1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình Bày Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hàng Hóa Sức Lao Động, Giá Trị Thặng Dư, Các Phương Pháp Sản Xuất Ra Giá Trị Thặng Dư Và Hình Thức Biểu Hiện Của Giá Trị Thặng Dư Trong Nền Kinh Tế Thị Trường.pdf

13 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Tác giả Tạ Minh Thuận
Người hướng dẫn Dương Văn Thi
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 664,03 KB

Nội dung

TIỂU LUẬNMÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ: Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và hình thức biểu hiện của

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CHỦ ĐỀ: Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức

lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và hình thức biểu hiện của giá trị thặng

dư trong nền kinh tế thị trường.

Giảng viên hướng dẫn: Dương Văn Thi

Sinh viên thực hiện: Tạ Minh Thuận

Mã sinh viên : 2823235490

Lớp: TSTR28.01

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ

Trang 2

TIỂU LUẬN

Trang 3

MỤC LỤC

NỘI DUNG 3

1 Khái niệm về sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: 3

a, Sức lao động 3

b, Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 3

2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: 3

a, Giá trị hàng hoá sức lao động 4

b, Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động 4

3 Khái niệm giá trị thặng dư, quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư diễn ra như thế nào? Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư 5

a, Khái niệm giá trị thặng dư 5

b, Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư diễn ra như thế nào? 6

c, Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư 7

4 Các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư 7

a, Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối 7

b, Phương pháp sản xuất giá trị tương đối 8

5 Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường: lợi nhuận, lợi tức, địa tô 8

a, Lợi nhuận 8

b, Lợi tức 9

c, Địa tô tư bản chủ nghĩa 9

KẾT LUẬN 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người (hình thái công xã nguyên thủy), mọi hoạt động sản xuất xã hội đều mang tính tự cung tự cấp Nhu cầu của con người thời đó

bị gói gọn trong một giới hạn nhất định, do sự hạn chế của lực lượng sản xuất Chỉ đến khi lực lượng sản xuất dần phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới được đáp ứng ngày càng nhiều hơn Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi hình thái kinh tế, từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, và phát triển nhất chính là nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng tối

đa, với số lượng hàng hóa khổng lồ Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn luôn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong xã hội tư bản chủ nghĩa Tư bản chủ nghĩa xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu, dẫn đến quyền bình đẳng trong

xã hội bị xem nhẹ, tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc Điều này đã được Mác-Ăngghen phân tích trong quá trình nghiên cứu về các hình thái kinh tế xã hội: “Tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, Đó là nơi mà con người có quyền tự do, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững – chế độ xã hội chủ nghĩa

Từ sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, Đảng ta đã xác định đưa đất nước

đi lên xã hội chủ nghĩa Việc thành lập Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta Theo đó, việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

Đến nay, sau hơn 30 năm thực thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “ Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường” cho bài luận của mình

Trang 5

NỘI DUNG

1 Khái niệm về sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

a, Sức lao động

- Sức lao động là khả năng và năng lực của con người thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, không chỉ bao gồm khả năng vật

lý mà còn bao hàm cả khả năng trí tuệ, sáng tạo và kỹ năng Sức lao động là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và

xã hội

- Sức lao động không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc mà còn liên quan đến khả năng học hỏi, thích nghi và cải thiện Con người không ngừng phát triển khả năng của mình thông qua việc tiếp xúc với kiến thức mới, trải nghiệm và học hỏi từ những người khác Sức lao động đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra giá trị gia tăng, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sản phẩm và dịch vụ

b, Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt Họ trở thành người “vô sản” Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống

Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành tư bản Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định

Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản

Trang 6

2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng

a, Giá trị hàng hoá sức lao động

+ Giống như các hàng hoá khác, giá trị hàng hoá sức co động củng do thời gian lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định

+ Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sông của con người Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định

để mặc, ở, học nghề V.V Ngoài ra người lao động còn phải thoả mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh nữa Chỉ có như vậy, thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục

Như vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người công nhân và gia đình anh ta; hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp rằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động

+ Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử

Yếu tố tinh thần: ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hoá

Yếu tố lịch sử: nhu cầu của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điểu kiện địa lý, khí hậu của nước đó

+ Mặc dù bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:

Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân;

Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân;

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và gia đình người công nhân

Trang 7

b, Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động

+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân

+ Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng hàng hoá thông thường ở chỗ:

- Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian

- Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của bản thân hàng hoá sức lao động Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản

3 Khái niệm giá trị thặng dư, quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư diễn

ra như thế nào? Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư.

a, Khái niệm giá trị thặng dư

- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới do lao động sống của người công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động của công dân, là kết quả lao động không công của người công nhân

- Khái niệm này chỉ rõ bản chất bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê Vì phần lao động của công dân được chia làm hai phần, phần tiền

lương của công dân và phần giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt không công của công nhân

- Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và

số tiền nhà tư bản bỏ ra Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến Tuy nhiên, người lao động được đưa

Trang 8

vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động Phần dư ra đó gọi là gia trị thặng dư

b, Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư diễn ra như thế nào?

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất

ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng sư cho nhà tư bản C.Mác viết: “ Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hóa”

Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có cácđặc điểm:

- Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng cho có hiệu quả nhất

- Hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân

Khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác đã lấy ví dụ quá trình sản xuất sợi; sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học đưa ra các giả định: mua và bán đúng giá trị, tư bản cố định hao mòn hết trong một chu kỳ sản xuất, trong một giờ lao động người lao động tạo ra một lượng giá trị nhất định Từ

sự phân tích sợi C.Mác đã rút ra một số kết luận cơ bản:

- Một là, bản chất của giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới do người công nhân làm ra và thuộc về nhà tư bản

- Hai là, ngày lao động được chia thành hai phần thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư Trong đó, thời gian lao động cần thiết tại ra tiền công trả cho người công nhân và thời gian lao động thặng dư tại ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản

- Ba là, mẫu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra

Trang 9

trong lĩnh vực đó, chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động

Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản

Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản Bản chất của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

c, Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư

Nguồn gốc của giá trị thặng dư từ đâu mà có? Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị tăng thêm, nếu người mua hang hóa để bán hàng hóa đó cao hơn giá trị thì chỉ được lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai tròlà người bán và đồng thời cũng là người mua Do đó, nếu được lợi khi bán thì bị thiệt người mua Lưu thông (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêmxét trên phạm vi xã hội

Bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó

mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảotồn mà còn tạo ra được giá trị mối lớn hơn giá trị bản thân nó Đó là hàng hóa sức lao động

4 Các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư.

a, Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối

Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi

Gía trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được từ việc kéo dài ngày lao động vượt giới hạn thời gian lao động cần thiết không đổi dẫn đến thời gian lao động cần thiết Ngày lao động kéo dài còn thời gian lao động cần thiết không đổi dẫn đến thời gian lao động thặng dư tăng lên Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất, giá trị và thời gian lao động tất yếu không đổi Cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa chính là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu chủ nghĩa tư bản Đây là thời điểm lao động còn ở trình độ thủ công, năng suất lao động còn thấp Lúc này bằng lòng tham vô hạn, các nhà tư bản giở

Trang 10

mọi thủ đoạn kéo dài ngày lao động nhằm nâng cao khả năng bóc lột sức lao động công nhân làm thuê

b, Phương pháp sản xuất giá trị tương đối

Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi

Gía trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động

xã hội mà đầu tiên là ở ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng làm cho giá trị sức lao động giảm xuống Từ đó thời gian lao động cần thiết giảm sẽ tăng thời gian lao động thặng dư ( Thời gian sản xuất giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động Từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động không đổi

5 Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường: lợi nhuận, lợi tức, địa tô.

a, Lợi nhuận

Để có thể làm rõ bản chất của lợi nhuận, thì C.Mác đã bắt đầu phân tích làm rõ những chi phí sản xuất

- Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được hiểu đó là phần giá trị của hàng hỏa, bù lại giá cả của các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và mức giá ra của sức lao động mà đã được sử dụng để áp dụng vào sản xuất ra hàng hóa đó

- Chi phí sản xuất có vai trò bù đắp tư bản về giá trị và cả hiện vật, đặc biệt đảm bảo điều kiện cho việc tái sản xuất trong kinh tế thị trường để tạo cơ sở cho sự cạnh tranh, đó chính là căn cứ quan trọng cho sự cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa nhiều nhà tư bản

- Bản chất lợi nhuận:

Trong thực tế thì sản xuất kinh doanh hiện nay, giữa giá trị hàng hóa với mức chi phí sản xuất luôn có một khoảng chênh lệch Chính vì vậy nên sau khi bán hàng hóa (là bán ngang giá), thì nhiều nhà tư bản không những cần bù đắp đủ số chi phí

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w