1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thảo luận phân tích cung cầu giá cả của một mặt hàng tiêu dùng trong giai đoạn từ 2020 2023 mặt hàng trà sữa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cung, cầu, giá cả của một mặt hàng tiêu dùng trong giai đoạn từ 2020 – 2023 (mặt hàng trà sữa)
Tác giả Nhóm 1
Chuyên ngành Kinh tế vi mô 1
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 522,36 KB

Nội dung

Cầu D phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác là khôn

Trang 1

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: PHÂN TÍCH CUNG, CẦU, GIÁ CẢ CỦA MỘT MẶT HÀNG TIÊU DÙNG TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2020 – 2023 (MẶT HÀNG TRÀ SỮA)

Học phần: Kinh tế vi mô 1

Nhóm 1

Lớp học phần: 24104MIEC0111

Giáo viên:

Trang 2

MỤC LỤC Lời mở đầu

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay xã hội đang vận động phát triển ngày càng văn minh hiện đại hơn, đời sống của con người không ngừng cải thiện và ngày càng nâng cao hơn Vì lẽ đó mà nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người thay đổi từng ngày Đặc biệt con người ngày càng có nhu cầu về hàng hóa

và dịch vụ Do đó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người thì các dịch vụ cung cấp, muabán hàng hóa cũng phát triển không ngừng

Thị trường kinh tế ngày càng phát triển mở rộng đa dạng hơn Không chỉ có vậy do thị hiếu của người tiêu dùng nên sản phẩm làm ra muốn tiêu thụ được trên thị trường thì điều cốt yếu mà sản phẩm làm

ra phải đảm bảo về cả mẫu mã và chất lượng Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tạo được uy tín cho thương hiệu của mình phải nắm bắt được lượng cầu của thị trường để đưa ra lượng cung phù hợp,cũng như hiểu được thị hiếu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng

Nếu không có người mua thì sẽ không có sự ra đời của hàng hóa, và ngược lại nếuhàng hóa không có mặt thì không thể nào thỏa mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng Nói cách khác nếu không có tiêu dùng thì không có sản xuất và không có sản xuất thì không có tiêu dùng Đó chính là nguyên nhân tạo nên mối quan hệ cung-cầu hàng hóa dịch vụ

Quan hệ cung- cầu khá phức tạp và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa Nó là quan

hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển và điều tiết tiêu dùng Cung cầu là hai phạm trù kinh tế, qua chúng mà người ta có thể đánh giá sự tăng giảm kinh tế, thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứngnhu cầu của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả thị trường, để

từ đó lập kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh phù hợp Đây là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu

Để hiểu thêm về mối quan hệ cung- cầu và giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu

Trang 4

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Khái niệm: Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá

cả và sản lượng

Phân loại: theo đối tượng hàng hóa được trao đổi: thị trường gạo, thị trường ô tô, ; theo phạm vi địa lý:

thị trường Hà Nội, thị trường miền Bắc, ; theo mức độ cạnh tranh trên thị trường: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm, độc quyền thuần túy

Giá cả thị trường: Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu – hàng và tiền được biểu hiện

thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích của kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó giá cả thị trường còn biểu hiện tổng hợp cácc quan hệ kinh tế lơn snhuw quan hệ giữa cung - cầu, quan

hệ tích lũy – tiêu dùng, quan hệ trong – ngoài nước

2.1 Khái niệm về cầu và luật cầu

2.1.1 Cầu (D) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân

Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó

Phân biệt cầu và nhu cầu:

Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi

Nhu cầu: là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể không có khả năng thanh toán

Phân biệt cầu và luật cầu:

Lượng cầu (QD) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi

Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau

2.1.2 Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại

Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P tăng thì QD giảm hoặc P giảm thì QD tăng

2.2 Đồ thị và phương trình đường cầu

2.2.1 Phương trình đường cầu

Dạng phương trình tuyến tính QD = a – bP (a ≥ 0,b ≥ 0) hoặc P =

m – nQD (m ≥ 0, n ≥ 0) 2.2.2 Đồ thị đường cầu

Độ dốc đường cầu = ∆ P

∆ Q

Trang 5

Giả sử hàm cầu có dạng: P = m – nQD

Khi lượng cầu là Q1 thì P1 = m – nQ1

Khi lượng cầu là Q2 thì P2 = m – nQ2

P1 – P2 = (m – nQ1) – (m – nQ2) = – n(Q1 – Q2)

∆P = – n∆Q  ∆ P

∆ Q = – n Hàm cầu có dạng: Q D =a–bP

P = a/b – 1/bQD

-1/b là độ dốc đường cầu

2.3 Các yếu tố tác động đến cầu và sự di chuyển dịch chuyển đường cầu

2.3.1 Các yếu tố tác động đến cầu

2.3.1.1 Tác động của giá đến cầu

Các nhà kinh tế coi luật cầu là một phát minh quan trọng của kinh tế học: người tiêu dùng sẽ mua nhiều hầng hóa, dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống trong điều kiện các yếu

tố khác không đổi Sự di chuyển trên đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu do chính giá hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không thay đổi

2.3.1.2 Tác động của các yếu tố khác

Số lượng người mua: là yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết tất cả các loại hàng hóa đều tăng Khi số lượng người tiêu dùng thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu, khi số lượng người tiêu dùng tăng đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải, và khi số lượng người tiêu dùng giảm đường cầu

sẽ dịch chuyển sang trái

Thị hiếu, sở thích: Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao,…

Thu nhập: khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển sang phải nếu như thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; đối với hàng hóa thứ cấp thì đường cầu

sẽ dịch chuyển sang trái nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, giả sử các yếu tố khác không thay đổi Giá cả của hàng hóa có liên quan: Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm

Các chính sách của chính phủ: Đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng

Kỳ vọng về giá cả và thu nhập: Kỳ vọng về người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ Nếu người tiêu dùng kì

Trang 6

vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên Kì vọng về giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống

Các yếu tố khác: Môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu, chính trị,

2.3.2 Sự di chuyển và sự dịch chuyển của đường cầu

Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu: Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cầu do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

Sự dịch chuyển đường cầu: Đường cầu thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái) do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

3.1 Khái niệm về cung và luật cung

3.1.1 Cung (S) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi)

Phân biệt lượng cung và cung:

- Lượng cung (QS) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi)

- Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau

Cung thị trường là tổng cung của các hãng trên thị trường

3.1.2 Luật cung: Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại

Giữa giá và lượng cung có mỗi quan hệ cùng chiều

3.2 Hàm cung và đồ thị đường cung

3.2.1 Hàm cung

Dạng hàm cung tuyến tính QS = a + bP (b ≥ 0) hoặc P = m – nQS (n ≥ 0)

3.2.2 Đồ thị đường cung

Giả sử hàm cung có dạng: P = m + nQS

Khi lượng cung là Q1 thì P1= m + nQ1

Khi lượng cung là Q2 thì P2 = m + nQ2

P1= (m + nQ1) – (m + nQ2) = n (Q1–Q2)

 P  nQ  ∆ P

∆ Q = n

Trang 7

Hàm cung có dạng: Q = a + bP  P = - a/b + 1/bQ

S 1/b là độ dốc đường cung

3.3 Các yếu tố tác động đến cung và sự di chuyển dịch chuyển đường cung

3.3.1 Các yếu tố tác động đến cung

3.3.1.1 Tác động của giá đến cung

Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa hoặc dịch

vụ Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và ngược lại Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai, thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh

Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm

Sự di chuyển trên đường cung là sự thay đổi do chính giá hàng hóa thay đổi, giả định các yếu tố khác không thay đổi

3.3.1.2 Các yếu tố khác

Số lượng người bán: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa bán ra trên thị trường Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hóa càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang phải, ngược lại nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang trái

Tiến bộ về công nghệ: Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra

Giá của các yếu tố đầu vào: Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên Khi chi phí sản xuất tăng làm đường cung dịch chuyển sang trái, ngược lại, khi chi phí sản xuất giảm sẽ làm đường cầu dịch chuyển sang phải

Chính sách của chính phủ: Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp sản phẩm Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất: Giá của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán

Kỳ vọng về giá cả: Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người bán thì lượng cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại

Yếu tố khác: thiên tai, dịch bệnh

3.3.2 Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cung

Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung:Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cung, do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

Sự dịch chuyển đường cung: Đường cung thay đổi sang một vị trí mới ( sang phải hoặc sang trái), do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

Trang 8

4 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

4.1 Trạng thái cân bằng thị trường

Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng

Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất

Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau

4.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa

4.2.1 Trạng thái dư thừa Giả sử mức giá trên thị trường là P1 > P0

Xét tại mức giá P1 ta có:

QD = Q1 < Q0 QS = Q2 > Q0 QD < QS  Thị trường dư thừa

Lượng dư thừa: Qdư thừa =QS–QD = Q2 – Q1 = AB

Có sức ép làm giảm giá xuống để quay về trạng thái cân bằng 4.2.2 Trạng thái thiếu hụt

Giả sử mức giá trên thị trường là P2 < P0

Xét tại mức giá P2 ta có:

QS = Q1 < Q0 QD = Q2 > Q0 QS < QD.  Thị trường thiếu hụt Lượng thiếu hụt: Qthiếu hụt = |QS – QD| =|Q1–Q2|= MN

Có sức ép làm tăng giá lên để quay về trạng thái cân bằng

4.3 Thay đổi về trạng thái cân bằng cung cầu

4.3.1 Nguyên nhân từ phía cầu (cung không đổi)

Trang 9

Cầu tăng: Giá cân bằng, lượng cân bằng tăng Cầu giảm: Giá cân bằng, lượng cân bằng giảm

4.3.2 Nguyên nhân từ phía cung (cầu không đổi)

Cung tăng: Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng Cung giảm: Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm

4.3.3 Nguyên nhân do cả cung và cầu thay đổi: Có 4 trường hợp xẩy ra

• Cung tăng – cầu tăng

• Cung giảm – Cầu giảm

• Cung tăng – Cầu giảm

• Cung giảm – Cầu tăng

Trang 10

B PHÂN TÍCH CUNG, CẦU, GIÁ CẢ CỦA TRÀ SỮA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2023

1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA TẠI VIỆT NAM

“Trà Sữa” các tên quen thuộc ở khắp Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung, mang về cho

ngành thực phẩm doanh thu khủng khoảng 3,7 tỷ đô la Mỹ Riêng doanh thu ngành trà sữa tại Việt Nam lên tới 362 triệu đô la Mỹ (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng), chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan Có thể nhận thấy rằng sức hút của trà sữa chưa bao giờ hạ nhiệt Trà sữa là thức uống được yêu thích thứ 2 tại Việt Nam, là món đồ uống giải khát khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên và đặc biệt là nhân viên văn phòng độ tuổi từ 18 - 39

Trà sữa được du nhập vào Việt Nam từ năm 2002 với thành phần chính ban đầu chỉ là trà, sữa và trân châu đen nhưng thật sự phát triển mạnh từ năm 2012 khi các thương hiệu trà sữa đổ bộ vào với mô hình dạng chuỗi, đồ uống có nhiều loại topping kèm theo, không gian được thiết kế riêng biệt, mỗi một thương hiệu một phong cách khác nhau

Trong những năm gần đây, chúng ta có thể nhìn thấy thị trường trà sữa Việt Nam đang bước vào thời kỳ hoàng kim Nhiều doanh nghiệp nhận thấy việc kinh doanh này là mỏ vàng cần được khai thác Có hơn 100 thương hiệu lớn nhỏ và xấp xỉ 1500 điểm bán, có thể thấy được thị trường kinh doanh trà sữa ở Việt nam đang phát triển vượt bậc.Chúng ta dễ dàng có thể kể được những cái tên đình đám nổi tiếng như Gong cha, KOI, Ding Tea, The Coffee House,Tocotoco,

2 PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG TRÀ SỮA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2023

"Báo cáo từ Euromonitor cho thấy, thị trường trà sữa Việt Nam có giá trị 282 triệu USD vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20% Tổng chi phi đầu tư ban đầu cho một quán trà sữa vào khoảng một tý đồng, nếu có thể tận dụng luồng khách hàng đông đảo như hiện nay thì thời gian thu hồi vốn chỉ vào khoảng 1 năm hoặc ngắn hơn Đó là lí do khiến những người kinh doanh tham gia vào thị trường này ngày một nhiều Một số thương hiệu nước ngoài cũng "ồ ạt" nhượng quyền với giá khá cao." Trích Newzing.vn

Chi phí để làm ra một cốc trà sữa là yếu tố then chốt quyết định lượng cung sản phẩm này Tổng chi phí để làm ra một ly trà sữa rẻ hơn rất nhiều so với các loại thức uống khác như cả phê hay sinh tố ), nước ép, từ đó dẫn đến kinh doanh trà sữa là loại hình siêu lợi nhuận Thêm vào

đó, việc đầu tư vào kinh doanh trà sữa thời điểm này được đánh giá an toàn hơn, tỷ lệ thất bại cũng thấp hơn đầu tư vào các nhóm ngành ăn uống khác (Theo một thống kê tháng 2/2018, cứ một tháng có tới 8 cửa hàng trà sữa được mở tại các tuyến phố lớn)

Chính vì vậy thời gian gần đây tại Việt Nam có sự xuất hiện trào lưu kinh doanh trà sữa, giống với trào lưu mở quán cà phê hay hàng ăn vặt 10 năm trước, tuy nhiên hình thức kinh doanh này luôn tiềm ần nhiều rủi ro Với tâm lý dễ ưa thích sự độc, mới, lạ nhưng dễ thay đổi của người tiêu dùng, khi trào lưu món này tạm lắng sẽ có những món ăn mới nhanh chóng lên ngôi, từ đó chủ

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w