Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiLàm rõ nguyên nhân gắn với quá trình biến động của cà phê Việt NamLàm rõ thời cơ, thách thức trong việc phát triển cà phê trong nền kinh tế thịtrườngPhân tí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
-BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CUNG CẦU CỦA MẶT HÀNG
CÀ PHÊ VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ
Lớp học phần: 2282MIEC0821
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG 6
1 Phân tích cầu cà phê 6
1.1 Số lượng người tiêu dùng 6
1.2 Thu nhập 6
1.3 Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng 8
1.4 Thị hiếu 9
1.5 Kỳ vọng của người tiêu dùng 10
1.6 Các yếu tố khác 11
2 Phân tích cung cà phê 13
2.1 Diện tích trồng cà phê 13
2.2 Tình hình xuất khẩu 14
2.3 Số lượng các nhà sản xuất trong ngành 16
2.4 Liên kết đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu và xúc tiến thương mại cho cà phê Việt Nam 16
2.5 Chi phí sản xuất 18
2.6 Kỳ vọng về giá 19
2.7 Dịch bệnh 19
Trang 32.8 Thời tiết – Khí hậu 20
2.9 Việc canh tác cà phê 21
3 Mô hình cà phê 21
3.1 Sản lượng cà phê 21
3.2 Lượng tiêu thụ 22
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 23
KẾT LUẬN 24
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Diễn biến thị trường cà phê Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020 như thếnào?
Các cơ chế, chính sách điều hành thị trường cà phê Việt Nam từ năm 2018đến năm 2020 là gì?
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Làm rõ nguyên nhân gắn với quá trình biến động của cà phê Việt NamLàm rõ thời cơ, thách thức trong việc phát triển cà phê trong nền kinh tế thịtrường
Phân tích, đề xuất những phương án, giải pháp để sản phẩm này phát triểntheo quy luật cung cầu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: biến động cà phê Việt Nam từ năm 2018 đến năm
2020, quy luật cung cầu của thị trường , tâm lý khách hàng và chính sách pháttriển điều chỉnh giá cà phê
Phạm vi nghiên cứu: biến động thị trường cà phê Việt Nam từ năm 2018 đếnnăm 2020
4 Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện theo nhóm Các thành viên đượcphân công chuẩn bị nội dung và nhóm cùng thảo luận để đưa ra kết luận cuốicùng người được phân công chuẩn bị có trách nhiệm tìm hiểu, kiểm tra, phântích, viết và gửi nội dung chuẩn bị đến các thành viên trong nhóm Cá thànhviên trong nhóm sẽ gợi ý, thảo luận, phản biện để cùng đạt đến thống nhất.Các thông tin đưa vào nghiên cứu được trích từ các nguồn đáng tin cậy,chính xác Nguồn dẫn được ghi cụ thể, rõ ràng tại phần tài liệu tham khảo
Trang 6CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG
1 Phân tích cầu cà phê
1.1 Số lượng người tiêu dùng
Tiêu thụ cà phê đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm
có thu nhập cao nhất và phổ biến ở thành thị (cao gần 2 lần so với nông thôn).Đặc biệt người dân sử dụng nhiều cà phê vào hai mùa đó là mùa nóng từ tháng
4 đến tháng 5 và mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 11 Cà phê tiêu thụ ở Việt Namphân chia rõ ràng 2/3 là cà phê bột rang xay và 1/3 là cà phê hòa tan
Theo như thống kê, có khoảng 19,2% người Việt Nam tiêu thụ cà phê, trong
đó 47% tiêu thụ cà phê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột Lượng cà phê tiêuthụ bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 4.7kg/người/năm Theo nghiêncứu của ATM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng càphê Việt Nam và uống cà phê 7 lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%).Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ3-4 lần trong tuần hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%)
Một số nghiên cứu gần đây được ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấytiềm năng thị trường nội địa ở Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm.Nghĩa là với sản lượng cà phê hằng năm thu hoạch được 700.000-800.000 tấnthì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10% Trong khi đótheo Hiệp hội cà phê thế giới tiêu thụ nội địa gần 3.6% - con số này xếp thấpnhất trong tất cả những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay
Trang 7mô 100% (18)
21
KINH TE VI TRAC- Nghiemkinh tế vĩ
Trang 81.2 Thu nhập
Như chúng ta đã biết khi thu nhập thay đổi thì nhu cầu về tiêu dùng hàng hóacũng sẽ thay đổi theo Dưới đây là biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân 1người/1 tháng chia theo thành thị, nông thôn 2010-2021 (đơn vị nghìn đồng)
Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4.205nghìn đồng, giảm 1,1% so với năm 2020 Thu nhập bình quân 1 người/1 thángnăm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5.388 nghìn đồng, cao gấp 1,5 lần khu vựcnông thôn (3.486 nghìn đồng) Trước năm 2019 thu nhập bình quân đầu ngườiliên tục tăng tuy nhiên do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19, thu nhập có
xu hướng giảm dần Tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so vớikhu vực nông thôn So với năm 2020, thu nhập bình quân 1 người/1 tháng năm
2021 ở khu vực thành thị giảm 3,6%, trong khi thu nhập bình quân 1 người/1tháng ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể
Như vậy trước năm 2020 thì thu nhập 1 người/1 tháng ở nước ta đều tăng thìcầu cà phê của nước ta trong giai đoạn này cũng sẽ tăng Và từ năm 2020 khidịch covid-19 xuất hiện thì thu nhập đã có xu hướng giảm dần nhưng cầu cà phê
kinh tế vĩ
THƯƠNG-MẠI-…kinh tế vĩ
ĐÀM-PHÁN-mô 100% (14)
46
Trang 9lại tăng cao do xu hướng làm việc tại nhà tăng và mặt hàng cà phê có thể nóirằng đó là một hàng hóa thông thường.
1.3 Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng
a) Hàng hóa thay thế
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại đồ uống nó đã mang lạinhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Vì thế mặt hàng cà phê đang cónhiều thay đổi để không bị tụt lại phía sau
Một khảo sát theo dữ liệu ban đầu của Kantar Worldpanel’s Out of Home tạithành phố Hồ CHí Minh năm 2018 cho thấy quy mô thị trường của trà gần gấpđôi cà phê
Từ biểu đồ ta thấy đồ uống từ trà đang phổ biến hơn khi một nửa thành phố
Hồ Chí Minh đều dùng chúng Trong khi lượng khách hàng tiêu thụ cà phê
Trang 10chiếm khoảng 1/3 dân số thành phố Như vậy cầu cà phê sẽ giảm rõ nếu như giá
cà phê tăng lên
b) Hàng hóa bổ sung
Nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc, sữa tươi không đường,đường… tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kémnếu như sử dụng cả hai hàng hóa với nhau
1.4 Thị hiếu
a) Văn hóa cà phê của Việt Nam
Việt Nam có một nền văn hóa cà phê rất khác với nền văn hóa phương Tây
Cà phê ở đây dành cho việc thưởng thức một cách chậm rãi, tương tự như cáchuống của người Pháp Tuy nhiên người Pháp uống cà phê trước khi ngày làmviệc bắt đầu, còn ở Việt Nam mọi người có thể uống vào bất cứ lúc nào trongngày Họ uống cà phê buổi sớm, trưa, tối, uống khi buồn khi vui, khi suy tư, khicăng thẳng… Và không gian uống cà phê cũng đã ảnh hưởng đến thú vuithưởng thức thanh cao này Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rấtriêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ nhưngười Mỹ và thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa nhâm nhi và suy tưởng Ngoài ra gu cà phê của người Việt cũng đặc biệt hơn Họ thích vị đắng của
cà phê đậm, thích mùi thơm nồng đậm của của cà phê khi nước được đổ vàophin Tùy thuộc vào từng loại cà phê sẽ mang lại cho người uống những mùi vịkhác nhau do có nhiều cách chế biến khác nhau Cà phê Việt Nam trước dâythường được đóng gói và bảo quản trong những chiếc túi nilon hay những chiếchộp nhựa kín gió Tuy nhiên thời gian gần đây, cà phê thường được dùng trongnhững chiếc túi rất giấy đẹp mắt, rất thu hút người nhìn và bắt mắt Với chấtlượng dùng để in túi giấy giá rẻ và mẫu mã, thiết kế đa dạng, in túi giấy đựng càphê đang trở thành một loại bao bì giấy phổ biến được dùng để đựng cà phê
Trang 11b) Tình yêu dành cho cà phê
Theo VHLSS, cà phê tại thị trường Việt Nam có đến 90%trong toàn bộ khốilượng thị trường tiêu thụ cà phê là những người dùng trung thành, chính vì thếkhi đặt cà phê trong thị trường của chính nó, cà phê được coi là một loại hànghóa thiết yếu, vì dù giá có tăng nhưng người yêu cà phê vẫn sẽ mua, chỉ cókhoảng 10% những người dùng cà phê quyết định sự thay đổi của cầu khi giáthay đổi Chính vì vậy có thể kết luận rằng cầu cà phê ít bị co dãn theo giá.Thêm vào đó cà phê không phải là một sản phẩm có giá quá cao so với phầnđông dân số, giá biến động trong biên độ không lớn, vì vậy sự thay đổi của giá
so với thu nhập là không đáng kể
1.5 Kỳ vọng của người tiêu dùng
Đi liền với thị hiếu là những kỳ vọng của người tiêu dùng trong thị trườngnói chung cũng như thị trường cà phê nói riêng
Dưới đây là kết quả của một cuộc khảo sát những lí do người tiêu dùng lựachọn các cửa hàng cà phê ở 3 loại cửa hàng
Trang 12Có thể thấy người dùng chọn chuỗi cửa hàng bởi phần lớn là thương hiệu tốt
và có nhiều hương vị sản phẩm, họ có thể thỏa sức lựa chọn Cửa hàng độc lậpđược yêu thích vì có không gian quán lí tưởng phù hợp cho việc tụ họp, thưgiãn… và có hương vị sản phẩm phong phú Quán vỉa hè được lựa chọn phầnlớn là giá bán hợp lí, phải chăng và rất phù hợp với những người lao động cóthu nhập thấp Từ đó ta thấy rằng giá bán, hương vị cà phê có ảnh hưởng rấtnhiều đến lựa chọn tiêu dùng cà phê Và không gian quán lí tưởng cũng là mộttrong những tiêu chí mà mọi người hiện nay ưu tiên lựa chọn
Bên cạnh về những kì vọng về giá thành và chất lượng cà phê, người tiêudùng còn kì vọng về thu nhập của bản thân họ Nhìn chung thu nhập của ngườiViệt chưa cao, điều đó cũng một phần cản trở người tiêu dùng trong việc tiêuthụ cà phê Trong bối cảnh covid-19 suốt 3 năm qua, những kì vọng này củangười tiêu dùng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ Dịch bệnh ảnh hưởng khôngnhỏ đến thu nhập của người tiêu dùng mà trong khi đó giá cà phê vẫn tiếp tụctăng
1.6 Các yếu tố khác
a) Dịch bệnh ảnh hưởng tới cầu cà phê
Diễn biến phức tạp của làn sóng covid-19 có tác động rất lớn tới cầu cà phê.Khi covid-19 bùng phát tình hình nước ta trở nên căng thẳng và đã khiến chonhiều cửa hàng phải đóng cửa nhiều lần Trong 4 đợt dịch ước tính có khoảng20.000 của hàng cà phê lớn nhỏ tại Việt Nam đã từng phải tạm dừng hoạt động
ít nhất một lần Bên cạnh đó là các biện pháp dãn cách xã hội khiến cho sốlượng người mua mặt hàng cà phê bị sụt giảm đáng kể
Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nói chung và người tiêudùng cà phê nói riêng và đặc biệt trong 2 năm 2020-2021, dịch bệnh diễn biếnrất phức tạp Và trong quý II năm 2020 đã ghi nhận thu nhập bình quân của
Trang 13người lao động là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Việc ảnh hưởngđến thu nhập trầm trọng như vậy khiến cho người tiêu dùng cà phê trở nên dèdặt hơn trong quyết định mua các sản phẩm từ mặt hàng này Tuy nhiên lượngtiêu thụ cà phê vẫn tăng do nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của người tiêu dùngtăng cao Như ông Đoàn Đình Hoàng, sáng lập chuỗi cà phê nhượng quyềnGuta trao đổi với nhịp cầu đầu tư là: “Cà phê đã trở thành thói quen tiêu dùnghằng ngày, nhất là các phân khúc phổ thông nên không nằm trong danh sách cắtgiảm chi tiêu của người tiêu dùng”.
Và sau khi dịch covid-19 được kiểm soát ở nước ta từ đầu năm 2022 tới naythì bình quân thu nhập đầu người cũng đã tăng lên và tỉ lệ thất nghiệp đã giảm
rõ rệt Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 làgần 1,06 triệu người, giảm 13,9 nghìn người so với quý trước và đặc biệt làgiảm 658,1 nghìn người so với cùng kì năm trước Tỉ lệ thất nghiệp trong độtuổi lao động quý III năm 2022 là 2,28%, giảm 0.04 điểm phần trăm so với quýtrước và giảm 1,7 điểm phần trăm so với cùng kì năm trước Vì vậy nhu cầu tiêuthụ cà phê tăng lên mạnh mẽ sau khi nhịp sống dần ổn định Theo ghi nhận vàquan sát khi các đợt dịch đi qua các cửa hàng cà phê đều kín khách
b) Quảng cáo
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều các mặt hàng khác nhau, đa dạng vàphong phú Vì vậy sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cũng tăng lên, đòi hỏi mọidoanh nghiệp phải quảng bá sản phẩm của mình theo cách tốt nhất có thể Vàmặt hàng cà phê cũng vậy, các doanh nghiệp phải có những hình thức quảng cáophù hợp để thu hút người tiêu dùng
- Các hình thức quảng bá phổ biến hiện nay như:
+ Quảng cáo qua KOLs: KOLs - key opinion leader hay còn gọi là nhữngngười ảnh hưởng Đây là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực
và được nhiều người theo dõi Lời nói, hành động, các bài viết ấn phẩm của họ
có sự tác động nhất định tới người tiêu dùng
Trang 14+ Các hình thức quảng cáo online: Qua các nền tảng mạng xã hội nhưfacebook, tiktok… Ưu điểm là tiếp cận được nhiều loại sản phẩm, đúng đốitượng mình muốn Có kết quả nhanh, hiệu quả trong việc tạo dựng nhận biếtthương hiệu.
+ Tổ chức các hoạt động: Không chỉ phục vụ nhu cầu đồ uống, các quán càphê còn kết hợp mô hình triển lãm, vẽ tranh để bạn thư giãn, tìm cảm hứng choriêng mình Hay tạo ra một bài viết về sức khỏe liên quan đến an toàn thựcphẩm và xu hướng lựa chọn thực phẩm trong tương lai Từ đó đưa ra lời khuyên
và giới thiệu về cà phê nguyên chất cũng như liệt kê một số các cửa hàng đangbán để người dùng dễ dàng tìm mua
Hiện nay, các doanh nghiệp và quán cà phê đang làm khá tốt trong việcquảng bá sản phẩm của mình Tất cả các phương thức quảng cáo trên được ápdụng cho hầu hết các doanh nghiệp cà phê, tăng khả năng nhận diện thươnghiệu đối với phía khách hàng, tạo ra sự quan tâm nhất định đối với các phânkhúc khách hàng khác nhau Từ đó năng cao doanh số bán hàng cũng như lượngtiêu thụ sản phẩm cà phê của mình
2 Phân tích cung cà phê
Trang 15riêng, bơ, chanh leo và cây khác có giá trị cao hơn, dẫn đến diện tích cà phêgiảm.
Năm 2018, diện tích cà phê của cả nước rất lớn, khoảng 688.400 ha Trong
đó, cà phê Robusta chiếm khoảng 670000 ha Cà phê Arabica, diện tích vàokhoảng 50.000 ha
Đến 2020, diện tích cà phê cả nước đạt 600.000ha Trong đó, Tây Nguyênđạt 530.000 ha, 7 tỉnh còn lại đạt 70.000 ha bao gồm: Đồng Nai, Bình Phước,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Kon Tum, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên Tuy vậy, diệntích Tây Nguyên đã vượt quy hoạch
Trang 162.2 Tình hình xuất khẩu
Sản lượng cà phê qua từng năm đều tăng trong vòng 3 năm, thể hiệntrong bảng số liệu:
Sản lượng xuất khẩu cà phê xuất khẩu VN qua các năm
Cà phê là nguồn xuất khẩu chủ lực chỉ sau gạo, Việt Nam xuất khẩu chủ yếuloại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới, nhờ vịchua thấp, vị đắng và các nốt mocha
Năng suất cà phê tăng liên tục cho thấy nguồn cung của Việt Nam rất đadạng, …
Trong 3 năm 2018-2020, ta thấy được sản lượng năm 2018 cao vượt trội(1,882 nghìn tấn) Đến 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 cà phê giảmmạnh 12% về sản lượng và 19% về giá
Đến năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch, kéo theo lạm phát làm cho nguồncung giảm (Giảm 8,8% về sản lượng và 7,2% về giá), chính nguyên nhân đó đãkhiến nền xuất khẩu cà phê Việt không còn là mặt thiết yếu
2020, cung với những dấu hiệu tốt về dịch bệnh, xong bên cạnh đó lại cóxung đột trên thế giới, khiến giá xăng dầu leo thang, nhưng Việt Nam đã dần ổnđịnh lại thị trường, tuy sản lượng giảm 10.000 tấn nhưng giá lại tăng từ 2,66 tỷUSD lên ngưỡng 3 tỷ USD Điều đó cho thấy chất lượng hạt cà phê Việt đangdần được củng cố và phát triển trên thị trường thế giới, để tranh top 1 xuất khẩu
cà phê với Brazil
Sản lượng
(Tấn) 1.882.000 1.653.265 1.510.000Giá
Trang 172.3 Số lượng các nhà sản xuất trong ngành
Cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rangxay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn Cụthể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay -tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phêhòa tan tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suấtthực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6% Như vậy, vớinguồn lực sản xuất dồi dào, cà phê có thể đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường
và xuất khẩu, đem lại nhiều giá trị to lớn
2.4 Liên kết đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu và xúc tiến thương mại cho càphê Việt Nam
Để đạt mục tiêu kim ngạch xuất kharu 6 tỷ USD vào năm 2030 mà Chính phủ
đã đề ra, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt,ngành Cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp cụ thể Trong đó,cần dẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành một cách hiệu quả, xây dựng các vùngtrồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụngtiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhàmáy chế biến sâu; tăng cường liên kết và hợp tác sản xuất kinh doanh cà phê vớimục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường
Một chuyên gia cấp cao của ngành Nông nghiệp đã nhận định, các FTA thế
hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất,chế biến và xuất khẩu cà phê, khi mà thuế xuất khẩu của nước ta có thể về gần0% Đây là lợi thế vô cùng lớn, giúp VIệt Nam không chỉ là trung tâm trồng trọt
mà còn có thể là trung tâm sản xuất cà phê của thế giới