1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích 05 hiện tượng thiên tai trong 05 năm gần đây theo hướng tương tác giữa con người và môi trường

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích 05 hiện tượng thiên tai trong 05 năm gần đây theo hướng tương tác giữa con người và môi trường
Tác giả Trần Hoàng Quốc An, Lê Thanh Sang, Lê Văn Phước Thắng, Nguyễn Dương Tấn Triệu
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Hữu Nghị
Trường học Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa, Khoa Cơ khí
Chuyên ngành Môi trường và con người
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 751,89 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH 5 HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG .... Lý do chọn đề tài Thiên tai là một phần không thể tránh khỏi của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BÀI TẬP LỚN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI - ME2019

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH 05 HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TRONG 05 NĂM GẦN ĐÂY THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

LỚP: L04 - NHÓM: - HK232 Ngày nộp: 25/03/2024 Giảng viên hướng dẫn: TS Huỳnh Hữu Nghị

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

ký

1 Trần Hoàng Quốc An 2052830 Động đất và sóng thần

2 Lê Thanh Sang 2112175 Cháy rừng

3 Lê Văn Phước Thắng 2014536 Lũ lụt và hạn hán

4 Nguyễn Dương Tấn Triệu 2012270 Xâm nhập mặn và tổng hợp Word

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Nhiệm vụ đề tài 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Tác động của con người đến môi trường 2

1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người 2

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH 5 HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 3

2.1 Hạn hán 3

2.1.1 Khái niệm 3

2.1.2 Tương tác giữa môi trường và con người 3

2.1.3 Biện pháp phòng chống 4

2.2 Lũ lụt 5

2.2.1 Khái niệm 5

2.2.2 Tương tác giữa môi trường và con người 5

2.2.3 Biện pháp phòng chống 7

2.3 Cháy rừng 8

2.3.1 Khái niệm 8

2.3.2 Tương tác con người và môi trường trong vấn nạn cháy rừng 8

2.3.3 Biện pháp phòng chống 11

2.4 Động đất và sóng thần 12

2.4.1 Khái niệm 12

Trang 4

2.4.3 Biện pháp phòng chống 14

2.5 Xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam 14

2.5.1 Khái niệm 14 2.5.2 Tương tác giữa môi trường và con người 15 2.5.3 Biện pháp phòng chống 17

2.6 Một số giải pháp phòng chống thiên tai, giảm thiểu ảnh hưởng thiên tai được đề xuất 17 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thiên tai là một phần không thể tránh khỏi của tự nhiên, nhưng hành động của con người đã và đang làm tăng cường mức độ và tần suất của chúng Việc phân tích các hiện tượng thiên tai trong 05 năm gần đây không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chúng, mà còn giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực của con người lên môi trường

Hơn nữa, việc tìm hiểu về mối tương tác giữa con người và môi trường trong bối cảnh của các hiện tượng thiên tai cũng rất quan trọng Điều này không chỉ giúp chúng

ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của các hiện tượng thiên tai, mà còn giúp chúng ta tìm ra các giải pháp hiệu quả để đối phó với chúng trong tương lai

Cuối cùng, việc chọn đề tài này cũng phản ánh sự quan tâm và trách nhiệm của chúng ta đối với môi trường và sự an toàn của cộng đồng Bằng cách nghiên cứu và thảo luận về vấn đề này, chúng ta có thể góp phần vào việc tạo ra một tương lai bền vững hơn cho tất cả chúng ta

2 Nhiệm vụ đề tài

Phân tích 05 hiện tượng thiên tai trong 05 năm gần đây theo hướng tương tác giữa con người và môi trường

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 1.1 Khái niệm

Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người Thế nên con người và môi trường có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đó chính là sự tương tác Muốn có cuộc sống tốt đẹp thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như chính ngôi nhà của mình Chúng ta phải luôn ý thức rằng hành động của con người tác động trực tiếp đến môi trường thiên nhiên và thiên nhiên cũng có những tác động tương ứng ngược lại đến đời sống con người

1.2 Tác động của con người đến môi trường

Giảm đa dạng sinh học

Cạn kiệt tài nguyên

Biến đổi khí hậu/thiên tai

Tác động do đô thị hóa

1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

Các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước

Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí

Các bệnh liên quan đến ô nhiễm rác thải

Trang 7

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH 5 HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1 Hạn hán

2.1.1 Khái niệm

Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước Hạn hán thường xảy ra ở khu vực đó luôn nhận được lượng mưa ít, dưới mức trung bình Hạn hán có thể tác động đáng kể lên hệ sinh thái và nông ngiệp của vùng bị ảnh hưởng

Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh

do xung đột nguồn nước

2.1.2 Tương tác giữa môi trường và con người

a Tác động của con người đến môi trường

Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước

Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước

Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp Hạn hán thiếu nước trong mùa khô cạn là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hòa với tự nhiên, môi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay

Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người

b Tác động của hạn hán đến đời sống con người

Trang 8

Đối với môi trường: Hạn hán hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần

cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói

lở đất Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được

Đối với kinh tế xã hội: hạn hán tác động như giảm năng suất cây trồng, giảm

diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp Tăng giá thành và giá cả các lương thực Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi Các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành

Hạn hán có đặc điểm là hình thành chậm, thời gian ảnh hưởng kéo dài, có tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường,vv

Liên hệ: Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc công bố

báo cáo cho biết điều kiện khô hạn nghiêm trọng tại vùng Sừng châu Phi đã khiến khoảng 2,7 triệu người dân nơi đây buộc phải di dời khỏi nơi ở

Tổng cộng khoảng 23,4 triệu người dân tại vùng Sừng châu Phi hứng chịu tình trạng mất an ninh lương thực và 5,1 triệu trẻ em nơi đây bị suy dinh dưỡng do các điều kiện khô hạn kéo dài

Gia súc bị chết do hạn hán kéo dài tại Oromia, nam Ethiopia

2.1.3 Biện pháp phòng chống

‐ Tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa, hồ thủy điện

‐ Sử dụng tiết kiệm các nguồn nước kể cả các hồ chứa thủy điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh

Trang 9

‐ Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống hạn hán

‐ Trồng rừng và bảo vệ rừng

2.2 Lũ lụt

2.2.1 Khái niệm

Lũ là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cuối Thông thường lũ có tốc độ chảy cao, mang tính bất ngờ và xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc

Lụt là hiện tượng một vùng đất bị ngập nước trong một khoảng thời gian nhất định

2.2.2 Tương tác giữa môi trường và con người

a Tác động của con người đến môi trường

Chặt phá rừng

Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên không quy hoạch khiến đồi núi xói mòn, dễ gây nên tình trạng sạt lở đất, ngập lụt khi mùa mưa bão đến Ngoài ra, chặt cây với số lượng lớn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp Do đó, mức độ carbon-dipcide tăng lên trong khí quyển gây ra những thay đổi trong khí hậu, gây ra các mối đe dọa về thiên tai như lũ lụt

Xả rác ra môi trường

Việc xả rác bừa bãi ra môi trường gây hiện tượng tắc nghẽn cống, rãnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cấp thoát nước khi mưa lũ về

Bê tông hóa

Bê tông hóa mạnh, nhanh làm giảm diện tích đất nền khiến khả năng thấm nước kém và việc ngập lũ gia tăng

Khí nhà kính

Việc đốt nhiên liệu hóa thạch, ảnh hưởng từ công nghiệp, ô nhiễm, tất cả đang làm suy giảm mức độ của tầng ozon và làm tăng mức độ khí nhà kính, trở thành nguyên nhân chính gây ra lũ lụt do con người gây ra

Trang 10

b Tác động của lũ lụt đến đời sống con người

Đe dọa tính mạng con người, vật nuôi

Gây chấn thương hoặc mất mạng do lũ lụt là hậu quả nghiêm trọng nhất Lũ quét là kẻ giết người số một liên quan đến thời tiết ở nhiều quốc gia, cướp đi sinh mạng của con người, vật nuôi và động vật hoang dã

Thiệt hại tài sản

90% thiệt hại liên quan đến tất cả các thảm họa thiên nhiên là do nước lũ lụt Nhà cửa, cơ sở kinh doanh, xe cộ, đồ đạc, thiết bị…chỉ một vài cm nước ngập đã có thể gây

ra thiệt hại lớn cho đồ đạc trong nhà hoặc hoạt động cơ sở kinh doanh, chưa kể đến các tòa nhà và đất đai

Ô nhiễm môi trường

Lũ lụt kéo theo những chất thải, rác thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu dân cư, khu đổ rác gây ra nguy cơ ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt Từ đó làm con người dễ bị nhiễm virus, bệnh ngoài da, bệnh đường ruột…

Phát sinh mầm bệnh, nấm mốc

Việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn nước sạch, xung quanh bị bao phủ bởi nước lũ ô nhiễm, rác thải, xác động vật phát sinh “mầm mống” gây bệnh, các loại virus, các loại dịch bệnh lan truyền qua nguồn nước rất nhanh

Trang 11

Ảnh hưởng hiệu quả kinh tế, sản xuất

Lũ lụt kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sản xuất, làm giảm tức thời các hoạt động đi lại, du lịch Do lũ lụt nên người dân cũng không thể tham gia sản xuất, đi làm nên nền kinh tế, thu nhập cũng bị ảnh hưởng nhất định

Điển hình trận lũ năm 2020 của các tỉnh Miền Trung Việt Nam ,thiên tai đã làm

356 người chết, mất tích (291 người chết, 64 người mất tích) và 876 người bị thương; 3.427 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 511.172 lượt nhà bị ngập; 198.374 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 51.923 gia súc và 4,11 triệu gia cầm chết, bị lũ cuốn trôi; 787 km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 272,5 km bờ biển, sông bị sạt lở; 1.190km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 4,1 triệu m3 Ước tính thiệt hại hơn 35.181 tỷ đồng

2.2.3 Biện pháp phòng chống

a Trước khi lũ lụt xảy ra:

‐ Biện pháp phòng chống lũ lụt cấp nhà nước:

+ Xây dựng hệ thống đê điều: Hệ thống đê điều kiên cố giúp ngăn lũ tràn

vào khu dân cư

+ Nạo vét sông suối: Loại bỏ chướng ngại vật, giúp dòng chảy thông

thoáng, giảm nguy cơ ngập lụt

+ Quy hoạch và xây dựng khu dân cư: Tránh xây dựng nhà ở tại khu vực

trũng thấp, dễ bị ngập lụt

+ Trồng rừng: Rừng giúp giữ nước, giảm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

+ Dự báo và cảnh báo sớm lũ lụt: Giúp người dân chủ động di dời, tránh

thiệt hại về người và tài sản

‐ Biện pháp phòng chống lũ lụt cấp hộ gia đình:

+ Chuẩn bị đồ dùng cần thiết: Thuốc men, thực phẩm, nước uống, đèn pin,

phao cứu sinh,

+ Gia cố nhà cửa: Nâng cao nền nhà, gia cố mái nhà, cửa sổ,

+ Di dời tài sản: Di chuyển tài sản lên nơi cao ráo để tránh bị ngập nước

+ Nâng cao nhận thức: Tìm hiểu về nguy cơ lũ lụt và cách phòng chống

hiệu quả

b Khi lũ lụt xảy ra:

Trang 12

Tuân theo hướng dẫn của chính quyền địa phương: Di dời đến nơi an toàn

khi được yêu cầu

Tránh xa khu vực nguy hiểm: Vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ sạt lở

đất,

Cẩn thận khi di chuyển: Tránh đi qua vùng nước ngập, dòng chảy xiết

Giữ liên lạc với người thân: Báo cho người thân biết về tình hình của bản

thân

Hỗ trợ người gặp nạn: Giúp đỡ những người gặp khó khăn do lũ lụt

c Sau khi lũ lụt:

Vệ sinh nhà cửa: Dọn dẹp rác thải, khử trùng để phòng tránh dịch bệnh

Sửa chữa nhà cửa: Khắc phục những hư hỏng do lũ lụt gây ra

Phục hồi sản xuất: Trồng lại cây trồng, chăn nuôi gia súc,

Rút kinh nghiệm: Xác định những hạn chế trong công tác phòng chống lũ

lụt để có biện pháp khắc phục trong tương lai

2.3.2 Tương tác con người và môi trường trong vấn nạn cháy rừng

a Tác động của con người đến môi trường

Trang 13

Các vụ cháy rừng trong những năm qua ngày càng gia tăng nhiều hơn, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho cả con người và môi trường Mà nguyên nhân gây ra những vụ cháy rừng đó lại đến từ con người và môi trường

Yếu tố con người là nguyên nhân chính gây ra cháy rừng Con người vì thiếu ý thức, thiếu cẩn trọng trong việc đốt rác thải, đốt đất rừng sau khai thác dẫn đến cháy rừng Các vụ cháy rừng khiến cho diện tích rừng suy giảm làm giảm hiệu suất hấp thụ

CO2; đồng thời quá trình cháy rừng cũng thải ra môi trường lượng khí CO2 và lượng bụi mịn khổng lồ, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu Môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu khiến cho chất lượng cuộc sống con người suy giảm, gia tăng khả năng cháy rừng và làm cho các đám cháy rừng càng khó kiểm soát hơn

b Tác động của cháy rừng đến đời sống con người

Năm 2019

Ở Việt Nam, một vụ cháy nổi bật xảy ra vào cuối tháng 6 ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, bắt nguồn từ việc đốt rác thải Do điều kiện thời tiết khô hạn và gió mạnh, lửa lan nhanh nhưng cuối cùng đã được kiểm soát trong ngày Cùng năm, cả nước ghi nhận 156 vụ cháy rừng trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu ở các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và khu vực miền Trung

Ở Úc, mùa cháy rừng 2019-2020, còn được gọi là "Mùa hè Đen," là một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nước này Các đám cháy đã lan rộng trên diện tích hơn 12 triệu ha, phá hủy hơn 5.900 tòa nhà và giết chết ít nhất 34 người Gần 3 tỷ động vật bị ảnh hưởng, với ảnh hưởng đến chất lượng không khí và thiệt hại kinh tế được ước tính lên tới 103 tỷ đô la Úc

Ở Brazil, cháy rừng Amazon 2019 đã gây ra lo ngại trên toàn thế giới Rừng Amazon, với 60% diện tích ở Brazil, là khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 Vụ cháy, được ghi nhận là do việc đốt đất rừng sau khi khai thác gỗ, đã khiến số lượng đám cháy trong năm tăng 84% so với năm trước, với tổng cộng 78.383 vụ cháy Sự gia tăng này đã dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Năm 2020

Ở Mỹ, đặc biệt là tại California, tình trạng khô hạn kéo dài cùng với biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho các đám cháy lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn Sự gia

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w