1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thảo luận phân tích thực trạng đô thị việt nam liên quan đến vấn đề sử dụng đất và những tiêu chí của một đô thị bền vững

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 8,12 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứuVới những bất cập trong công tác sử dụng đất đai trong đô thị Việt Nam hiệnnay, báo cáo này chỉ ra rõ những thực trạng chưa tốt trong đô thị, qua những điều nàymà đề x

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đề tài thảo luận: Phân tích thực trạng đô thị Việt Nam liên quan đến vấn đề

sử dụng đất và những tiêu chí của một đô thị bền vững

Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Giảng viên hướng dẫn

Mã học phần: GEO2304 Phạm Quang Tuấn

1

Trang 3

MỤC LỤC

BÀI THẢO LUẬN 1

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 4

I Phân tích thực trạng đô thị Việt Nam liên quan đến vấn đề sử dụng 4

1 Khái quát chung 4

2 Tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng đất đô thị 5

3 Một số đề xuất, kiến nghị 11

II ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 13

1 Khái niệm 13

2 Một số tiêu chí đánh giá đô thị bền vững 15

3 Những tiêu chí của một đô thị bền vững 17

4 Vấn đề môi trường và tác động của nó đến PTĐTBV: 20

5 Phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam 22

C TỔNG KẾT 28

Tài Liệu Tham Khảo 29

3

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đè tài

Tính đến nay, chúng ta đã có 870 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt; 23 đôthị loại 1; 31 đô thị loại 2; 48 đô thị loại 4 và 672 đô thị loại 5 với tỷ lệ đô thị hóa đạtgần 40% Các đô thị đã, đang là động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế và kinh tế lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Theo dự thảo báo cáo quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìnđến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) đang được Bộ Tài nguyên

và Môi trường tổ chức lấy ý kiến, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.130,29nghìn ha Bình quân diện tích tự nhiên đạt 3.400 m2/người Tuy nhiên, việc sử dụngđất trên đô thị hiện nay ngoài những mặt tích cực ra thì vẫn còn nhiều điều tiêu cực,gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống cũng như môi trường, cảnh quan đôthị Cần có những giải pháp phù hợp trong công tác quy hoạch, sử dụng đất trong đôthị hiệu quả hơn

Đô thị bền vững là một đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững của cácyếu tố chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế Dân cư hiện tại và những thế

hệ tương lai đều được tận hưởng bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng,

có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường Hiện nay ở Việt Nam, nhiều yếu

tố thuận lợi thúc đẩy mọi mặt quá trình phát triển đô thị bền vững (ĐTBV) Tuy nhiên,

đô thị Việt Nam còn có nhiều vấn đề bất cập cần phải nghiên cứu khắc phục

2 Mục tiêu nghiên cứu

Với những bất cập trong công tác sử dụng đất đai trong đô thị Việt Nam hiệnnay, báo cáo này chỉ ra rõ những thực trạng chưa tốt trong đô thị, qua những điều này

mà đề xuất những phương án, giải pháp phù hợp để việc sử dụng đất trên độ thị hiệuquả hơn, tránh lãng phí đất đai

Xu thế phát triển bền vững là một xu thế tất yếu, mà bất kể quốc gia nào cũng hướngđến và tất nhiên Việt Nam cũng vậy Trong báo cáo này đưa ra những khái niệm, kháiquát cụ thể, phân tích tình hình phát triển bền vững tại nước ta và đưa ra những giảipháp cụ thể

Trang 5

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các đô thị loại Đặc biệt, I, II, III, IV, V trên cả nước

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích vấn đề, tổng hợp lại các lý thuyết tìmhiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác Dựa vào những bài phântích, báo cáo có sẵn, từ đây phân tích và kết hợp các lý thuyết ấy lại với nhau + Phương pháp nghiên cứu - quan sát thực tiễn:

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa trên việc quan sát, điều tra, thực nghiệmtrong thực tiễn để tìm hiểu các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, đo lường mức

độ tác động và rút ra luận điểm Thực tiễn quan sát việc sử dụng đất trên địa bànThành Phố Hà Nội

+ Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp:

Phương pháp phân tích những lý thuyết, dữ liệu thu thập được để nhận thức,phát hiện và khai thác thêm các khía cạnh khác nhau nhằm chọn lọc thông tin và đưa

ra các ý chính cần thiết phục vụ đề tài Tham khảo những báo cáo phân tích liên quan,đọc tài liệu nghiên cứu, dữ liệu từ đây đưa ra những kết luận

5

Trang 6

B NỘI DUNG

I Phân tích thực trạng đô thị Việt Nam liên quan đến vấn đề sử dụng

1 Khái quát chung

a Khái niệm

Đất đô thị bao gồm mặt đất, mặt nước và khoảng không gian nhất định bên trên vàbên dưới nó trong khu vực đô thị Nhìn từ không gian địa lý kinh tế thì đất đô thị cónguồn gốc từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng Đất đô thị là một phần của đất đaiquốc gia được phát triển gắn liền với quá trình đô thị hóa

Đất đô thị phát triển là dựa chủ yếu vào đất nông nghiệp và còn tiếp tục chiếm đấtnông nghiệp Do kinh tế đô thị phát triển, nhân khẩu tập trung đông, quy mô đô thịphải mở rộng ra vùng nông nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp suy giảm

b Đô thị Việt Nam

Đô thị Việt Nam đã và đang trong xu thế phát triển rất nhanh về số lượng, quy môđất đai và dân số Trong các yếu tố hình thành và phát triển đô thị thì yếu tố chiếmđất và mở rộng đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng

Trong giai đoạn 10 năm qua, đất đô thị đã tăng thêm bình quân hơn 38,5 nghìn hamỗi năm Đất đai đô thị còn tiếp tục gia tăng trong quá trình đô thị hóa theo mục tiêucông nghiệp hóa, hiện đại hóa Đô thị Việt Nam đã và đang trong xu thế phát triển rấtnhanh về số lượng, quy mô đất đai và dân số Mọi hoạt động kinh tế xã hội của đô thịtrong xu thế phát triển, yêu cầu sử dụng nhiều đất, nhưng chỉ diễn ra trong phạm vigiới hạn của đô thị, làm cho tính khan hiếm của đất đô thị rõ ràng hơn, vai trò của đất

đô thị càng trở nên quan trọng trong đời sống đô thị và việc sử dụng hiệu quả đất đôthị trở thành mục tiêu quản lý và sử dụng

Quản lý sử dụng đất đô thị là một phần quan trọng trong nội dung quản lý đô thị cóliên quan đến cơ chế, chính sách ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ TW đến địa phương Đôthị Việt Nam đã và đang có vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa của vùng miền, địa phương trong phát triển Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

Trang 7

Đất đai đô thị được hình thành từ sự chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đấtkhác, chủ yếu là đất nông nghiệp Đất đai đô thị là nền tảng phát triển đô thị Quản lý

sử dụng đất đô thị mang tính đặc thù, được tạo ra từ tính chất hoạt động của đô thị.Việc tổ chức thực hiện CSPL đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả quản lý,

sử dụng đất (SDĐ) tại đô thị từng bước được nâng cao, góp phần hạn chế thất thoát,tiêu cực, lãng phí QH, KHSDĐ, quy hoạch đô thị đã góp phần khai thác tốt hơn tiềmnăng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH, QP-AN và BVMT Mặc dùvậy, công tác quản lý, SDĐ đô thị còn những mặt tồn tại, hạn chế

2 Tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng đất đô thị

Việc nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, còn có ý kiến cho rằng không

có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về quy hoạch kiến trúc,quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, v.v do đó, sự phối hợpgiữa các cấp, các ngành, các đơn vị còn bị hạn chế Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất chưa sâu rộng, hợp lý dẫn đến:

a Việc phân chia sử dụng đất trong đô thị:

Việc chuyển đổi số lượng lớn đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệptrong một thời gian ngắn, nhất là tại các vùng trồng lúa có điều kiện canh táctốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mà thiếu cân nhắc đến hiệu quả phát triểnkinh tế - xã hội - môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sản xuất và đời sốngcủa một bộ phận nông dân và đe dọa mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốcgia

Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địa phươngnhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng nên đất sảnxuất vẫn còn bị phân bố manh mún trên 70 triệu thửa đất gây trở ngại lớn choquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Diện tích rừng tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá, suygiảm cả về chất lượng và số lượng; việc quản lý rừng còn nhiều bất cập, tácđộng của sản xuất lâm nghiệp đối với quá trình xoá đói giảm nghèo còn nhiềuhạn chế, đa số người dân ở miền núi chưa thể sống ổn định với nghề rừng, do

đó công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng còn rất nhiều khó khăn.Đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ đường bộ đạt mứctrung bình trong khu vực nhưng mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp(0,053km/km2) nếu so sánh với Trung Quốc (0,2 km/km2) hay Thái Lan (0,11

7

Trang 8

km/km2) Việc bố trí các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân

cư 78 bám sát các trục đường chính đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gâylãng phí trong đầu tư và hạn chế khả năng nâng cấp, mở rộng

Diện tích cho phát triển đô thị tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý: đất

ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở theo hộ gia đình độc lập (Hà Nội 80%,thành phố Hồ Chí Minh 72%), đất giao thông đô thị còn thiếu, chỉ khoảng 4 - 5km/km2 (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng ), tỷ lệ đấtdành cho giao thông chưa đến 13% trong khi yêu cầu trung bình là 20 - 25%,đất giao thông tĩnh chỉ đạt chưa đầy 1% trong khi yêu cầu phải là 3 - 3,5%, hệ

số sử dụng đất thấp, chủ yếu là đường 1 tầng

Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tăng 7.000 ha/năm) nhưngviệc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu sự thốngnhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch pháttriển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội Nhiều khu, cụm công nghiệpkhông phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế dẫn đến tình trạng triển khaichậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để hoang hóa trong nhiều năm

Các loại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thểthao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầu vẫnchưa đáp ứng được đầy đủ

Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãirác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vực thu gom rácthải; chưa có các khu bãi chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại một cách triệt để

và lâu dài

b Ví dụ cụ thể

- Bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị còn lộn xộn, thiếu thẩm mỹ

Trang 9

Tại Hà Nội, nhà cửa cơi nới bừa bãi, bám cả vào thành cầu Chương Dương, từ

trên cầu có thể chèo vào nhà dân

Ngôi nhà siêu mỏng trên tuyến đường Đông Khê 2- Quận Ngô Quyền- Hải Phòng

- Hệ thống cây xanh, công viên chưa đáp ứng yêu cầu của người dân đô thị

9

Trang 10

- Hàng loạt dự án chung cư, nhà ở nghìn tỷ đang xây dựng bị bỏ hoang, nhếchnhác suốt nhiều năm => lãng phí tiền của, ảnh hưởng tới không gian đô thị

Tổ hợp dự án Usilk City gồm 13 tòa nhà chung cư cao từ 25 – 50 tầng dọc đường LêVăn Lương kéo dài (quận Hà Đông) "chết yểu" sau khi xây dở dang từ 4 - 10 tầng hơn

chục năm, đang bỏ hoang, nhếch nhác

- Giao thông, đường xá không được chú trọng => tắc nghẽn, xuống cấp trầmtrọng

Trang 11

Đường Nguyễn Tuân (Hà Nội) rộng có 6m nhưng do mật độ chung cư cao, người dânđịnh cư tại đây nhiều nên thường xuyên diễn ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, hiện

chưa có kế hoạch mở rộng con đường này

- Bệnh viện, trường học quá tải do không có nhiều đất để xây dựng

Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh nhân xếp hàng đông đúc để đợi lượt khám

11

Trang 12

- Do sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản (BĐS); hiện tượng đầu

cơ đất, giá đất đô thị tăng cao đột biến… khiến người dân sống ở đô thị có thunhập không cao khó tiếp cận trong việc mua bán nhà ở định cư => người dânphải sống trong những khu tập thể xuống cấp trầm trọng, khu ổ chuột tạm bợ đểsống qua ngày, đời sống sinh hoạt không đảm bảo

- Nhiều nơi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ vớiquy hoạch sử dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đôthị, khu dân cư chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn của xã hội

- Thiếu lương thực thực phẩm và mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở đô thị do ngàycàng có nhiều đất nông nghiệp bị chuyển thành đất công nghiệp, dịch vụ, gây

ra tình trạng thiếu nơi sản xuất lương thực, khan hiếm thực phẩm và dẫn đếnviệc các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thâm nhập vào thị trường gâyhại cho sức khỏe người dùng

- Còn nhiều tuyến đường giao thông lộn xộn, thường xuyên bị tắc nghẽn; donhiều cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất công, đất làm đường, vỉa hè xây dựngcông trình, nhà ở không phép, sai phép diễn ra ở nhiều đô thị

Một nhà dân ở đường Phạm Văn Đồng, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP HCM

lấn chiếm vỉa hè làm sân sau

Trang 19

b Tại Việt Nam

Theo Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam, tại Quyết định

số 45/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệthống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, những yêu cầu của nộidung PTĐTBV trong quá trình đô thị hóa gồm:

Một là, đô thị hoá bền vững phải xuất phát từ quan điểm tổng hòa phát triển bềnvững giữa kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, cân bằng các hệ sinh thái và bảo đảmcho một cấu trúc liên kết hữu cơ về không gian các chức năng hoạt động của đô thị, hệthống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, mối quan hệ chặt chẽ giữa đô thị

- nông thôn

Hai là, đô thị xét trên tổng thể phải là một cấu trúc chặt chẽ trong hệ thống phân bốdân cư theo xu thế giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn Đô thị xét về nộitại, phải phát triển cân đối trên quan điểm cân bằng hệ sinh thái đô thị trong nội thành

và hệ sinh thái vùng ngoại thành Đô thị phát triển bền vững về dân cư, sử dụng đất,phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và giữ gìn các hệsinh thái tự nhiên và xã hội

Ba là, phát triển đô thị làm cơ sở để lập kế hoạch toàn diện cho xóa đói giảmnghèo, xóa nhà ổ chuột đô thị

Những tiêu chí của một đô thị bền vững

Trong chuyên đề nghiên cứu về “Phân tích chính sách ĐTH trong quá trình ĐTHtác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Thiên niên kỷ 21”

19

Trang 20

do UNDP tài trợ, đã đề xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóanhư sau:

ST

1

Quy hoạch Vùng và quy

hoạch đô thị phù hợp với

các vùng địa lý và điều kiện

sinh thái tự nhiên, bảo vệ

môi trường

Có 4 tiêu chí:

1) 6 vùng địa lý;

2) Điều kiện tự nhiên tại 6 vùng địa lý;

3) Các vùng sinh thái tự nhiên;

4) Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường đất, nước,

bờ biển, rừng, sông, hồ

2

Kinh tế đô thị phát triển ổn

định và bền vững tạo nhiều

việc làm cho mọi thành

phần kinh tế và mọi người

dân đô thị

Có 5 tiêu chí:

1) Tăng trưởng các ngành công nghiệp;

2) Tăng trưởng ngành thương mại và dịch vụ;3) Tăng trưởng thu nhập thuế thành phố;

4) Tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế;

5) Tạo nhiều việc làm cho các thành phần kinh tế phi chính quy (informal sector)

Trang 21

3) Trình độ Trung học và tương đương;

1) Chăm sóc sức khỏe nhân dân đô thị;

2) Giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu ; 3) Vui chơi giải trí thỏa mãn;

4) Hòa nhập công đồng đô thị tốt;

5) Thỏa mãn nhu cầu, dịch vụ mua sắm;

6) Và các nhu cầu dịch vụ đặc biệt khác

6 Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị

đáp ứng kịp thời và đầy đủ

Có 6 tiêu chí:

1) Nhà ở đô thị đủ, tiện nghi;

2) Không gian xanh, mặt nước đô thị đầy đủ;3) Có đủ các loại công trình giáo dục, đào tạo;4) Có đủ các loại công trình chăm sóc sức khỏe;5) Có đủ các loại công trình vui chơi giải trí; 6) Có đủ các loại công trình văn hóa, liên quan khác…

7 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô

6) Thông tin truyền thông đô thị ngày càng hiện đại;7) Tiếp cận và khai thác kịp thời các công nghệ tiên 21

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1) Hình thành ranh giới và quản lý không gian vùng  hợp lý; - đề tài thảo luận phân tích thực trạng đô thị việt nam liên quan đến vấn đề sử dụng đất và những tiêu chí của một đô thị bền vững
1 Hình thành ranh giới và quản lý không gian vùng hợp lý; (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w