yêu cầu cấp
thiết hiện nay là tạo được lòng tin nơi các chủ thể tham gia vào các giao dịch T M Đ T
Trang 28Đe làm được điều này, cần phải tạo một sân chơi chung với những quy tắc được thống
nhất một cách chặt chẽ và hợp lý Mặt khác, trong tiến trình hội nhập với thế g i ớ i , ta
cũng cần thiết phải có một môi trường pháp lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu cảu phát triển
để hòa nhập và theo kịp các nước trong khu vễc và trên thế giới
3.5 Bảo mật và an toàn trong TMĐT
Bảo mật thông tin luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các lĩnh vễc tình
báo, quân sễ, ngoại giao và đây cũng là một vấn đề đã được nghiên cứu hàng nghìn
năm nay Nếu như các vấn đề liên quan đến các hoạt động tinh báo và quân sễ là khá
xa lạ với các doanh nghiệp, người tiêu dùng thì việc bảo mật thông tin thương mại
luôn là một vấn đề được đặt ra, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi m à thông tin giữ
vai trò quan trọng hàng đầu và các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép chúng
ta chuyển tin rất dễ dàng nhưng cũng rất dễ dàng để mất thông tin Thiết lập một hệ
thống thương mại điện tử sao cho dễ truy cập và an toàn là một công việc nghiêm túc
và là một tối quan trọng đối với sễ phát triển của T M Đ T , hay cụ thể là với các doanh
nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng cũng như các cá nhân, tổ chức khác
Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 63/QĐ - TTg ra ngày 13/01/2010
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số Quốc gia đến năm 2020, tại
Khoản Ì Điều ì có nêu ra khái niệm:" "An toàn thông tin số" là thuật ngữ dùng để chi
việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm bảo đảm cho hệ thống thông tin thực hiện đúng chỉc năng, phục vụ đúng đối tượng một cách san sàng, chính xác và tin cậy Nội dung của an toàn thông tin bao gồm bảo vệ an toàn mạng và hạ tầng thông tin, an toàn mảy tỉnh, dữ liệu và ỉng dụng công nghệ thông tin"
Do tính chất đặc thù của mình, T M Đ T có thể bị thiệt hại bởi sễ đột nhập từ bên
ngoài bởi các hacker (tin tặc) để ăn cắp dữ liệu, giả mạo quan hệ, phá hỏng hệ thống
thanh toán, lấy cắp thông tin tài khoản cá nhân, chiếm dụng tiền bất hợp pháp, Việc
giả mạo địa chỉ Internet (IP spooíing) để mua hàng bất hợp pháp, phong tỏa các dịch
vụ (Denial o f service - DOS) làm mất khả năng cung ứng và sử dụng dịch vụ có hiệu
quả thường xảy ra trong T M Đ T Do những vấn đề này m à T M Đ T đặt ra đòi hỏi ngày càng cao về bảo mật và an toàn Và để đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn, T M Đ T
Trang 29cần gắn kết với các kỹ thuật bảo mật như m ã hóa (Cryptography), các công nghệ bảo mật như SSL (Secure Sockets Layer), SÉT (Secure Electronic Transaction) và chữ ký điện tử (Electronic signature) và chữ ký số hóa (Digital signature)
3.6 Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Hàng hóa trong T M Đ T không chỉ giới hạn bởi các sản phẩm hữu hình m à còn
có thể là các sản phẩm vô hình, chuyển giao tri thức và kinh nghiệm chia sặ các dữ liệu, chuyển giao công nghệ, các sản phẩm phần mềm, Tất cả những sản phẩm này
có chung một đặc điểm là dễ nhân bản và khó giữ bản quyền, chúng rất dễ dàng bị sao chép khi chưa có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu thực sự để nhằm kiếm lời bất hợp pháp Vì vậy, một vấn đề đặt ra là bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền các thông t i n trong thương mại điện tử để bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng tài sản cho người mua và quyền được hưởng lợi của người bán Nếu không giải quyết tốt vấn đề này, tình trạng những người chủ thực sự của các tài sản vô hình sẽ bị v i phạm quyền lợi, hàng hóa thông tin sẽ không được chia sặ bằng con đường mua bán trên thị trường m à thông qua những cách thức gian lận Hiện nay, việc không có ý thức hoặc cố tình xâm phạm bản quyền xảy ra thường xuyên trên mạng do tính chất đặc thù của T M Đ T Đ ã có rất nhiều những tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra trong những năm gần đây, điển hình như các vụ tranh chấp liên quan đến việc đăng ký tên miền trên Internet
Bảo vệ sở hữu trí tuệ liên quan tới các quyền như: Quyền tác giả và các quyền
có liên quan; nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; sáng chế; bí mật thương mại Đ ặ xúc tiến T M Đ T , người bán cần phải biết chắc rằng sở hữu trí tuệ của mình sẽ không bị đánh cắp, còn người mua thì phải biết chắc rằng mình đang nhận được sản phẩm đích thực Có thể thấy, bảo vệ sở hữu trí tuệ là cơ sở để đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho các bên tham gia T M Đ T cũng như đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh lành mạnh Do
đó, việc bào vệ sở hữu trí tuệ là một yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển T M Đ T
3.7 Hệ thong thanh toán tự động
T M Đ T chỉ có thể đưa vào thực hiện thực tế khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán phát triển cho phép thực hiện thanh toán một cách tự động thông qua hình thức chuyển tiền điện tử Khi chưa có hệ thống này thì T M Đ T chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trục tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống, như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của việc ứng dụng T M Đ T
Trang 30Bên cạnh đó, trong giao dịch T M Đ T giữa những người không quen biết nhau thì điều cần thiết nhất là sự tin tường Tuy nhiên, phải có một sự đảm bảo chắc chắn, đảm bảo lợi ích kinh doanh - đó chính là thanh toán điện tử Nhờ phương thức này, thời gian và không gian được rút ngắn, tạo điều kiện cho các hoạt động T M Đ T diễn ra được dễ dàng
Hệ thống thanh toán điện tử bao gểm hệ thống tổ chức tín dụng, tiền điện tử, điểm giao dịch chấp nhận tiền điện tử, hệ thống quản lý dữ liệu, nhằm phục vụ cho việc giao nhận tiền giữa các bên tham gia mua bán hoặc sử dụng các dịch vụ Một hệ thông thanh toán điện tử sẽ được gọi là tốt nếu nó thỏa mãn được các yêu cầu về tính bảo mật, độ tin cậy, tính quy mô, tính vô danh, tính chấp nhận được, tính linh hoạt, mềm dẻo, tính chuyển đổi được, tính hiệu quả, tính dễ kết hợp với ứng dụng và dễ sử dụng, m à trong đó tình bảo mật là quan trọng nhất Việc chủ động tham gia phát triển
và sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử có tác dụng trợ giúp cho buôn bán trong nước, trong khu vực và trên thế giới; và có tác dụng hỗ trợ cho sự tiếp nhận T M Đ T trong khu vực M ỗ i nền kinh tế càn phải có hệ thống thanh toán điện tử đáp ứng được đểng thời cả tầm quốc gia, tầm khu vực và tầm quốc tế để có thể hội nhập với khu vực
và thế giới
4 Các m ô hình T M Đ T cơ bản
4.1 TMĐTgiữa doanh nghiệp và doanh nghiệp - B2B (Business to Business)
Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to
Business - B2B) là một loại hình giao dịch phổ biến nhất trong tất cả các loại giao
dịch thương mại Phương thức giao dịch này được thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện điện tử qua mạng Internet, Intranet và Extranet, được thực hiện giữa các thành viên cùa chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một đối tác kinh doanh khác Đơn vị kinh doanh ở đây có thể là bất kỳ một tổ chức nào: Tổ chức tư hay công, tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận hay phi lợi nhuận Đây cũng là một cách thức giao dịch mới, tác động mạnh mẽ tới việc
mở rộng dây chuyền cung ứng cho các doanh nghiệp
Đặc điểm chính của T M Đ T B2B là các công ty phải tự động hóa quá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này T M Đ T B2B được thực hiện trực tiếp giữa
Trang 31người mua và người bán hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba Đ ố i tác trung gian này có thể là tổ chức, là người hoặc là một hệ thống điện tử
Đặc điểm chung của hoạt động B2B nằm trong chuỗi cung cấp của công ty sản xuất hoặc thương mại T M Đ T B2B sẽ giúp cho quá trình giao dởch trong chuỗi cung
cấp hiệu quả hơn do việc đem lại ít sự thay đổi, hoặc thay đổi hoàn hảo hơn và loại trừ những người trung gian Bởi vì khác với chuỗi cung cấp hàng hóa truyền thống, khách
hàng ở đây không phải là cá nhân m à họ là các doanh nghiệp B2B truyền thống giao dởch thông tin dựa vào điện thoại, máy fax hoặc EDI, trong khi B2B điện tử được thực hiện thông qua mạng điện tử, thông thường là Internet Sự ra đời của T M Đ T B2B có
thể giúp giảm bớt trung gian như: Nhà phân phối, nhà bán lẻ Từ đó, chi phí của doanh nghiệp cũng giảm bớt và lợi nhuận sẽ tăng lên
4.2 TMĐTgiữa doanh nghiệp với người tiêu dùng - B2C (Business to Customer)
T M Đ T B2C giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng là một trong những hình
thức rất phổ biến của T M Đ T Khác với m ô hình T M Đ T B2B, bán hàng trực tuyến của
công ty cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng là phương thức quan trọng nhất của B2C
M ô hình B2C được áp dụng chủ yếu trong các m ô hình siêu thở điện tử, các site bán
hàng lẻ, các site kinh doanh du lởch, khách sạn hay đặt vé máy bay,
Một đặc tính rõ rệt nhất của T M Đ T B2C là khả năng thiết lập mối quan hệ trực
tiếp với khách hàng m à không có sự tham gia của khâu trung gian như nhà phân phối,
bán buôn hoặc môi giới Có thể xem xét m ô hình T M Đ T B2C từ hai góc độ:
4.2 Ì Từ phía người tiêu dùng
M ô hình T M Đ T B2C cụ thể hóa các hoạt động người đi mua hàng thực hiện khi
mua hàng hóa hoặc dởch vụ Các doanh nghiệp cần nắm được điều này khi xây dựng các chương trình quản lý T M Đ T
Quá trình mua hàng của khách hàng khi tham gia giao dởch T M Đ T B2C gồm
các giai đoạn như sau: đẩu tiên là các bước tiền mua hàng, sau đó là mua hàng và cuối
cùng là hậu mua hàng Quá trình tiền mua hàng bao gồm các hoạt động tìm kiếm
thông tin và phát hiện các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và lựa chọn
sản phẩm từ nhóm những sản phẩm xác đởnh trên cơ sờ các tiêu chí so sánh Quá trình
mua hàng m ô tả dòng các thông tin và các tài liệu có liên quan đến việc mua hàng và
Trang 32thương lượng giữa khách hàng và người bán về những điều khoản cụ thể, như giá cả, điều kiện mua hàng và cơ chế thanh toán và tiếp đến là việc khách hàng thực hiện
thanh toán Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn hậu mua hàng Giai đoạn này là các hoạt
động dịch vụ khách hàng để giải quyết các khiếu nại của khách hàng, các dịch vụ đi kềm hoặc khách hàng có thể trả lại sản phẩm,
4.2.2 Từ phía các doanh nghiệp:
M ô hìnhTMĐT B2C từ phía doanh nghiệp m ô tả chu trình quản lý việc mua hàng
của khách hàng, tớc là các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện để đáp ớng các nhu cầu của khách hàng trong quá trình mua hàng: Hoàn thành đơn hàng và giao hàng cho khách hàng cũng như thực hiện các hoạt động hậu cần cho kinh doanh của doanh nghiệp
4.3 Các mô hình TMĐT khác
- T M Đ T giữa khách hàng với khách hàng - C2C (Consumer to consumer
electronic commerce): Đây là m ô hình T M Đ T được thực hiện thông qua hình thớc mua bán trực tiếp giữa các khách hàng thông qua các trang Web cá nhân hoặc một trang Web có sẵn hay qua điện thoại, thư điện tử như:
• Bán các tài sản cá nhân trên mạng
• Dịch vụ quảng cáo trên Internet
• Thực hiện các dịch vụ tư vấn cá nhân, chuyển giao trí thớc trên mạng
• Các cuộc đấu giá do một hoặc một số cá nhân thực hiện trên mạng
• Các cá nhân sử dụng trang Web riêng để quảng cáo hàng hóa và dịch vụ để bán
- T M Đ T giữa khách hàng với doanh nghiệp - C2B (Consumer to business
electronic commerce): M ô hình này bao gồm các hình thớc cá nhân bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc một sổ cá nhân hợp tác với nhau để thực hiện các giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp
- T M Đ T giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước - B2G (Business to
Government): Trong m ô hình này, các cơ quan Nhà nước đóng vai trò là khách hàng
và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử Các
cơ quan Nhà nước hay các tổ chớc Chính phủ cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website Ví dụ: Hải quan điện tử, thuế điện tử,
Trang 33- T M Đ T giữa cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng - G2C (Government to
Costumer): M ô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính chất hành chính
Ví dụ như hoạt động đóng thuế qua mạng, trả phí đăng kí hồ sơ,
5 Marketing thương mại điện tử (E - marketing)
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng,
T M Đ T ngày càng trở nên quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và trong nội bộ doanh nghiệp Đóng vai trò nửi bật trong mối quan hệ tương tác kể trên phải kể đến sự tác động của Marketing thương mại điện tử hay còn gọi là E - marketing bởi nó tác động không chỉ những nội dung cốt lõi của các giao dịch thương mại m à quan trọng hơn nó tạo dựng thị trường ảo, thị trường số hóa, thị trường không gian cùng các công cụ nhàm thực hiện mục tiêu thương mại trên các thị trường này Vậy thực chất Marketing thương mại điện tử là gì? Mục đích của nó nhằm tới điều gì? Và E - marketing có những hình thức chủ yếu nào?
5.1 Khái niệm E - marketing
Theo cách đơn giản nhất thì E- marketing được định nghĩa là Marketing sử dụng các phương tiện điện tử (nguồn: Judy Strauss & Raymond Frost, 2001, E -Marketing, Prentice Hall, p.14) Hay E - marketing bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Intemet và các phương tiện tử (như web, email, cơ sở dữ liệu, multimedia, PDA, )
Cụ thể hơn, E - Marketing được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện ý tưởng, định giá, xúc tiến thương mại và phân phối hàng hóa dịch vụ có sử dụng các phương pháp và công cụ điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và dạy được mục tiêu của tử chức (nguồn: Jill H.Ellsworth & Matthew V.Ellsworth, 1997, Marketing ôn the Internet, 2n d
edn, John Wiley and Sons, Australia, p.15)
5.2 Đặc điểm của E - marketìng
Có thể thấy rằng, Marketing trong "đời sống ảo" có những đặc điểm khác biệt với Marketing trong đời sống thực như trong hành v i khách hàng điện tử so với khách hàng thật, cầu thị trường trong không gian số hóa với cầu thị trường địa lý, các công cụ marketing quan hệ qua môi trường Internet, các phương thức thanh toán điện tử nhưng mục tiêu cuối cùng của E - marketing vẫn là lợi nhuận cho doanh nghiệp V à
Trang 34tuy có nhiều điểm khác biệt như vậy, nhưng lý thuyêt của Marketing đêu có thê được chuyển giao vào quản trị e - marketing, bởi các nhà quản trị hoàn toàn có the sự dụng các kinh nghiệm của mình để triển khai và thực hiện các chiến lược marketing T M Đ T Như vậy, để thích hợp với phương thức làm thương mại trên cơ sờ mạng công nghệ thông tin, marketing một mặt vốn kế thừa những kinh nghiệm, kiến thức của marketing truyền thống Tuy nhiên, đứng trên góc độ kinh doanh và quản trị kinh doanh thì e -marketing đã có những đặc điểm mới thể hiện ờ nhiều mặt như:
- Marketing đã có được một công cụ vô cùng thuận lợi đó là mạng công nghệ thông tin và máy tính để chú trọng vào hơn nữa lợi ích của người tiêu dùng
- Hoạt động marketing một mặt phải cân bằng được những mục tiêu marketing của doanh nghiệp với những yêu cầu và sở thích của khách hàng, mặt khác phải cung cấp đa lợi ích cho khách hàng
- Marketing tiến hành trong điều kiện T M Đ T sẽ làm cho số lượng dữ liệu trao đổi giữa người mua và người bán tăng lên rất nhiều, chi phí cung cấp thông tin giảm đi nhiều hơn, sự cung cấp thông tin có thể 24h và 365 ngày
- Những thông tin hoàn hảo sẽ nhanh chóng đến với người mua và người bán, đặc biệt là người mua đã làm cho nhà cung cấp ngày càng gặp khó khăn trong việc kiểm soát giá cả của thị trường bởi quyền lực này sẽ chuyển dần sang tay của người tiêu dùng Đây là xu hướng đòi hỏi các nhà marketing phải có hiếu biết chi tiết hơn về hành v i mua của khách hàng với tư cách là một hợp phần không thể thiếu được trong triển khai chiến lược marketing một cách hiệu quả
- Sụ vận động của dòng thông tin và dòng hàng hóa dịch vụ trên thị trường bị tác động mạnh mẽ bởi sự tham gia của Intemet
- V ớ i sự xuất hiện của mạng Internet đã làm cho quá trình xúc tiến và quản lý xúc tiến thương mại có thêm nhiều khía cạnh mới như: Internet sẽ là trung gian phối họp các phương tiện truyền tin công cộng để dễ dàng thực hiện sự giao tiếp, nhà marketing có thể truy cập tới một dãy rộng các sàn xúc tiến các kênh truyền thông khác nhau để gửi các thông tin, quản trị marketing có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả của quảng cáo trực tuyến,
- Hệ thống công nghệ thông tin và T M Đ T đã tác động mạnh mẽ tới chính sách giá và phân phối
Trang 355.3 Các công cụ của E — marketing
Nhờ ứng dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các hoạt động marketing
m à Marketing điện tử đã đạt được những bước tiến dài hơn so với Marketing truyên thống Điểm nhận thấy rõ nhất đó chính là sự đa dạng hơn của các công cụ marketing được sử dụng trong E - marketing như:
• Thu điện tử (Email)
• Dịi băng quịng cáo (Banner)
• Trang Web (Website)
• Marketing lan tỏa (Viral Marketing)
• Những câu hỏi thường gặp (FAQs - Frequently Asked Questions)
• Hệ thống truy vết khách hàng (Cookies)
• Quịn trị quan hệ khách hàng (CRM)
• Công cụ tìm kiếm (Search engine)
• Pop - úp
6 Thanh toán trong T M Đ T
6.1 Khái niệm thanh toán điện tử
Một trong những điều kiện quan trọng để có thể thực hiện được T M Đ T là phịi
có một hệ thống thanh toán điện tử Hay nói theo một cách khác, xét trên nhiều phương diện, thanh toán điện tử là nền tịng của các hệ thống T M Đ T Sự khác biệt cơ bịn giữa T M Đ T với các ứng dụng khác m à Internet cung cấp chính là nhờ khị năng thanh toán trực tuyến này
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật T M Đ T của Bộ Thương Mại: "Thương mại điện tử (Electronic Payment) theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử (Electronic Message) thay cho việc trao tiền mặt" Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong T M Đ T có thể hiểu là việc trị tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Intemet Ví dụ như trị tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng; công ty trị lương cho nhân viên bằng cách trị tiền trực tiếp vào tài khoịn của nhân viên tại ngân hàng;
6.2 Các hình thức thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử
Khi tiền xuất hiện và sau đó là các hình thái khác cũng được xác định có giá trị như là tiền, thí dụ một hối phiếu, một chi phiếu hay một thẻ tín dụng thì coi như đời
Trang 36sống kinh tế xã hội đương thời đã văn minh tiến bộ cực kỳ Nhưng cách đây 10 năm, một hình thái mới của tiền đã xuất hiện, đó là tiền - điện tử (e-money) do công ty DigiCash ở Hà Lan đề xuất m à người chủ tài khoản có một ví - điện tử nhỏ như so điện thoại bỏ túi với hai nút bấm đơn giản là có thể sử dụng đưẹc tiền dễ dàng, gọn nhẹ và an toàn Đó là hình thái "smart card" đang đưẹc phổ biến ở các nước phát triển (Nguồn: Vương Liêm, 2001, Kinh tế học Internet từ thương mại điện tử tới chính phủ điện tử, N X B Trẻ, trang 12)
Hiện nay, có những phương thức thanh toán điện tử điển hình như:
6.2.1 Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng là một tấm thẻ (thường bàng nhựa) đưẹc phát hành bời một ngân
hàng (NH) hoặc một tổ chức phát hành thẻ, cho phép chủ thể thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ trong hạn mức tín dụng quy đinh của N H hoặc tổ chức phát hành thẻ đó Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đưẹc coi là phương thức thanh toán đặc trưng nhất của các giao dịch trên Internet, nó chiếm tới 9 0 % tổng số các giao dịch Các doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng của họ lên tới 4 0 0 % đơn giản vì họ đã tặng cho khách hàng của họ một cách thanh toán nhanh và tiện lẹi nhất (Nguồn: PGS TS Nguyễn Bách Khoa, 2003, Marketing thương mại điện tử, N X B Thống Kê, trang 141)
Thẻ ghi nợ cũng giống như thẻ tín dụng, chỉ khác là chủ thẻ đưẹc chi tiêu và
rút tiền trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình mở tại các NH K h i trong tài khoản của chủ thẻ không có tiền thi không thể sử đụn thẻ ghi nẹ để thanh toán hay rút tiền Điều đó có ngĩa là quy trình xử lý các giao dịch thẻ ghi nẹ cũng tương tự như quy trình
xử lý của thẻ tín dụng, nhưng do tiền chuyển tới trực tiếp từ các tài khoản của người sử dụng nên chiết khấu thấp hơn
6.2.2 Thẻ thông minh
Thẻ thông minh (Smart Card) là một loại thẻ có hình thức giống với thẻ thanh
toán thông thường nhưng đưẹc gắn thêm một Microchip nhỏ tích họp Microchip tích họp đó có thể là một bộ xử lý hoặc cũng chỉ là một con chip nhỏ không đưẹc lập trình Thẻ có bộ v i xử lý có thể xóa, thêm hoặc chuyển thông tin trên thẻ; còn thẻ chip ghi nhớ thường chỉ dùng để đọc giống như như thẻ tín dụng Mặc dù bộ v i xử lý của nó có thể chạy chương trình gần giống như máy tính nhưng nó không phải là máy vi tính độc lập Chương trình và dữ liệu có thể tải về một số thiết bị khác, chẳng hạn như máy
Trang 37ATM Thẻ thông minh có hai loại chính là: Thẻ thông minh tiếp xúc và Thẻ thông
minh không tiếp xúc
Hình 1.1 Thẻ thông minh - Smart card
(Nguồn:http://www.tiresias.org/research/reports/national smart card proiect.htm)
6 2.3 Ví điện tử (E- wơllet)
Ví điện tử là một phần mềm m à người ta sử dụng để tải về máy tính cá nhân của
mình và lưu trữ số thẻ tín dụng cùng những thông tin cá nhân khác V à ví điện tử được
cá nhân hóa bằng mật m ã bảo về sử dụng giao thừc SÉT (Secure Electronic
Transaction)
Quy trình sử dụng ví điện tử:
- Chọn website mua hàng
- Tải mẫu ví điện tử từ vvebsite về máy và điền các thông tin cá nhân
- Điền thông tin địa điểm giao hàng
- Khi sẵn sang mua và thanh toán tiền hàng thì nhấn chuột vào ví điện tử
Trang 38Séc điện tử thực chất là một "séc ảo", nó cho phép người mua thanh toán bằng
séc qua mạng Internet (Nguồn: PGS TS Nguyễn Bách Khoa, 2003, Marketing thương mại điện tử, N X B Thống Kê, trang 346) Hay séc điện tử là một phiên bản điện tử, đại diện của séc thông thường Một tấm séc điện tử cũng bao gồm các thông tin như séc thông thường, có thể được sử dỏng trong các trường hợp m à séc thông thường không sử đỏng được, và tuân theo cùng một khung pháp lý Quy trình thanh toán bằng séc điện tử cũng tương tự như séc thông thường, nhung dưới hình thức điện tử với nhiều ưu điểm hem như đòi hỏi ít bước xử lý hem, dễ dàng sử dỏng, nhanh chóng, ít tốn kém và an toàn hem séc thông thường Người mua sẽ điền vào form (mẫu có sẵn tên mạng Internet), nó giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình máy tính các thông tin về N H của khách hàng, ngày giao dịch và giá trị giao dịch, sau đó ấn nút "send" để gửi đi
Có thể thấy, séc điện tử phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay, bởi nó vừa tận dỏng được năng lực của các ngân hàng, vừa giảm thiểu được chi phí và các quy trình xử lý phức tạp
Trang 396.2.5 Tiền mặt số hóa (Digital Cash)
Tiền mặt sẻ hóa (Digital cash) hay còn gọi là tiền mặt điện tử Ecash là một
trong những hình thức thanh toán đầu tiên được sử dụng trong thương mại điện tử Đây là một dạng tiền mặt được mua từ một nơi phát hành, sau đó được chuyển đổi tự
do sang các đồng tiền khác thông qua Internet Hình thức tiền mảt này có thể áp dụng trong phạm v i một nước cũng như giữa các quốc gia với nhau M ộ t vài hệ thống tiền mặt số hóa tiêu biểu trên toàn thế giới như: First Virtual (thành lảp năm 1994, đã ngừng hoạt động năm 1998), DigiCash (hiện nay là e-Cash, năm 1996), Millicent (1996), Paypal (1999), Yahoo PayDiect (1999), MoneyZap (1999),
6.2.6 Chuyển khoản điện từ (EFT) trên Internet
Hệ thống EFT (Electronic Fund Transfer) được thiết kế để chuyển khoản tiền
cụ thể từ khoản này tới khoản khác Đây là phương thức m à trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng (NH) của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện điện tử Các thieesy bị người sử dụng có thể dùng lúc này là các máy giao dịch tự động ATM, máy tính cá nhân hoặc điện thoại Các ngân hàng sử dụng mạng giá trị gia tăng chuyên biệt để giao dịch với nhau qua các trung tàm bù trừ tự động
Á C H (Automated Clearing House)
Ngày nay, phương thức chuyển khoản điện tử trên Internet có nhiều ưu điểm vượt trội, nhất là chi phí cho trung tâm giao dịch hầu như không có b ở i chính Internet là môi trường truyền dữ liêuh công cộng Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho EFT trên Internet thì cần thiết phải sử dụng kỹ thuảt m ã hóa thông điệp
và nhiều kỹ thuảt bảo mảt khác
6.2.7 Trao đôi dữ liệu điện tử tài chính (FED1 - Final Electronic Data Interchange)
Đây là dạng trao đổi dữ liệu điện tử EDI đặc thù được thiết lảp giữa các ngân hàng (NH) và các khách hàng; cho phép N H nhản những khoản tiền m à họ được ủy quyền từ người thanh toán và lảp bản sao kê các khoản thanh toán cho người thụ hường Ngoài các hình thức thanh toán phổ biến trên thì ta còn có một số hình thức thanh toán điện tử khác như: Thanh toán siêu nhỏ (áp dụng với các giao dịch có giá trị rất nhỏ như việc download một bản nhạc, mua một CD, một bức ảnh, ) Thẻ mua hàng, Thư tín dụng điện tử (eL/C),
Trang 406.2.8 Thanh toán qua công ty trung gian
Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ thanh toán được biết đến nhiều nhất trên thế giới là Paypal với trang web www.paypal.com, mới được sáng lập thành công ty con trong tập đoàn eBay của Mỹ vào năm 2003 Paypal đã phát triển được một hệ thống thanh toán rất đa năng, cho phép khách hàng trả tiền từ các tài khoản séc cá nhàn, tài khoản thẻ tín dụng, hoặc số dư tài khoản ờên Paypal M ỗ i thành viên sử dụng đều có một tài khoản ảo trên hệ điếng, khi thành viên đó nhận tiền do người khác trả cũng qua
hệ thống này, Paypal sẽ tự động nhập số tiền vào tài khoản và chủ tài khoản có thể dùng số sư để thực hiện các việc thanh toán phát sinh về sau Mặc dù vân còn một số vấn đề về kiểm soát độ tin cậy của thẻ tín dụng, Paypal hiện là hệ thống thanh toán có nhiều thành viên nhất thế giới và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của loại hình
T M Đ T C2C trên các website như eBay, Yahoo! Và nhờng website đấu giá khác
Hình 1.3 Trang chủ của PayPaì
Mnd rim nay and í hóp onune Sai! onllntì
Sin rì á Slflfl un
L«am more nnnipmrtnmnim m»Pni LB3H1 mom ạ nom ỊỊtetina lanh PmPnl
apQđt í Accpunra ĩ*** Ịứast ' Sacurey Ctrứnr ị CnrnmGI tia LđMIAgnMMd BtahaM 1 i£fis I
7 Nhờng vấn đề rủi ro trong TMĐT
Thương mại điện tử là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, song một khi gặp rủi ro thì nhờng thiệt hại đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng cũng không nhỏ Muốn đạt được mức độ an toàn cao trong T M Đ T , chúng ta cần phải
sử dụng nhiều công nghệ mới Tuy nhiên, bản thân các công nghệ mới này không thể giải quyết hết được tất cả mọi vấn đề cần phải có các tổ chức, chính sách, thủ tục,
để đảm bảo cho các công nghệ trên không bị phá hỏng Các tiêu chuẩn công nghệ và