1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích cung cầu cà phê tại thị trường việt nam giai đoạn 2015 2022

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cung - Cầu Cà Phê Tại Thị Trường Việt Nam Giai Đoạn 2015-2022
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,75 MB

Cấu trúc

  • I. Tính cấp thiết của đề tài (3)
  • II. Phạm vi của đề tài (3)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM (4)
    • I. Vị trí, vai trò (4)
      • 1. Vị trí (4)
        • 1.1. Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta (4)
        • 1.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân (4)
      • 2. Vai trò của xuất khẩu cà phê nước ta (5)
    • II. Diện tích (6)
    • III. Khái quát quy trình làm ra cà phê (11)
    • IV. Một số loại cà phê, thương hiệu nổi tiếng (15)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (21)
    • I. PHÂN TÍCH CUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 – 2022 (21)
    • II. PHÂN TÍCH CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 – 2022 (28)
    • III. CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG – CẦU (33)
    • IV. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN NGHỊ (35)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

Tuy nhiên để ngành cà phê thực sự trở thành sức mạnh của kinh tế Việt Nam thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp h

Tính cấp thiết của đề tài

Ngành cà phê chiếm một vai trò rất lớn trong nền nông nghiệp hàng hóa, là sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với mức khoảng 70,68 tỷ đô la(2011) Tại Việt Nam, cà phê cũng là một trong những ngành có sức hấp dẫn cao khi tận dụng lợi thế khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, vùng đất bazan rộng lớn màu mỡ Trên thực tế, từ những năm 90 của thế kỷ 20, việc trồng cà phê đã bắt đầu có những bước phát triển mới hơn trước đó rất nhiều đồng thời cũng tạo ra nguồn công ăn việc làm cho một bộ phận cho người lao động Hơn nữa, việc trồng cà phê cũng giúp phủ đồi trọc,tạo thêm hướng phát triển cho kinh tế nước nhà đồng thời giảm thiểu những tệ nạn cũng như thiên tai xảy đến Trong xu thế hội nhập toàn cầu, xuất khẩu cà phê không chỉ là kênh huy động máy móc phục vụ hiện đại hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại quốc tế khi xuất khẩu cà phê chiếm đến 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước chỉ xếp sau lúa gạo Tuy nhiên để ngành cà phê thực sự trở thành sức mạnh của kinh tế Việt Nam thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội,… cho đến sự tác động của thị trường thế giới và đặc biệt là từ những cách thức áp dụng kĩ thuật chăm sóc vào trồng trọt cũng như những kĩ thuật công nghệ vào sản xuất.

Phạm vi của đề tài

Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về tình hình cung – cầu và sự biến động giá cả của cà phê tại thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung,nhóm chúng em xin được đưa ra đề tài nghiên cứu của nhóm mình: “Phân tích cung –cầu cà phê tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2015 -2022” Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài làm của nhóm em không tránh khỏi được những thiếu sót Kính mong thầy cô quan tâm, chỉ bảo để bài làm của nhóm thêm hoàn thiện Chúng em xin chân thành cảm ơn!

KHÁI QUÁT NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

Vị trí, vai trò

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo Chính vì thế ngành cà phê có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

1.1 Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.

– Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết đến với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó chính là cà phê Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

– Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu…

– Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp Nền nông nghiệp nước ta trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước Đây là lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ nông nhàn Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ cho nó Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn Điều này tạo cho người dân các vùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.

– Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là thích hợp với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để… Vì vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.

1.2 Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân

– Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,… Vì thế đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.

– Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

– Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân

2 Vai trò của xuất khẩu cà phê nước ta

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước Để xuất khẩu thành công, mỗi quốc gia phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế nhất, đem lại lợi ích cao nhất Nắm bắt được điều này, Việt Nam cũng đã xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực riêng Những mặt hàng này sẽ tạo cho Việt Nam nguồn thu ngân sách chủ yếu Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Hàng năm ngành cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê sẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước. Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê Hàng năm Việt Nam sản xuất ra một khối lượng lớn cà phê Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam là rất thấp Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất

Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa

Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thế giới để tổ chức sản xuất Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển Vì vậy trên thị trường Việt Nam sẽ xảy ra tình trạng cung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó phải đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên Việt Nam lại không coi cà phê là sản phẩm ế thừa cần xuất khẩu mà xuất phát từ thị trường thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều cà phê hơn Do đó thị trường thế giới luôn là mục tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê Điều này góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập cao và thường xuyên.

Với một đất nước có 100 triệu dân, lực lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc phát triển cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng về thất nghiệp cho đất nước Giúp người dân ổn định đời sống giảm các tệ nạn xã hội Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện để họ tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật, hòa nhập được với sự phát triển của thế giới.

Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, quy mô xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Diện tích

Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước. Đối với diện tích cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản đang áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Organic.

Theo thống kê của các tỉnh, đến năm 2022 diện tích cà phê có chứng nhận đạt 185.800 ha Riêng tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận là 45.674 ha, chiếm khoảng 22,12% diện tích cà phê toàn tỉnh Trong đó, chứng nhận UTZ với tổng số nông hộ tham gia là 11.296 nông hộ, diện tích là 13.713 ha và sản lượng 49.979 tấn; chứng nhận 4C với tổng diện tích là 26.091 ha, sản lượng 94.357 tấn với 18.450 nông hộ tham gia; chứng nhận RFA với diện tích 5.123 ha và 2.771 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 12.719 tấn; chứng nhận

Fairtrade có tổng diện tích 747,2 ha, 447 nông hộ tham gia với tổng sản lượng đăng ký 3.255,9 tấn

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025, bình quân mỗi năm tái canh khoảng 4.000 ha/năm Đảm bảo 100% diện tích tái canh được sử dụng giống tốt, chất lượng và áp dụng đúng quy trình tái canh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 210.372 tấn, trị giá 482,4 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 11% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ giảm 0,1% về lượng nhưng tăng 1,8% về trị giá.Tuy nhiên, tính đến hết quý I năm nay xuất khẩu cà phê đã giảm 5% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 552.613 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD.

Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 – 2022 (Nguồn: Tổng Cục Hải

Giá nội địa hiện vẫn ổn định ở mức cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu không dám ký hợp đồng giao xa do sợ không cân đối được với giá nội địa và giá xuất khẩu Các doanh nghiệp FDI với lợi thế về nguồn tiền dồi dào nên đã gom hàng từ trước đợi khi nào doanh nghiệp Việt Nam thiếu hàng thì bán ra

Trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 808 triệu USD Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng 3,7% lên 419,8 triệu USD.

Tỷ trọng của doanh nghiệp FDI trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo đó tăng lên mức 34% từ 31% của cùng kỳ; trong khi tỷ trọng của các doanh nghiệp trong nước thu hẹp từ 69% xuống còn 66%.

Giá cà phê xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng lên Trong tháng 3 giá xuất khẩu bình quân cà phê tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 2.293 USD/tấn Tính chung quý I năm nay giá xuất khẩu cà phê đạt bình quân 2.222 USD/tấn, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ.

Giá cà phê nội địa trong quý I tăng khoảng 25% so với thời điểm cuối năm 2022 và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 48.600 - 49.000 đồng/kg.

Nguyên nhân của việc giá cà phê trong nước ở mức cao trong khi xuất khẩu giảm là doanh nghiệp khó khăn trong mua hàng

Hiện tại, việc thu hoạch đã hoàn tất tuy nhiên người dân vẫn giữ hàng không bán ra, chờ giá lên cao khiến doanh nghiệp không thể mua Cùng lúc, năm nay sức mua của đa số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê yếu do nguồn vốn eo hẹp trong bối cảnh lãi suất khá cao và biến động tỷ thất thường Nguồn tài chính của các doanh nghiệp năm nay không dồi dào như mọi năm dẫn đến tồn kho hàng hoá ở mức thấp Trong khi đó, giá nội địa hiện vẫn ổn định ở mức cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu không dám ký hợp đồng giao xa do sợ không cân đối được với giá nội địa và giá xuất khẩu Việc rủi ro giá cà phê nước tăng mạnh khiến doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ đối với các hợp đồng giao xa đã từng xảy ra vào năm ngoái.

Trong quý I, xuất khẩu cà phê sang thị trường EU có xu hướng giảm, nhưng bù lại các thị trường lớn khác như Mỹ, Nga, Algeria, Indonesia… lại tăng rất mạnh

Theo đó, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 220.749 tấn cà phê sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong quý I với trị giá thu về 473,7 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái Với kết quả này EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40% tỷ trọng trong tổng xuất khẩu

Báo cáo mới đây của ICO cho biết, tiêu thụ cà phê của châu Âu chỉ tăng 0,1% trong năm nay sau khi tăng 6% vào năm trước do tăng trưởng kinh tế giảm tốc và lạm phát tăng cao.

Trong khối EU, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức tăng 5,6%, đạt 77.490 tấn; Italy tăng 25,8%, đạt 53.585 tấn; tuy nhiên thị trường Bỉ giảm mạnh 57,6%; Hà Lan giảm 14% Ở chiều ngược lại, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 44,5% lên 39.438 tấn; thị trường Nga tăng 82,9% lên 33.091 tấn; Algeria tăng 135,8%, đạt 20.335 tấn.

Khối lượng xuất khẩu sang các nước có thế mạnh về trồng và chế biến cà phê khác cũng tăng đột biến như: Indonesia tăng 3,7 lần (đạt 13.695 tấn), Mexico tăng gấp gần 7 lần (đạt11.411 tấn), Ấn Độ tăng hơn 2 lần (đạt 10.881 tấn)

Khái quát quy trình làm ra cà phê

Để có thành phẩm cà phê đến tay người tiêu dùng, các thương hiệu sản xuất cà phê nổi tiếng hiện này đều thực hiện theo một quy trình khép kín từ nông trường đến nhà máy với

Cà phê cung cấp cho các nhà máy, xưởng sản xuất thường đến từ các vùng nguyên liệu như Daklak, Lâm Đồng hay vùng núi phía Bắc Cây cà phê là cây công nghiệp trồng từ 3 năm mới cho thu hoạch Thời gian này tùy thuộc vào chiều cao cây giống khi được trồng. Cây cà phê được trồng vào mùa mưa, với giống cà phê khác nhau sẽ có cách trồng, mật độ cây trồng, phân bón chăm sóc khác nhau.

Việc thu hoạch cà phê được tiến hành hoàn toàn thủ công bằng tay Hiện người ta không dùng máy móc hỗ trợ hái cà phê Để thu được cà phê chín chất lượng cao, việc thu hoạch bằng tay này giúp chọn được những quả cà phê chín mọng, không sâu bệnh, các hạt cà phê chín đồng đều nhất.

Bên cạnh đó, một số nơi, người ta cùng dùng máy để tước cành rồi thu hoạch quả Cách này giúp giảm thu hoạch thủ công nhưng lại không đảm bảo thu được quả chín đồng đều nhau.

Là một bước quan trọng trong quy trình rang xay cà phê, trái cà phê sau khi được hái về sẽ được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như đất, cát, lá cây,…Việc này nếu làm không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê và hệ thống máy móc chế biến chúng.

Sau đó, trái cà phê sẽ được ngâm nước và đem phơi khô dưới nắng mặt trời từ 2 đến 3 ngày Tiếp đến, để tách sạch vỏ ngoài, người ta sử dụng dụng cụ Sau cùng là bước phân loại hạt cà phê theo kích thước Để sản xuất cà phê chất lượng cao người ta chọn hạt cà phê đồng đều từ 13, 14 hoặc 16.

Bên cạnh việc rang xay 1 loại cà phê, để đa dạng sản phẩm và hương vị, người ta thường phối các loại cà phê với nhau Ví dụ như phối cà phê Robusta với Arabica.

Bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất cà phê đó chính là rang cà phê Đây là công đoạn ảnh hưởng nhiều nhất đến mùi vị của thành phẩm cà phê.

Một mẻ rang cà phê thường được thực hiện khoảng 16 phút Hương vị và mùi thơm của cà phê biến đổi theo nhiệt độ và thời gian rang như sau:

Mức Nhiệt Màu Sắc, Hình Dạng Hạt Cà

Phê Mùi Vị Hạt Cà Phê

100 độ C Hạt cà phê chỉ hơi teo, chưa bị biến đổi màu sắc Hơi nước bên trong bốc hơi dần, chưa có mùi khác lạ

120 độ C Hạt dần có màu vàng nhạt Mùi tựa rơm, cỏ khô

150 độ C Hạt dần chuyển sang màu vàng đậm, hạt có nhiều gân hơn

Mùi giống bánh mì nướng hay mùi gỗ cháy

170 độ C Hạt chuyển sang màu nâu nhạt Hương thơm của quả chín, mật ong

Nếu lúc này ngừng rang, đem hạt đi xay sẽ thu được thành phẩm cà phê vị rất chua, nồng, mùi ngái ngái

190 độ C Hạt có màu caramel Mùi thơm của mạch nha lan tỏa dễ nhận ra

200 độ C - Hạt nổ lần 1 Hạt thay đổi rõ rệt về màu sắc, kích thước so với ban đầu Hương thơm hấp dẫn Lúc này cà phê bắt đầu chín, có thể dùng rang

225 độ C - Hạt nổ lần 2 Màu đậm nhất Vị chua giảm, vị caramel tăng Nếu tiếp tực tăng sẽ mất đi hương vị cà phê Để có được một tách cà phê có tỷ lệ hoàn hảo cân bằng giữa cả 3 yếu tố: vị đắng, hơi chát – chua và mùi thơm, thì thời gian rang cà phê có tác động lớn đến 3 yếu tố này:

+ Rang từ 8 – 10 phút: vị chua và chát bằng nhau, hương thơm lúc này không rõ ràng và vị đắng nhẹ Nếu đem xay và pha cà phê sẽ cho ra nước màu nhạt.

+ Rang khoảng 11- 14 phút: Cafe đủ 3 vị chua, đắng, chát ở mức cân bằng nhất Hương thơm lúc này cũng rất đặc trưng.

+ Rang từ 14-16 phút: Vị rất đắng, cho thành phẩm cà phê rất đặc, vị chát và chua giảm đi nhiều Rang càng lâu mùi thơm của cà phê sẽ mất đi. Đặc biệt, cà phê rang ở nhiệt độ cao sẽ khiến các hợp chất tạo mùi thơm sinh ra và bay hơi nhanh chóng, vì vậy mùi hương cà phê cũng giảm đi Để tránh làm thất mất đi hương thơm của cà phê, ngay sau khi rang, bạn cần làm nguội chúng càng nhanh càng tốt.

Sau rang cà phê thì công đoạn xay cũng ảnh hưởng đến chất lượng của ly cà phê thành phẩm Việc xay cà phê phụ thuộc nhiều vào máy xay, nếu bột cà phê được xay không đồng đều, dẫn đến việc khó khăn khi pha chế

Tùy vào cà phê pha máy hay pha phin truyền thống sẽ quyết định đến mức độ mịn của bột cà phê Cà phê pha máy đòi hỏi bột cà phê phải mịn, còn pha phin thì chỉ cần mịn tương đối

Một số loại cà phê, thương hiệu nổi tiếng

1 Một số loại cà phê ở Việt Nam

Cà phê Robusta còn được biết đến với tên gọi cà phê vối Đây là loại cà phê rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, hằng năm đạt 90 – 95% tổng sản lượng cà phê Loại cà phê này có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt.

Hạt của cà phê Robusta nhỏ hơn Arabica Phải được sấy trực tiếp chứ không phải lên men, vị đắng chiếm chủ yếu Nó được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới và có mặt ở nhiều nước Việt Nam có tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.

1.2 Cà phê ARABICA Đây là một trong các loại cà phê có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men, rửa sạch và được sấy Hương vị của Arabica hơi chua, người ta thường ví vị chưa đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ rất chua, nhưng lập tực thấy được vị đắng của vỏ.

Cà phê cherry hay cà phê mít gồm 2 giống chính là Liberica và Exelsa Loại này không được phổ biến lắm, nhưng có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất cao Nó được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp Cherry rất phù hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái.

Cà phê culi một trái chỉ có duy nhất một hạt Có vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nước màu đen sánh.

Cà phê moka là một trong những các dòng cà phê nổi tiếng thuộc chi Arabica Ở Việt Nam, moke là cà phê hiếm, luôn có giá cao hơn các loại khác Hạt moka lớn và đẹp hơn nhiều so với giống khác Hương thơm của nó rất đặc biệt, rất sang trọng, ngây ngất, vị hơi chua một cách thanh thoát, dành cho người sành điệu.

2 Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam

Highlands Coffee được sinh ra từ niềm đam mê bất tận với cà phê hạt Việt Nam của David Thái Năm 2002, quán cà phê với cái tên ngoại quốc Highlands được thành lập Highlands có các dòng sản phẩm đa dạng, không gian trang trí tinh tế, đơn giản

Có thể nói, cái tên Trung Nguyên cà phê được xem là sự khởi đầu của thị trường cà phê tại Việt Nam Sản phẩm của Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn làm “Đại sứ ngoại giao Văn hóa” Là quà tặng cho các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước Ngoài các sản phẩm cà phê, Trung Nguyên còn có các sản phẩm dịch vụ như: quánNhượng Quyền, du lịch về cà phê,…

Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washingtin, Hoa Kỳ Hãng có 22.519 quán ở 67 quốc gia, tại Việt Nam cũng có 11 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, tphcm Không chỉ nhắm đến lượng khách quốc tế đang sống và làm việc tại Việt Nam, bộ phận giới trẻ cũng là đối tượng khách hàng mà Starbucks nhắm đến Số lượng cửa hàng ở tphcm không nhiều nhưng lượng khách hàng của mỗi chi nhánh rất đông và ổn định.

The coffee house ra đời những năm gần đây nhưng rất được các bạn trẻ ưa chuộng Không chỉ được điểm ở mặt hình thức mà thức uống và phong cách phục vụ cũng được đánh giá rất cao Chính vì thế dù giá có hơi cao như The Coffee House vẫn đông tấp nập vào các dịp cuối tuần.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Phúc Long luôn duy trì những giá trị tâm huyết phục vụ khách hàng Không chỉ tốt về cả chất lượng, cách phục vụ hay môi trường làm việc mà còn giúp mang lại các giá trị đích thực về trà và cà phê Nhiều người ưa chuộng cà phê Phúc Long bởi mùi thơm rất riêng, chất cà phê sánh vừa phải Các quán cà phê của Phúc Long ngày càng có mặt dày đặt tại các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam.

2.6 NESCAFE Đây là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trên toàn thế giới Nescafe được chính thức sản xuất tại Việt Nam khi tập đoàn này chính thức đưa nhà máy Đồng Nai vào hoạt động vào năm 1998 Thương hiệu cà phê này có hương vị thơm ngon, bao bì đẹp mắt, hương thơm nhẹ nhàng, đa dạng nhiều sự lựa chọn.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH CUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 – 2022

1.1 Diện tích cà phê ở Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015-2022 có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng

Năm Diện tích gieo trồng

Diện tích gieo trồng cà phê ở Việt Nam giai đoạn 2015-

- Năm 2015, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta khá lớn, khoảng 643.3 nghìn ha.

- Năm 2016, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta khoảng 645.4 nghìn ha, tăng 2.1 nghìn ha (tăng 1%) so với năm 2015.

- Năm 2017, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta tăng lên khá nhiều, khoảng 662.2 nghìn ha, tăng 16.8 nghìn ha (tăng 1.03%) so với năm 2016.

- Năm 2018, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta khoảng 668.4 nghìn ha, tăng 6.2 nghìn ha (tăng 1%) so với năm 2017.

- Năm 2019, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta tiếp tục tăng, đạt khoảng 692.6 nghìn ha, tăng 24.2 nghìn ha (tăng 1.04%) so với năm 2018.

- Năm 2020, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta có xu hướng giảm, đạt khoảng 680 nghìn ha, giảm 12.6 nghìn ha (giảm 1.02%) so với năm 2019 Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, cho biết những năm gần đây, do giá cà phê thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây khác như xoài, sầu riêng…Điều này dẫn tới diện tích cà phê giảm.

- Năm 2021, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta tiếp tục tăng mạnh, đạt khoảng 710.59 nghìn ha, tăng 30.59 nghìn ha (tăng 1.04%) so với năm 2020.

- Năm 2022, diện tích gieo trồng cà phê của nước ta có xu hướng giảm nhẹ, đạt khoảng

710 nghìn ha, giảm 0.59 nghìn ha so với năm 2021.

Niên vụ Sản lượng ( triệu tấn)

(Nguồn: Tổng hợp từ Tình hình kinh tế- xã hội-Tổng cục thống kê)

=> Năng suất cà phê tăng liên tục qua các năm, có thể thấy nguồn cung của cà phê Việt Nam không hề bị khan hiếm Như vậy, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng về sản lượng và diện tích Chính vì vậy, Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới về lượng tiêu thụ cà phê chỉ sau Brazil Theo Bộ NN&PTNT, đến năm 2030,Việt Nam có chủ trương không tăng diện tích, thậm chí phải giảm diện tích cà phê ở những nơi không có lợi thế Tập trung chế biến sâu, đẩy mạnh liên kết để phát triển thương mại nhằm tăng giá trị ngành cà phê Việt Nam.

1.3 Số lượng các nhà sản xuất trong ngành

Cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn Cụ thể, gồm có:

- 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm;

- 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%;

- 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sảnphẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%.

Như vậy, với nguồn lực sản xuất dồi dào, cà phê có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xuất khẩu, đem lại nhiều giá trị to lớn.

1.4 Tình hình xuất khẩu cà phê

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo Việt Nam chủ yếuxuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới Những quốc gia trên thế giới đều sử dụng hạt cà phê Robusta từ Việt Nam vì có độ chua thấp, vị đắng và các nốt mocha Đến hết năm 2021, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, trong đó đứng thứ nhất thế giới nhiều năm liền về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối.

Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 2015-2022:

Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2022, tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta theo chiều hướng tăng, kim ngạch xuất khẩu cán mốc 3 tỷ USD Sau năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm, xuất khẩu cà phê ViệtNam vì thế cũng giảm.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 8/2021 đạt trên 100 nghìn tấn, trị giá 175,5 triệu USD, tăng 16% về lượngvà tăng 31,8% về trị giá so với tháng 8/2020 Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn, trị giá 2,25 tỷ USD,giảm 4,2% về lượng, nhưng tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

2 Giá của các yếu tố đầu vào (chi phí sản xuất)

Chi phí nhân công giữa các năm có sự thay đổi, tuy nhiên thường rơi vào tìnhtrạng “khát” nhân công thu hái cà phê Chẳng hạn năm 2015, giá nhân công hái cà phê rơi vào tầm giá 170.000-180.000 đồng/người/ngày; đến năm 2016, giá nhân công là 220.000-230.000 đồng/người/ngày; Có thể thấy giá nhân công ngày càng tăng và còn cóthể tiếp tục tăng trong tương lai Cùng với đó là sự tác động của dịch bệnh Covid-19 trong vài năm gần đây khiến cho ngành cà phê càng nhiều biến động.

Bên cạnh đó, giá cà phê còn chịu sự chi phối của các yếu tố đầu vào khác, ví dụ như giá của đất đai,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các loại hàng hoá phụ trợ Các loại hàng hoá này có tính chất ổn định, không thay đổi quá nhiều, chính vì thế ít làm ảnh hưởng tới giá của cà phê Đặc biệt, với tình hình thời tiết ngày 1 cực đoan như hiện nay, sản lượng , diện tích, chất lượng sản phẩm cà phê đang bị tác động 1 cách tiêu cực Theo Trung tâm Nôngnghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050.

=>Yếu tố thời tiết có thể quyết định đến tình trạng được mùa hay mất mùa trong sản xuất cà phê Việt Nam.

3 Giá của hàng hóa liên quan trong sản xuất

Trong sản xuất, những nguyên liệu bao gồm đường, sữa, kem béo thực vật và càphê được coi là hàng hóa bổ sung cho nhau Khi giá của cà phê tăng lên, nhà sảnxuất cà phê sẽ tăng lượng cung ra thị trường và kéo theo lượng cung hàng hóa bổsung: đường, sữa, kem béo thực vật… sẽ tăng lên Ngược lại, khi giá cà phê giảm,lượng cung cà phê ra thị trường cũng sẽ giảm xuống, nếu nhà sản xuất vẫn giữnguyên hoặc gia tăng lượng cung trong khi giá bán ra thị trường quá rẻ thì lợinhuận sẽ giảm, thậm chí thua lỗ và khi lượng cung cà phê giảm thì lượng cunghàng hóa bổ sung như đường, sữa, kem béo thực vật cũng giảm xuống.

Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao, để có một táchcà phê thơm ngon vừa ý lại đáp ứng yêu cầu nhanh gọn, thật đơn giản thì máy phacà phê đã trở thành một trợ thủ đắc lực đối với những tín đồ cà phê Chính vì lẽ đó mà cà phê và máy pha cà phê là hai hàng hóa bổ sung cho nhau, khigiá cà phê tăng cao, nhà sản xuất sẽ thúc đẩy sản xuất cà phê, lượng cung của càphê sẽ tăng lên và dẫn đến cung của máy pha cà phê cũng sẽ tăng lên Ngược lại,khi giá cà phê giảm, nhà sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất giảm lượng cung cà phê vàcung máy pha cà phê sẽ giảm đi.

4 Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất)

Ngành công nghiệp cà phê hiện nay có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xãhội và môi trường Bởi vậy, việc ứng dụng khoa học – công nghệ trong quá trìnhsản xuất là điều cần thiết bởi người nông dân và nhà sản xuất toàn cầu luôn gặpnhiều khó khăn trong việc kiểm soát giá cả và mùa vụ chịu ảnh hưởng nhiều bởibiến đổi khí hậu Có thể kể đến những công nghệ mới đang được áp dụng 1 cáchhiệu quả trong quá trình sản xuất cà phê như:

• Công nghệ tưới nhỏ giọt Netafim kết hợp bón phân qua nước tưới cho cây cà phê: Tưới nhỏ giọt cây cà phê được khuyến khích sử dụng Bởi chế độ cungcấp nước tiết kiệm đồng thời kết hợp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên cây cà phê phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh Và cho năng suất cao với chi phí đầu tư hợp lý.

PHÂN TÍCH CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 – 2022

Là quốc gia gần 100 triệu dân với hơn 300.000 cửa hàng cà phê lớn nhỏ đang hoạt động với tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2023 vào khoảng 2%, nhu cầu về tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam cho thấy triển vọng rất lớn Hơn nữa, tỷ lệ tiêu thụ cà phê trên đầu người của Việt Nam đang ở mức rất thấp, chỉ 2 kg/ người/ năm, thấp hơn rất nhiều so với nước xuất khẩu lớn như Brazil với 5,8 kg/ người/ năm hay các nước nhập khẩu hàng đầu như Mỹ với 4,2 kg/ người/ năm và Phần Lan 12kg/ người/năm

Không chỉ vậy, trung bình tỷ lệ tiêu thụ cà phê trong nước chỉ đạt khoảng 10% trong 10 năm trở lại đây, thấp hơn rất nhiều so với các nước xuất khẩu lớn như Brazil và Indonesia khi dao động từ 25-30% sản lượng cà phê sản xuất ra Điều này cho thấy không gian rộng lớn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nước để góp phần phát triển ngành cà phê của Việt Nam

2 Thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập của người mua liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội và nó thể hiện số tiền mà người tiêu dùng có sẵn để mua các mặt hàng Khi thu nhập của một người hoặc một nhóm người tăng lên, thì lượng cầu cũng tăng theo Ngoài ra, giá của hàng hoá cơ bản có khả năng thay đổi thu nhập thực tế hoặc thu nhập thực tế của người mua.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo giá trị USD ở thời điểm hiện tại giai đoạn 2006-2022

Theo dữ liệu ở bảng trên, từ năm 2015 đến 2022, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng xấp xỉ 43% Forbes nhận định, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng

Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.526,27 USD vào năm 2020, và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021 Trên thực tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khoảng năm 2006.

Xét mối tương quan giữa thu nhập và sản lượng tiêu thụ, có thể nói rằng cà phê là hàng hóa thông thường Thu nhập tăng kéo theo cầu về cà phê tăng Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng, đại lý cung cấp phân phối cà phêvới nhiều dạng sản phẩm khác nhau Mỗi địa chỉ sẽ có mức giá bán riêng cho từng sản phẩm Đối với thị trường cà phê trong nước thường xuyên biến động theo xu hướng của thị trường thế giới dẫn tới hiện trạng các đại lý và nhà xuất khấu Việt Nam thường xuyên đầu cơ cà phê chờ thời điểm để bán với mức giá cao.Trên thị trường giá, 1kg cà phê bột dao động khoảng từ 130.000đ – 240.000 đồng tùy vào từng loại, giá cà phê hòa tan đóng gói dao động từ 40.000 đến 60.000 cho 10gói 240g.Giá một cốc cà phê bình dân được người người dân lựa chọn nhiều là cà phê nâu, cà phê đen, cà phê sữa dao động từ 15.000 - 25.000 đồng Còn những loại cà phê mang thương hiệu lớn dao động từ 45.000 đến 70.000/ 1 ly

Ta thấy rằng chi phí cho 1 gói hay 1 ly cà phê là khá hợp lý với mức thu nhập của người dân Việt Nam Và khi thu nhập bình quân tăng lên nhu cầu tiêu dùng cà phê cũng tăng theo.

Các chuyên gia nhìn chung đồng ý rằng mức tiêu thụ caffein an toàn trong ngày là 300 mg Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), một cốc cà phê chứa khoảng 100 mg caffein, như vậy, mỗi người không nên uống quá 3 ly/ ngày Nếu dùng quá nhiều caffeine sẽ khiến thần kinh căng thẳng, mất ngủ, đi tiểu nhiều, tim đập nhanh, nôn mửa… Chúng ta có thể cân nhắc những hàng hóa thay thế cho cà phê như:

Có mức giá 1 ly ngoài quán dao động từ 30.000 - 60.000 đồng/ ly Bột trà xanh matcha đóng gói dao động từ 600.000 - 700.000/ 250g Có thể thấy giá của matcha cao hơn giá của cà phê.

Thông thường giá bột cao cao thường dao động khoảng 130.000 – 170.000 đồng/500gram Đối với ly cacao pha sẵn có mức giá 25.000 đồng/ ly Giá của cacao tuy không chênh lệch với cafe nhiều nhưng vẫn chưa được ưa chuộng như cafe truyền thống.

Trà được bán phổ biến trên thị trường dao động từ 50.000 - 90.000 đồng/250g Giá của trà đen đối với cafe cao hơn và chưa được sử dụng rộng rãi.

Loại chè khô đóng gói được bán phổ biến trên thị trường dao động từ 40.000 - 75.000 đồng/ 250g Trà đá hay được bán ở vỉa hè đường phố dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/ cốc Lá chè dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/ 250g Chè xanh cũng là thứ được người tiêu dùng ưa thích, có giá bình dân và được dùng để thay thế cafe khá phổ biến.

4 Thị hiếu của người tiêu dùng

Việt Nam là quốc gia hàng đầu về cà phê rang xay hay cà phê nguyên hạt Tỷ lệ này chiếm khoảng 23% tất cả sản phẩm mới trong cùng phân khúc được đưa ra thị trường tại châu Á Về sức tiêu thụ cà phê, Việt Nam xếp thứ 4 trong khu vực với bình quân đầu người 1,15 kg/năm.Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người Việt uống cà phê 7 lần/ tuần, nghiêng về nam giới (59%) Thời gian uống cà phê phổ biến nhất vào khoảng 7 – 8 giờ sáng Nhu cầu sử dụng cao thúc đẩy hình thức kinh doanh nở rộ Người có nhiều thời gian thường chọn ngồi quán cà phê để thưởng thức mùi vị nguyên chất, còn giới văn phòng bận rộn lại thích các gói hòa tan.Nhưng khi mức sống tăng lên, khẩu vị của người dùng cũng được nâng thêm một bậc Không chỉ thích sự tiện lợi, người uống còn đòi hỏi mùi vị thơm ngon, đúng chất cà phê Các nhãn hàng liên tiếp đưa ra nhiều thử nghiệm nhằm đáp ứng đại bộ phận khách hàng.

Biểu đồ thể hiện xu hướng tiêu thụ cà phê bột năm 2019

5 Kỳ vọng của người tiêu dùng

Phần lớn tiêu thụ cafe rang xay là trong các quán cafe, đặc biệt là các chuỗi cafe lớn Trong những năm gần đây, có thể kể tên rất nhiều chuỗi cafe cả nội lẫn ngoại đang hoạt động tại Việt Nam Ở phân khúc bình dân, ta có có thể kể đến: Cafe Milano, Napoli Cafe, VivaStar Coffee Phân khúc giá cao hơn, ta có rất nhiều chuỗi: Highlands Coffee, Cộng

Cà Phê, The Coffee House, Phúc Long, King Coffee… Và ở phân khúc trên nữa là những cái tên như: Starbucks, Trung Nguyên, và The Coffee Bean & Tea Leaf

Biểu đồ thể hiện giá của một số hãng cà phê tại Việt Nam tính đến 2022 Đối với những loại cà phê ở phân khúc cao như: Starbucks, Highlands Coffee, Phúc Long, người tiêu dùng kỳ vọng về một giá bán hợp lý hơn Khi đó, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với những nhãn hàng này Ngược lại, các quán vỉa hè được kỳ vọng về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh.

Biểu đồ thể hiện khảo sát lí do người tiêu dùng lựa chọn cà phê ở 3 loại của hàng

Ngoài kỳ vọng về giá thành, chất lượng cà phê, người tiêu dùng còn kỳ vọng về thu nhập của bản thân họ Nhìn chung, thu nhập của người Việt chưa cao, đó cũng là một phần cản trở người tiêu dùng trong việc tiêu thụ cà phê.Trong bối cảnh Covid gần 3 năm qua, những kỳ vọng này của người tiêu dùng vẫn chưa được đáp ứng Dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng.

CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG – CẦU

1 Dịch bệnh ảnh hưởng cầu

Diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 có tác động lớn tới lượng cà phê được tiêu thụ trực tiếp lẫn gián tiếp ước tính có khoảng 20,000 cửa hàng cà phê lớn nhỏ tại Việt Nam đã từng phảitạm dừng hoạt động ít nhất một lần Kèm theo đó là các biện pháp thực hiện dãncách xã hội khiến cho số lượng người mua mặt hàng cà phê bị sụt giảm đáng kể

Dịch bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân nói chung và người tiêu dùng cà phê nói riêng Mới đây nhất, dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ lệ, số người thiếu việc cũng như thất nghiệp quý III năm 2021 lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,8 triệu người

(chiếm tỷ lệ 4,46%) Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,7 triệu người (chiếm 3,39%) Thu nhập bình quân của người lao động Quý III năm 2021 thấp hơn đáng kể so với Quý II năm 2020 (5,2triệu đồng so với 5,5 triệu đồng), trong khi Quý II năm 2020 đã ghi nhận thu nhập bình quân của người lao động là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.Việc ảnh hưởng đến thu nhập trầm trọng như vậy khiến cho người tiêu dùng càphê trở nên dè dặt hơn trong quyết định mua các sản phẩm từ mặt hàng này.Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê vẫn tăng do nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của người tiêu dùng.

Tình hình dịch bệnh kéo dài cộng thêm việc thực hiện dãn cách xã hội nghiêm ngặt khiến cho nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tăng lên đáng kể Theo ghi nhận và quan sát khi các đợt dịch qua đi, các cửa hàng cà phê luôn trong tình trạng kín khách do người tiêu dùng trong thời gian dài không được thỏa mãn nhu cầu giải trí, dịch vụ tại các cửa hàng trực tiếp.

Ngày nay, kinh doanh cà phê trở nên rất quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng Thế nhưng, thành công hay thất bại là điều mà các nhà kinh doanh không thể dự đoán được, nhất là thị trường kinh doanh quán cà phê đang ngày càng trở nên bão hòa.

 Các hình thức quảng cáo của doanh nghiệp cáo bằng hình ảnh: Loại quảng cáo này đó chính là tạo sự thu hút tốt

 Quảng cáo bằng hình ảnh: Loại quảng cáo này đó chính là tạo sự thu hút tốt

 Quảng cáo bằng hình ảnh: Loại quảng cáo này đó chính là tạo sự thu hút tốtLoại quảng cáo này đó chính là tạo sự thu hút tốt

Quảng cáo bằng hình ảnh: loại quảng cáo này chính là tạo sự thu hút tốt hơn nhờ phần hình ảnh nhiều màu sắc, dễ dàng tương tác và đi sâu vào trong tiềm thức khách hàng. Quảng cáo dưới dạng chia sẻ cảm nhận: có tính thu hút tính lan truyền mạnh hơn so với loại quảng cáo bằng hình ảnh Lôi cuốn được sự quan tâm, đánh giá của những người dùng.

Sau đó, đưa đoạn quảng cáo lên internet để tốc độ lan truyền nhanh và có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn: youtube, facebook: thông qua số lượng lượt like, chia sẻ và bình luận của người dùng Thông qua các bài báo mạng và báo giấy, tạp chí gia đình, sức khỏe như Tiếp thị và Gia đình, Sức khỏe và Đời sống,

Các doanh nghiệp thường sẽ có một bài viết về sức khỏe liên quan đến an toàn thực phẩm và xu hướng lựa chọn thực phẩm trong tương lai; từ đó sẽ đưa ra lời khuyên và giới thiệu về cà phê nguyên chất cũng như liệt kê một số các cửa hàng đang bán để người dùng dễ dàng tìm mua Sau đó họ lập ra một forum diễn đàn mạng về sản phẩm họ tạo câu hỏi mà người tiêu dùng thường thắc mắc về thực phẩm cũng như cà phê nguyên chất để người dùng cùng bàn luận, trao đổi, đồng thời có thể thu thập những ý kiến đóng góp từ họ mà không khiến họ cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư.Điều này thu thập được ý kiến người tiêu dùng để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ.Internet có 3 kênh truyền thông tập trung: SEO, mạng xã hội, diễn đàn. Đối với mạng xã hội: đây là kênh nghiên cứu thị trường khá tốt, hầu hết người tiêu dùng trong độ tuổi mục tiêu đều sở hữu tài khoản mạng xã hội là một lợi thế Đối với SEO, các doanh nghiệp mua các từ khóa liên quan cũng như vị trí quảng cáo hàng đầu để hỗ trợ cho kênh phân phối online Đối với các diễn đàn, đa số người tiêu dùng khá đồng nhất và thường có mức độ tin tưởng các kiến thức được chia sẻ khá cao, tác động lớn đến quyết định mua.

 Các hình thức quảng cáo của các cửa hàng cà phê

Tạo chương trình khách hàng tân thiết

 Tiếp thị bằng dịch vụ giao hàng nhanh

 Thái độ phục vụ tốt

 Quán cà phê được trang trí bắt mắt, menu hấp dẫn, đa dạng

.Tiếp thị bằng dịch vụ giao hàng nhanh

.Thái độ phục vụ tốt

.Quán cà phê được trang trí tinh tế, menu hấp dẫn, đa dạng

Quảng cáo bằng hình ảnh: Loại quảng cáo này đó chính là tạo sự thu hút tốt

Hiện nay, các doanh nghiệp và quán cà phê đang làm khá tốt trong việc quảng bá sản phẩm của mình và áp dụng công nghệ để quảng bá tốt hơn Từ đó, nâng cao doanh số bán hàng cũng như lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê của mình.

Tuy nhiên người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng, hoài nghi về chất lượng và công năng của cà phê của doanh nghiệp dẫn tới tình trạng vẫn còn do dự chưa quyết định được có nên sử dụng hay không.

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Phân tích giá cả thị trường

Trong nhiều năm qua, giá cả cà phê nước ta có nhiều biến động, cụ thể là: a) Giá xuất khẩu

- Tháng 12/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 2.000 USD/ tấn,tăng 3,9% so với tháng 11/2020 và tăng 14,9% so với tháng 12/2019 Năm 2020,giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm2019. b) Giá cà phê trong nước

Năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm So với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô tháng 12 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng nhẹ 500 đồng/kg Tuy nhiên, giá lại 100-200 đồng/kg so với tháng 11/2020, ở mức 32.500-32.900 đồng/kg Giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng Giá cà phê Robusta giá FOB giao tại cảng TP HCM ổn định tại ngưỡng 34.500 đồng/kg Vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên.

2 Khuyến nghị Để bình ổn giá và tạo điều kiện phát triển cà phê một cách bền vững cần có:

+ Sự hỗ trợ của nhà nước, vai trò của Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu lớn; sự hợp tác của ngành cà phê Việt Nam với ngành cà phê các nước như Brazil, Indonesia

+Sự sàng lọc rủi ro đối với khách hàng Thị trường hiện nay đang sàng lọc các khách hàng rủi ro nhưng bản thân việc quản lý thông qua vai trò của Hiệp hội và sự giám sát của các ngân hàng cũng sẽ tạo ra được lực lượng các nhà kinh doanh có thực lực, ổn định và an tòan, giúp cho việc kinh doanh cà phê tốt hơn.

+ Nhà nước cần có lãi suất hợp lý cho doanh nghiệp xuất khẩu.Do lãi suất vay ngân hàng quá cao, doanh nghiệp mua vào phải bán ra thật nhanh, gây áp lực lớn lên thị trường bán hàng Nếu có lãi suất thấp hơn thì các doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian lưu hàng hóa trong kho, chờ khi giá tốt hơn để bán.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Cà phê là một trong những ngành hàng đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của Nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung Ngành Cà phê đã tạo ra hàng ngàn việc làm, đồng thời là sinh kế chính của nhiều hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp Để duy trì vị trí xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới trong thời gian tới ngành cà phê cần tập trung vào các giải pháp như:

I Về sản xuất, chế biến

Về sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo cà phê hàng hóa tiêu thụ với giá cả hai bên cùng có lợi.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cà phê đảm bảo chất lượng an toàn, có chứng chỉ.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường - tiêu thụ các sản phẩm cà phê, nhất là sản phẩm cà phê tiêu dùng Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tổ chức cà phê thế giới(ICO) và các nước nhập khẩu Hình thành thị trường giao dịch cà phê kỳ hạn ở ViệtNam hoạt động có hiệu quả nhằm xây dựng thị trường buôn bán hàng hóa phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

III Xuất khẩu Để tận dụng các cơ hội, hạn chế những khó khăn, hỗ trợ ngành cà phê tăng giá trị, duy trì vị thế thứ hai thế giới trong thời gian tới ngành cà phê cần tập trung vào các giải pháp như:

Một là, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Hai là, tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện; tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Ba là, khuyến khích, tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ người sản xuất đến khâu cuối cùng bằng công nghệ hiện đại Chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh, các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm và cách thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu.

Bốn là, các doanh nghiệp cà phê cần tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế được tổ chức ở trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu. Chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức Đồng thời, cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại để kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình phù hợp với tín hiệu của thị trường.

Năm là, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA

Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Ngày đăng: 11/04/2024, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w