1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận môn kinh tế học đề tài phân tích cung cầu cà phê tại việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHẦN 1:- Ngành cà phê chiếm một vai trò rất lớn trongnền nông nghiệp hàng hóa, là sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với mức khoảng 70,68 tỷ đô la2011.. - Tr

Trang 2

PHẦN 1:

- Ngành cà phê chiếm một vai trò rất lớn trongnền nông nghiệp hàng hóa, là sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với mức khoảng 70,68 tỷ đô la(2011) Tại ViệtNam, cà phê cũng là một trong những ngành có sức hấp dẫn cao khi tận dụng lợi thế khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, vùng đất bazan rộng lớn màu mỡ

- Trên thực tế, từ những năm 90 của thế kỉ 20, việc trồng cà phê đã bắt đầu có những bước phát triển mới hơn trước đó rất nhiều đồng thời cũng tạo ra nguồn công ăn việc làm cho một bộ phận cho người lao động Hơn nữa, việc trồng cà phê cũng giúp phủ đồi trọc,tạo thêm hướng phát triển cho kinh tế nước nhà đồng thời giảm thiểu những tệ nạn cũngnhư thiên tai xảy đến

- Trong xu thế hội nhập toàn cầu, xuất khẩu cà phê không chỉ là kênh huy động máy móc phục vụ hiện đại hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại quốc tế khi xuất khẩu cà phê chiếm đến 10%tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước chỉ xếp sau lúa gạo.

- Tuy nhiên để ngành cà phê thực sự trở thành sức mạnh của kinh tế Việt Nam thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội,… cho đến sự tác động củathị trường thế giới và đặc biệt là từ những cách thức áp dụng kĩ thuật chăm sóc vào trồng trọt cũng như những kĩ thuật công nghệ vào sản xuất

PHẦN 2:

1 LÝ THUYẾT VỀ CẦU1.1 Khái niệm cầu

TẠIVIỆTNAM

Trang 3

- Cầu (D): là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và

có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng các yếu tố khác là không đổi.

- Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua

mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định, giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi.

- Cầu là tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

a Giá của chính hàng hoá đó (Px)

- Theo luật cầu, khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm và ngược lại Giá Px được coi là yếu tố nội sinh duy nhất làm di chuyển đường cầu.

b Thu nhập của người tiêu dùng (I)

- Đối với hàng hóa xa xỉ, tốc độ tăng của cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu

nhập, giá của hàng hoá xa xỉ biến thiên cùng chiều với lượng cầu.

- Đối với hàng hóa thiết yếu, thu nhập và cầu có quan hệ tỉ lệ thuận.- Đối với hàng hóa thứ cấp, sau khi tăng đến một mức nhất định, thu nhập và

cầu có quan hệ tỉ lệ nghịch.

c Giá của hàng hóa có liên quan (Py)

- Hàng hóa bổ sung: Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu về hàng hóa kia giảm xuống và ngược lại, với giả định các yếu tố khác là không đổi.- Hàng hóa thay thế: Khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu về hang hóa

kia cũng tăng lên và ngược lại., với giả định các yếu tố khác là không đổi.- Sở thích hay thị hiếu (T).

- Sở thích và cầu có mối quan hệ thuận chiều.- Quy mô thị trường hay dân số (N).

- Quy mô thị trường và cầu có mối quan hệ thuận chiều.

d Kỳ vọng của người tiêu dùng (E).

- Kỳ vọng đề cập đến sự mong đợi hay dự kiến của người tiêu dùng về sự thay đổi trong tương lai các nhân tố ảnh hưởng tới cầu hiện tại Ví dụ, nếu người tiêu dùng dự đoán giá của hàng hóa nào đó trong tương lai sẽ tăng lên thì cầu về hàng hóa đó ở hiện tại sẽ tăng và ngược lại.

2 LÝ THUYẾT VỀ CUNG2.1 Khái niệm cung

- Cung (S): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và

có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố không đổi.

- Lượng cung (QS): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán

muốn bán và có khả năng bán tại mức giá đã cho (một mức giá) trong một khoảng thời gian nhất định.

Trang 4

- Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác

- Giá và Lượng cung có mối quan hệ thuận chiều.

2.2 Cơ chế hình thành giá cả thị trường cân bằng.

- Mức giá cân bằng của thị trường là mức giá mà tại đó khi cung và cầu không đổi, lượng cung sẽ bằng lượng cầu.

- Khi mức giá thực tế thấp hơn mức giá cân bằng, người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn còn người sản xuất sẽ bán ít hơn Trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cầu hàng hóa (thiếu hụt) Do hàng hóa khan hiếm nên giá của hàng hóa có xu hướng tăng lên.

- Khi mức giá thực tế tăng cao hơn mức giá cân bằng, tại mức giá đó, người sản xuất muốn bán nhiêu hơn còn người tiêu dùng sẽ mua ít đi Khi đó trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung hàng hóa (dư thừa) Do hàng hóa dưthừa nên giá của hàng hóa có xu hướng giảm xuống.

- Hai quá trình này lặp lại cho đến khi mức giá thực tế bằng với mức giá cân bằng.

3 SƠ LƯỢC VỀ CÀ PHÊ

- Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có

chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi Được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê.

- Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng

cao nguyên Ethiopia Từ đó, nó lan ra Ai Cậpvà Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ Ngàynay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.

- Ba dòng cây cà phê chính là Coffea Arabica (Cà phê Arabica) – Cà phê

chè – và Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối cà phê mít – Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau Cà phê Abrica được đánh giá cao hơn so với cà phê Robusta

- Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay “cà phê chồn”) của Indonesia và Việt Nam Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.

- Các loại cà phê ở Việt Nam: - Việt Nam trong khu vực nhiệt đới

gió ẩm mùa, đây là điều kiện lý tưởng để trồng cây cà phê Hiện nay,ở Việt Nam có hơn 50 loại giống câykhác nhau, cụ thể như sau:

- Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối Loại này chiếm 90% sản lượng cà phê tại Việt Nam Đây cũng là loại cà phê được

Cà phê Arabica được trồng ở Gia Lai Việt Namxuất khẩu nhiều nhất Việt Nam.

- Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê chè Loại cà phê này sống được ở độcao 800m so với mặt nước biển Vì vậy chỉ một số nơi ở Việt Nam mới trồng được loại cà phê này.

PHẦN 3:

1 PHÂN TÍCH CUNG CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

a Diện tích cà phê ở Việt Nam

- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015-2020 có nhiều biến động nhưngnhìn chung có xu hướng tăng Như vậy, diện tích cà phê lớn đã đáp ứng được nhu cầu của thịtrường, không để rơi vào tình trạng thiếu hụt.Tuy nhiên, diện tích gieo trồng cà phê năm 2020 giảm vì nguyên nhân do một số diện tích cà phê vối tái canh chưa cho thu hoạch và chuyển sang cây trồng hiệu quả như rau, hoa, quả và 1 số yếu tố khách quan khác…

b Sản lượng cà phê

Trang 6

- Năng suất cà phê tăng liên tục qua các năm, nhìn vào năng suất có thể

thấy nguồn cung của cà phê Việt không hề bị khan hiếm Như vậy, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng về sản lượng và diện tích Chính vì vậy, Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới về lượng tiêu thụ café chỉ sau Brazil.

Bảng diện tích gieo trồng cà phê nước ta năm 2007-2017:

Năm Diện tích gieo trồng cà phê tại ViệtNam (nghìn ha)

Trong giai đoạn này sản lượng cà phê có nhiều biến động nhưng nhìn chung sản lượng vẫn tăng qua các năm.

Diện tích gieo trồng cà phê cũng như sản lượng cà phê tăng khiến cho sảnlượng cà phê tăng dẫn đến cung cà phê cũng tăng qua các năm, đường cung dịch phải.

Trang 7

- Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo Việt Nam chủyếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới.Theo đó, Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới.

- Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2018, tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta theo chiều hướng tăng, kim ngạch xuất khẩu cán mốc 3 tỷ USD Sau năm 2018 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam mất kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD

- Cạnh tranh thị trường:

- Theo thống kê đo lường tại sáu thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãn hiệu), hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65%về giá trị so với 38% số lượng và 34% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu Riêng tại thị trường Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ) , tỷ trọng cà phê hòa tan còn chiếmđa số so với cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%.

- Trong thị trường cà phê hòa tan, lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối thủ Vinacàphê (38%), Nescafe (32%) và G7 (23%) Thị trường này đang có bước chuyến biến khá nguy hiểm cho đối thủ Vinacafe khi mức độ tặng trưởng chỉ đạt 27% so với 51% và 88% của Nescafe và G7 trong năm gần đây.

- Trong thị trường cà phê rang xay, Trung Nguyên đang dẫn đầu cách biệt so với các đối thủ khác (>80%).

Trang 8

- Trong niên vụ 2019 – 2020, nhập khẩu của EU giảm 2,6% xuống 78,32triệu bao và Mỹ giảm 10% xuống 28,36 triệu bao.

Trang 9

- Năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong nửa đầu năm vàcó xu hướng tăng nhẹ vào nửa cuối năm Tháng 12, giá cà phê vối nhânxô tăng nhẹ 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên so với năm cùng kỳ năm 2019 Giá cà phê cao nhất ở Đắk Lắk và thấp nhất ở Lâm Đồng

- Giá xuất khẩu cà phê trung bình đạt 2.000 USD/tấn vào tháng 12/2020, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 Năm 2020, giá xuất khẩu cà phê trung bình ước tính đạt 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019.

Những Thuận Lợi:

- Nhận định của Tổ chức cà phê quốc tế cho thấy, ở một số vùng trồng càphê, hiện tượng El Nino có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng cà phê niên vụ 2007-2008 Do đó, dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2007-2008 có thể đạt khoảng 109-112 triệu bao, trong khi nhu cầu tiêu thụ khoảng 118-120 triệu bao Vì vậy, sự phục hồi của giá cà phê còn có thể tiếp tục duy trì trong năm 2007 Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho rằng, với đà xuất khẩu hiện nay, từ nay đến cuối năm mặt hàng cà phê

Trang 10

tiếp tục có cơ hội đạt mức tăng trưởng cao về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

- Người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro.

- Hiện nay, tình hình thời tiết không thuận lợi đang khiến thị trường thế giới theo xu hướng cung không đủ cầu, bởi vậy, giá cà phê còn tiếp tục tăng, có lợi cho xuất khẩu cà phê Việt Nam – nơi đang cung cấp tới trên 40% lượng cà phế trên thế giới.

- Ngoài yếu tố thuận lợi về giá, việc đa dạng hoá sản phẩm cũng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến ở 71 quốc gia và lãnh thổ dưới dạng nhân sống chất lượng cao mà còn được người tiêu dùng thế giới thưởng thức dưới dạng hoà tan Với tổng diện tích gần 500 ngàn ha, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản, cà phê vẫn được coi là một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân.

Những Khó Khăn :

- Theo Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 của Việt Nam thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp Sản lượng cà phêniên vụ 2021/2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê Robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020/2021 QuýII/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa mặc dù có sự biến động mạnh, song có xu hướng tăng dần duy trì vào cuối tháng Cuối tháng 4/2022, giá cà phê Robusta quanh mức 39.700 – 40.300 đồng/kg; cuối tháng 5/2022 tăng lên mức 41.600 – 42.000 đồng/kg; cuối tháng 6/2022 lên mức 42.600 – 43.100 đồng/kg Bước sang tháng7/2022, giá cà phê Robusta mặc dù có thời điểm giảm xuống mức thấp40.800 – 41.300 đồng/kg (ngày 15/7/2022), tuy nhiên giá có xu hướngtăng dần Ngày 29/7/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng 900 đồng/kg so với cuối tháng 6/2022, lên mức 43.500 – 44.000 đồng/kg.

- Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã phải đối mặt với khó khăn do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan,

Trang 11

xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2022 đạt xấp xỉ 437,2 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 14,1% so với quý I/2022, nhưng so với quý II/2021 tăng 12% về lượng và tăng 35,6% về trị giá.

- Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn Ước tính, xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 7/2022 đạt 125 nghìn tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9,0% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng 6/2022 Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 6/2022 Căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraine chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.

- Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Âu vàchâu Á giảm so với quý I/2022, nhưng xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ tăng 33,2%; châu Đại Dương tăng 12,1%; châu Phi tăng 11% So với quý II/2021, xuất khẩu cà phê sang tất cả các châu lục tăng Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang châu Đại Dương tăng cao nhất (tăng 134,6%); châu Á thấp nhất (tăng 8,2%).

- Quý II/2022 so với quý I/2022, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường khu vực châu Âu giảm, ngoại trừ Nga Đối với khu vực châu Á, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường giảm, ngoại trừ Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ Đối với khu vực châu Mỹ, xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, Canada tăng So với quý II/2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Philippines, Thái Lan, Malaysia.

- Quý II/2022 so với quý I/2022, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica giảm, nhưng xuất khẩu cà phê chế biến và Excelsa tăng So với quý II/2021, xuất khẩu cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến tăng, nhưng xuất khẩu cà phê Excelsa giảm Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Robusta tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2021,đạt 1,67 tỷ USD; Arabica tăng 74,9%, đạt 179,37 triệu USD; cà phê chế biến tăng 9,5%, đạt 312,7 triệu USD Ngược lại, xuất khẩu cà phê Excelsa giảm 30,2%, đạt trên 2 triệu USD.

- Thị trường hàng hóa sẽ còn tiếp tục diễn biến khó lường trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới USD

Trang 12

Index đã hồi phục tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng chính trị mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc vì chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ.

- Được biết, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái Diện tích canh tác của Việt Nam được dựbáo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫnlà Robusta.

- Thị trường cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 nói chung và quý II nói riêng khá thuận lợi khi giá xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thuận lợi Điều này thể hiện trong con số kim ngạch và lượng xuất khẩu đạt kỷ lục.

- Tuy nhiên, dự kiến trong thời gian tới, thị trường cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước áp lực lạm phát ở các nước khu vực châu Âu, Mỹ đều tăng cao Trong khi đó, đây đều là các thị trường quan trọng của ngành cà phê Việt Nam.

- Ngoài ra, việc nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải cân đối tình hình tài chính vàchi phí ngân hàng Nhưng cước tàu mới chính là “biến số” khó đoán nhất của thị trường hàng hóa sau này.

- Sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn thế giới do Covid-19 gây ra, cùng với sự thiếu hụt các tàu chở container mới, đã buộc các công ty phải tải các tàu cũ của họ lên mức kỷ lục để đáp ứng nhu cầu giao thương quốc tế Theo Công ty phân tích vận tải Clarksons Research, tổng công suất của đội tàu container của thế giới đã tăng trong thời kỳ đại dịch, tăng 2,9% vào năm 2020 sau khi tăng 4% vào năm 2019 và 5,6% vào năm 2018.

PHẦN 4:

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu

- Trước thực trạng ngành cà phê đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đểđạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030 các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt thì cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu cà phê thông qua việc triển khai các giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn nữa Theo đó, trong công tác sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành cà phê hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung,

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w