1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn đầu tư quốc tế đề tài xu thế vận động oda trên thế giới trong những năm gần đây

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu Thế Vận Động ODA Trên Thế Giới Trong Những Năm Gần Đây
Tác giả Ngô Huy Hoàng, Phan Thị Mỹ Lệ, Trương Triều Hoa, Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Thanh Huệ, Lê Việt Hùng, Đỗ Khánh Hồng
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Mai Khanh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • 1. Cơ sở lý luận (6)
    • 1.1. Cơ sở phân tích xu hướng ODA (6)
    • 1.2. Khung phân tích (7)
  • 2. Bức tranh toàn cảnh về ODA đã tồn tại từ trước (7)
  • 3. Xu thế vận động ODA trên thế giới trong những năm gần đây (12)
    • 3.1. Theo lượng vốn (12)
    • 3.2. Theo khu vực địa lý (14)
      • 3.2.1. Với các quốc gia viện trợ (14)
      • 3.2.2. Với các quốc gia nhận viện trợ (16)
      • 3.2.3. Theo mức thu nhập (19)
    • 3.3. Theo lĩnh vực (20)
  • 4. Nhận định về xu hướng vận động của ODA (23)
    • 4.1. Xu hướng ngắn hạn (23)
    • 4.2. Xu hướng dài hạn (24)
  • 5. Tác động của xu hướng ODA lên các quốc gia trên thế giới (25)
    • 5.1. Tác động tích cực (25)
    • 5.2. Tác động tiêu cực (27)
  • 6. Cơ hội, thách thức cho các quốc gia trong xu hướng ODA đó (31)

Nội dung

Trên cơ sở đó, với đề tài “XU THẾ VẬN ĐỘNGODA TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY”, nhóm đã chọnmốc 2020-2022 là thời gian nghiên cứu cho bài tiểu luận để phân tích và so sánhvới giai

Cơ sở lý luận

Cơ sở phân tích xu hướng ODA

Khái niệm về xu hướng: Xu hướng là một đặc điểm trong phân tích dữ liệu biểu diễn sự chuyển động của một chuỗi dữ liệu tăng hay giảm trong một khoảng thời gian Nói cách khác, xu hướng được quan sát khi có sự thay đổi độ dốc của biểu đồ trong khoảng thời gian đó Xu hướng thường xuất hiện, biến mất trong khoảng thời gian nhất định (Khác với tính mùa vụ, có tính chu kỳ ở trong thống kê).

Trên thực tế, việc phân tích xu hướng ODA đã được OECD thực hiện trong vòng 60 năm nay, bắt đầu từ năm 1960 Trong khoảng thời gian này, tùy thuộc việc phân tích đặc điểm từng giai đoạn mà OECD đã rút ra 6 giai đoạn với độ dài khác nhau, trung bình của mỗi giai đoạn phân tích là khoảng 10 năm.

Giai đoạn gần đây nhất là giai đoạn 2011 - 2019, OECD đã phân tích và đưa ra đặc điểm của giai đoạn này là: Ngân sách ODA bị thắt chặt trước khi được phục hồi do dư chấn của khủng hoảng tài chính 2008 Sau giai đoạn này, năm 2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng, nó không chỉ là năm mở đầu cho giai đoạn nghiên cứu mới mà còn xảy ra một sự kiện đặc biệt chưa từng có trước đây - Đại dịch Covid 19 - một sự kiện mà làm thay đổi mọi mặt của bối cảnh toàn cầu và ODA cũng không là ngoại lệ Trên cơ sở đó, với đề tài “XU THẾ VẬN ĐỘNG

ODA TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY”, nhóm đã chọn mốc 2020-2022 là thời gian nghiên cứu cho bài tiểu luận để phân tích và so sánh với giai đoạn trước, từ đó rút ra những xu thế vận động ODA và những nhận định cho xu hướng những năm gần đây, đồng thời dự báo những cơ hội và thách thức của các quốc gia trên thế giới trong xu thế vận động mới.

Khung phân tích

Về cơ bản, việc phân tích xu hướng ODA được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau Bắt đầu từ việc tiếp cận các xu hướng lớn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận động chung của ODA, để hiểu rõ hơn những chuyển biến mới của ODA trong những năm gần đây, nhóm dựa vào khung phân tích xu hướng ODA của Giáo trình Đầu tư Quốc tế, Mục 6.1.2.4 trang 213 để phân tích, bao gồm: Lượng vốn,Chỉ số ODA/GNI, ODA theo khu vực lãnh thổ, ODA cơ cấu theo lĩnh vực ngành nghề để từ đó đưa ra so sánh và nhận định về xu hướng vận động ODA.

Bức tranh toàn cảnh về ODA đã tồn tại từ trước

Viện trợ đa phương đang ngày càng gia tăng về quy mô và độ phức tạp.

Trong suốt thời gian dài, kênh song phương luôn chiếm ưu thế trong kênh viện trợ ODA Tuy nhiên, khu xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các đối tác phát triển đã và đang thực hiện tăng khối lượng và tỉ lệ ODA của họ thông qua các kênh đa phương.

Hình 2-1 Đóng góp đa phương tăng lên khi tỷ lệ viện trợ song phương giảm

(thời kỳ 2011-2018, giá 2018)Nguồn: OECD, Multilateral Development Finance 2020, 2020, mục 2.1.1

Tài trợ ODA vào các kênh đa phương tăng ổn định từ năm 2012, ngoại trừ sự suy giảm ngắn trong giai đoạn 2014-2015 Năm 2016, năm mà the 2030 Agenda, the Addis Ababa Action Agenda (AAAA) và Paris Agreement có hiệu lực đã khiến cho dòng vốn ODA đa phương ngày càng tăng (tỷ trọng vốn ODA được chuyển đến các tổ chức đa phương vào năm 2008 là dưới 34% thì đã tăng lên 38% vào năm

2018) Năm 2018, sự gia tăng bền vững của ODA đa phương trái ngược với sự sụt giảm nhẹ của ODA song phương Các con số này đều cho thấy được ODA song phương vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn ODA, tuy nhiên các nhà tài trợ đang có xu hướng tăng tài trợ ODA qua hệ thống các tổ chức đa phương.

Sự xuất hiện của hệ thống Grant Equivalent

Và đặc biệt hơn trong giai đoạn này, cụ thể là năm 2015, phương pháp tính Grant Equivalent được giới thiệu như một phương pháp tính khoản vay phản ánh tốt hơn nỗ lực thực tế của các quốc gia tài trợ Năm 2018, “Grant Equivalent” (GE system) trở thành tiêu chuẩn để đo lường ODA thay thế cho phương pháp “cash basis” trước đó

Hình 2-2 Khối lượng cam kết vay ODA cho các thành viên cho vay chính, tỷ

USD (giá cố định 2017) Nguồn: OECD, Monitoring the Implementation of the Grant Equivalent

Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2019 (ngoại trừ Nhật Bản, quốc gia có mức tăng mạnh cho đến năm 2018 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2019) các thành viên DAC cung cấp khoản vay nhìn chung đã tăng nhẹ danh mục khoản vay ODA của họ về mặt khối lượng Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn ODA cũng được duy trì khá ổn định đối với các thành viên này Việc giới thiệu “GE system” vào năm 2015 chưa tác động gì nhiều vào số liệu ODA và xu hướng viện trợ của thế giới trong giai đoạn 2015-2018

Giai đoạn 2019-2021: Đại dịch COVID-19 xảy ra đã đẩy nhanh xu hướng này do các tổ chức đa phương đóng vai trò then chốt trong việc ứng phó tức thời với khủng hoảng.

Năm 2020, khối lượng ODA được chuyển vào hệ thống đa phương tăng lên 78,6 tỷ USD, tương đương 41% tổng vốn ODA, tăng 3% kể từ năm 2018 (38%) Tiếp theo đó, năm 2021, tổng vốn ODA tăng đạt mức cao nhất từ trước đến giờ trong đó vốn ODA đa phương tiếp tục tăng 4,9 tỷ USD và vốn ODA song phương (không bao gồm vắc-xin được tài trợ) giảm 4,2 tỷ USD

Bên cạnh ảnh hưởng của đại dịch thì khi xét về kênh viện trợ, dường như việc áp dụng phương pháp tính toán mới Grant Equivalent cũng làm tăng lên tỷ lệ ODA của kênh đa phương Cụ thể, theo phương pháp tính toán này thì giai đoạn

2018-2021, kênh đa phương đã tăng 3,22%, trong khi “Cash basis” là 2,38%.

Trong một tầm nhìn dài hạn, phương pháp này thể hiện rõ ràng “tính ưu đãi” của ODA hơn, từ đó có tác động đến sự gia tăng của xu hướng viện trợ của các tổ chức đa phương trong những năm gần đây bởi với cách tính mới này, các nước nhận viện trợ sẽ phân tích tính ưu đãi của ODA tốt hơn để tránh rơi vào “bẫy viện trợ” thay vì chỉ nhìn vào giá trị dòng tiền như phương pháp “cash basis” trước đó Và bởi chính đặc điểm này, việc hợp tác đa phương sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn khi các gói ưu đãi có thể dễ dàng được so sánh và thể hiện đúng giá trị ưu đãi của nó, tạo nên tính “chuẩn hóa” và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho kênh đa phương phát triển.

Hình 2-3 Sự chênh lệch giữa hai cách tính ODA trong giai đoạn 2018-2021

Nguồn tài trợ riêng (Earmarked Contributions) tăng tỷ trọng trong tổng vốn ODA đa phương

Hình 2-4 Nguồn tài trợ được dành riêng (Earmarked contributions) tăng dần tỷ trọng trong tổng vốn ODA thông qua đa phương

Tài trợ thông qua hệ thống đa phương tăng lên dường như là từ ODA song phương thuần túy, điều này cho thấy các thành viên DAC đang thay thế viện trợ song phương thành các lĩnh vực mà viện trợ đa phương có thể có nhiều tác động hơn (ví dụ như tài trợ nhân đạo đối phó cuộc nội chiến Syria, khủng hoảng người tị nạn, dịch Covid-19 hay cuộc chiến tranh Nga-Ukraine).

Báo cáo tài chính phát triển đa phương năm 2020 (OECD, 2020) nhấn mạnh rằng hệ thống đa phương đang dần phát triển thành một hệ sinh thái đông đúc, phức tạp và ngày càng phân mảnh Nguồn tài trợ được dành riêng (Earmarked contributions) chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong hệ thống phát triển đa phương có thể khiến các tổ chức này không tập trung vào các chiến lược ưu tiên do phần lớn các thành viên đặt ra và làm suy yếu sự quản trị trên mức độ rộng Điều này có nghĩa là, ở một mức độ nào đó, các nhà tài trợ sẽ chỉ trợ cấp cho các kênh đa phương với các mục đích song phương thuần túy Và kết quả có thể dẫn đến là, hệ thống đa phương sẽ dời trọng tâm khỏi các nhiệm vụ cốt lõi của họ sang các ưu tiên, yêu cầu cụ thể của các nhà tài trợ Dù xu hướng này có thể gây ra sự song phương hóa các nguồn tài trợ đa phương, các nhà tài trợ vẫn đã và đang hướng về các mục đích giải quyết vấn đề nghèo, kém phát triển, các vấn đề về vệ sinh, y tế, môi trường hay các vấn đề về quyền con người cụ thể mà họ đang cực kỳ quan tâm tới

Có thể thấy hai yếu tố trên chính là hai yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự vận động của ODA trong tương lai Dựa trên cơ sở đó, ở phần tiếp theo ta sẽ phân tích ODA vận động như thế nào trong 3 khía cạnh: Theo lượng vốn, theo khu vực địa lý và theo ngành nghề khi đặt trong một bối cảnh rất đặc biệt của giai đoạn 2020-2022.

Xu thế vận động ODA trên thế giới trong những năm gần đây

Theo lượng vốn

Biểu đồ bên dưới đã thể hiện rất rõ đặc điểm của lượng vốn ODA giai đoạn trước - giai đoạn 2011-2019 khi ODA tăng trưởng rất ảm đạm với tốc độ trung bình hằng năm chỉ là 1,68% năm 2011-2015 do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008 và tăng lên nhẹ 2,83% năm 2016 trước khi rơi vào thời kỳ gần như không đổi vào 2016-2019 Dịch Covid-19 xảy ra trong những năm cuối 2019-2020 đã đánh dấu sự tăng mạnh của ODA khi đến 2021, lượng vốn ODA đã đạt đến 176 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2 năm 2020 và 2021 là 6,33%, gần như gấp hơn hai lần so với giai đoạn trước.

Tuy chưa thể kết luận rằng xu hướng cũ của giai đoạn 2011-2019 sẽ tiếp tục hay không hay sẽ thay đổi thành một xu hướng mới khác, nhưng khi xét chỉ trong vòng 2 này, điều mà ta có thể nhận thấy rõ ràng đó là có dấu hiệu tích cực trong lượng vốn ODA toàn cầu với tỷ lệ tăng trưởng cao và gần như tạo nên sự khác biệt so với giai đoạn trước.

Hình 3-5 Biểu đồ thể hiện lượng vốn ODA từng năm trong giai đoạn 2011-

2021 (Đơn vị: tỷ USD)Nguồn: OECD.Stat, OECD DAC Table1 - Total official and private flows

Biểu đồ bên dưới đã thể hiện rất rõ đặc điểm của lượng vốn

ODA giai đoạn trước - giai đoạn 2011-2019 khi ODA tăng trưởng rất ảm đạm với tốc độ trung bình hằng năm chỉ là 1,68% năm 2011-2015 do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tăng lên nhẹ 2,83% năm 2016 trước khi rơi vào thời kỳ gần như không đổi vào

2016-2019 Dịch Covid-19 xảy ra trong những năm cuối 2019-

2020 đã đánh dấu sự tăng mạnh của ODA khi đến 2021, lượng vốn ODA đã đạt đến 176 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2 năm 2020 và 2021 là 6,33%, gần như gấp hơn hai lần so với giai đoạn trước.

Tuy chưa thể kết luận rằng xu hướng cũ của giai đoạn 2011-

2019 sẽ tiếp tục hay không hay sẽ thay đổi thành một xu hướng mới khác, nhưng khi xét chỉ trong vòng 2 này, điều mà ta có thể nhận thấy rõ ràng đó là có dấu hiệu tích cực trong lượng vốn ODA toàn cầu với tỷ lệ tăng trưởng cao và gần như tạo nên sự khác biệt so với giai đoạn trước Và trong khoảng thời gian ngắn hạn này, Covid-19 và các sự kiện chính trị - xã hội như Chiến tranh Nga - Ukraine là yếu tố then chốt dẫn đến những sự thay đổi trong ngắn hạn được phân tích như trên.

Theo khu vực địa lý

3.2.1 Với các quốc gia viện trợ

ODA đóng góp từ các thành viên DAC tăng bởi Covid-19 nhưng tiếp tục vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia đóng góp

Hình 3-6 ODA từ các nước thành viên của DAC năm 2021 theo phương pháp tính grant equivalent (Đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: OECD, ODA 2021 summary, tr.9

Cùng với xu hướng lượng vốn viện trợ tăng (2011-2019), đặc biệt việc tăng đột biến trong những năm gần đây thì mức đóng góp ODA từ các quốc gia thành viên của DAC cũng tăng theo từng năm và tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2021.

Cụ thể, năm 2020 tổng viện trợ ODA là 161,2 tỷ USD đã tăng lên đến 178,9 tỷ trong năm 2021 Khi so sánh với một giai đoạn dài từ 2011-2019 thì trong những năm gần đây (2020 và 2021), danh sách các nước viện trợ ODA nhiều nhất vẫn là các quốc gia thành viên DAC quen thuộc Cụ thể, trong năm 2021, 5 quốc gia nhiều năm liền xuất hiện trong top đầu lần lượt là Hoa Kỳ (42,3 tỷ USD, tăng 19,2%),Đức (32,2 tỷ USD, tăng 13,4%), Nhật Bản (17,6 tỷ USD, tăng 8%), Anh (15,81 tỷUSD, giảm 14,82%) và Pháp (15,45 tỷ USD, tăng 9,3%) (số liệu năm 2021) Chỉ riêng 5 nước này đã chiếm đến 68,99% trong số 29 nước thành viên DAC - Một sự chênh lệch rất lớn của nhóm nước dẫn đầu và các thành viên còn lại Đồng thời, giai đoạn 2011-2021, các nước này đều duy trì việc tăng đóng góp mỗi năm Tuy nhiên, trong năm 2021, lần đầu tiên Anh đã có sự giảm lớn trong số tiền viện trợ của mình

Tỷ lệ ODA/GNI có nhiều sự biên động và mục tiêu đạt 0.7% ODA/GNI ngày càng trở nên khó khăn hơn

Hình 3-7 ODA/GNI của các nước thành viên của DAC trong giai đoạn 2020-

2021 Nguồn: devinit.org, ODA 2020–2021, Figure 2

Như đã phân tích, mức đóng góp ODA giữa các quốc gia là không đồng đều và có sự chênh lệch lớn, cụ thể top 5 quốc gia viện trợ nhiều nhất chiếm đến 70% tổng vốn ODA (2015-2021), điều này đã dẫn đến mức độ tác động lớn của các nước này trong tổng vốn ODA Vì thế, việc Anh cắt giảm viện trợ ODA lớn và từ bỏ mục tiêu 0,7% ODA/GNI trong năm 2021 đã khiến Anh có mức giảm ODA lớn nhất so với bất kỳ thành viên DAC nào (giảm 15% so với năm trước, gần 3 tỷUSD) Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong năm 2021 hầu hết thành viên DAC đều tăng đóng góp rất nhiều, đặc biệt là các quốc gia ở top đầu nhưng tổng vốnODA chỉ tăng 4,4% Quyết định của Anh cũng khiến cho tổng số quốc gia đạt được tiêu chuẩn duy trì mức ODA/GNI từ 0,7% trở lên giảm từ 6 quốc gia xuống còn 5 quốc gia là Luxembourg, Na Uy, Thụy Điển, Đức và Đan Mạch Hành động của Anh có thể sẽ là khởi đầu cho việc các quốc gia khác xem xét lại tiêu chuẩn viện trợ 0,7% ODA/GNI, thậm chí là xu hướng từ bỏ chỉ số này.

3.2.2 Với các quốc gia nhận viện trợ

Châu Phi và Châu Á nhận viện trợ ODA nhiều nhất và có khoảng chênh lệch lớn so với các châu lục còn lại.

Xu hướng này đã tồn tại trong nhiều năm, viện trợ ODA tập trung đồng đều vào châu Phi và châu Á, nhưng có sự chênh lệch lớn với các châu lục còn lại Lấy số liệu năm 2021 làm ví dụ, tỷ lệ giải ngân cho các nước đang phát triển cụ thể so với tổng vốn ODA là 68,4% Trong đó, Châu Phi chiếm tỷ lệ nguồn vốn ODA cho các nước đang phát triển lớn nhất với 29,4% và Châu Á với tỷ lệ chênh lệch không quá lớn 24,6% Kế tiếp là Châu Mỹ đã có sự chênh lệch rõ ràng, chỉ chiếm 6,5%.Hai châu lục nhận viện trợ ODA ít nhất là Châu Âu và Châu Đại Dương lần lượt là2.5% và 2.2% Tỷ trọng này cũng không có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây Sự chênh lệch này là một sự tiếp diễn của xu hướng đã có ở giai đoạn trước Mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực nhưng hầu hết lượng ODA được đổ dồn vào Châu Phi – nơi tập trung nhiều quốc gia nghèo khó với bất ổn về kinh tế xã hội và cho đến hiện tại là phù hợp với bối cảnh Tuy nhiên nếu xu hướng này vẫn tiếp tục trong tương lai thì ta cần phải nhìn nhận lại hiệu quả sử dụng ODA của các khu vực trên để tránh gây mất chênh lệch lượng phân bổ ODA với các khu vực khác.

Hình 3-8 ODA được giải ngân cho các khu vực giai đoạn 2020-2021 (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: stats.oecd.org, ODA disbursements to countries and regions

Trong thời gian dài, phân bổ ODA viện trợ nhiều nhất là dành cho một số nước nhất định Tuy nhiên, gần đây một số quốc gia chỉ mới xuất hiện trong danh sách nhận ODA nhiều nhất nhưng số tiền được viện trợ đã ghi nhận mức tăng hơn gấp đôi.

Theo developmentaid.org, giai đoạn 2010-2019, các nước nhận được ODA nhiều nhất vẫn là một số các quốc gia nhất định như Afghanistan, India, Bangladesh, Ethiopia, Jordan,

Sang năm 2020, top đầu trong danh sách các nước nhận viện trợ ODA nhiều nhất vẫn là các quốc gia này, tuy nhiên danh sách này có điểm khác biệt so với giai đoạn trước là có sự xuất hiện của Ukraine, Ghana và Maroc Các quốc gia này dù mới xuất hiện và có thứ hạng từ 14 đến 20 nhưng đã nhận viện trợ tăng hơn gấp đôi so với 2019 Sự gia tăng ODA cho Ukraine là kết quả của các khoản vay hỗ trợ ngân sách và viện trợ nhân đạo đáng kể từ Mỹ và EU Về phần Ghana thì nước này nhận được khoản cho vay hỗ trợ ngân sách tăng mạnh từ IMF Còn Maroc thì nhận được vốn ODA tăng từ cả EU và Đức, chủ yếu là hỗ trợ ngân sách và các hoạt động liên quan đến Covid-19

Hình 3-9 ODA được giải ngân cho các khu vực giai đoạn 2020-2021 (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: devinit.org, ODA 2020–2021, Annex 2 Đến năm 2021, Sudan là quốc gia có sự tăng nhận ODA lớn nhất với mức tăng 250% Điều này là nhờ vào việc tăng tài trợ cho Chương trình Lương thực Thế giới ở Sudan

Hình 3-10 Một số nước nhận ODA lớn nhất theo vào năm 2021

Nguồn: devinit.org, Aid in 2021, Appendix 1

Việc ODA đổ dồn cho vài quốc gia nhất định, cụ thể là Ukraine trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine hay việc viện trợ để giải quyết khủng hoảng lương thực tăng lên nhiều trong những năm gần đây đã làm giảm đáng kể vốn ODA phân bổ cho các mục tiêu và việc phát triển các quốc gia khác, thậm chí khiến cho ODA dự trữ ở mức thấp, điều này chắc chắn sẽ làm cho việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chưa đến một phần ba viện trợ được giải ngân cho các quốc gia xếp vào nhóm kém phát triển nhất hoặc có thu nhập thấp.

Hình 3-11 Tỷ lệ giải ngân vốn ODA cho các nước được xếp vào nhóm kém phát triển nhất (LDCs) và thu nhập thấp LICs (Đơn vị: %)

Nguồn: devinit.org, Aid in 2021, Figure 2 Đây là nhóm các quốc gia có thu nhập thấp và các quốc gia kém phát triển nhất, rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế và môi trường, lẽ ra vốn ODA nên ưu tiên cho các nước này Tuy nhiên, việc tăng vốn ODA cho các nước kém phát triển trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch chỉ giúp khôi phục tỷ lệ vốn ODA của các nước kém phát triển về mức như vào đầu thập kỷ trước Tỷ lệ giải ngân vốn ODA cho các quốc gia này giảm từ 32% vào năm 2020 xuống còn 30% vào năm

2021 Mặc dù các khoản viện trợ ODA tăng nhưng trong giai đoạn 2020-2021,khoản tăng này được chuyển qua GAVI (liên minh vắc xin) để giúp ứng phó với đại dịch Covid-19, dó đó ODA không được phân bổ theo quốc gia hay theo nhóm thu nhập nhất định Ngoài ra, các khoản vay có tỷ lệ ngày càng tăng, trong khi khoản viện trợ không hoàn lại không đổi, điều này đã làm tăng gánh nặng trả nợ ở các nước nghèo nhất thế giới.

Theo lĩnh vực

Giai đoạn 2014 - 2018 - Xu hướng theo đúng chức năng của ODA - “Hỗ trợ phát triển”.

Theo một bài nghiên cứu 29 quốc gia thành viên DAC trong việc sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 2014-2018, nhóm nghiên cứu nhận thấy mỗi quốc gia sẽ có một sự ưu tiên khác nhau, tuy nhiên phần lớn ở các nước đều thể hiện một sự tương đồng về tỷ trọng ODA theo cơ cấu ngành ODA đang làm rất tốt vai trò “hỗ trợ phát triển” của mình khi các lĩnh vực được ưu tiên phân bổ đó chính là y tế, sức khỏe, viện trợ nhân đạo, giáo dục, cơ sở hạ tầng

Giai đoạn năm 2019 trở đi - Sự chuyển biến rõ rệt trong xu hướng ODA.

Chỉ sau đó vài năm, những số liệu này đã thay đổi hoàn toàn bởi sự xuất hiện của hàng loạt các sự kiện chưa từng có trong lịch sử gần đây Nhìn chung đã có sự phân bổ lại về ODA theo cơ cấu ngành

Cuối năm 2019, đại dịch Covid bắt đầu bùng phát, lây lan diện rộng trên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động xấu đến nền kinh tế thế giới Nhu cầu hỗ trợ của thế giới ngày càng tăng khi theo ước tính mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của 30% quốc gia đang phát triển sẽ không phục hồi về mức trước đại dịch vào cuối năm 2022 Trong những năm tới, nhiều quốc gia cũng sẽ phải đối mặt với sự gia tăng gánh nặng nợ, tỷ lệ lạm phát sẽ ở mức trung bình 8,7% ở các nền kinh tế đang phát triển Vì vậy, các quốc gia sẽ không thể nào ứng phó được đại dịch nếu thiếu đi sự hỗ trợ của ODA về hệ thống y tế, bảo hộ xã hội,

Y tế, viện trợ nhân đạo là những lĩnh vực được đầu tư ODA mạnh mẽ trong giai đoạn 2019 – 2021

Hình 3-12 Sự thay đổi phân bổ nguồn vốn ODA theo lĩnh vực năm 2019-

2020 Nguồn: ODA 2020–2021: key trends before and during emerging crises, tr.21

Từ số liệu ở bảng thống kê trên, nhóm nghiên cứu có thể thấy được rằng hầu hết tỷ trọng ODA theo cơ cấu các ngành đều giảm trừ y tế, hỗ trợ ngân sách và viện trợ nhân đạo Lĩnh vực y tế đã tăng từ 12% năm 2019 lên 13% năm 2020 Năm

2021, các lĩnh vực liên quan đến xã hội, y tế, viện trợ nhân đạo chiếm phần lớn thị phần ODA song phương Theo một bài báo cáo của OECD, năm 2021, hơn 10%,tương đương 18,7 tỷ USD vốn ODA được dành cho các hoạt động liên quan đến đại dịch Covid-19 Trong tổng số này, 12,4 tỷ đô la Mỹ được dành cho cung cấp thiết bị y tế và đào tạo nhân sự, còn 6,3 tỷ đô la Mỹ dưới dạng các liều vắc xin được quyên góp Bảng sau cho thấy được các nước DAC đã huy động 35 tỷ USD vốn ODA cho ứng phó với COVID-19 trong năm 2020 và 2021 Trong đó vắc xin được nhắc tới như một hình thức hỗ trợ độc lập.

Hình 3-13 Năm 2021, các lĩnh vực xã hội nhận được phần lớn viện trợ song phương Nguồn: flourish.studio, Final ODA release, 2022 Điều này đã chứng minh được rằng vaccine chính là 1 hình thức viện trợ mới của ODA Nhiều nhà tài trợ đã báo cáo các liều vắc xin trị giá hàng triệu đô la dưới dạng ODA mà không phải chi thêm tiền cho các nước đang phát triển nhưng điều này cũng gây ra một mối đe dọa sụt giảm trong tương lai về ODA khi các nước nhận viện trợ đã không cần hỗ trợ thêm về vắc xin trong khi họ cần nguồn tiền để có thể phục hồi sau đại dịch, mau chóng quay trở lại trạng thái bình thường mới. Áp lực của việc phân bổ ODA giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong những năm sắp tới

Nguồn ODA được dự đoán là sẽ phải chi ra rất nhiều để khắc phục cho cuộc khủng hoảng lương thực cho toàn thế giới Sau khi tình hình dịch bệnh lắng xuống,các nước đang phát triển với khả năng tài chính kiệt quệ Một khi cuộc xung đột tiếp diễn, rủi ro tác động đến giá lương thực còn tăng, đồng nghĩa thêm hàng triệu người trên thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực. Đồng thời, các chi phí tái thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ukraine sẽ rất lớn, chi phí đáp ứng nhu cầu của người tị nạn tăng cao đặc biệt là người tị nạn Ukraine khi tính đến ngày 16 tháng 6 năm 2022, khoảng 5 triệu người tị nạn từ Ukraine đã được ghi nhận trên khắp châu Âu Nhiều quốc gia đối mặt với nợ nần chồng chất khi phải khắc phục hậu quả sau Covid, lạm phát tăng cao và chịu tác động trực tiếp/ gián tiếp của cuộc chiến ở Ukraine.

ODA dành cho môi trường vẫn là một mục tiêu dài hạn khi thế giới vẫn phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu và các tác động của nó, như việc năm 2022 đánh dấu năm thứ 8 liên tiếp mà nhiệt độ toàn cầu nóng hơn ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 8 năm qua cũng là 8 năm nóng nhất trong lịch sử kể từ khi các số liệu được ghi lại.

Những thách thức này đã và đang trực tiếp thúc đẩy những thay đổi ngắn hạn trong việc phân bổ viện trợ Một số ngành đã và đang được tiếp tục ưu tiên phân bổ, một số được đầu tư đặc biệt hay bị giảm mạnh trong hoàn cảnh cấp thiết.

Từ đó đặt ra câu hỏi về cách cân bằng nguồn vốn ODA khi ngoài các các mục tiêu phát triển dài hạn thì gần đây nó còn phải gánh vác thêm khoản ứng phó khẩn cấp đối với các cuộc khủng hoảng, các tình huống khẩn cấp.

Nhận định về xu hướng vận động của ODA

Xu hướng ngắn hạn

Áp lực lên viện trợ ODA là ngày càng lớn trong thời điểm hiện tại Ở thời điểm hiện tại, ODA phải chịu áp lực rất lớn khi không chỉ phục vụ viện trợ cho các mục tiêu dài hạn trước đó mà còn phải gánh thêm những vấn đề toàn cầu mới, bào gồm: Khắc phục hậu quả hậu Covid-19, Suy thoái kinh tế và các vấn đề chính trị như chiến tranh Nga và Ukraine Trong khoảng thời gian ngắn như vậy,với việc đổ dồn nguồn lực cho các vấn đề trên chắc chắn sẽ gây đến sự mất cân đối trong lượng vốn và lưu thông nguồn vốn, mặc dù lượng vốn ODA vẫn gia tăng qua từng năm Điều đó dẫn đến một vấn đề là: Tăng trưởng ODA có thể sẽ không theo kịp với nhu cầu về vốn đang rất cấp bách ở thời điểm hiện tại.

Giai đoạn 2020-2022, tuy là giai đoạn ngắn hạn nằm trong một xu hướng lớn đang diễn ra trước đó nhưng đây cũng là giai đoạn đặc biệt khi nó có những chuyển biến mới trong sự vận động của ODA trên cả 3 phương diện phân tích Đó chính là việc ODA sẽ có tính “đàn hồi” mạnh hơn, tức thích ứng nhanh hơn trong các trường hợp cụ thể nhờ vào sự linh động của kênh ODA đa phương Mặc dù đây là những đặc điểm vận động ngắn hạn nên ta vẫn chưa đủ cơ sở kết luận rằng nó sẽ tạo thành xu hướng mới rõ rệt mới trong tương lai, nhưng sẽ là nền tảng quan trọng để ta có thể phân tích một xu hướng dài hạn tiếp theo khi đặt trong bối cảnh thế giới ngày càng: Biến động - Bất định - Phức tạp và mơ hồ.

Xu hướng dài hạn

ODA đa phương vẫn tiếp tục phát triển và là mấu chốt quan trọng trong sự vận động của ODA trên thế giới

Sự phát triển của kênh ODA đa phương đã xuất hiện từ giai đoạn trước và nó ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự vận động của ODA thế giới, đặc biệt khi nó chứng minh được tầm quan trọng trong giai đoạn đặc biệt trên Các xu hướng, cũng là các vấn đề ở giai đoạn trước bao gồm: Sự chênh lệch trong sự phân bổ ODA giữa các nước viện trợ, nhận viện trợ và rủi ro thiếu hụt ODA trong các trường hợp khẩn cấp này sẽ được khắc phục dưới sự phát triển của ODA đa phương.

Song song với đó, phương pháp tính “Grant equivalent” đang chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc phân tích thành tố ưu đãi của các gói hỗ trợ ODA, thể hiện chính xác hơn yếu tố ưu đãi, từ đó tạo thành chuẩn mực để so sánh các góiODA với nhau một cách khách quan nhất và giảm ảnh hưởng của các yếu tố khác.

Với nền tảng của hai yếu tố cốt lõi này, trong tầm nhìn dài hạn, nó sẽ tạo nên một môi trường vận động ODA mới, giảm bất cân xứng hơn, lạnh mạnh hơn và thể hiện rõ ý nghĩa của mình hơn.

Tác động của xu hướng ODA lên các quốc gia trên thế giới

Tác động tích cực

Việc ODA có thể đáp ứng nhanh trong thời gian ngắn với hoàn cảnh khẩn cấp của Covid-19 như vậy đã giúp cho rất nhiều quốc có thể vượt qua đại dịch vơi nỗ lực cố gắng bảo vệ tính mạng của con người lên hàng đầu Trong đó, các tổ chức đa phương, tổ chức toàn cầu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, ví dụ như Gavi - Liên minh vắc xin đã dẫn đầu một nỗ lực đa phương, được biết với tên gọi COVAX, để đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng với vắc xin COVID-19 trên toàn thế giới Hầu hết các quốc gia đã tham gia sáng kiến, ngoại trừ Nga và Hoa Kỳ. Điều này trong thời gian dịch bệnh đã có ý nghĩa to lớn với các quốc gia đang phát triển khi các quốc gia nhận viện trợ có thể có sự tiếp cận khác nhau với các loại vắc xin khác nhau do một số quốc gia cung ứng cung cấp Các quốc gia nhận vắc-xin cũng sẽ có thể chọn loại vắc-xin tốt nhất phù hợp với nhu cầu của họ mỗi năm Nhờ sự phân bổ lại trong ngân sách viện trợ cho vấn đề khẩn cấp nhất, thế giới đã dần vượt qua được khủng hoảng về y tế.

Ngoài ra, việc nguồn vốn ODA được vận động linh động và dồi dào đảm bảo cho những thiệt hại về kinh tế là không quá nghiêm trọng Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến bối cảnh thương mại và đầu tư Thương mại toàn cầu giảm 10% về giá trị từ năm 2019 đến năm 2020 Trong suốt năm 2020, thương mại quốc tế phải chịu áp lực kép khi mô hình cung và cầu đối với hàng hóa và dịch vụ thay đổi mạnh mẽ Với 7% cam kết Viện trợ thương mại (Aid for trade,

1 phần của ODA) được phân bổ cho các hoạt động liên quan đến COVID-19, phần lớn được phân bổ cho lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính (2 tỷ USD), tiếp theo là sản xuất và cung cấp năng lượng (757 triệu USD) và nông nghiệp (730 triệu USD) (mục 2.2) Như vậy, ODA đóng vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động kinh tế, giảm đi những tác động nặng nề của COVID-19 lên thương mại quốc tế cũng như xây dựng khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những cú sốc tiềm tàng khác trong tương lai

Mặt khác, trong thời gian ngắn hạn, đặc điểm vận động của ODA cũng chứng minh một điểm bất cập rằng:

Thêm vào đó, chương trình hành động Doha cho các nước kém phát triển nhất giai đoạn 2022-31 (DPoA), được thông qua vào tháng 3 năm 2022, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các nước kém phát triển nhất thông qua viện trợ thương mại Đáng chú ý, DPoA bao gồm một cam kết và mục tiêu tăng đáng kể hỗ trợ Viện trợ thương mại cho các nước kém phát triển, dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2031 so với mức năm 2018 (UN, 2022[35]) Việc đảm bảo mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi cũng có nghĩa là giải quyết các lĩnh vực dễ bị tổn thương cụ thể và cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các địa điểm và cộng đồng dân cư đang đối mặt với những thách thức và nhu cầu lớn nhất Sự chuyển dịch này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi mà đại dịch COVID-19 và chiến tranh ở

Ukraine đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề tồn đọng, bao gồm, làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập toàn cầu, đảo ngược quá trình hội nhập của các nước đang phát triển, hay là làm tăng các mối đe dọa mới đối với an ninh lương thực khi các chuỗi cung ứng chính bị gián đoạn và giá lương thực và năng lượng đang tăng lên Như vậy, ta có thể kỳ vọng rằng, với sự chuyển dịch của ODA vào giải quyết các vấn đề chung toàn cầu, một nền kinh tế bền vững hơn sẽ được sinh ra, nơi mà những vấn đề xã hội của các quốc gia đang phát triển sẽ được giải quyết một cách tập trung và triệt để.

Tác động tiêu cực

Song song với những hy vọng tích cực, những tác động tiêu cực tiềm càng vẫn có thể xảy ra. Đầu tiên là khả năng viện trợ nước ngoài giảm vào thời điểm có nhu cầu lớn hơn nhiều Mặc dù các nhà tài trợ đã đưa ra nhiều thông báo mới, nhiều thông báo liên quan đến những khoản tiền khổng lồ, nhưng không rõ ở mức độ nào - nếu có - chúng đại diện cho số tiền mới, nghĩa là bổ sung vào ngân sách viện trợ hiện tại chứ không phải là tái phân bổ hoặc chuyển nhượng các quỹ chưa phân bổ Nhu cầu viện trợ mang tính nghịch chu kỳ: khi nền kinh tế toàn cầu đang phát triển tốt, viện trợ sẽ ít cấp thiết hơn Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhu cầu lớn hơn, nhưng các nước tài trợ có thể ít sẵn sàng chi các nguồn tài nguyên quý giá ra nước ngoài Cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe chung do COVID-19 gây ra đang dẫn đến nhu cầu hỗ trợ phát triển tăng đột biến chưa từng thấy nhưng cũng làm thâm hụt ngân sách kỷ lục ở các quốc gia tài trợ Vẫn còn phải xem các nhà tài trợ thắt chặt hay nới lỏng hầu bao của họ Các quốc gia lập ngân sách viện trợ theo tỷ lệ phần trăm của GNI có thể cắt giảm phân bổ của họ theo các điều khoản tuyệt đối mà không làm giảm tỷ lệ đó Một quốc gia như vậy, Vương quốc Anh, đã thông báo vào tháng

7 năm 2020 rằng họ sẽ cắt giảm chi tiêu viện trợ 2,9 tỷ bảng Anh vào năm 2020, tương đương khoảng 19%, đây thực sự là tỷ lệ cao hơn so với mức giảm GNI dự kiến Các quốc gia đã lên kế hoạch tăng trước đó có thể sử dụng thâm hụt ngân sách của họ như một lý do biện minh cho việc hoãn hoặc hủy bỏ chúng.

Cũng có khả năng các nhà tài trợ sẽ chi tiêu quá mức phân bổ viện trợ năm 2020 hiện có của họ Những khả năng này làm cho việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, sự chú tới các vấn đề nhân sinh hiện tại có thể chỉ là tạm thời Tập trung quá nhiều vào mối đe dọa ngắn hạn của COVID-19 đối với các quốc gia tài trợ có thể củng cố quan điểm theo chủ nghĩa công cụ về viện trợ nước ngoài và huy động sự hỗ trợ sẽ bốc hơi sau khi mối đe dọa giảm bớt Khi đại dịch

COVID-19 lắng xuống, ngành y tế có thể vẫn giữ được tầm quan trọng của mình trong tâm trí các nhà tài trợ, nhưng rủi ro là, sau khi đã củng cố ý thức rằng viện trợ

“giúp chúng ta”, các nhà tài trợ sẽ ít quan tâm hơn đến việc hỗ trợ các ngành hoặc khu vực theo những cách khác nhau không mang lại lợi ích rõ ràng cho các nước tài trợ Bất chấp những lời hoa mỹ của các nước tài trợ về tầm quan trọng của sự đoàn kết toàn cầu và những nỗ lực chung, gần như toàn bộ nỗ lực của họ để chống lại COVID-

19 và giảm thiểu tác động của nó vẫn ở cấp độ trong nước Khả năng này làm tối đi bức tranh đẹp đẽ của một thế giới phát triển bình đẳng và bền vững hơn và những vấn đề nhân sinh đang tồn tại ở các quốc gia nhận viện trợ lại tiếp tục tồn tại dai dẳng

Cuối cùng là sự mất cân đối trong cơ cấu viện trợ Mặc dù sự quan tâm mới này đến sức khỏe và phúc lợi con người là một bước phát triển tích cực, nhưng nó làm nảy sinh hai mối lo ngại quan trọng trong trường hợp không có cam kết rõ ràng về việc tăng ngân sách viện trợ tổng thể Đầu tiên, việc phân bổ lại quỹ viện trợ cho y tế từ các lĩnh vực khác đòi hỏi phải cắt giảm các chương trình phi y tế, cả hiện tại và kế hoạch Kết quả là, các lĩnh vực phát triển khác bị đình trệ hoặc có khả năng bị nguy hiểm do các ưu tiên thay đổi Thứ hai, trong phạm vi kinh phí được phân bổ lại từ ngân sách ngành y tế, các dịch vụ không liên quan đến COVID-

19 sẽ bị cản trở,gây ra sự đau khổ và tử vong gia tang.

Cơ hội, thách thức cho các quốc gia trong xu hướng ODA đó

Một là, xu hướng đa phương hóa nguồn tài trợ ODA trong ngắn hạn: ODA đa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chung toàn cầu (ví dụ như tài trợ nhân đạo đối phó cuộc nội chiến Syria, khủng hoảng người tị nạn, dịch Covid-19 hay cuộc chiến tranh Nga-Ukraine) Bất chấp sự sụt giảm trong GDP, ODA năm 2019 -2021 vẫn tăng, điều này chứng tỏ ODA sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng trong việc giúp giải quyết tình hình khủng hoảng y tế, viện trợ nhân đạo, duy trì hoạt động kinh tế, giảm đi những tác động nặng nề của các khủng hoảng, xung đột thế giới, đặc biệt lên thương mại quốc tế cũng như xây dựng khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những cú sốc tiềm tàng khác trong tương lai Hai là, chuyển dịch từ các nguồn ODA song phương thuần túy sang ODA từ các tổ chức đa phương trong dài hạn: góp phần tăng tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn vốn ODA, bao gồm tập trung cao hơn vào các mục tiêu phát triển, và giảm bớt các yếu tố về động cơ chính trị (politicalization) so với ODA song phương Điều này đồng nghĩa với việc nhiều quốc gia không kí kết các thỏa thuận ODA song phương cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận nguồn vốn ODA

Ba là, tính hiệu quả của phương pháp ‘grant equivalent” giúp các quốc gia viện trợ và nhận viện trợ việc đo lường, đánh giá các khoản ODA chính xác hơn,việc áp dụng phương pháp tính toán mới Grant Equivalent cũng làm tăng lên tỷ lệODA của kênh đa phương Điều này cũng góp phần thúc đẩy việc hình thành các tổ chức liên minh toàn cầu để quản lý và phân bổ ODA để gia tăng sức ảnh hưởng của các khối liên minh quốc tế Mối quan hệ giữa nhà tài trợ và nước nhận được điều chỉnh và hài hòa theo các quy định của tổ chức ODA ngày càng được trung hòa và đảm bảo các mục tiêu phát triển được ưu tiên và thực hiện theo lộ trình phù hợp.

Một là, xu hướng tỷ lệ khoản vay tăng, trong khi khoản ưu đãi không hoàn lại giảm đã, đang và sẽ đặt áp lực lên các quốc gia nhận viện trợ, đặc biệt quốc gia kém phát triển Ví dụ, năm 2020, các nhà tài trợ đa phương chỉ cung cấp khoảng 40% tổng vốn ODA mỗi năm, nhưng đã cung cấp một tỷ lệ lớn hơn nhiều trong tổng vốn vay ODA: khoảng 80% Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ công và vấn đề vỡ nợ cho các nền kinh tế chưa có năng lực trả nợ trong thời gian khoản vay đáo hạn.

Hai là, nguồn tài trợ được dành riêng (Earmarked contributions) chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong hệ thống phát triển đa phương Điều này chứng tỏ ngay cả trong ODA đa phương thì các mục đích song phương thuần túy vẫn sẽ tiếp tục tác động đến quốc gia nhận viện trợ cũng như mục tiêu của nguồn tài trợ Việc tiếp cận của một số quốc gia sẽ bị hạn chế, các mục đích giải quyết vấn đề nghèo, kém phát triển, các vấn đề về vệ sinh, y tế, môi trường hay các vấn đề về quyền con người cụ thể sẽ đối mặt nguy cơ thiếu viện trợ được phân bổ.

Ba là, nguồn vốn ODA cho mục tiêu phát triển dài hạn có nguy cơ bị thu hẹp do ưu tiên cho các mục tiêu ngắn hạn có thể dẫn đến cạnh tranh giữa các nước nhậnODA ngày càng trở nên gay gắt hơn Bài toán dành cho nước nhận ODA trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư, để vừa trả nợ nhằm củng cố lòng tin của nhà tài trợ; vừa đạt được mục đích vay ban đầu cần được thắt chặt và hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí, thất thoát Đặc biệt là năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA của từng quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu Hậu quả là giải ngân của một số quốc gia đạt thấp so với vốn ODA đã ký kết Ví dụ, theo tính toán của ADB, nếu Việt Nam cải thiện được tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA thì tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng thêm 0,5 - 1%

Bốn là, hệ thống quản lý điều hành các tổ chức đa phương cần linh hoạt để đảm bảo phản ứng nhanh trước các cú sốc, khủng hoảng ngắn hạn, nhưng cũng cần tính chặt chẽ và khoa học để đảm bảo nguồn vốn ODA bền vững trong dài hạn và các mục tiêu phát triển sẽ đặt ra thách thức với ủy ban quản lý Ngoài ra, hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về vốn ODA cần thay đổi phù hợp với xu thế của ODA hiện nay Việc còn thiếu, hay thay đổi, không đồng bộ hoặc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ chưa nhất quán sẽ là cản trở lớn đến việc thu hút, sử dụng, quản lý vốn ODA.

1 Vũ Chí Lộc (2011) Giáo trình Đầu tư Quốc tế Hà Nội, Trường Đại học Ngoại Thương Mục 6.1.2.4 trang 213.

2 Ahmad Y., et al (2020) "Six decades of ODA: insights and outlook in the COVID-19 crisis", in Development Co-operation Profiles OECD Publishing, Paris, truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày 24/2/2023

3 Ahmad, Y and E Carey (2022) "How COVID-19 and Russia’s war of aggression against Ukraine are reshaping official development assistance (ODA)", in Development Co-operation Profiles OECD Publishing, Paris, truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày 25/2/2023

4 Andrzej S, Ahmad Y, Hirofumi K, Julia H, Valérie G (2021) Monitoring the Implementation of the Grant Equivalent system OECD Publishing Pg.3, truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày: 2/3/2023

5 Brown, S (2021) The impact of COVID-19 on development assistance. International Journal 76(1), 42–54, truy cập tại địa chỉ

, truy cập ngày 24/2/2023

6 Daniel Platz (2021) ODA, poverty reduction and resilience-Latest trends. Slide 6, truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày 25/2/2023

7 Euan Ritchie and Rob Tew (2023 Feb) Aid in 2021: Key facts about official development assistance 7-16, , truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày 24/2/2023

8 Flourish team (2022) Final ODA release, truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày 24/2/2023

9 Nomura S, Sakamoto H, Ishizuka A, Shimizu K, Shibuya K (2021 Jan 1).Tracking sectoral allocation of official development assistance: a comparative study of the 29 Development Assistance Committee countries,2011-2018 Glob Health Action, truy cập tại địa chỉ , truy cập ngày 25/2/2023

Ngày đăng: 28/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w