Vì tầm quan trọng của việc đặt tên doanh nghiệp lớn nên tôi viết bài này để hiểu các quy định pháp luật xung quanh việc đặt tên doanh nghiệp và những trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải, v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
-o0o -TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ
ĐỀ TÀI: RÀO CẢN TRONG VIỆC ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP
Thy Mã số sinh viên: 22H4010096
Mã lớp học phần : 010441100202
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÊN DOANH NGHIỆP 4
1.1 Khái niệm về tên doanh nghiệp 4
1.2 Chức năng của tên doanh nghiệp 4
1.3 Vai trò của việc sử dụng tên doanh nghiệp 5
1.4 Quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp 5
1.4.1 Tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố tổ chức 6
1.4.2 Địa điểm gắn tên doanh nghiệp 6
1.4.3 Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh 6
1.4.4 Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài 7
1.4.5 Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp 7
1.4.6 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 9
2.1 Thực trạng về đặt tên doanh nghiệp ở Việt Nam 9
2.1.1 Mất thời gian 9
2.1.2 Tốn công sức 10
2.1.3 Bỏ lỡ cơ hội kinh doanh 10
2.2 Những hạn chế trong việc đặt tên doanh nghiệp Việt Nam 10
KẾT LUẬN… 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế thị trường của Việt Nam những năm gần đây vô cùng sôi động Việc mở rộng, đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập với kinh
tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không kém thách thức cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ của Việt Nam Để bắt kịp xu hướng và hiểu biết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế thế giới, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức Kinh tế Thế giới (WHO) vào ngày 7/11/2006 Để dễ dàng hội nhập thế giới hơn và đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 Luật này tuy ra đời muộn hơn các nước ở châu Á nhưng là một bước tiến tới xây dựng luật doanh nghiệp Những tiền đề và hướng dẫn để bắt đầu, điều hành và phát triển hầu hết các doanh nghiệp
Để mỗi doanh nghiệp được chính thức công nhận tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế của Việt Nam, doanh nghiệp cần đăng ký các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, phạm vi kinh doanh,…v.v Ngoài ra, việc đặt tên cũng rất quan trọng, cái tên mà công ty đặt cho công ty của mình có tác dụng rất lớn, nó là hình ảnh thu nhỏ của câu chuyện thương hiệu và nói với khách hàng rằng sản phẩm của bạn phải xứng đáng được công nhận Nên nhớ đối với những khách hàng tiềm năng, có thể nói nó ảnh hưởng tới sự thành công, sự tồn tại và phát triển lâu dài của một thương hiệu, một doanh nghiệp
Vì tầm quan trọng của việc đặt tên doanh nghiệp lớn nên tôi viết bài này để hiểu các quy định pháp luật xung quanh việc đặt tên doanh nghiệp và những trở ngại mà
doanh nghiệp gặp phải, với tựa đề: “RÀO CẢN TRONG VIỆC ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP”.
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÊN DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở để phân biệt các chủ thể kinh doanh Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 thông qua từ ngày 17/06/2020 và có hiệu lực từ 01/01/2020 Bộ luật doanh nghiệp mới này sẽ thay thế cho luật doanh nghiệp cũ trước đó.Nội dung về quy định về thành lập, về tổ chức quản lý, hoạt động
tổ chức lại giải thể, các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp Người thành lập doanh nghiệp phải đăng kí tên doanh nghiệp và được pháp luật công nhận, bảo vệ
Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh
1.2 Chức năng của tên doanh nghiệp
Chức năng thông tin
Theo điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng Trong đó:
-Loại hình doanh nghiệp được viết là “ công ty trách nhiệm hữu hạn ” hoặc “ công
ty TNHH ” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “ công ty cổ phần ” hoặc
“ công ty CP ” đối với công ty cổ phần; được viết là “ công ty hợp danh ” hoặc “ công
ty HD ” đối với công ty hợp danh; được viết là “ doanh nghiệp tư nhân ” hoặc “ doanh nghiệp TN ” đối với doanh nghiệp tư nhân
-Ngoài tên tiếng Việt, doanh nghiệp còn đặt tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt ( tên giao dịch )
Chức năng phân biệt
Tên doanh nghiệp còn có chức năng phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc
Trang 5 Chức năng khẳng định uy tín của doanh nghiệp
Hiện nay, tên doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tên gọi, để phân biệt các doanh nghiệp với nhau mà còn một giá trị khác, lớn lao hơn nhiều Đó chính là thương hiệu doanh nghiệp Tên doanh nghiệp còn gắn liền với uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Từ đó tên doanh nghiệp cũng là một tài sản có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp Đăng kí tên doanh nghiệp là công cụ để nhà nước quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chủ thể là tên gọi của doanh nghiệp
Trang 61.3 Vai trò của việc sử dụng tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại, ngoài vai trò xưng danh và giúp khách hàng nhận diện doanh nghiệp, tên doanh nghiệp còn một vai trò quan trọng hơn đó là sự khẳng định uy tín, vị thế của doanh nghiệp trước khách hàng cũng như trước các đối tác Chẳng hạn, nói đến Microsoft, người ta nghĩ ngay đến tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, nói đến Pepsi người ta nghĩ ngay đến công ty nước giải khát, nói đến Trung Nguyên người Việt Nam tự hào vì có một công ty cà phê nổi tiếng… có thể nói, tên doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó tồn tại suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp từ khi thành lập đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và được sử dụng thường xuyên khi doanh nghiệp xuất hiện trước công chúng, trong các giao dịch với khách hàng Tên doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để hình thành nên thương hiệu của doanh nghiệp Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ở nước ta hiện nay, không ít những doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được những thương hiệu mạnh thông qua hình ảnh tên gọi của doanh nghiệp như siêu thị Coop Mart, sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên…
Do đó, tên doanh nghiệp cũng được xem là môt đối tượng của quyền sỡ hữu công nghiệp, được bảo hộ dưới hình thức tên Thương Mại bởi Luật sở hữu trí tuệ
1.4 Quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp có quyền tự do trong việt đặt tên doanh nghiệp của mình Tuy nghiên, để đảm bảo lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể kinh doanh khác, Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1.4.1 Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự gồm:
- Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công
ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc
“công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc
“doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Trang 7- Tên riêng:
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,
J, Z, W, chữ số và ký hiệu
(Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 37).
1.4.2 Địa điểm gắn tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được ghi trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
(Theo Điều 23, 28, Khoản 4 Điều 37).
1.4.3 Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh
Cụ thể, tên doanh nghiệp tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
Trang 81.4.4 Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài (theo Khoản 3 Điều 39)
1.4.5 Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp cần chú ý không vi phạm các điều cấm sau đây khi đặt tên doanh nghiệp:
- Đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, cụ thể: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký
- Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, gồm:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp
đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
Trang 9+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
(Theo Điều 38; Khoản 1, 2 Điều 41).
1.4.6 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh
(Theo Khoản 1, 2 Điều 40).
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng về đặt tên doanh nghiệp ở Việt Nam
Với tình hình phát triển như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập với nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau Đó là dấu hiệu cho việc đất nước ta đang ngày càng phát triển theo hướng tích cực, tuy nhiên việc thành lập doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn như hồ sơ đăng ký, các giấy tờ pháp lý,… và việc trên hết để doanh nghiệp đó được thành lập đó là tìm được tên doanh nghiệp phù hợp
Một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất mà chủ sở hữu phải làm trước tiên khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là việc đặt tên doanh nghiệp Tên gắn liền với doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và là nền móng quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc đặt tên doanh nghiệp như chưa hiểu rõ Luật, hiểu sai quy định Luật doanh nghiệp 2020, hay còn nhiều vướng mắc chưa có cơ quan giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tận tình
Để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất cho việc đặt tên này thì các doanh nghiệp cần phải đảm bảo lựa chọn được tên hay và ấn tượng để lưu giữ lại trong lòng khách hàng hình ảnh đẹp nhất Thế nhưng, thực tế hiện nay thì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đang trở thành một trong những vấn đề khó khăn gây cản trở đến việc thành lập doanh nghiệp của nhiều người Nó đang bộc lộ sự thiếu thực tế khi mà các quy định về đặt tên này đã mang đến những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp
2.1.1 Mất thời gian
Nhiều doanh nghiệp đã rất mệt mỏi chỉ với việc lựa chọn tên doanh nghiệp sao cho đúng quy định Đặt tên theo tên riêng của mình thì trùng với doanh nghiệp khác Lựa chọn tên theo ý nghĩa cá nhân muốn thì bị xem là vi phạm thuần phong mỹ tục Điều này khiến các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian trong việc nộp hồ sơ, chờ thẩm định và sửa đổi, bổ sung thông tin cho đúng theo yêu cầu của cơ quan chức năng Chính bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đã khiến cho tiến trình thành lập doanh
Trang 11nghiệp bị chậm hơn dự kiến rất nhiều.
Trang 122.1.2 Tốn công sức
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn tìm đến sự giúp đỡ của các công ty dịch vụ trong việc đăng ký thành lập công ty Bởi thực tế thì không riêng gì quy định đặt tên doanh nghiệp mà các thông tin về các thủ tục hành chính đôi khi cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngán ngẩm Vì thế mà chọn các công ty dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp đỡ tốn công sức cho việc chạy tới chạy lui ở cơ quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất các vấn đề về tên doanh nghiệp và các thủ tục khác
2.1.3 Bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
Đôi khi chỉ vì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp mà khiến cho các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hiếm hoi Ngay cả khi doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục đầy đủ mà tên doanh nghiệp đặt không hợp lệ thì chắc chắn là hồ sơ sẽ không được xét duyệt Vì thế cho nên là khi lựa chọn đăng ký kinh doanh thì việc đặt tên doanh nghiệp nếu không cẩn thận sẽ khiến doanh nghiệp vuột mất những cơ hội kinh doanh chỉ vì lý do là tiến trình thành lập doanh nghiệp bị chậm trễ vì quy định đặt tên doanh nghiệp
2.2 Những hạn chế trong việc đặt tên doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn chung thì bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đã được nhiều cơ quan phân tích nhưng cho đến nay thì cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn chưa có sự thay đổi
để phù hợp với thời cuộc và tình hình thực tế của các doanh nghiệp Các quy định đặt tên doanh nghiệp làm cản trở quyền tự thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư
Việc quy định tên doanh nghiệp Luật hóa Điều 37, 38 Luật doanh nghiệp 2020,
cụ thể: Cấm đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp: Đặt tên trùng hoặc đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong