1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về quy luật lưu thông tiền tệ và tình hình lạm phát ở Việt Nam trong năm 2023 đề xuất chính sách kiểm soát lạm phát năm 2024

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về quy luật lưu thông

tiền tệ và tình hình lạm phát ở Việt Nam trong năm 2023 đề xuất chínhsách kiểm soát lạm phát năm 2024.

Họ và tên: Nguyễn Thúy HằngMã SV: 11233675

Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác – Lênin (223)_25Số thứ tự: 16

Hà Nội, 5/2024.

Trang 2

MỤC LỤC:LỜI MỞ

ĐẦU……….1NỘI DUNG……….……….2

I LÝ LUẬN:

1 Tiền tệ và bản chất của tiền

tệ……… 22 Các chức năng của tiền

tệ……… 23 Quy luật lưu thông tiền

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội giúp cho đất nước hội nhập, hợp tác và phát triển bền vững Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn mà ta đã đạt được, chúng ta vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, thách thức mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải đối mặt, trong đó không thể không kể đến vấn đề lạm phát Lạm phát ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến với đời sống kinh tế - xã hội của người dân, của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia, cản trợ sự phát triển bền vững của quốc gia ấy Lạm phát biểu hiện hiệu quả hoạt động sản xuất của một quốc gia, nhưng cũng là chỉ số dùng để đo lường khủng hoảng kinh tế của một quốc gia cũng như khủng hoảng đồng nội tệ của một quốc gia Hiểu được tác động tiêu cực to lớn mà lạm phát mang lại, mỗinước cần phải có những giải pháp phù hợp để ngăn cản hiện tượng ấy xảy ra Để góp phần giải quyết thách thức mà lạm phát đem lại, bài viết này sẽ trình bày lý luận của CN Mác Lê-nin về bản chất của tiền tệ, quy luật lưu thông tiền tệ, từ đó phân tích tình hình lạm phát tại Việt Nam năm 2023 vừa qua đồng thời đề xuất một số chính sách kiểm soát lạm phát cho năm 2024 Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp thông tin, em vẫn còn gặp nhiều sai sót, hy vọng cô sẽ thông cảm và góp ý để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNGI LÝ LUẬN:

1 Tiền tệ và bản chất của tiền tệ:

Quan hệ hàng hóa - tiền tệ: Nền tảng của nền kinh tế thị trường:

Quan hệ hàng hóa - tiền tệ là một trong những mối quan hệ cốt lõi cấu thành nền kinh tế hàng hóa Sau quá trình nghiên cứu và tổng kết lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa cũng như sự phát triển của cáchình thái tiền tệ, C.Mác đã khẳng định: "Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triểncác hình thái giá trị từ thấp đến cao."

Từ trao đổi ngẫu nhiên đến hình thành tiền tệ:

Ban đầu, khi sản xuất hàng hóa còn đơn giản, việc trao đổi diễn ra riêng lẻ, ngẫu nhiên Con người sử dụng hàng hóa có giá trị sử dụng để đổi lấy hàng hóa khác phù hợp nhu cầu Mác gọi đây là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị.

Khi sản xuất phát triển, hàng hóa phong phú hơn, nhu cầu đa dạng hơn, một loại hàng hóa có thể đổi lấy nhiều loại khác Mác gọi đây là hình thái mở rộng của giá trị Tuy nhiên, hình thái này bất tiện do phải thực hiện nhiều trao đổi.

Nhận thấy điều này, con người sử dụng một loại hàng hóa chung làm vật ngang giá để trao đổi dễ dàng hơn Đây là hình thái tiền tệ sơ khai nhất Hình thái này duy trì cho đến khi con người gắn giá trị sử dụng của vật ngang giá chung vào vàng bạc, dẫn đến sự xuất hiện của tiền vàng và tiền bạc như vật ngang giáchung cho mọi hàng hóa.

Tiền: Loại hàng hóa đặc biệt:

Như vậy, tiền là loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa Tiền là hình thái biểu hiện cho giá trị hàng hóa, phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

2 Chức năng của tiền tệ:

Theo C.Mác tiền tệ có năm chức năng:

Trang 5

Chức năng giá trị: Tiền được dùng làm thước đo giá trị của nhiều hàng hóa khác nhau, vì vậy tiền cũng phải có giá trị Khi đó ta ngầm hiểu đó là tiền vàng vì giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa đã phản ánh lượng hao phí lao động xã hội cần thiết Giá trị của hàng hóa được thể hiện bằng tiền được gọi là giá cả hàng hóa Tiền giúp ta so sánh haihàng hóa có giá trị khác nhau nhằm đưa ra quyết định mua hàng phù hợp nhất.

Phương tiện thanh toán: Tiền thực hiện chức năng thanh toán, được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa, Chức năng thanh toán gắn liền với tín dụng thương mại tức mua bán thông qua tín dụng,thông qua tiền trên sổ sách kế, tiền tài khoản, mà không cần phải dùng đến tiền mặt.

Ví dụ: ngày nay bạn có thể mua sắm hàng hóa và thanh toán thông qua thẻ ghi nợ hay tiền trong tài khoản ngân hàng.

Phương tiện cất trữ: Tiền cũng có giá trị, nên khi tiền xuất hiện, người ta có thể cất trữ tiền thay vì hàng hóa như ngày trước Khi này tiền không còn xuất hiện trong lưu thông mà được rút ra khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dưới dạng vàng hoặc bạc và sẵn sàng trở lại lưu thông bất cứ khi nào cần thiết Chức năng lưu trữ của tiền trở nên đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế có sự bất ổn, giá cả bị biến động mạnh.

Ví dụ: Khi lãi suất ngân hàng lên cao, chúng ta gửi tiền vào ngân hàng để cất trữ cho các kế hoạch khác trong tương lai.

Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa, thanh toán vượt ra ngoài biên giới của một nước, tiền có chức năng tiền tệ thế giới Tiền mang chức năng này cần phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng, bạc hoặc nhữngđồng tiền mà thế giới chấp nhận Tiền tệ giúp cho quá trình thanh toán,trao đổi hàng hóa giữa các nước trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam khi ấy sẽ nhận thanh toán bằng đồng USD (đô la Mỹ) - một loại tiền tệ quốc tế.

Phương tiện lưu thông: Tiền được dùng làm môi giới cho quá trìnhtrao đổi hàng hóa Để lưu thông trở nên thuận tiện và dễ dàng, người ta đúc vàng thành những tiền tệ nhất định, sau đó là đúc tiền bằng kimloại Tuy nhiên sau này, người ta nhận thấy để lưu thông, tiền không nhất thiết mang đấy đủ giá trị mà chỉ cần tờ ghi ký hiệu giá trị Từ ấy tiền giấy ra đời cùng với một số loại tờ ghi giá trị khác như: kế toán, tiền séc, tiền điện tử, Việc phát hành tiền giấy cần tuân theo quy luậtlưu thông tiền tệ để tránh lạm phát.

Ví dụ: Khi đi mua rau, chúng ta thanh toán bằng tiền tệ thay cho việc trao đổi một mặt hàng có giá trị tương ứng.

3 Quy luật lưu thông tiền tệ:

Trang 6

Theo C.Mác, để tiền tệ thực hiện tốt chức năng lưu thông thìmỗi quốc gia ở mỗi thời kì thì mỗi quốc gia cần phải phát hành vào lưu thông một lượng tiền thích hợp Lượng tiền được phát hành trong lưu thông được xác định thông qua quy luật lưu thông tiền tệ Theo quy luật này, lượng tiền được ban hành được xác định theo công thức:

Tuy nhiên khi xét trong chức năng phương tiện thanh toán của tiền, tiền lưu thông còn ít hơn nữa Thanh toán tín dụng phát triển, mối quan hệ giữa chủ nợ và người vay nợ càng trở nên phổ biến tạo điều kiện cho việc thanh toán các bù trừ, chỉ cần phải trảcác khoản chênh lệch nên giảm được các phương tiện thanh toán.Khi đó, công thức lượng tiền cần thiết trong lưu thông được mở rộng thành:

M = [P*Q - G1 - G2 + G3]/VTrong đó: P là giá cả hàng hóa

Q khối lượng hàng hóa trong lưu thông G1 tổng giá cả hàng hóa bán chịu G2 tổng số tiền khấu trừ cho nhau G3 số tiền thanh toán đã đến kì hạn V là số vòng lưu thông của dòng tiềnHay còn được gọi là:

Số tiền cần thiết trong lưu thông = (Tổng giá cả hàng hóa - Tổng giá cả hàng hóa bán chịu - Tổng số tiền khấu trừ cho nhau + Số tiền thanh toán đã đến kì hạn)/Số vòng quay trung bình của các đồng tiền cùng loại.

Như vậy, thông qua cả 2 công thức trên, có thể thấy lưu thông tiền tệ gắn liền với lưu thông hàng hóa, lượng tiền tệ có trong lưu thông chịu ảnh hưởng từ số lượng hàng hóa có trong thị trường Tiền giấy là tờ ghi giá tri, thay thế cho vàng, bạc trong lưu

Trang 7

thông Số lượng tiền giấy phát hành trong nền kinh tế cần phải tuân theo quy luật đặc biệt của lưu thông tiền giấy là: việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc)

do tiền giấy tượng trưng - lẽ ra phải lưu thông thực sự Vì vậy khi

lượng cung tiền giấy ra thị trường vượt qua giá trị của vàng trong tự nhiên sẽ dẫn đến sự mất giá của đồng tiền, tiền giấy không còn đúng với giá trị thực Khi ấy hiện tượng lạm phát xuất hiện.•

II VẬN DỤNG:

1 Lạm phát và bối cảnh lạm phát ở Việt Nam năm 2023:

Theo Wikipedia, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.<

Ví dụ: ngày trước chúng ta mua một cái bút bi chỉ mất 3,000 VND, nhưng sau khi lạm phát tăng, ta phải bỏ ra 5,000 VND thì mới mua được một cái bút bi.

Theo C.Mác, lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong lưu thông tiền tệ, vượt quá nhu cầu của nền kinh tế làm chotiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân Như vậy cóthể hiểu rằng, lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấy lưu thông quá nhiều so với lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Như vậy, thông qua hai nội dung trên, có thể thấy lạm phát nhìn chung là sự gia tăng giá liên tục của hàng hóa dẫn đến sự mất giá của đồng tiền Lạm phát đều được bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức của tiền tệ trong lưu thông.

Lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả kinh tế vi mô cũngnhư nền kinh tế vĩ mô Khi lạm phát tăng cao, sức mua của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên Lạm phát khiến cho giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng, giảm sút và mất giá trị, họ phải trả nhiều hơn cho một mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống cũng như chất lượng cuộc sống Đặc biệt lạm phát gây bất công trong xã hội, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp trong xã hội, lạm phát khiến họ vốn đã khó khăn giờ lại càngtrở nên khó khăn hơn Lạm phát gây ra tâm lý e dè, hạn chế chi tiêu dẫn đến trì trệ kinh tế Đồng thời lạm phát sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt trong thời kì biến động, khikhông còn tin tưởng vào tiền tệ và nền kinh tế, người dân có xu hướng đầu cơ vào những nguồn khác như vàng, các ngoại tệ mạnh hơn, gây suy yếu nền kinh tế đất nước Ngoài ra đối với

Trang 8

doanh nghiệp, lạm phát quá cao lại khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc hạch toán chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh Doanh nghiệp cũng có thể phải tăng lương cho người lao động để thu hút và giữ chân nhân tài, dẫn đến áp lực chi phí gia tăng Đặc biệt, lạm phát cao gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, thu hút đầu tư nước ngoài và làm gia tăng bất bình đẳng xã hội Lạm phát phimã có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội Nắm bắt được những ảnh hưởng tiêu cực đó, Chính phủ cần kết hợp với các phòng ban, bộ, ngành đưa ra những giải pháp để ngăn chặn lạm phát, giảm thiểu tác động tiêu cực tới nền kinh tế vi mô cũng như vĩ mô của đất nước.

Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát thấp và luôn được kiểm soát ở mức ổn định trong nhiều năm liên tiếp Bài viết sẽ trình bày về tình hình lạm phát trong năm 2023 và sau đó có những đề xuất về giải pháp nhằm ổn định mức lạm phát năm 2024.

Bối cảnh lạm phát ở Việt Nam năm 2023:

Năm 2023, mức lạm phát trung bình của Việt Nam vẫn trong mục tiêu đã đề ra ở 3,25% Mặc cho một số biến động trongtình hình kinh tế chính trị và xã hội: dịch bệnh COVID - 19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy làm thiếu hụt nguồn cung trên các quốc gia; cuộc tranh chấp giữa Nga - Ukraine, khiến cho việc sản xuất của một số nước bị trì trệ, chuỗi cung ứng nguyên liệu trên thế giới bị tắc nghẽn làm lạm phát tăng cao trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn giữ được mức lạm phát bình quân ở mức 3.25%, đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.•

2 Nguyên nhân gây ra lạm phát:

Lạm phát là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế, xảy ra khi cung tiền vượt quá cầu tiền ở trong lưu thông Dưới đây là một số nguyên nhân chung có thể dẫn tới lạm phát ở các nước nói chung và nguyên nhân dẫn tới lạm phát ở Việt Nam năm 2023nói riêng:

Một số nguyên nhân chung gây ra lạm phát có thể kể đến là: tăng trưởng kinh tế, tăng chi tiêu, tăng cung tiền tệ:

Trước tiên, tăng trưởng kinh tế có thể gây ra lạm phát trong một số trường hợp như là sự tăng cung tiền tệ và tăng cầu tiêu dùng Để thúc đẩy kinh tế phát triển, NHNN sẽ tăng cường cung tiền tệ trong nước gây áp lực lên giá cả tiêu dùng của hàng hóa và dịch vụ Đồng thời sự tăng thu nhập của người dân cũng góp

Trang 9

phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng gia tăng Nếu như khi ấy cung hàng hóa và sản phẩm không tăng tương ứng với cầu sẽ làm “độngiá” hàng hóa lên nhiều lần, gây ra hiện tượng lạm phát Vậy nên chính phủ cần phải có những đối sách tiền tệ phù hợp cũng như có những biện pháp tăng cường sản xuất phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước.

Thứ hai, tăng chi tiêu cũng là một nguyên nhân gây nên lạmphát Việc tăng chi tiêu không chỉ làm mất cân xứng giữa cung vàcầu như bài viết đã đề cập ở phía trên mà nó cũng góp phần tăngcường tiền tệ trong lưu thông qua việc vay mượn tiền từ ngân hàng mà đây lại là nguyên nhân chính gây nên lạm phát theo lý thuyết của C.Mác Để tránh được hiện tượng này, Chính phủ cần huy động các ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất hợp lý để giảm được lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế góp phần kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế.

Thứ ba, những nguyên nhân phi kinh tế như chiến tranh, dịch bệnh, đói kém, thiên tai, cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng lạm phát Ví dụ trong đại dịch COVID 19 vừa qua, nền kinh tế thế giới bị đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và gián đoạn khiến cho cầu tiêu dùng vượt quá cung dẫn tới giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao gây nên lạm phát cao, nền kinh tế nhiều quốc gia bị tổn thất nặng nề.

Nguyên nhân khiến mức lạm phát ở Việt Nam tăng nhẹ trong năm 2023:

Trong năm 2023 vừa qua, mức lạm phát cao nhất trong năm tại mức 4.89% ở tháng 1 do cầu của người tiêu dùng tăng mạnh trong thời kì phục hồi kinh tế Lạm phát sau đó giảm dần, thấp nhất vào tháng 6 chỉ còn lại 2% nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước trong 2 quý đầu•năm 2023 giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 9,99% là yếu tố làm chậm lại tốc độ tăng của CPI; sau đó mức CPI có dấu hiệu tăng lại vào tháng 7 do bên cạnh việc các nền tảng kinh tế vĩmô dần được cải thiện: tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước (quý I: 3.41%, quý II: 4,25%, quý III: 5,47%, quý IV: 6,72%), lãi suất huy động vốn và cho vay cũng giảm mạnh góp phần tăngcung tiền trong lưu thông, sản xuất Lạm phát có xu hướng gia tăng chủ yếu là do những gia tăng bất ngờ từ phía cung bao gồm mức gia tăng đột biến của CPI trong các tháng 8-9/2023 với mức tăng lần lượt là 0,88% và 1,08% do sự điều chỉnh giá trong giáo dục, các dịch vụ y tế và sự gia tăng giá gạo và xăng dầu theo giá cung của thế giới Kết quả là lạm phát so với tháng 6/2023 từ 2%

Trang 10

đã tăng lên và chạm mức 3,58% vào tháng 12/2023 Tuy nhiên do lạm phát giảm nhiều trong nửa đầu năm nên trung bình lạm phát năm 2023 cũng chỉ dừng ở mức 3,25% thấp hơn nhiều so vớimục tiêu chung mà Quốc hội đặt ra là kiểm soát mức lạm phát ở mức 4,5%.

Tốc độ tăng CPI các tháng năm 2023 so với cùng kỳnăm trước

(Nguồn: Báo Lao Động)

Những nhân tố tác động đến sự gia tăng của chỉ số giá trong năm 2023 có thể kể đến:

Sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ số giá nhóm giáo dục 7,44% so với năm trước do một số địa phương gia tăng học phí năm học 2023 - 2024 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tác động khiến CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm.

Sự gia tăng chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng ở mức 7.44% do sự gia tăng của các nguyên liệu đầu vào theo đó mà giá nhà ở tăng cao, kéo chỉ số CPI chung tăng 1,24 điểm phầntrăm.

Chỉ số giá của nhóm lương thực tăng 6.88% tác động CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm Trong đó, giá gạo tăng 6,77% phụ thuộc vào giá xuất khẩu và so với giá gạo các nước khác, tác động CPI chung tăng 0,7 điểm phần trăm Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 2.33% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ lớn, Tết tác động làm CPI chung tăng 0.5 điểm phần trăm.•

Chỉ số nhóm điện sinh hoạt tăng 4,68% tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm do nhu cầu sử dụng điện tăng từ ngày 4/5/2023 và ngày 9/11/2023.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc là tăng 3,29% so với nămtrước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, do nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công tăng Chỉ số giá nhómthuốc và dịch vụ y tế năm 2023 tăng 1,23% so với năm 2022 do

Ngày đăng: 26/06/2024, 17:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w