1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường và mô hình thép xây dựng tại Việt Nam hiện nay

40 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cung, Cầu Và Giá Cả Thị Trường Và Mô Hình Thép Xây Dựng Tại Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn Vũ Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (3)
  • 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (4)
  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CUNG - CẦU (5)
    • 1. Lý thuyết về cầu (5)
      • 1.1. Khái niệm cầu (5)
      • 1.2. Luật cầu (5)
      • 1.3. Phương trình và đồ thị đường cầu (5)
      • 1.4. Các yếu tố tác động đến cầu (6)
    • 2. Lý thuyết về cung (7)
      • 2.1. Khái niệm cung (0)
      • 2.2. Luật cung (0)
      • 2.3. Phương trình và đồ thị đường cung (7)
      • 2.4. Các yếu tố tác động đến cung (8)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1. PHÂN TÍCH CUNG THÉP XÂY DỰNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2018 – NAY (9)
      • 1.1 Số liệu (9)
      • 1.2 Các yếu tố tác động (10)
    • 2. PHÂN TÍCH CẦU THÉP XÂY DỰNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2018 – NAY (15)
      • 2.1. Số liệu (15)
      • 2.2 Các yếu tố tác động (18)
    • 3. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH THÉP XÂY DỰNG NƯỚC TA 2018 – NAY (23)
      • 3.1. Phân tích giá cả thị trường (23)
      • 3.2. Mô hình thép xây dựng nước ta (29)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG SẮT THÉP VIỆT NAM (30)
    • 3.1. Về sản xuất và chế biến (30)
    • 3.2. Về nguồn nguyên liệu (31)
    • 3.3. Về xuất khẩu (31)
    • 3.4. Về tiêu thụ (32)
    • 3.5. Về covid 19 (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Thảo luận môn kinh tế vi mô của trường đại học thương mại Đề tài: Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường và mô hình thép xây dựng tại Việt Nam hiện nay PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thị trường thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì việc tiến hành các công trình cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất công nghiệp là vô cùng quan trọng và không thể thiếu nguyên liệu thép. Vì vậy nên Việt Nam là một thi trường thép vô cùng có tiềm năng để phát triển. Ngành thép là một chuỗi các hoạt động tạo ra giá tăng từ khâu khai thác quặng sơ chế, luyện ra thép rồi đem chế biến thành phẩm để đưa tới các công trình, nhà máy, xí nghiệp,... Có thể nói những năm qua ngành thép của Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động về thị trường giá cả. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống người dân cũng như tâm lý của các công ty doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Vậy sự thay đổi cung, cầu và thị trường giá cả của mặt hàng thép có nguyên nhân từ đâu? Để làm rõ vấn đề này chúng em xin tìm hiểu sâu về đề tài: “Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng thép tại Việt Nam giai đoạn gần đây”. Nhóm chúng em làm đề tài này với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về cung, cầu, giá cả thị trường thép trong nước và trên thế giới. Để từ đó có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về những sự thay đổi của mặt hàng thép những năm gần đây và tác động mạnh mẽ của nó nền sản xuất công nghiệp. Từ đó phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của ngành sản xuất mặt hàng thép tại nước ta để có thể nâng cấp, cải tiến và phát huy những ưu thế, đưa nền sản xuất công nghiệp ở nước ta ngày càng vững mạnh và tiến xa ra thị trường quốc tế. Để làm được đề tài này chúng em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Thanh Huyền giảng viên bộ môn Kinh tế vi mô đã trang bị cho chúng em những kiến thức môn học cũng như chỉ dẫn cho chúng em trong quá trình học tập và làm bài thảo luận. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và hiểu biết cũng như thiếu kinh nghiệm nên bài thảo luận còn chỗ thiếu sót rất mong cô góp ý thêm dể bài thảo luận của Nhóm 1 chúng em được hoàn thiện tốt hơn. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây ngành thép Việt Nam luôn phải đối mặt với một loạt những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, công nghệ, đầu vào... Đứng trước thực trạng này, vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam, đưa công nghiệp sản xuất thép lên một tầm cao mới đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài, đồng thời có thể hướng mạnh ra xuất khẩu đã trở thành yêu cầu lớn cần có lời giải đáp. Vậy nên đề tài nhóm chúng em sẽ là: “Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của mặt hàng thép giai đoan 20182023”.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thị trường thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì việc tiến hành các công trình cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất công nghiệp là vô cùng quan trọng và không thể thiếu nguyên liệu thép Vì vậy nên Việt Nam là một thi trường thép vô cùng có tiềm năng để phát triển Ngành thép là một chuỗi các hoạt động tạo ra giá tăng từ khâu khai thác quặng sơ chế, luyện ra thép rồi đem chế biến thành phẩm để đưa tới các công trình, nhà máy, xí nghiệp, Có thể nói những năm qua ngành thép của Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động về thị trường giá cả Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống người dân cũng như tâm lý của các công ty doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ Vậy sự thay đổi cung, cầu và thị trường giá cả của mặt hàng thép có nguyên nhân từ đâu? Để làm rõ vấn đề này chúng em xin tìm hiểu sâu về đề tài:

“Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng thép tại Việt Nam giai đoạn gần đây”.

Nhóm chúng em làm đề tài này với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về cung, cầu, giá cả thị trường thép trong nước và trên thế giới Để từ đó có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về những sự thay đổi của mặt hàng thép những năm gần đây và tác động mạnh mẽ của nó nền sản xuất công nghiệp Từ đó phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của ngành sản xuất mặt hàng thép tại nước ta để có thể nâng cấp, cải tiến và phát huy những ưu thế, đưa nền sản xuất công nghiệp ở nước ta ngày càng vững mạnh và tiến xa ra thị trường quốc tế. Để làm được đề tài này chúng em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị ThanhHuyền - giảng viên bộ môn Kinh tế vi mô đã trang bị cho chúng em những kiến thức môn học cũng như chỉ dẫn cho chúng em trong quá trình học tập và làm bài thảo luận Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và hiểu biết cũng như thiếu kinh nghiệm nên bài thảo luận còn chỗ thiếu sót rất mong cô góp ý thêm dể bài thảo luận của Nhóm 1 chúng em được hoàn thiện tốt hơn.

LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CUNG - CẦU

Lý thuyết về cầu

Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Cầu chỉ hình thành khi hội tụ đủ hai điều kiện:

+ Mong muốn + Có khả năng (thanh toán)

Lượng cầu (QD) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.

- Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.

- Giữa giá và lượng cầu: mối quan hệ nghịch:

1.3 Phương trình và đồ thị đường cầu

- Dạng hàm cầu tuyến tính:

- Đồ thị đường cầu: Độ dốc đường cầu = ∆ Q ∆ P

1.4 Các yếu tố tác động đến cầu

+ Cầu tăng: Lượng cầu tăng lên tại mọi mức giá + Cầu giảm: Lượng cầu giảm đi tại mọi mức giá

+ Số lượng người mua ↑(↓) ⇒ cầu ↑(↓)

+ Do cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân

+ Đối với hàng hóa thông thường: thiết yếu và xa xỉ: Thu nhập ↑(↓) ⇒ cầu về hàng hóa ↑(↓)

+ Đối với hàng hóa thứ cấp:

Thu nhập ↑(↓) ⇒ cầu về hàng hóa ↓(↑)

- Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng: + Hàng hóa thay thế:

Ví dụ: Xe đạp và xe máy

A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng

P A ↓ ⇒ cầu về B ↓ và P A ↑ ⇒ cầu về B ↑

Ví dụ: Xăng và xe máy

Máy vi tính và phần mềm

M và N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng

P M ↓ ⇒ cầu về N ↑ và P M ↑ ⇒ cầu về N ↓

- Các chính sách của Chính phủ: đánh thuế, trợ cấp

- Kỳ vọng về thu nhập:

+ Kỳ vọng thu nhập trong tương lai tăng ⇒ Cầu hiện tại tăng

+ Kỳ vọng thu nhập trong tương lai giảm ⇒ Cầu hiện tại giảm

- Thị hiếu, sở thích, phong tục, tập quán,

- Kỳ vọng về giá cả:

+ Kỳ vọng giá tăng ⇒ Cầu hiện tại tăng

+ Kỳ vọng giá giảm ⇒ Cầu hiện tại giảm

- Các yếu tố khác: thời tiết, quảng cáo

Lý thuyết về cung

Cung (S) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi)

- Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngược lại

- Giữa giá và lượng cung: mối quan hệ thuận (đồng biến):

2.3 Phương trình và đồ thị đường cung

- Dạng hàm cung tuyến tính:

2.4 Các yếu tố tác động đến cung

Số lượng người bán ↑(↓) ⇒ cung ↑(↓)

- Tiến bộ về công nghệ:

Có cải tiến về công nghệ ⇒ chi phí sản xuất giảm ⇒ lợi nhuận tăng ⇒ cung tăng

- Giá của các yếu tố đầu vào:

Giá của yếu tố đầu vào ⇒ chi phí sản xuất ⇒ lợi nhuận ⇒ cung

- Chính sách của Chính phủ: đánh thuế, trợ cấp

- Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất

- Kỳ vọng về giá cả

- Yếu tố khác: thiên tai, dịch bệnh, chính trị,

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH CUNG THÉP XÂY DỰNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2018 – NAY

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2018 sản lượng thép sản xuất của nước ta đạt 24,2 triệu tấn, tăng trưởng 14,9% so với năm 2017 Sản lượng bán hàng đạt 21,75 triệu tấn, tăng 20,9% Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 4,75 triệu tấn, tăng 26,6% Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại tăng lần lượt 5% và 10%.

Về cơ cấu các mặt hàng, thép xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42% lượng sản xuất và 46% lượng bán hàng Sản phẩm chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu với 37% thị phần

Lượng sản xuất, tiêu thụ bao gồm xuất khẩu của các mặt hàng thép xây dựng, ống thép hàn, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu trong năm 2018 đều tăng trưởng so với năm 2017.

Sản xuất đạt 25.263.113 tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2018 Bán hàng đạt 23.126.480 tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước

Trong đó, xuất khẩu thép là là 4.591.079 tấn, giảm 3,4% so với năm 2018.Tuy nhiên loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (HRC) thì mức tăng trưởng trên lần lượt là 2% và 3% Các sản phẩm công nghiệp như thép thanh, thép góc tăng 19,2%.Sản xuất kim loại nói chung tăng trên 28% so với năm ngoái.

Sản xuất thép các loại đạt 20.915.129 tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ

2019 Bán hàng thép các loại đạt 18.384.389 tấn, giảm 4,1% so với cùng kỳ

2019 Trong đó, đặc biệt xuất khẩu thép các loại đạt 3.639.428 tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33,29 triệu tấn, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2020 Bán hàng thép các loại đạt 29,42 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó xuất khẩu các thành viên VSA đạt 7,76 triệu tấn, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới Riêng xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng khoảng 2,2 triệu tấn.

Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới Riêng xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng khoảng 2,2 triệu tấn.

Một số thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu thép lớn trong năm 2021 gồm: ASEAN đạt 3,093 tỷ USD chiếm 26,2% tổng kim ngạch, EU đạt 1,866 tỷ USD chiếm 15,98%, Trung Quốc 1,666 tỷ USD chiếm 14,12%, Mỹ đạt 1,365 tỷ USD chiếm 11,57%

Sản xuất thép thành phẩm năm 2022 đạt 29,339 triệu tấn, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2021 Bán hàng thép thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó xuất khẩu đạt 6,28 triệu tấn, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2022 ngành thép vẫn tiếp tục được đánh giá tích cực dựa trên các luận điểm: Giá thép cuộn cán nóng (HRC) kỳ vọng duy trì ở mức cao khi Trung Quốc và Úc tiếp tục căng thẳng thương mại, gây sức ép lên nguồn cung quặng sắt; Dự phòng sản lượng sản xuất toàn cầu phục hồi từ cuối năm 2021 và còn dư địa sang năm 2022; Sản lượng ngành thép nội địa phục hồi theo ngành bất động sản, xây dựng; Lãi suất giảm, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm Thị trường xuất khẩu thép trong năm 2022 sẽ tiếp tục rộng mở dưới tác động từ chiến tranh giữa Nga - Ukraine Việc thiếu hụt nguồn cung trên sẽ giúp các công ty thép Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường châu Âu và Mỹ

1.2 Các yếu tố tác động

1.2.1 Số lượng nhà sản xuất

- Số lượng nhà sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặt hàng sắt thép trên thị trường.

- Ở Việt Nam, có rất nhiều các nhà cung cấp mặt hàng sắt thép cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh sắt thép như: nhà máy thép Việt Nhật, nhà máy thép Hòa Phát, nhà máy gang thép Thái Nguyên,…dẫn đến lượng sắt thép được cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều cho nên phát triển nguồn hàng nhập khẩu biểu hiện cho việc tăng số lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặt hàng sắt thép trên thị trường.

1.2.2 Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất)

- Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa được sản xuất ra.

- Ứng dụng công nghệ hiệu quả đã tạo ra sự thay đổi, thúc đẩy sản xuất các mặt hàng sắt thép phát triển Nếu các doanh nghiệp đầu tư vào yếu tố công nghệ không chỉ giúp cho số lượng mặt hàng sắt thép tăng lên mà chất lượng thành phẩm cũng tăng theo Khi mà yêu cầu của người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn và và sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa, thì việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng.

1.2.3 Giá của các yếu tố đầu vào (chi phí sản xuất)

- Để tiến hành sản xuất, các nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu vào trên thị tường các yếu tố sản xuất như tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn,… Giá các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp muốn bán.

PHÂN TÍCH CẦU THÉP XÂY DỰNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2018 – NAY

- Lượng thép xây dựng tiêu thụ được 10,967 triệu tấn; tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm trước.

- Trong năm 2018 ngành thép Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác xuất khẩu các loại sản phẩm thép, mặc dù gặp phải chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang thịnh hành trên thế giới Số lượng xuất khẩu năm 2018 đạt 6,86 triệu tấn; tăng 41,6 % và kim ngạch đạt 5,2 tỷ USD; tăng 56,6 %.

- Các sản phẩm thép nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN (56,41 %), Hoa Kỳ (14,46 %), EU (6,94 %); Đài Loan (5,98 %) và Hàn Quốc (4,65 %). b Năm 2019

- Năm 2019 lượng thép xây dựng tiêu thụ được 11,69 triệu tấn; tăng 5,8 % so với cùng kỳ năm trước.

- Trong năm 2019 ngành thép Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác xuất khẩu các loại sản phẩm thép, mặc dù gặp phải chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang thịnh hành trên thế giới Số lượng xuất khẩu năm 2019 đạt 6,68 triệu tấn, giảm 2,6 % và kim ngạch đạt 4,2 tỷ USD, giảm 19,2 % so với năm 2018.

- Các sản phẩm thép nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN (62,48 %) Tiếp theo là Trung Quốc (6,62 %), Hoa Kỳ (5,75 %),

EU (4,98 %), Hàn Quốc (3,38 %), Nhật Bản (3,09 %) và Đài Loan (3,06 %) c Năm 2020

- Lũy kế trong cả năm 2020, Việt Nam sản xuất được 17,219 triệu tấn thép thô, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019 Bán hàng đạt 16,984,915 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ 2019 Trong đó xuất khẩu đạt 3.236.794 tấn, tăng gấp 3,55 lần so với cùng kỳ 2019.

Bảng 3: Tình hình sản xuất và bán hàng các thành phẩm thép của Việt Nam năm 2020 (Nguồn: VSA).

- Số liệu cho thấy lượng thép xây dựng bán ra trong năm 2020 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 ở mức 1,2% trong đó xuất khẩu tăng 6,9% và tiêu thụ nội địa giảm 2,4% Trong quý IV/2020, thị trường thép xây dựng nội địa có nhu cầu tiêu thụ thép nhiều hơn do nhiều công trình cần kịp tiến độ hoàn thành.

- Trong năm 2020 ngành thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với năm 2019 khi có thêm 5 quốc gia đang thực hiện điều tra chống bán phá giá lên sản phẩm tôn mạ và ống thép Việt Nam Trong đó có 2 quốc gia trong khu vực thị trường chính Đông Nam Á là Malaysia và Philippines Trong tháng 11, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt hơn 984.000 tấn, giảm nhẹ 2,03% so với tháng xuất khẩu trước, nhưng tăng mạnh 53,08% so với cùng kỳ năm 2019 về sản lượng xuất khẩu Trị giá xuất khẩu đạt 543 triệu USD tăng không đáng kể so với tháng 10/2020 nhưng tăng gần 50% Luỹ kế 11 tháng năm 2020, Việt

Nam xuất khẩu thép đạt 8,91 triệu tấn, với trị giá đạt 4,7 tỷ USD đến hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ,… d Năm 2021

- Bán hàng thép các loại đạt 29,42 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020.

- Trong đó xuất khẩu các thành viên VSA đạt 7,76 triệu tấn, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020.

- Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sản phẩm thép năm 2021 đã có được những kết quả tích cực, đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Sản phẩm thép của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới Thép Việt Nam liên tục tăng cao gấp nhiều lần, mức "lãi ròng" đã đưa ngành thép lần đầu tiên gia nhập “đội quân” có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. e Năm 2022

- Bán hàng thép thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó xuất khẩu đạt 6,28 triệu tấn, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.2 Các yếu tố tác động

2.2.1 Thu nhập của nhà sản xuất (tập đoàn Hoà Phát năm 2018)

- Hòa Phát được xác định giá trị thương hiệu 84,6 triệu đô la Mỹ Đây cũng là năm trang bị 3 liên tiếp, Hòa Phát lọt top 40 nhãn hàng giá trị, Trong đó giá trị nhãn hiệu của Hòa Phát đã tăng 11,3% do 76 triệu (năm 2017) lên 84,6 triệu USD (năm 2018) Nhãn hàng Hòa Phát giữ thị phần số một Trong nước tại những lĩnh vực thép thi công, ống thép, nội thất siêu thị và luôn khẳng định vị thế hàng đầu trong những ngành marketing,… Do tháng 11/2017, Hòa Phát đã biến đổi nhận diện nhãn hàng mới, Hòa Phát đã khoác lên mình bộ trang phục tiên tiến hơn, đẹp hơn, xứng tầm với quy mô và tầm vóc của Tập đoàn.

- Song hành với việc đạt chuẩn giới thiệu thông tin giới thiệu, minh bạch, tiềm lực chi phí mạnh, năm 2017, Tập đoàn Hòa Phát đạt kết quả buôn bán ấn tượng với doanh thu hợp nhất đạt 46.855 tỷ đồng, tăng 38% so mang 2016 Đặc trưng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử Hòa Phát khi đạt 8.015 tỷ đồng, vượt 33% so mang kế hoạch và nâng cao 21% so mang năm trước 6 Tháng đầu năm 2018, Tập đoàn Hòa Phát đạt kết quả marketing khả quan với 27.595 tỷ đồng doanh thu và 4.425 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nâng cao tương ứng 30% và 27% so có cùng kỳ năm trước Vừa rồi nhất 26/7/2018, Hòa Phát cũng nằm trong top “50 cửa hàng niêm yết phải chăng nhất năm 2018” do Forbes trong nước xếp hạng.

- Năm 2018, Hòa Phát đặt mục tiêu 55.000 tỷ đồng doanh thu và 8.050 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Đồng thời, HPG đang đẩy nhanh tiến Với tỉ lệ nhằm hoàn thiện đầy đủ là dự án Khu liên hợp cung ứng gang thép Hòa Phát DungQuất quy mô 4 triệu tấn/năm vào cuối năm 2019, Trong đó dây chuyền cán thép đầu tiên sẽ được đưa vào sinh hoạt ngay trong tháng 8/2018, bổ trợ cán đích 2,3 triệu tấn thép lắp đặt trong năm nay Hòa Phát vẫn dẫn đầu thị trường thép ViệtNam.

- Theo lãnh đạo Thép Hòa Phát, Trong nước vẫn là thị trường tiêu thụ chính, theo hướng tăng dần sản lượng khu vực phía Nam trong cơ cấu sản lượng bán hàng Đề nghị lắp đặt dân dụng do đầu năm đến nay nâng mật thiết cao là động lực chính giúp cho việc sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn duy trì tăng cường so có năm trước Kế bên đấy, mặt hàng thép cuộn rút dây có chất lượng có các mác thép như SAE1008, SAE1015, SWRM17 đã liên tiếp nhận có thể đơn đặt hàng ở trong và ngoài nước có kích thước ngày càng lớn.

- Sau 6 tháng, tổng cùng đã có 116.000 tấn thép cuộn rút dây của Hòa Phát có thể đươc tiêu thụ, Riêng sở hữu 58.000 tấn xuất khẩu đi các thị trường Úc, đất nước mặt trời mọc, Malaysia, Philipines, chiếm hơn nửa sản lượng xuất khẩu của thép Hòa Phát ra thị trường quốc tế Ngoại trừ thép rút dây, Hòa Phát vẫn đều đặn xuất khẩu thép thanh, thép cuộn cho triển khai đi các nước khác trên thế giới và bước đầu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc Ở Đông Nam Á, Campuchia, Lào, Malaysia, Philipines như những quốc gia đặt hàng thép Hòa Phát rộng rãi nhất và còn đa loại tiềm năng.

- Tiến hành chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, nửa năm 2018 gần đây, những căn nhà hàng đã không giới hạn nâng cao tiêu chuẩn tác phẩm, khai thác mở rộng các thị trường hiện mang, đồng thời mua kiếm những thị trường xuất khẩu mới Dù vấp nên những tác động nhất định do việc áp thuế nhập khẩu của

Mỹ, Ống thép Hòa Phát vẫn đạt mức vững mạnh xuất khẩu trên 60% Thị trường xuất khẩu chính gồm những nước Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Malayxia, Lào, Campuchia.

- Hàng hóa thay thế là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng một nhu cầu.

Ví dụ: kem và sữa chua đông lạnh, áo thun và áo sơ mi, vé xem phim và băng video

- Tác động của sự thay đổi giá cả hàng hóa liên quan đến cầu về một loại hàng hóa

+ B được coi là hàng hoá thay thế của A nếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá B thay cho hàng hoá A trong việc thoả mãn nhu cầu của mình Công dụng của B càng gần với công dụng của A, việc thay thế B cho A trong tiêu dùng càng dễ thực hiện Hay nói cách khác, B và A là những hàng hoá thay thế tốt cho nhau.

Ví dụ:Chất dẻo phức hợp nano, sợi carbon fiber, Gỗ siêu cứng và thép , nói chung là những loại hàng hoá thay thế khá tốt cho nhau đối với nhiều người tiêu dùng Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, kính thủy tinh cũng là một loại hàng hoá thay thế của thép

+ Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng hoá B thay đổi, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cầu về hàng hoá A?

( Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội )

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH THÉP XÂY DỰNG NƯỚC TA 2018 – NAY

3.1 Phân tích giá cả thị trường

- Năm 2018 là một năm đầy biến động của thị trường sắt thép xây dựng Việt Nam Giá thép xây dựng có lúc lên tận đỉnh thì ngay sau đó chỉ một thời gian rất ngắn lại rớt xuống tận đáy như đợt tăng giảm giá mạnh hồi cuối tháng 8 đầu tháng 9 Trong năm 2018, giá sắt thép chưa có sự thay đổi quá nhiều, nhưng đặc biệt với những người còn sử dụng bảng giá sắt thép cũ thì cũng nên cập nhật ngay bảng giá mới nhất.

- Năm 2017 đã có những thời điểm giá thép tăng bất thường, đặc biệt là sự kiện giá thép tăng 1 ngày lên 3 lần của 1 công ty thép Việt gây ảnh hưởng rất lớn tới nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ Tuy nhiên, vụ việc này sau đó đã được các cơ quan có thẩm quyền can thiệp và đưa ra sự bình ổn giá trở lại.

- Và cũng chính vì vậy, giá thành sắt thép của năm 2018 vẫn còn khá ổn định nên so với sự thay đổi giá thép xây dựng năm 2017 là chưa nhiều.

- Ngay từ cuối tháng 3, sau khi giá điện tăng thì đồng loạt các công ty thép tăng giá bán từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn.

- Khảo sát, tại các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thép tấm có giá 14.300 đồng/kg, thép V 15.100 đồng/kg, thép hộp kẽm vuông 17.000 – 18.000 đồng/kg (tăng 1.000 – 1.200 đồng/kg), sắt phi 6, 8 có giá 15.500 – 15.700 đồng/kg,…

- Chủ một vài cửa hàng vật liệu cho hay: từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá thép nhích lên từng ngày, khoảng 10% so với trước Tết Mức tăng giá sắt thép xây dựng được điều chỉnh tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn Theo đó, Cty Sản xuất thép Australia SSE (SSE Steel) tăng giá bán thép cây D10 thêm 100.000 đồng/tấn, đối với thép cây và thép cuộn tăng thêm 200.000 đồng/tấn; Cty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) cũng nâng giá thép thành phẩm, trong đó thép thanh vằn D10 tăng 200.000 đồng/tấn, thép cuộn, D12 và D14 trở lên tăng 150.000 đồng/tấn; Giá các sản phẩm thép xây dựng dự án các loại cũng tăng 150.000 đồng/tấn.

Bảng báo giá thép xây dựng mới nhất trên thị trường

CHỦNG LOẠI ĐVT THÉP VIỆT ÚC CB300 THÉP VIỆT ÚC CB400

CHỦNG LOẠI ĐVT THÉP VIỆT ÚC CB300 THÉP VIỆT ÚC CB400

- Có thể thấy, giá thép đang có dấu hiệu quay đầu trong những ngày vừa qua Trước đó giá thép đã đạt đỉnh điểm cao nhất 20.050 VND/kg nhưng hiện tại đã giảm gần 3000 đồng so với trước kia Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà cung cấp lớn trên thế giới như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ bị tạm dừng hoạt động một phần do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVD, một phần do ô nhiễm môi trường Và chính phủ các nước đang từng ngày nỗ lực để kiểm soát giá thép bình ổn trở lại Giá thép liên tục bị ảnh hưởng và biến động theo thời gian

Giá thép xây dựng miền Bắc

- Tại miền Bắc, giá thép Hòa Phát đang có xu hướng ổn định với mức giá 16.960 đồng/kg cho thép cuộn CB240 và 17.010 đồng/kg cho thép D10 CB300. Tương tự, giá thép Việt Ý tiếp tục đi ngang trong gần một tuần đầu của tháng 12/2021 với 16.910 đồng/kg cho thép cuộn CB240 và 17.010 đồng/kg cho thép D10 CB300.

- Thép Việt Mỹ đang đạt mức cao nhất với 16.550 đồng/kg cho CB240 và 16.650 đồng cho D10 CB300 Tương tự, thép Việt Nhật hiện nay cũng đang duy trì ở mức cao nhất so với cùng kỳ tháng 11 với giá 17.150 đồng/kg cho thép cuộn CB240 và 17.200 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300.

Giá thép xây dựng miền Trung

- Tại miền Trung, giá thép Hòa Phát được bán ra với giá 17.010 đồng/kg cho thép cuộn CB240 và 17.060 đồng/kg cho thép D10 CB300 Tương tự, giá thép Pomina vẫn đang duy trì ở mức 17.300 đồng/kg cho thép cuộn CB240 và 17.400 cho thép thanh vằn D10 CB300.

- Thép Việt Mỹ cũng không thay đổi với giá 16.750 đồng/kg cho CB240 và 16.800 đồng/kg cho thép thanh vằn CB300.

Giá thép xây dựng miền Nam

- Tại miền Nam, thép Hòa Phát có giá bán ra đang duy trì ở mức cao với 17.030 đồng/kg cho thép cuộn CB240 và 17.050 đồng/kg với CB300 Giá thép Việt Mỹ vẫn đang ổn định với 16.600 đồng/kg cho CB240 và 16.700 đồng/kg cho D10 C300 Đối với thép Tung Ho, giá bán ra là 17.100 đồng/kg cho cả hai loại thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D100 CB300.

- Thép Pomina cũng duy trì mức ổn định trong gần một tuần qua với mức 17.300 đồng/kg cho CB240 và 17.500 đồng cho CB300.

- Qua những con số thống kê về giá sắt thép xây dựng trên thị trường ViệtNam hiện nay cũng như một vài khảo sát về thị trường sắt thép thế giới, chúng tôi có thể nhận định rằng giá thép hiện nay đang có xu hướng tăng và giữ mức cao hơn so với cùng kỳ đầu năm 2021 Cụ thể, giá thép hiện nay đang dao động trong khoảng từ 14.500 đồng/kg đến 17.500 đồng/kg (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT) Nhìn chung trong tháng 12/2021, giá sắt thép xây dựng có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ, nguyên nhân lớn nhất có lẽ là do sự ảnh hưởng của dịch Covid 19, gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu sôi động trở lại, tuy nhiên thời gian là chưa đủ để giá thép có thể “hạ nhiệt”, cũng chính bởi vì giá nguyên vật liệu như quặng sắt, phế liệu hay điện cực graphite vẫn đang ở mức tương đối cao.

- Giá sắt thép xây dựng hôm nay giao động trong khoảng từ 14.000 – 16.000 VNĐ/kg chưa thuế.Nửa đầu năm 2022 đã đánh dấu nhiều biến động chính trị thế giới, các cuộc xung đột thế giới đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, và ngành thép nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề Khi giá dầu và nguyên vật liệu, giá vận chuyển tăng cao… giá thép xây dựng trên thị trường thế giới cũng như trong nước có xu hướng tăng lên chóng mặt, gây ảnh hưởng nặng nề đến các dự án sản xuất và xây dựng toàn cầu Hiện tại, giá thép vẫn ở mức khá cao và vẫn còn có thể tiếp tục tăng trở lại, trong thời buổi nền kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng do lệnh cấm vận của phương tây áp dụng lên nước Nga, giữa cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine hiện tại.

- Cụ thể giá thép Hòa Phát khu vực miền nam với thép cây đang giao 18,420 vnđ/kg, thép cuộn đang giao 18,570 vnđ/kg, đối với khu vực miền bắc, thị trường đang chào giá cao hơn thị trường miền nam là 200 vnđ/kg, cụ thể thép cuộn giao 18,770 vnđ/kg, thép cây đang giao 18,620 vnđ/kg.

- Thép Việt Mỹ có chênh lệch giá tương tự khi ở khu vực miền bắc có đơn giá giao thị trường cao hơn khu vực miền nam tới 400 vnđ/kg Cụ thể thép cuộnViệt Mỹ giao ở miền nam là 18,400 vnđ/kg, thép cây đang giao 18,200 vnđ/kg,thì đối với miền bắc có thép cuộn giao là 18,800 vnđ/kg và thép cây giao là18,600 vnđ/kg Hệ thống chúng tôi còn cập nhật trực tiếp rất nhiều đơn giá các hãng khác như Pomina, Miền Nam, Việt Nhật, VJS, Tung Ho, Tisco, Việt Đức…

 Thương hiệu thép Việt Ý đang ở mức thấp nhất trong 30 ngày qua, hiện thép cuộn CB240 tiếp tục giảm 210 đồng xuống 14.510 đồng/kg; Dòng CB300 tôn D10 giảm 300 đồng, giá 14.720 đồng/kg.

 Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng xuống 14.350 đồng/kg; thép cây D10 CB300 giảm 300 đồng, giá 14.660 đồng/kg.

 Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240, không đổi ở mức 14.510 đồng/kg; Dòng D10 CB300 tôn có giá 14.770 đồng/kg.

 Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 đăng ký 200 đồng, xuống 14.310 đồng/kg; Thép cây D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.

 Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm giá, với dòng CB240 giảm 200 đồng, giá 14.310 đồng/kg; tôn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.

3.2 Mô hình thép xây dựng nước ta

- Trong 2 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép xây dựng đạt 1,823 triệu tấn, giảm 15,4% so với cùng kỳ 2022; bán hàng đạt 1,736 triệu tấn, giảm 22,3%.

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG SẮT THÉP VIỆT NAM

Về sản xuất và chế biến

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo

- Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn Đây là loại thép chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo

- Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

- Thứ ba, tăng cường phân tích dự báo thị trường, tổ chức sản xuất – kinh doanh linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường; tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh

- Thứ tư, nên lựa chọn công nghệ hiện đại để giảm chi phi sản xuất, tăng chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành Tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thép trong nước; thực hiện kê khai, niêm yết giá phù hợp với quy định của pháp luật.

Về nguồn nguyên liệu

- Với các chủng loại thép hợp kim là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành và có nhu cầu lớn như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo, hiện năng lực sản xuất chưa đáp ứng được đủ nhu cầu và vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn Do đó cần nâng cao chất lượng và trong dài hạn, cần thu hút và đầu tư một số nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

- Với chủng loại thép cuộn cán nóng HRC, trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo

- Với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn, trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Về xuất khẩu

- Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh bằng việc tăng cường phân tích dự báo thị trường, tổ chức sản xuất - kinh doanh linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường Vấn đề hiện nay của các doanh nghiệp trong ngành thép là nên mở rộng, khai thác điểm khuyết trong chuỗi giá trị để tạo giá trị gia tăng như phân khúc HRC Nếu các doanh nghiệp làm ống thép có thể tiến tới sản xuất được HRC, tiềm năng tăng trưởng sẽ rất rộng mở

- Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp thép nên đầu tư theo chiều sâu Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp thép Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam Việc đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất là cần thiết, tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ nên đầu tư sản xuất những dòng sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được, như phôi thép hoặc sản phẩm thép tấm cán nóng, thép chế tạo để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín.

Còn với các sản phẩm tốp cuối như tôn mạ, thép xây dựng các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng.

- Thứ ba, để sẵn sàng cạnh tranh, các công ty trong ngành thép cần phải liên tục cải tiến, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh Cần chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, từ đó xây dựng ngành thép đồng bộ, hiện đại Điều này góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Về tiêu thụ

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

- Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

- Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản Báo cáo cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thứ ba, theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Về covid 19

- Với kết quả đạt được rất ấn tượng trong giai đoạn 2016 - 2020 và trong năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trở lại trong thời gian tới Nhận định trên dựa vào các yếu tố (i) Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắt thép sẽ tăng mạnh trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát; (ii) Việt Nam đã thành công trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam nhờ áp dụng công nghệ 4.0 đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm tại các thị trường “khó tính”.

- Mặc dù Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép, tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao, nhưng vẫn còn hạn chế về công nghệ Phát triển ngành sản xuất sắt thép trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở cho ngành này nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu Việc nắm bắt kịp thời cách mạng công nghiệp 4.0 trong quá trình sản xuất sản phẩm từ sắt thép là một cơ hội đổi mới và phát triển ngành này trong tương lai Nếu các doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội này thì sẽ bị bỏ lại phía sau so với các doanh nghiệp quốc tế.

- Do đó, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam gia nhập công nghiệp 4.0 Nhãn mác “sản xuất tại Việt Nam” phải nhanh được thay thế bằng “Nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam”.

- Để làm được điều này, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ sắt thép cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đây chính là tiền đề để hướng các nhà nghiên cứu khoa học vào tìm kiếm sản phẩm từ sắt thép thông minh gắn với xây dựng đô thị văn minh, kiến trúc đô thị Do đó, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề tiên quyết để ngành sản xuất sản phẩm từ sắt thép có thể đáp ứng với yêu cầu phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 theo chuẩn khu vực và quốc tế.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thép xây dựng tại Việt Nam đang tăng cao do sự phát triển của ngành xây dựng và các dự án đầu tư công trình Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự cạnh tranh khốc liệt, giá thành sản xuất cao, và các rủi ro thị trường khác. Trong bối cảnh đó, chúng ta cũng đã đề xuất một số giải pháp để giải quyết những thách thức này, bao gồm tăng cường năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển kênh phân phối, Việt Nam đã và đang tiếp tục thu hút các nhà sản xuất thép lớn đến đầu tư và phát triển sản xuất tại Việt Nam. Điều này đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và cải thiện sản phẩm của mình.

Ngày đăng: 26/02/2024, 13:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w