1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Cà Phê Sang Thị Trường EU Của Công Ty Cổ Phần Cà Phê Detech
Tác giả Ngụ Thị Kim Thương
Người hướng dẫn T.S Đặng Xuân Huy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (11)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.4 Đối tƣợng nghiên cứu (15)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ THệC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP THệC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HểA (17)
    • 2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu (17)
    • 2.2 Cơ sở lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa (23)
    • 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp (31)
    • 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu (35)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THệC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ (36)
    • 3.1 Tổng quan về CTCP cà phê Detech (36)
    • 3.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê (47)
    • 3.3 Thực trạng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của Công ty trong giai đoạn 2021-2023 (54)
    • 3.4 Đánh giá các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê Detech (63)
    • 4.1 Định hướng phát triển của Công ty (68)
    • 4.2 Đề xuất hoàn thiện giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của (71)
    • 4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan (76)
  • KẾT LUẬN (78)

Nội dung

Chính vì vậy thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng cà phê sang thị trường EU có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty, chiếm phần đa trong tổng cơ cấu d

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia Trong nhiều thập kỷ qua, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là xu thế chủ đạo và được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế thế giới, là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tiến trình gắn kết các quốc gia lại với nhau nhau Để giúp cho quá trình hội nhập trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn thì ngày càng có nhiều sự ra đời của các tổ chức liên minh kinh tế, khu vực, nhƣ WTO, AFTA, ASEAN, cùng với sự ra đời của hàng loạt các FTA thế hệ mới nhƣ EVFTA, CPTPP, RCEP, Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển không chỉ trong mỗi lĩnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực liên quan khác về văn hóa, chính trị, mà bất kể quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì đều phải tham gia vào

Hoạt động xuất nhập khẩu là một phần của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong quá trình trao đổi hàng hóa, chuyển giao công nghệ Đồng thời nó cũng giúp các quốc gia phát huy tiềm lực sẵn có cũng nhƣ gia tăng thu nhập cho nền kinh tế nhất là trong tiến trình CNH-HĐH Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu có thể được dùng làm thước đo, đánh giá việc hội nhập của một quốc gia có hiệu quả hay không, phản ánh mối quan hệ thương mại giữa các nước Việt Nam là một nước đang phát triển, nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong tiến trình hội nhập toàn cầu Những năm gần đây Nhà nước ta đã không ngừng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nắm bắt cơ hội mà các FTA đem lại nhằm hướng tới việc chuyển dịch cán cân thương mại theo chiều hướng thặng dư xuất khẩu Đi lên từ một nước thuần nông, các sản phẩm cà phê xuất khẩu không còn quá xa lạ tại Việt Nam Theo số liệu của Tổ chức cà phê Quốc tế, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê, chỉ xếp sau Brazil Theo Hiệp hội Cà phê- Cacao Việt Nam (VICOFA), trong niên vụ cà phê 2022-2023, ngoài số lượng cà phê ở kho ngoại quan thì Đức dẫn đầu thị trường xuất khẩu của Việt Nam với gần 219.000 tấn, Italy, đứng thứ 2 với hơn 156.000 tấn, Hoa Kỳ thứ 3 với hơn 143.000 tấn, Nhật Bản thứ 4 với gần 112.000 tấn, Nga thứ 5 với gần 107.000 tấn, Qua đó cho thấy, Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam với khối lƣợng gần 802.000 tấn (chiếm 48,2%), kim ngạch 1.86 tỷ USD (chiếm 45.6%), trong đó 27 nước EU chiếm 39.5% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, và chiếm 36.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam

Công ty Cổ phần cà phê Detech chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ cà phê sang các thị trường như EU, Mỹ, Trung Quốc, Theo báo cáo từ phòng kinh doanh XNK của Công ty thì hiện nay EU được coi là thị trường trọng điểm xuất khẩu cà phê mà Công ty đang hướng tới Tuy nhiên với nguồn lực còn hạn chế và bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó các tiêu chuẩn chất lượng phía EU đƣa ra về hàng nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt cũng gây ra những khó khăn nhất định cho Công ty Trong khi đó EU được đánh giá là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển, đồng thời giữa Việt Nam và EU đã ký kết song phương hiệp định EVFTA, chính thức có hiệu lực năm 2020 Hiệp định góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa hai bên, là cơ hội lớn để Công ty đẩy mạnh xuất khẩu

Chính vì vậy thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng cà phê sang thị trường EU có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty, chiếm phần đa trong tổng cơ cấu doanh thu từ việc xuất khẩu Vậy cần làm thế nào để có thể thúc đẩy và mở rộng xuất khẩu tại thị trường EU là một câu hỏi mang tính cấp thiết cần đƣợc giải quyết Nhận thức rõ vấn đề này, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của Công ty Cổ phần cà phê Detech” làm đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Dương Thị Thu Hương (2021) với bài viết

“Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp chính sách” đƣợc đăng trên Tạp chí Công Thương (Số 18- Tháng 7/2021) Bài viết chỉ ra rằng EU là thị trường rộng lớn và có nhu cầu tiêu dùng cao, tuy nhiên các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn chiếm giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu chƣa xứng với tiềm năng thực tế của Việt Nam Dựa trên thống kê và những con số cụ thể, bài viết phân tích và chỉ ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam Dựa trên những phân tích về các yêu cầu đƣợc đặt ra, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy xuất khẩu nông sản vào EU

Tác giả Hoàng Đức Thân (2022) với bài viết “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030” đƣợc đăng trên Tạp chí Cộng sản (Số 988- Tháng 4/2022) Bài viết chỉ ra đƣợc những thay đổi của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới Xuất khẩu Việt Nam chịu tác động của các yếu tố biến động bên ngoài như xu thế hội nhập toàn cầu, mô hình kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện, và khủng hoảng suy thoái kinh tế trong đại dịch Covid-19 Dựa trên sự phân tích trong từng giai đoạn cụ thể, bài viết nhấn mạnh đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam, một lĩnh vực có đầy triển vọng để tiếp tục phát triển Song bài viết cũng chỉ ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại tại của Việt Nam liên quan đến quy mô sản xuất, nguồn vốn, các chính sách của chính phủ, từ đó đề ra các giải pháp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030

Nhóm tác giả Trần Nho Quyết, Guang Ji Tong, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2022) với bài viết “Lợi thế thương mại xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU” đƣợc đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp số 2-2022 Bài viết chỉ ra rằng, mặc dù cà phê Việt Nam lọt top thế giới nhưng trong bối cảnh thị trường biến động thì việc có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường là điều không đơn giản và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố Bài viết nghiên cứu dựa trên chỉ số số sánh RCA, làm bật lên khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam so với các nước EU Từ đó đã đề xuất một số đối sách với chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp kinh doanh cà phê, góp phần tận dụng các lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU Các đối sách nhƣ tập trung vào nâng cao chất lƣợng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao của EU, tăng đầu tƣ chế biến sâu, sản xuất theo chuỗi, đảm bảo các điều kiện về truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho cà phê Việt Nam tại EU Tác giả Đỗ Thị Hương (2009) thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU” Luận án đã đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Luận án phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Việt Nam từ năm 2000 đến 2008, qua đó khẳng định EU là thị trường hết sức tiềm năng và Việt Nam cần hết sức nỗ lực để chiếm lĩnh thị trường Trên cơ sở đó, luận án đã nêu ra những nhận xét, đánh giá cụ thể những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam Đồng thời luận án cũng đề ra những giải pháp, khoa học và phù hợp với thị trường EU nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động xúc tiến (bao gồm thiết kế nội dung, xây dựng hệ thống tổ chức và điều kiện thực hiện) của Chính phủ Việt Nam vào thị trường EU

Tác giả Trần Đình Hiệp (2019), luận án tiến sĩ với đề tài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đông Âu” Luận án đã thống kê một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc) trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang một số nước Đông Âu Luận án đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa, ƣu điểm và hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đông Âu giai đoạn 2011- 2016 Qua đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy các nhóm mặt hàng sang từng nước Đông Âu qua việc nghiên cứu phân tích tình hình các thị trường trong giai đoạn nghiên cứu và đánh giá để đưa ra được những định hướng cho các chính sách thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang các nước Đông Âu

Jakob Munch, Georg Schaur (2018) với bài báo “The effect of export promotion on firm-level performance” đƣợc đăng trên tạp chí American economic journal: economic policy vol.10, no 1 đã đánh giá tác động của xúc tiến xuất khẩu đối với hoạt động của các doanh nghiệp Bài báo này trả lời hai câu hỏi: Xúc tiến xuất khẩu có cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không và liệu có lợi ích nào lớn hơn chi phí Bài báo căn cứ vào một loạt đặc điểm của các công ty, phân biệt các công ty tự nguyện tham gia vào các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu với các công ty mà Hội đồng Thương mại Đan Mạch đã tiếp cận dựa trên thông tin quan sát đƣợc nằm ngoài dịch vụ đó Từ đó, bài báo chỉ ra tính cần thiết của hoạt động xúc tiến xuất khẩu rằng hoạt xúc tiến xuất khẩu làm tăng doanh số, giá trị gia tăng, việc làm và giá trị gia tăng trên mỗi lao động Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tính toán các khoản chi cho xúc tiến xuất khẩu, trợ cấp và điều chỉnh thuế, khoản giá trị gia tăng thu đƣợc về cao hơn gần ba lần so với chi phí trực tiếp của xúc tiến xuất khẩu

Tác giả Diego Arias, Emily Brearley, Gilles Damais (2006) với công trình nghiên cứu “Restoring the Competitiveness of the Coffee Sector in Haiti” Bài viết chỉ ra rằng ngành cà phê Haiti đã giảm trong những năm gần đây do sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài và trong nước Nghiên cứu này phân tích tình hình hiện tại và các cơ hội và thách thức đƣợc đƣa ra để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành cà phê ở Haiti một cách bền vững Từ đó, cung cấp giải pháp giúp các chuỗi cung ứng ngành cà phê gặt hái những lợi ích tiềm năng từ các cơ hội thị trường mới, bảo vệ môi trường dịch vụ quan trọng

Nhìn chung các bài viết và công trình nghiên cứu kể trên đều nghiên cứu thực trạng và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đến các khu vực thị trường cụ thể Góc độ phân tích của các bài viết còn khá rộng, đều xét trên trên phạm vi một quốc gia, và trên toàn ngành dẫn đến những giải pháp đƣa ra vẫn khái quát và chƣa cụ thể cho bất kì một doanh nghiệp hay ngành hàng nào Bên cạnh đó, đa số các bài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian trước và trong dịch Covid – 19 nên có thể chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp có tính phù hợp với thực trạng hiện nay nhất là trong giai đoạn sau đại dịch với bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động Như vậy, với mỗi một thị trường và một doanh nghiệp cụ thể sẽ không thể áp dụng chung một giải pháp Đó là lý do em lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của Công ty Cổ phần cà phê Detech” Hy vọng khóa luận sẽ có những đóng góp thiết thực cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của Công ty tại thị trường EU.

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu tổng quát Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của CTCP cà phê Detech sang thị trường EU trong thời gian tới

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu chung, bài nghiên cứu sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu trong thương mại quốc tế

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu và các biện pháp đã và đang áp dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cà phê của CTCP cà phê Detech sang thị trường EU giai đoạn 2021-2023

- Đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê Detech.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu trong phạm vi CTCP cà phê Detech và nghiên cứu tại thị trường EU

- Phạm vi thời gian: Các số liệu của Công ty đƣợc thu thập và phân tích trong giai đoạn 2021-2023.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thu thập dữ liệu, Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp so sánh

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Khóa luận sử dụng các nguồn thông tin và những dữ liệu thứ cấp để tham khảo, phân tích và đƣa ra những nhận xét sơ bộ phục vụ cho việc đƣa ra giải pháp giải quyết vấn đề Nguồn dữ liệu đƣợc lấy từ những tài liệu sau:

- Dữ liệu thứ cấp khai thác tại doanh nghiệp: Bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo hoạt động của các phòng ban liên quan giai đoạn 2021-

- Dữ liệu thứ cấp khai thác từ bên ngoài: Thu thập thông tin và số liệu trên các trang mạng chính thống như Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Báo điện tử Chính phủ, ; thông qua các bài báo, bài viết mang tính tham khảo, các luận văn cùng đề tài; và các giáo trình chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế

Bài viết tiến hành tổng hợp kết quả dựa trên những dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc, sau đó phân tích đánh giá về tình hình, thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Công ty sang thị trường EU Từ đó đề ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của Công ty sang thị trường này

Từ việc phân tích và tổng hợp dữ liệu, bài viết tiến hành đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu qua các năm để thấy được sự thay đổi và tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng xuất khẩu của công ty trong giai đoạn nghiên cứu Từ đó đƣa ra những đánh giá nhận xét cho từng thay đổi và hướng đi để giải quyết vấn đề.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài các danh mục phụ nhƣ Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Sơ đồ, hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU

Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu cà các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê Detech

Chương 4: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường

EU của CTCP cà phê Detech

CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ THệC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP THệC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HểA

Cơ sở lý luận về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là một hình thức cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế Khái niệm về xuất khẩu nói chung cũng đã đƣợc đề cập đến trong rất nhiều bài viết, mỗi bài lại có một góc nhìn riêng Cụ thể:

Theo Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Khoản 1, Điều

Theo Feenstra and Taylor (2010), tác giả đƣa ra một định nghĩa về xuất khẩu đƣợc trích dẫn trong giáo trình Thương mại quốc tế đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”

Nhƣ vậy có thể hiểu một cách đơn giản, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới thông qua hành vi mua bán

Theo John J Wild (2003), tác giả đã nêu quan điểm trong cuốn sách “International Business – The challenges of globalization” rằng “hành động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác thì được coi như là xuất khẩu hàng hóa."

Nhƣ vậy, nói một cách khái quát thì xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa đƣợc sản xuất ở một quốc gia và bán ra cho một quốc gia khác Nó là những hoạt động cụ thể trong trao đổi, bán hàng của các chủ thể kinh tế trong nước với các đối tác nước ngoài Mục đích của hoạt động này chính là khai thác đƣợc điểm mạnh của từng quốc gia trong vấn đề phân công lao động quốc tế, giúp quốc gia tận dụng đƣợc hết các đặc điểm về lợi thế cạnh tranh của mình Nếu các quốc gia đều được hưởng lợi thì họ sẽ tích cực tham gia và mở rộng hoạt động sản xuất xuất khẩu Ngày nay có thể thấy hoạt động xuất khẩu diễn ra trên hầu hết mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế Nó diễn ra trên mọi phạm vi cả về không gian lẫn thời gian, có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra trong kéo dài hàng năm Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia liên quan

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó xuất khẩu cũng là một trong những chiến lƣợc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường của mình, đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp Trong cuốn giáo trình “Kinh tế ngoại thương” của GS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006) thuộc Trường đại học Ngoại Thương có nêu ra các vai trò của hoạt động xuất khẩu Có thể phân tách thành hai nhóm vai trò chính dưới đây:

2.1.2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng cho nhập khẩu, tích lũy phát triển sản xuất phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Đối với những nước đang phát triển, xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đem lại nguồn thu, khắc phục tình trạng lạc hậu, chậm phát triển Giúp cải thiện cán cân thanh toán theo chiều hướng có lợi cho xuất khẩu

Thứ hai, xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Dưới sự thúc đẩy của xuất khẩu, các quốc gia có lợi thế sản xuất sẽ chuyên môn hóa sản xuất về cả chất và lƣợng, tập trung sản xuất và cung cấp sản phẩm trên quy mô lớn Điều này dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn thay vì chỉ tập trung vào nông nghiệp Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng khuyến khích sự phát triển của các ngành sản xuất có liên quan, tạo thành một mắt xích sản xuất khổng lồ

Thứ ba, xuất khẩu gia tăng sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao mức sống của người dân Hoạt động xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có mức thu nhập ổn định giúp họ tự cải thiện cuộc sống, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển

Thứ tư, xuất khẩu tạo thị trường tiêu thụ, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với đa dạng tập khách hàng Xuất khẩu đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia vào hoạt động này Xuất khẩu đồng thời mở ra vòng đời mới cho sản phẩm, giúp các quốc gia vẫn có thể duy trì và tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình trong việc tạo ra sản phẩm ưu thế mà không sợ bão hòa trên thị trường

Thứ năm, xuất khẩu giúp mở rộng và thúc đẩy các quan hệ đối ngoại của đất nước

Hoạt động xuất khẩu và đối ngoại có mối quan hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu là tiền đề, xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia lại với nhau Ngƣợc lại, các hoạt động đối ngoại sẽ tạo ra động lực để thúc đẩy không chỉ trong mỗi lĩnh vực xuất khẩu mà còn sang cả các lĩnh vực khác nhƣ văn hóa, giáo dục, y tế Qua đó giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH - HĐH

2.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường quốc tế Doanh nghiệp có thể mở rộng tập khách hàng trên toàn thế giới, là cơ hội tốt để doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh và thương hiệu trên thị trường quốc tế Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh khi thị trường suy thoái hoặc bão hòa Bên cạnh đó, với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm và nhu cầu hàng hóa riêng biệt Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thị trường mục tiêu chính cần hướng tới để tối ưu hóa kết quả kinh doanh

Thứ hai, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản xuất hàng xuất khẩu do hoạt động này thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra thu nhập để nhập khẩu vật tƣ, tƣ liệu sản xuất cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

Thứ ba, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị Để giúp sản phẩm của doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và giá cả sản phẩm Điều này liên quan mật thiết đến trang thiết bị sản xuất tại doanh nghiệp Buộc DN phải không ngừng đổi mới và cải tiến theo chiều hướng tích cực, nhằm kịp thời nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu

Cơ sở lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

2.2.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu

Theo Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2019): “Thúc đẩy xuất khẩu là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức, của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng nhƣ sản lƣợng của hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.”

Về bản chất, thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để gia tăng sản lƣợng xuất khẩu, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu cũng nhƣ giá trị xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và tối đa hóa lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu dựa trên khả năng tài chính, trình độ lao động, trình độ công nghệ Thúc đẩy xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian và thời gian Đây là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động Do vậy, thúc đẩy xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp

2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Trong luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Phạm Ngọc Tuấn (2017), bài viết với tựa đề “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” Tác giả đã đề cập đến nội dung của việc thúc đẩy xuất khẩu và có thể khái quát lại thành những ý nhƣ sau:

2.2.2.1 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng Đây là việc các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nhằm mục đích gia tăng sản lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu của mình ra nước ngoài Để có thể thực hiện những điều đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện các phương thức sau:

❖ Mở rộng quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất biểu thị các khía cạnh sử dụng số lƣợng hàng hóa đƣợc sản xuất và các kỹ thuật sản xuất đƣợc áp dụng trong giới hạn khả năng sản xuất của một doanh nghiệp Giới hạn khả năng này bao gồm về vốn, nguồn lực về nhân lực cũng nhƣ công nghệ của doanh nghiệp Đôi khi doanh nghiệp cũng chƣa có quy mô sản xuất phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Do vậy, để thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất, cung ứng cho nhu cầu thị trường Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tƣ về vốn, nhân lực và công nghệ, tận dụng tối đa các nguồn lực này nhằm gia tăng sản lƣợng sản xuất, cung ứng đúng và đủ nhu cầu thị trường, từ đó thúc đẩy được các đơn đặt hàng lớn, gia tăng sự có mặt của sản phẩm trên thị trường

❖ Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng đòi hỏi phải tìm được thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài, vì vậy doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách để mở rộng thị trường Nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường một cách thận trọng và tỉ mỉ để đưa ra các quyết định chính xác hơn Mở rộng thị trường hay chính là việc khai thác tốt thị trường hiện tại đồng thời hời thúc đẩy việc đưa những sản phẩm hiện tại và những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới để mở rộng quy mô kinh doanh và phân tán rủi ro Nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố như quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân phối và các vấn đề về pháp luật và chính trị của quốc gia Từ việc xác định được thị trường mục tiêu và tiềm năng, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch sản xuất và Marketing phù hợp

❖ Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu

Khách hàng luôn tìm kiếm và có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại Việc đa dạng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng khả năng tiêu thụ, mà còn giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội phát triển và mở rộng thị trường mới Các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá bằng cách mở rộng các danh mục sản phẩm hay tạo nhiều mẫu mã để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm Vì vậy, cần đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng để tạo ra đƣợc sản phẩm làm hài lòng khách hàng

2.2.2.2 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất Để có thể đạt đƣợc mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải kết hợp đồng thời thúc đẩy xuất khẩu về mặt lƣợng với thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất Mỗi một quốc gia sẽ có những quy chuẩn riêng về hàng hóa nhập khẩu, về pháp luật, thị hiếu của người dân nước đó Vì vậy, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, ngoài thúc đẩy xuất khẩu về mặt lƣợng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ những quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa của từng quốc gia và không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ trong và ngoài nước, từ đố đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa

❖ Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu không thể tách rời việc nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm, bởi đây là yếu tố then chốt, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường và cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có thể duy trì, phát triển và tạo nên uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến, giảm lãng phí về phế phẩm Đồng thời, khi chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao, việc kết nối với các đối tác mới cũng dễ dàng hơn Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải đầu tƣ cải tiến máy móc, cải thiện tiêu chuẩn về chất lƣợng, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, giảm tỷ lệ các sản phẩm lỗi hỏng, tối ƣu hóa hệ thống kiểm soát chất lƣợng

❖ Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối

Kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp tiến hành đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng, và được coi là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng Kênh phân phối bao gồm tập hợp các tổ chức, cá nhân khác nhau, có chức năng khác nhau, có mối quan hệ qua lại nhằm tạo dòng vận động cho sản phẩm về mặt vật chất, tạo dòng thương lượng, chuyển quyền sở hữu, dòng thông tin, dòng xúc tiến và dòng tiền tệ Một kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ tốt nghĩa là đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về thời gian, địa điểm giao hàng và mức giá mà khách hàng đủ khả năng thanh toán Giá trị của sản phẩm xuất khẩu không chỉ đƣợc thể hiện qua chất lƣợng sản phẩm khi sử dụng mà còn bao gồm các chính sách bảo hành, bảo trì, sửa chữa và kênh phân phối góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong việc chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua sản phẩm Mở rộng hệ thống phân phối giúp cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng

❖ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp Để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung xây dựng, phát triển, đào tạo và sử dụng nguồn lực (bao gồm nguồn vốn và nhân lực) một cách có hiệu quả Doanh nghiệp cần tập trung phát triển và đào tạo nguồn nhân lực một cách có hiệu quả để duy trì và phát triển đội ngũ lao động có kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm, đảm bảo sự trung thành với doanh nghiệp Nguồn nhân lực chất lƣợng cao có khả năng giúp doanh nghiệp khai thác đƣợc các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chú trọng phát triển cả nguồn vốn Mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng vốn và tiềm lực tài chính của mình để lựa chọn các phương thức thúc đẩy xuất khẩu khác nhau Vốn và tài chính của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thâm nhập, thúc đẩy xuất khẩu càng mạnh, doanh nghiệp thu lợi càng lớn

❖ Nâng cao mức độ uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất, doanh nghiệp cũng cần tạo dựng thương hiệu đáng tin cậy và lấy được lòng tin từ phía khách hàng Uy tín của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn hàng hóa của khách hàng Thị trường cạnh tranh với sự xuất hiện của nhiều loại hàng hóa đa công dụng, sản phẩm của các doanh nghiệp có uy tín sẽ luôn đƣợc khách hàng cân nhắc đầu tiên thay vì mua một mặt hàng tại nhãn hàng mà họ không biết đến Điều này giảm thiểu tối đa rủi ro khi họ sử dụng sản phẩm vì hàng hóa đƣợc đảm bảo chất lƣợng thông qua uy tín của doanh nghiệp

 Nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất càng hiệu quả thì kết quả xuất khẩu càng tốt, doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá dựa trên các mặt: Năng suất lao động; Chi phí sản xuất; Công nghệ và hình thức sản xuất Mức độ hiệu quả trong quy trình sản xuất quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu mà doanh nghiệp đạt được Doanh nghiệp càng đạt đƣợc mức năng suất lao động cao, đồng thời chi phí sản xuất thấp sẽ có khả năng cạnh tranh cao về giá thành sản phẩm, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận và thâm nhập thị trường nước ngoài

2.2.3 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là các cách thức mà doanh nghiệp áp dụng để tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp Có thể phân loại theo các nhóm giải pháp dưới đây:

2.2.3.1 Biện pháp liên quan đến cung

Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Trong giáo trình Kinh doanh quốc tế (2021) của tác giả PGS.TS Doãn Kế Bôn và

TS Lê Thị Việt Nga thuộc Trường đại học Thương Mại có đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại trong kinh doanh ngoại thương như sau:

❖ Ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội thế giới

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa làm cho sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng Chính vì thế mà mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế trong nước của các quốc gia trên thế giới Các nhân tố về kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, thu nhập quốc gia, quan hệ cung - cầu, sự ổn định của nền kinh tế

Trong buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên Do vậy, khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường thế giới bị giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp và ngƣợc lại

Trong bối cảnh thị trường mới, xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ, hình thành các khu vực thị trường, các hiệp định thương mại Tùy theo mức độ mà các sự kiện này đều sẽ có tác động đến nền kinh tế Việt Nam Để đảm bảo đƣợc việc thúc đẩy xuất khẩu diễn ra thuận lợi đòi hỏi các doanh nghiệp cần theo dõi sát các diễn biến tình hình kinh tế thế giới, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội đồng thời giải quyết các thách thức thường trực

Trong giai đoạn từ 2021 đến 2023, tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đƣợc đánh giá là có nhiều biến động tác động đến nền kinh tế toàn cầu, không chỉ trong mỗi ngành hàng Cà phê Đó là sự bùng phát của đại dịch Covid; Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và EU chính thức có hiệu lực; Chiến tranh giữa Nga và Ukraine; tình hình lạm phát và tăng lãi suất liên tục của ngân hàng Trung ƣơng Mỹ Nắm bắt đƣợc những sự biến động của thế giới sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc hoạch định các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của mình, tận dụng tối đa những lợi ích đem lại, và hạn chế rủi ro hết mức có thể

❖ Yếu tố chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị và pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bởi lẽ, giữa các quốc gia khi tham gia hoạt động ngoại thương không chỉ chịu tác động của luật ngoại thương chung trên thế giới mà còn chịu chi phối bởi luật pháp quốc gia nước sở tại Những quy định, chính sách, chế độ pháp luật tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu vào một quốc gia Chính vì vậy bất kì sự thực hiện thay đổi chính sách hoặc quy định của một quốc gia hay một nhóm nước không chỉ ảnh hưởng đến quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến các nước có quan hệ kinh tế với nước hoặc nhóm nước đó Khi xuất khẩu sang một quốc gia nào đó cần phải xem xét về sự ổn định chính trị của quốc gia đó Một quốc gia có sự ổn định về chính trị sẽ có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, xã hội giúp cho việc thực hiện thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp đƣợc thuận lợi Bên cạnh đó cũng cần phải đánh giá thái độ của chính phủ đối với nhà kinh doanh nước ngoài Tùy vào mỗi quốc gia mà các chính sách cũng như đãi ngộ với doanh nghiệp nước ngoài khác nhau Có thể là khuyến khích hoạt động hoặc cũng có thể tạo rào cản nhằm hạn chế hoạt động đó Cuối cùng và không thể thiếu liên quan đến vấn đề này chính là các quy định, tiêu chuẩn bắt buộc về các loại hàng hóa dịch vụ nước ngoài khi nhập khẩu, các chính sách quy định hiện hành Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ luật pháp quốc gia và các phiên bản luật quốc tế của quốc gia cũng như mối quan hệ pháp luật giữa các nước trong khu vực mà ở đó doanh nghip đã và sẽ hoạt động, để đảm bảo xuất khẩu đúng quy định và tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp luật

❖ Yếu tố văn hoá - xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội bao gồm: giá trị và thái độ, phong tục tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ, thẩm mỹ, nhân khẩu học Nền văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và thái độ tiêu dùng của khách hàng, nó là những yếu tố tổng hợp thành thị trường Xu hướng, thị hiếu, phong cách, tâm lý của của người tiêu dùng luôn có một sự biến đổi liên lục để phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống Để thành công trên thị trưởng xuất khẩu, doanh nghiệp cần nắm bắt được các yếu tố văn hóa xã hội ở thị trường xuất khẩu, từ đó thay đổi sao để đƣa ra những sản phẩm phù hợp, gây ấn tƣợng với khách hàng

Một vài yếu tố bên ngoài khác:

❖ Nhu cầu của thị trường

Nhu cầu nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu cũng có tính chất quyết định đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu Khi nhu cầu đối với một mặt hàng càng lớn, khả năng sản xuất của nước nhập khẩu không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ tạo nên một xu hướng lôi kéo sự tham gia của các nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài vào thị trường này Đây cũng là một nhân tố thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp đối với các thị trường này

❖ Yếu tố khoa học và công nghệ

Khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Trình độ phát triển khoa học công nghệ là tiền đề tạo ra máy móc thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, mở rộng hoạt động sản xuất thông qua tính kinh tế theo quy mô

Bên cạnh đó, không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, sự phát triển của khoa học công nghệ còn cho phép các doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng, chính xác mà vẫn tiết kiệm đƣợc chi phí

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính phản ánh sức mạnh sửa doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động và kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tƣ nhanh chóng, đảm bảo quá trình kinh doanh Nếu tiềm lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có thể đầu tƣ đổi mới công nghệ, thực hiện các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, phục vụ hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp

Trên thực tế hiện nay, nguồn vốn của các doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn vay ngoài là chủ yếu Do đó, khi đánh giá về khả tài chính của doanh nghiệp phải tính đến khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhƣ vay tín dụng, thế chấp, tín chấp Bởi khả năng huy động vốn càng lớn phản ánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng nhƣ mức độ uy tín của doanh nghiệp

Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu doanh nghiệp có nhà quản lý có năng lực, một đội ngũ lao động vững vàng trong chuyên môn, có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường sẽ là đội ngũ lý tưởng để giúp doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Ngƣợc lại, nếu nguồn nhân lực yếu kém về chất lƣợng thì doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và hạn chế năng lực sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp

 Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng, Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hóa được đưa ra thị trường nước ngoài Doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ tốt và hiện đại sẽ làm giảm chi phí giá thành, không những thế còn tăng đƣợc chất lƣợng của hàng hóa Chất lƣợng hàng hóa tăng sẽ làm tăng khối lƣợng hàng hóa bán ra, tăng uy tín của doanh nghiệp từ đó tăng khả năng sinh lời và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp

Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lƣợng hàng hóa đƣợc đƣa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước Nếu doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ tốt và hiện đại thì sẽ làm giảm đƣợc năng suất lao động, chi phí giá thành, không những thế nó còn tăng đƣợc chất lƣợng của hàng hóa Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp không có trang thiết bị công nghệ hiện đại cũng nhƣ không có các hoạt động cải tiến cho trang thiết bị và công nghệ của mình thì doanh nghiệp đó sẽ khó có thể phát triển lâu dài được trong một môi trường kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay

 Khả năng tổ chức, quản trị của doanh nghiệp

Phân định nội dung nghiên cứu

Trong những vấn đề mà tác giả đã nêu ta ở phần Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lý luận của đề tài, về mặt lý thuyết, hiện tại có rất nhiều giải pháp liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên trong bài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường

EU của CTCP cà phê Detech” em sẽ đi sâu vào phân tích một số nội dung trong thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Cà phê của công ty sang thị trường EU như sau:

 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

 Giải pháp xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm

 Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lực

 Giải pháp đảm bảo chất lượng đầu vào nguồn nguyên liệu

 Giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THệC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ

Tổng quan về CTCP cà phê Detech

3.1.1 Thông tin chung về CTCP cà phê Detech

Bảng 3.1: Thông tin chung về CTCP cà phê Detech

Tên công ty Công ty cổ phần cà phê Detech

Tên quốc tế DETECH COFFEE JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt DETECH COFFEE

Mã số thuế 0900232331 Địa chỉ trụ sở Tổ dân phố Tháp, Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, Tỉnh

Hƣng Yên, Việt Nam Địa chỉ văn phòng Số 8 đường Tôn Thất Thuyết, Phường Mỹ Đình, Quận

Nam Từ Liêm, Hà Nội Người đại diện Ông Nguyễn Mai Sinh

Công ty cổ phần ngoài nhà nước

Nguồn: Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp 3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP cà phê Detech

Công ty Cổ phần cà phê Detech đƣợc thành lập vào năm 2003, với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH cà phê Detech Trong những năm đầu hoạt động, Công ty đã gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tìm kiếm thị trường và khẳng định chất lƣợng sản phẩm Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên, Detech Coffee đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cà phê trong nước và trên thế giới

Năm 2012, Detech Coffee đổi tên thành Công ty Cổ phần cà phê Detech Cùng năm đó, Công ty đầu tư xây dựng nông trường cà phê tại Sơn La, với diện tích 233.994 ha Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty, giúp Detech Coffee chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lƣợng sản phẩm Năm

2019, Detech Coffee bắt đầu sản xuất và kinh doanh cà phê rang xay, cà phê hòa tan và các sản phẩm cà phê khác Các sản phẩm của Detech Coffee đƣợc sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế Hiện nay, Detech Coffee là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam Công ty đã xuất khẩu cà phê sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm: Đức, Italy, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Trong tương lai, Detech Coffee tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường Công ty đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam và thế giới

3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính của CTCP cà phê Detech

CTCP cà phê Detech kinh doanh đa dạng các loại ngành nghề chủ yếu liên quan đến các sản phẩm đƣợc làm từ cà phê Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm: + Cung cấp và chế biến cà phê: Công ty sở hữu nông trường cà phê rộng lớn và có các nhà máy hoạt động công suất cao Cà phê sau khi được thu hoạch từ nông trường sẽ đƣợc chế biến trực tiếp tại các nhà máy của doanh nghiệp, đảm bảo chất lƣợng cà phê là tốt nhất

+ Kinh doanh xuất khẩu cà phê: Cà phê thành phẩm trải qua giai đoạn chế biến sẽ phục vụ cho việc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài Trong đó cà phê nhân xanh là hạt cà phê sống hoặc cà phê hạt xanh, là những hạt cà phê còn sống hoặc chƣa qua rang xay Cà phê rang xay là loại cà phê đƣợc chế biến nguyên chất từ 100% hạt cà phê, qua quá trình rang xay cho ra sản phẩm là cà phê không pha các tạp chất Cà phê hòa tan là loại cà phê đã được rang, xay, và pha chế sẵnm chỉ cần hòa với nước nóng là có thể uống ngay

3.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của CTCP cà phê Detech

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của CTCP cà phê Detech được thể hiện như sơ đồ bộ máy dưới đây:

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của CTCP cà phê Detech

Nguồn: Phòng nhân sự của CTCP cà phê Detech

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty

- Ban giám đốc: thực hiện chức năng điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện, giám sát hoạt động kinh doanh và tài chính, là người đại diện cho công ty trước pháp luật

- Phòng Kinh doanh: Lên kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện việc triển khai các hợp đồng mua bán, xây dựng các chính sách tìm kiếm khách hành, nâng cao doanh thu cho Công ty

- Phòng Marketing: Có trách nhiệm làm truyền thông, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của Công ty, đồng thời hỗ trợ phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng

- Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện các hợp đồng, giấy tờ giao dịch với đối tác nước ngoài, hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập một lô hàng, các thủ tục giao nhận và thanh toán nhƣ: yêu cầu chủ tàu/đại lý cảng xếp cung cấp bộ chứng từ chính xác, kiểm tra bổ sung thông tin của lô hàng xuất nhập

- Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính chuẩn bị và kiểm tra vốn của công ty để phục vụ sản xuất, theo dõi hệ thống và kiểm tra tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường xuyên Kiểm soát thu chi, hạch toán và làm báo cáo định kỳ, xuất hóa đơn

- Phòng IT: Tham gia vào xử lý kỹ thuật trong công ty, tích hợp và xây dựng hệ thống phần mềm nội bộ

- Phòng Nhân sự: Xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển nguồn nhân lực Tổ chức các hoạt động tuyển dụng, đánh giá, đào tạo định kỳ, đảm bảo chất lƣợng lao động Giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, nhân sự trong Công ty

- Phòng Kiểm định và đánh giá chất lượng có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn

Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Công ty Các bộ phận, phòng ban làm việc độc lập, chuyên biệt về nghiệp vụ và có sự kết nối chặt chẽ với các phòng ban khác thông qua trưởng phòng thể hiện tính chuyên nghiệp và sự kết nối linh hoạt trong cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Nguồn nhân lực của CTCP cà phê Detech đƣợc phân bổ hợp lý giữa các phòng ban, trình độ lao động cao, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của Công ty Bên cạnh đó, toàn bộ nhân viên trong Công ty được hưởng các chế độ đãi ngộ công bằng bình đẳng Nhân viên được đề cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, sáng tạo và nỗ lực hết mình Dưới đây là bảng thể hiện nguồn nhân lực CTCP cà phê Detech:

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của CTCP cà phê Detech

Theo tính chất phân loại

Theo trình độ chuyên môn

Nguồn: Phòng Nhân sự CTCP cà phê Detech

- Về giới tính: Năm 2023, tổng số lao động của công ty là 176 người với số lượng lao động nam chiếm chủ yếu đạt 58.52% trong tổng số lao động Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của loại hình sản xuất kinh doanh tại Công ty, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe và sức bền cũng như khả năng làm việc trong môi trường nhiều máy móc Bên cạnh đó thì Công ty cũng đảm bảo sự quan tâm đến các nhân viên nữ, đảm bảo điều kiện phát triển công bằng cho các nhân viên

- Về độ tuổi: Lao động trong Công ty chủ yếu là lao động trẻ độ tuổi từ 20- 30

(chiếm trung bình 55% trong tổng số lao động) Đây là nhóm đối tƣợng có sức khỏe tốt, khả năng học hỏi và nắm bắt thị trường nhanh, luôn có tinh thần cầu tiến phát triển và tiến bộ trong tương lai dài hạn Lao động từ 30 tuổi hoặc trên 45 tuổi vẫn chiếm một số lƣợng đáng kể Là lực lƣợng có chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm lâu năm gắn bó lâu dài với Công ty

Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê

3.2.1 Tổng quan về thị trường EU

3.2.1.1 Khái quát đặc điểm về thị trường EU

 Về vị trí địa lý, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Liên minh châu Âu chủ yếu nằm ở phần lớn Tây và Trung Âu, với diện tích 4.422.773 km² Liên minh châu Âu kéo dài về phía Đông Bắc đến Phần Lan, Tây Bắc về phía Ireland, Đông Nam về phía Kypros và Tây Nam về phía Iberia, là lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới và có đường bờ biển dài thứ 2 thế giới sau Canada Điểm cao nhất trên lãnh thổ Liên minh châu Âu đó là đỉnh Mont Blanc, cao 4810.45 m trên mực nước biển và điểm thấp nhất là Zuidplaspolder ở Hà Lan, thấp hơn mực nước biển 7m

Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với dân số gần 500 triệu người vào thời điểm 2020, chiếm 5.8% dân số toàn cầu, do đó nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu các loại hàng hóa cao hàng đầu thế giới Năm 2021, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, quy mô nhập khẩu khoảng 2.1 nghìn tỷ EUR/năm Dân cư có tỉ lệ đô thị hóa cao 75% người dân Liên minh châu Âu sống ở các thành phố lớn Con số này đã lên đến 90% vào năm 2020

Kinh tế Châu Âu hoạt động theo một hệ thống với nhiều nền kinh tế khác nhau gộp lại Tất cả kết hợp tạo ra một thị trường nội bộ mà ở đó các nước thành viên được tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn cũng như nguồn nhân lực Năm 2021, GDP của

EU chiếm 17.8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm 1/6 thương mại toàn cầu GDP/người đạt mức cao (38.234 USD), gấp 3.1 lần mức trung bình toàn thế giới Mặc dù chịu tác động của bối cảnh kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Châu Âu cũng đối mặt với nhiều khó khăn và hệ lụy Tuy nhiên thống kê năm 2023 cho thấy: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Châu Âu đạt 56.970 USD; Tổng số vốn đầu tư của Liên minh Châu Âu vào các quốc gia nước ngoài cũng đạt mức 9.1 nghìn tỷ USD Chính nhờ những chỉ số này mà vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới luôn đƣợc giữ vững Bên cạnh đó, việc kiểm soát lạm phát ở châu lục này cũng đã có bước chuyển biến Thống kê của Eurostat cũng chỉ ra, tỷ lệ lạm phát của châu lục này đã giảm từ 10.6% (tháng 9.2022) xuống còn 2.9% (tháng 10/2023) Kết quả này một phần là nhờ những chính sách tiền tệ quyết đoán của Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu

 Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên có tất cả khuôn khổ hợp tác về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh với EU; có nhiều cơ chế về hợp tác chuyên ngành, duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao Việt Nam và EU hiện có mối quan hệ rất sâu rộng trên nhiều lĩnh vực Cùng với các cuộc thăm viếng, tiếp xúc cấp cao, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác quan trọng, làm nền tảng thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác ngày càng hiệu quả, thực chất, mang lại lợi ích cho hai bên Trong đó, Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA), có hiệu lực từ năm

2016, mở ra các cơ chế hợp tác thực chất trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tƣ, phát triển bền vững, an ninh - quốc phòng, pháp quyền - quản trị, Ngoài

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), hai bên còn có Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) có hiệu lực tháng 6/2019; Hiệp định khung về hợp tác Quốc phòng - An ninh (FPA) tháng 10/2019; cơ chế Đối thoại nhân quyền hàng năm

Sau 3 năm thực thi EVFTA (từ ngày 1/8/2020 đến 1/8/2023), Việt Nam đã xuất sang EU số hàng hóa trị giá gần 128 tỷ USD Liên minh là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam Năm 2022 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 46.83 tỷ USD, tăng 16.7% so với năm trước, chiếm 12.6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc), thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU tại ASEAN (thương mại hai chiều năm 2022 đạt 62 4 tỷ USD) EU cũng là nhà đầu tƣ lớn thứ 6 của Việt Nam với 2.535 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký hơn 29 tỷ USD tính đến tháng 9/2023

Hiện có rất nhiều cơ hội và thuận lợi để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới Cả hai bên đều có lợi ích và đã cùng nhau tạo dựng đầy đủ các khuôn khổ, cơ chế để đẩy mạnh mối quan hệ này

3.2.1.2 Tổng quan về thị trường cà phê của EU

 Đặc điểm nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng

EU vẫn đang là thị trường nhập khẩu và tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới Niên vụ 2022-2023 (tính từ tháng 10/2022 đến hết tháng 9/2023), EU nhập khẩu 47.5 triệu bao cà phê (mỗi bao 60kg), tăng 3 triệu bao so với năm 2022; chiếm 40% tổng lƣợng cà phê nhân nhập khẩu của thế giới Các nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho EU gồm: Brazil chiếm 35%; Việt Nam chiếm 22%; Uganda chiếm 7%; Honduras chiếm 6% Không chỉ vậy, EU còn là khu vực dẫn đầu về tiêu thụ cà phê trên đầu người cao nhất thế giới, trung bình trên 5kg/người/năm, trong đó dẫn đầu là các nước Bắc Âu

Theo Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt trên 1.77 triệu tấn, với kim ngạch đạt trên 4.05 tỷ USD Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ lớn, chiếm 38.3% trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của cả nước Xét về thị trường đơn lẻ, Đức, Italia và Hoa Kỳ là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với thị phần lần lƣợt là: 11.6%; 7.8% và 7.2% Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1.266 triệu tấn, trị giá 3.16 tỷ USD, giảm 7.3% về lƣợng, nhƣng tăng 1.9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái

Việc tìm hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng tại EU sẽ là điều cần thiết trong việc xuất khẩu cà phê Cà phê Arabica là dòng cà phê đƣợc ƣa chuộng ở Châu Âu Phần đông người tiêu dùng EU vẫn gắn cà phê với các hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè hay công việc tại các quán cà phê Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh tiêu thụ cà phê tại nhà và thúc đẩy nhu cầu sử dụng đối với cà phê Robusta, vốn là nguyên liệu chính cho các loại cà phê hòa tan

Thương mại xanh trong ngành cà phê đang ngày càng được ủng hộ bởi người tiêu dùng EU Phân khúc rang xay tại chỗ (thay vì sử dụng cà phê đóng gói hoặc đƣợc pha sẵn) thưởng thức hương vị cà phê riêng biệt theo sở thích cũng được một nhóm người tiêu dùng ƣa thích lựa chọn

Nhu cầu về các dòng cà phê đặc biệt cũng có xu hướng tăng ở phân khúc khách hàng cao cấp, ƣa chuộng các dòng cà phê chất lƣợng cao và có nguồn gốc xuất xứ

“độc nhất” từ một trang trại cụ thể có thương hiệu hoặc đáp ứng được các tiêu chí bền vững Các nhà bán lẻ cà phê ở châu Âu đang ngày càng chú trọng đến cách trình bày và phong cách pha chế sáng tạo Hơn nữa, việc sử dụng cà phê trong các sản phẩm nhƣ bánh, kẹo, bột dinh dưỡng… cũng góp phần tạo ra sự phát triển mới tại thị trường cà phê ở châu Âu

Thực trạng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của Công ty trong giai đoạn 2021-2023

3.3.1 Nghiên cứu và mở rộng thị trường

Mặc dù thị trường EU là thị trường truyền thống và chủ chốt của Công ty, tuy nhiên dưới sức ép cạnh tranh của nhiều đối thủ ngày càng gia tăng, cùng với mong muốn phát triển sâu rộng Công ty đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác thị trường

EU Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty chủ yếu được thực hiện bằng việc tìm kiếm các thông tin từ mạng Internet, qua các tổ chức của nhà nước Bên cạnh đó hằng năm Công ty đều có đội ngũ đi khảo sát tình hình nước nhập khẩu, tuy nhiên số lần đi thực tế còn ít, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid -19, việc xuất nhập cảnh bị hạn chế, đến đầu năm 2022 việc xuất nhập cảnh đã đƣợc nới lỏng hơn nhiều, nhƣng chi phí đi lại vẫn khá đắt đỏ, gây nên sự trì trệ trong công tác khảo sát thực tế thị Khiến cho việc thu thập thông tin cũng như đưa ra các dự báo cho thị trường của Công ty cũng chƣa đầy đủ và thiếu sự nhanh nhạy, kịp thời Tuy nhiên để nắm bắt kịp thời nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của người dân EU, Công ty vẫn luôn duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác lâu năm, tăng cường trao đổi để có những hướng đi và giải pháp điều chỉnh kịp thời

Hiện tại, các mặt hàng của Công ty đã có mặt tại các nền kinh tế lớn trong khối EU nhƣ Đức, Italy, Bỉ, Pháp,

Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu sang EU của CTCP cà phê Detech theo thị trường xuất khẩu giai đoạn 2021-2023

Nguồn: BCTC Phòng XNK của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 Đức là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất Châu Âu và cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn ở Châu Âu Tiếp đó là Italy đứng ở vị trí thứ hai Mặc dù còn gặp khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường do tác động từ bối cảnh bên ngoài, nhưng Công ty cũng đã rất nỗ lực để có thể đáp ứng đƣợc những thay đổi bất ngờ của nền kinh tế Việc chuyển hướng, đa dạng các quốc gia nhập khẩu giúp Công ty phân tán rủi ro hơn khi chỉ tập trung tại một thị trường cụ thể

3.3.2 Hoạt động đa dạng hóa sản phẩm

Hiện nay hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cà phê sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu giảm sút, các chi phí từ hoạt động sản xuất gia tăng khiến giá vốn bán hàng tăng lên làm cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng chịu những tác động đáng kể Và để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng cà phê của Công ty sang thị trường EU, Công ty cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Châu Âu Công ty đã đầu tư tuyển dụng nhân sự có hiểu biết về thị trường EU và tăng cường trao đổi với đối tác về sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm để đáp ứng tốt nhất có thể phân khúc thị trường Công ty cũng thực hiện việc gia công sản xuất các đơn hàng cà phê theo nhu cầu, tùy theo hương vị và tỷ lệ mà khách hàng mong muốn

Bảng 3.11: Kim ngạch các mặt hàng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU của

CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: BCTC Phòng XNK của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023

Trên đây là thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cà phê của Công ty chỉ xét riêng cho thị trường EU Hiện tại các mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU vẫn tập chung chủ yếu ở nhóm cà phê nhân xanh Nếu như người Việt Nam thích hương vị cà phê đậm đà, thì người dân khu vực EU lại yêu thích cà phê có vị nhạt và chua hơn Do vậy cà phê sau khi xuất khẩu sẽ đƣợc pha trộn với tỷ lệ thích hợp phù hợp với nhu cầu sử dụng Bên cạnh đó, Công ty cũng triển khai mở rộng xuất khẩu đa dạng các loại cà phê rang xay và hòa tan, các sản phẩm cà phê đã qua chế biến, mang đậm hương vị Việt và là thương hiệu của Công ty Nắm bắt được xu hướng đó, Công ty đã tạo ra những dòng sản phẩm chất lƣợng và đặc biệt chỉ có ở Detech Coffee

Bảng 3.12: Phân loại các sản phẩm cà phê theo nhóm các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU

Cà phê nhân xanh Arabica Nguyên chất

Cà phê rang xay Cà phê rang xay nguyên chất BOLD

Cà phê rang xay nguyên chất FLEXIBLE

Cà phê rang xay nguyên chất UNIQUE

Cà phê đặc sản nguyên chất BRAVE

Cà phê đặc sản nguyên chất CLEVER

Cà phê đặc sản nguyên chất SHINNY

Cà phê hòa tan Cà phê hòa tan socola và bạc hà

Cà phê đen hòa tan sấy lạnh

Nguồn: BCTC Phòng XNK của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023

Công ty mở rộng sản xuất đa dạng các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu Mỗi mặt hàng lại có những đặc điểm riêng biệt về hương vị, cách pha chế, bảo quản đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng Dựa trên đặc điểm phân khúc thị trường mà Công ty hướng đến, trong quá trình nghiên cứu thị trường kết hợp với sản xuất, Công ty sẽ điều chỉnh tỷ lệ pha trộn hương vị sao cho có thể làm hài lòng khách hàng khó tính nhất tại khu vực này nhƣng vẫn mang đậm chất của Detech Coffee Chẳng hạn, đối với cà phê rang xay, Công ty cho ra mắt hai dòng nguyên chất và đặc sản, mỗi dòng sản phẩm tương ứng sẽ có 3 hương vị cà phê khác nhau Ví dụ cà phê rang xay nguyên chất FLEXIBLE sẽ có nhãn túi màu vàng, tỷ lệ thành phần chiếm 80% Arabica, 20% Robusta, có hương vị ngọt caramel, béo ngậy thường dùng để pha chế Espresso, Latte, Cappuccino, Americano…; cà phê rang xay nguyên chất UNIQUE sẽ có nhãn túi màu cam, tỷ lệ thành phần là 100% Arabica, có hương vị quế, chua nhẹ thanh thanh thanh thường dùng ha chế pha chế French Press, AeroPress, Cold Brew… Đặc biệt Công ty cũng cho ra mắt dòng cà phê đặc sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cao cấp của người dân Châu Âu

Bên cạnh đó Công ty cũng đa dạng hóa cả về trọng lƣợng và cách thức bao gói của các sản phẩm Các túi chứa có kích thước khác nhau từ 100gr cho đến 1kg Sản phẩm đƣợc đóng gói 100% bằng túi giấy có khóa zip giúp khách hàng dễ dàng bảo quản sản phẩm và thân thiện hơn với môi trường Chính nhờ sự đa dạng và sự có trách nhiệm với cộng đồng đã tạo ra sự tin tưởng, sự dễ dàng lựa chọn sản phẩm của khách hàng

3.3.3 Hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá các mặt hàng cà phê của Công ty sang thị trường EU

CTCP cà phê Detech đã rất tích cực trong việc thực hiện các kế hoạch xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp, mở rộng thị trường và tìm kiếm các ngành hàng, các đối tác thương mại tiềm năng tại thị trường EU nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Công ty và tạo đƣợc uy tín với các đối tác làm ăn lâu dài Công ty đã tích cực, chủ động tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế được tổ chức trong nước và tại các nước khu vực EU Dưới đây là một số hội chợ triển lãm thương mại mà Detech Coffee đã tham gia trong giai đoạn 2021-2023

Bảng 3.13: Một số hội chợ, triển lãm thương mại mà Detech Coffee đã tham gia

STT Hội chợ, triển lãm Địa điểm tổ chức

1 Triển lãm Quốc tế cà phê, Trà và Bánh ngọt Việt Nam (Vietnam Coffee & Tea

Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Tp Hồ Chí Minh

2 Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm, Đồ uống Việt Nam (VIETFOOD

Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E – 91 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

3 Hội chợ Triển lãm Chuyên ngành cà phê

Trung tâm Triển lãm Quốc tế

4 Triển lãm Specialty Coffee Association of Europe (SCA Europe)

5 Triển lãm Specialty Coffee Association of America (SCAA Expo)

Tại New Orleans, Hoa Kỳ

6 Triển lãm Gulfood Tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất

Nguồn: Báo cáo của phòng Marketing CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023

Việc tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại là yếu tố quan trọng trong những nỗ lực Marketing của Công ty Tại đây sẽ có các gian hàng đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đồng thời sẽ có các hoạt động nhƣ: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu, Các hội thảo chuyên đề, Tọa đàm xúc tiến thương mại… Công ty có thể giới thiệu sản phẩm của mình thông qua tƣ vấn về tính năng, công dụng và hiệu quả sử dụng, đồng thời nhận đƣợc phản hồi của khách hàng thông qua việc đặt câu hỏi, phiếu thăm dò ý kiến…, là cơ hội để công ty ghi dấu ấn về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng Bên cạnh đó, Hội chợ còn đem đến cơ hội cho Công ty được gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm đối tác kinh doanh thông qua việc ký kết các hợp đồng buôn bán với các đối tác nước ngoài nói chung và các đối tác tại thị trường EU nói riêng Đây là những lợi ích không chỉ trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với Công ty trong chiến lƣợc phát triển của mình

Ngoài việc tham gia các hội chợ hay triển lãm thương mại, vào những dịp đặc biệt nhƣ kỷ niệm ngày thành lập Công ty, Công ty thực hiện hình thức tặng quà cho khách hàng, chủ yếu hướng tới các nhà phân phối, nhà nhập khẩu Bên cạnh đó Công ty cũng có chính sách chiết khấu đối với các đối tác lâu năm hoặc các đối tác có khối lƣợng đơn đặt hàng lớn nhằm duy trì mối quan hệ làm ăn hợp tác lâu dài

Công ty cũng đã xây dựng một website riêng của công ty bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để giới thiệu về Công ty và đăng tải sản phẩm và các nội dung về đặt hàng của Công ty với giao diện đơn giản nhƣng đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm với hình ảnh chân thực Giúp Công ty mở rộng mạng lưới kết nối với khách hàng, giúp gia tăng số lƣợng bạn hàng tìm đến từ Website Công ty cũng mở các chiến dịch chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội trực tuyến toàn cầu nhu Google, Twitter, để gia tăng lƣợt tiếp cận đến với khách hàng toàn cầu Tuy nhiên việc thiết kế website chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều về mặt hình ảnh và sự cải thiện về thiết kế mà vẫn là kiểu Website truyền thống, đơn giản và còn chƣa có danh mục chat nhanh để khách hàng có thể liên hệ nhanh chóng

Có thể nhận thấy những nỗ lực của Công ty trong công tác xúc tiến và quảng bá hình ảnh Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần phải tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa sức lan tỏa và ảnh hưởng của mình, đưa sản phẩm của Detech Coffee tiếp cận nhiều hơn với khách hàng toàn cầu và nhất là khách hàng khu vực EU

3.3.4 Hoạt động nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

CTCP cà phê Detech luôn nhận thức rằng nguồn nhân lực chính là nguồn lực quan trọng nhất góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Chính vì vậy, trong những năm hoạt động, Công ty luôn chú trọng vào công tác nâng cao chất lƣợng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, để mang lại hiệu quả kinh doanh đặc biệt là nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm cà phê sang thị trường

Bảng 3.14 Lao động tuyển dụng theo từng vị trí việc làm của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: Người

Phòng kiểm định và đánh giá chất lƣợng 7 7 7

Nguồn: Phòng Nhân sự CTCP cà phê Detech

Bảng số liệu trên thống kê sự thay đổi nhân sự giữa các phòng ban của Công ty (không tính lao động làm việc tại nhà máy) Nhƣ vậy số lƣợng nhân viên chủ yếu nằm ở phòng kinh doanh, XNK và Marketing Bởi đây là 3 bộ phận quan trọng có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty và việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài Số lƣợng nhân viên ở các phòng ban khác đƣợc duy trì ở mức ổn định Nhân viên đƣợc phân bổ phù hợp với từng chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, vận hành

- Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực

Công ty tập trung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các hợp đồng đào tạo lại, đào tạo mới các kiến thức chuyên môn theo chu kì định kì hàng tháng Công tác đào tạo và phát triển nhân lực luôn đƣợc thực hiện song song với việc quản lý con người thông qua đánh giá kết quả làm việc Điều này tạo điều kiện giúp công ty sở hữu nguồn nhân lực có chất lƣợng

Đánh giá các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê Detech

EU của CTCP cà phê Detech

3.4.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2021- 2023, với những nỗ lực trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cà phê sang thị trường EU, CTCP cà phê Detech cũng ghi nhận được một số thành tựu có thể kể đến nhƣ sau:

Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2021-2023, hoạt động xuất khẩu của CTCP cà phê Detech đã có những biến động Song kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty EU vẫn là thị trường chính, tiềm năng nhất mà Công ty hướng tới

Thứ hai, từ công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường thông qua việc kết nối chuyên sâu với các đối tác cũ, Công ty đã mở rộng được mạng lưới kinh doanh, tiềm kiếm đƣợc thêm nhiều đối tác tiềm năng trong khu vực Qua đó giữ vững đƣợc thị phần ngay cả khi bối cảnh thị trường có nhiều biến động, các đối tác vẫn trao đổi và giữ mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp

Thứ ba, việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu theo hướng đa dạng hương vị kích thước bao gói của các sản phẩm cà phê xuất sang thị trường EU Công ty tập trung khai thác điểm mạnh của mình, tạo ra hương vị đậm chất riêng chỉ có ở Detech Coffee Điều này làm gia tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty so với các đối thủ khác trên thị trường, sản phẩm của Công ty dễ dàng được tiếp cận, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng cà phê của khách hàng Châu Âu

Thứ tư, Công ty chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, tạo ra các chính sách ưu đãi dành riêng cho khách hàng đồng thời xây dựng hình ảnh riêng cho Công ty mình Công ty cũng đầu tƣ cho những chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng xã hội toàn cầu, từ đó giúp gia tăng độ nhận diện và tăng thiện cảm cho khách hàng, dễ dàng tiếp cận với những khách hàng có tiềm năng, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU

Thứ năm, Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty tăng cường tuyển dụng nhân viên có trình độ, chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về thị trường EU Thông qua những lần đào tạo huấn luyện, giúp nhân viên Công ty phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi phát triển, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp

Thứ sáu, Công ty xây dựng thành công mô hình khép kín từ trang trại đến tách cà phê, đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn đƣợc cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, đảm bảo tiến độ quay vòng cho chu kid kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp

Thứ bảy, Công ty quan tâm đến phát triển môi trường xanh và bền vững, thành công đạt được các chứng nhận về môi trường, điều này giúp gia tăng cơ hội đầu tư hợp tác của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh Việc Công ty đang dần đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường EU giúp Công ty tạo dựng được niềm tin cho khách hàng, dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh hơn trong tương lai

3.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới:

Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU có sự biến động tăng giảm, mặc dù đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty nhưng vẫn chưa thể giữ được tính cân đối, ổn định, năm 2022 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt con số -5.53% (Bảng 3.8)

Thứ hai, về công tác nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn còn gặp phải những hạn chế Công ty mới chỉ tập trung vào việc tìm kiếm thông tin, nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng chứ chƣa đi sâu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Ngoài ra trong giai đoạn này thì việc thu thập thông tin xử lý dữ liệu và đƣa ra dự đoán cho Công ty còn khá chậm, chƣa đầy đủ Trong thời đại công nghệ 4.0 nhƣ ngày nay, buộc Công ty cần phải chủ động hơn, đi đầu nắm bắt xu hướng người tiêu dùng và những thay đổi trong văn hóa của họ một cách nhanh nhất mới có thể dễ dàng cung ứng và phục vụ thị trường

Thứ ba, đối với hoạt động xúc tiến và quảng bá của Công ty vẫn còn hạn chế Công ty chƣa thật sự có các hoạt động mang tính điểm nhấn để ghi dấu ấn tƣợng sản phẩm của mình Công ty chủ yếu vào hoạt động tham gia các hội chợ triển lãm, tuy nhiên các hoạt động này tốn rất nhiều chi phí và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ càng Bên cạnh đó, các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu mới chỉ tập trung vào khách hàng là các nhà phân phối mà chưa quan tâm tới những người tiêu dùng cuối cùng Điều này khiến cho các hoạt động xúc tiến thương mại chưa phát huy tối đa hiệu quả, chưa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng đề ra Hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả không cao

Thứ tƣ, đối với công tác nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sự dụng nguồn nhân lực vẫn cần được cải thiện Đối tác của Công ty đến từ các nước Châu Âu khác nhau, Công ty thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp để đàm phán và ký kết hợp đồng, tạo dựng mối quan hệ Chính vì vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa và tâm lý khách hàng Điều này vẫn còn khá hạn chế ở Công ty

Thứ năm, Việc tổ chức sản xuất của Công ty khá hiệu quả khi xây dựng mô hình từ trang trại đến tách cà phê Tuy nhiên, việc nhập nguồn nguyên liệu từ nhiều hộ nông dân sẽ gây ra khó khăn trong việc kiểm định chất lƣợng, và nhất là đối với các mặt hàng nhƣ cà phê thì những quy định nhập khẩu mà EU đƣa ra vô cùng chi tiết và khắt khe

Thứ sáu, đối với Công tác thực hiện mục tiêu phát triển bền vững môi trường và xã hội Công ty cũng đã ghi nhận những nỗ lực thành công trong khu vực trong nước Tuy nhiên để có thể thuận lợi hơn nữa khi thâm nhập thị trường EU thì vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt đƣợc các chứng nhận mang tầm quốc tế

3.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Định hướng phát triển của Công ty

4.1.1 Dự báo triển vọng ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới

Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cà phê của Việt Nam tính đến hết năm 2022 đạt 710.66 nghìn ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh đạt 653.1 nghìn ha cà phê Việt Nam đƣợc trồng trên 19 tỉnh khắp cả nước nhưng chủ yếu tập trung tại 5 tỉnh Tây Nguyên, chiếm 91.2% tổng diện tích cả nước

So với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, diện tích cà phê của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau các nước: Brazil tổng diện tích gần 1.9 triệu ha, Indonesia tổng diện tích trên 1.2 triệu ha, Colombia và Ethiopia hơn 800 nghìn ha, Bờ Biển Ngà gần 800 nghìn ha

Tuy là nước có diện tích cà phê đứng thứ 6 thế giới nhưng năng suất cà phê của nước ta đạt cao nhất thế giới Năng suất trung bình cà phê của Việt Nam cao gấp 1.4 lần của Brazil, gấp 2.8 lần của Colombia và gấp 4.5 lần của Indonesia Về sản lƣợng, niên vụ cà phê 2021-2022, sản lƣợng cà phê Việt Nam đạt trên 1.8 triệu tấn Sản lƣợng cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, sau Brazil và là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ƣớc tính đạt 1.266 triệu tấn, trị giá 3.16 tỷ USD, giảm 7.3% về lƣợng, nhƣng tăng 1.9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái Đối với cơ cấu chủng loại, xuất khẩu cà phê nhân xô giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhƣng xuất khẩu cà phê chế biến tăng Trước đó, năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam thu về hơn 4 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu cà phê là nhờ lƣợng cà phê xuất mức cao thứ ba trong 10 năm, với 1.78 triệu tấn

Hiện tại, Nhà nước chủ trương tạo mọi điều kiện để phát triển ngành cà phê xuất khẩu bằng cách đơn giản hóa các thủ tục thông quan, thông thoáng, không qua nhiều cửa Cùng với đó là chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ƣu đãi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu thị trường phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam Chính phủ cũng thực hiện mở cửa hội nhập sâu rộng với EU Việc ký kết và triển khai Hiệp định EVFTA tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam Theo hiệp định, thuế quan xuất khẩu cà phê sang EU sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025 Điều này, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt với các đối thủ lớn khác tại thị trường EU

Thêm vào đó, giá cước vận chuyển đường biển đã giảm sâu cũng giúp các nhà mua hàng giảm đáng kể áp lực về chi phí và mạnh dạn hơn trong kế hoạch đặt hàng trở lại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã có sự điều chỉnh lại tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 Theo đó, mức tăng trưởng kinh tế toàn thế giới được điều chỉnh từ 2.7% lên 2.9% Các nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng có sự khởi sắc lần lượt từ 1.0% lên 1.4% và 0.5% lên 0.7% Sự tăng trưởng trở lại giúp thị trường kỳ vọng chi tiêu của người dân sẽ được nới lỏng và nhu cầu đối với cà phê, mặt hàng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe nền kinh tế của các quốc gia sẽ có sự khởi sắc

Số liệu thống kê từ Eurostat cho biết, năm 2023, EU nhập khẩu cà phê (mã HS 0901) từ thế giới đạt 4.05 triệu tấn, trị giá 19.17 tỷ EUR (tương đương 20.9 tỷ USD), giảm 9% về lƣợng và giảm 10.2% về trị giá so với năm 2022

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, nguyên nhân khiến EU giảm nhập khẩu cà phê trong năm 2023 là do nền kinh tế suy thoái, lạm phát duy trì ở mức cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân châu Âu sẽ tăng trở lại

Theo Liên đoàn cà phê châu Âu, Liên minh châu Âu có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù mức tiêu thụ tại các thị trường thành viên khác nhau

Quy mô Thị trường cà phê Châu Âu ước tính đạt 47.88 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 58.14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3.96% trong giai đoạn dự báo (2024-2029) Theo Liên đoàn cà phê Châu Âu, Châu Âu chiếm khoảng 33% tổng lƣợng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2020/21, điều này khiến nơi đây trở thành thị trường quan trọng và hấp dẫn đối với cà phê Liên minh châu Âu cũng có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù mức tiêu thụ của họ khác nhau giữa các quốc gia Cà phê đƣợc coi là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Tây Âu do nó đã ăn sâu vào văn hóa và đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng Ngoài ra, nhu cầu về cà phê cũng ngày càng tăng trong khu vực do số lƣợng quán cà phê mới mở, sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê và số lượng người mua máy pha cà phê ngày càng tăng Theo Project Café Europe 2022, thị trường chuỗi cà phê Châu Âu đã tăng 3.2% trong năm qua đạt 40.675 cửa hàng

Theo Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), trong giai đoạn 2020 – 2025, thị trường cà phê

EU được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình là 5.5%/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ cà phê chế biến, đặc sản ngày càng gia tăng Bên cạnh đó, họ còn đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính bền vững, đạo đức, thân thiện với môi trường trong sản xuất

Do đó triển vọng tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê Detech trong những năm tới là rất khả quan sau khi vƣợt qua những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới

4.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Trải qua hơn 20 năm hình thành, và phát triển, CTCP cà phê Detech đã phải đối mặt với những rủi ro, thách thức nhưng Công ty đã có những hướng đi đúng đắn và đạt đƣợc những thành công đáng kể Với hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh xuất khẩu cụ thể là xuất khẩu các mặt hàng cà phê, để có thể tiếp tục phát triển theo đúng định hướng ban đầu, doanh nghiệp đã đưa ra định hướng phát triển của Công ty đến năm 2025 cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, Tiếp tục mở rộng kinh doanh xuất khẩu sang thị trường EU với sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân kết hợp với các sản phẩm cà phê rang xay đặc sản Việt Nam mà Công ty đang phát triển Đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, giúp mở rộng quy mô cho doanh nghiệp

Thứ hai, Nâng cao khả năng tìm kiếm nguồn cung ứng từ các khu vực trồng cà phê trong nước để nâng cao năng lực cung ứng đối với các đối tác và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp quốc tế đang xuất khẩu các sản phẩm cà phê tại thị trường EU Đảm bảo đúng các quy chuẩn yêu cầu về nhập khẩu của EU

Đề xuất hoàn thiện giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cà phê của CTCP cà phê Detech sang thị trường

EU thì hoạt động nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng

Công ty nên thành lập một phòng ban nghiên cứu thị trường, chuyên môn hóa công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường Nằm rõ tình trạng để kịp thời đưa ra những định hướng phát triển cho Công ty Và nhất là tại các khu vực thị trường trọng yếu tại EU như Đức, Italy, thì Công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu và thu thập thông tin Các thông tin cần nắm bắt bao gồm các quy định, các yêu cầu về sản phẩm cà phê nhập khẩu, dung lượng thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng uống cà phê của người tiêu dùng, sau đó tiến hành phân tích Và đặc biệt, Công ty cũng cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình để có thể đƣa ra những phương án sản xuất hiệu quả hơn Hiểu được đối thủ cạnh tranh sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh và công bằng

Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải đảm bảo xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường đủ cả về chất và lượng, công tác tuyển dụng cũng cần phải sát sao, yêu cầu là đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có óc quan sát tốt, nhạy bén, có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin tốt Công ty cũng cần thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ cho bộ phận này

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc điều tra và thu thập thông tin từ thị trường nước ngoài đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Công ty cũng có thể thực hiện khai thác thị trường gián tiếp thông qua hợp đồng trao đổi với các tổ chức uy tín chuyên nghiên cứu thị trường tại Việt Nam Công ty cũng nên linh hoạt trong cách khai thác thông tin thị trường Mỗi cách khai thác sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau song tùy vào mục đích và thông tin Công ty muốn khai thác thì sẽ lựa chọn cho mình một cách thức thực hiện phù hợp nhất Để hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra suôn sẻ, Công ty cũng cần tăng cường việc phối hợp giữa các phòng ban trong Công ty, đảm bảo khả năng khai thác nguồn thông tin và sử dụng một cách đồng bộ Dựa trên đó, Công ty sẽ tự xây dựng đƣợc lộ trình phát triển cũng như hướng đi khi thực hiện tiếp cận vào thị trường EU Khả năng phán đoán và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường cũng sẽ được nâng cao hơn

4.2.2 Giải pháp xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm

Xúc tiến thương mại là khâu vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp củng cố và ghi dấu ấn quan trọng trong lòng khách hàng Là nơi tiếp xúc ban đầu của doanh nghiệp với khách hàng của mình, tác động rất lớn đến việc ra quyết định tiêu dùng và lựa chọn sản phẩm của khách hàng Chính vì vậy việc đầu tƣ chỉn chu có kế hoạch cho hoạt động này là vô cùng cần thiết Đối với việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế Công ty cần phải xác định và xây dựng một bản kế hoạch chi tiết hơn cho những việc mình cần làm đƣợc khi tham gia vào sự kiện đó Điều tiên quyết cần phải nắm đƣợc đó là mục đích của buổi hội chợ và triển lãm đó Công ty cũng cần phải nắm đƣợc một số nội dung nhƣ về sản phẩm trƣng bày, đối tác tham gia và sản phẩm của họ, đặc điểm của tệp khách hàng tham gia và nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ Dựa trên những thông tin đó, Công ty sẽ xác định đƣợc nguồn lực để tham gia hội chợ triển lãm, khai thác triệt để những cơ hội mà hội chợ, triển lãm đó mang lại Sau mỗi hoạt động nhƣ vậy thì cần lập bảng thống kê tổng kết những gì đã đạt đƣợc, so sánh với các mục tiêu đƣợc đề ra trước đó để tìm cách khắc phục hiệu quả

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại, việc sử dụng các phương tiện truyền thông, các trang mạng để quảng bá hình ảnh là điều không thể bỏ qua Công ty cần cải thiện lại hệ thống Website sao cho dễ dàng tiếp cận và bắt mắt với người tiêu dùng Cần thường xuyên đăng tải các thông tin, hoạt động, chính sách, thành tích nổi bật, để tạo ấn tƣợng và cung cấp thông tin cho khách hàng Ngoài ra, thông qua số lƣợt click chuột vào sản phẩm để tìm hiểu trên trang Web Công ty cũng có thể dễ dàng nắm bắt đƣợc nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng từ đó sẽ có kế hoạch sản xuất phù hợp hơn

Việc tạo dựng mối quan hệ với các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối lớn cũng vô cùng quan trọng Nó vừa giúp đảm bảo đƣợc đầu ra cho quá trình sản xuất, vừa có thể giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín Thông qua các kênh phân phối và sức ảnh hưởng của họ, hàng hóa của Công ty sẽ dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn, khả năng xâm nhập thị trường cũng dễ dàng hơn

Khi hình ảnh doanh nghiệp và những thông điệp sản phẩm có độ bao phủ lớn, lƣợt tiếp cận nhiều, thì cơ hội tiêu dùng sản phẩm cũng sẽ đƣợc nâng cao hơn Chính vì vậy Công ty cần tăng cường hơn các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm Công ty cũng có thể mở một phòng ban chuyên phụ trách các vấn đề xúc tiến quốc tế, chuyên môn hóa hoạt động tại thị trường nước ngoài Đồng thời có thể mở các văn phòng đại diện, giao dịch tại một số thị trường trọng yếu trong khu vực EU, dễ dàng giao tiếp trực tiếp với khách hàng của mình

4.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố nòng cốt phản ánh chất lƣợng hoạt động của một Công ty Nhân lực càng giỏi thì Công ty hoạt động càng hiệu quả Chính vì vậy mà Công ty cần chú trọng hơn trong công tác bồi dƣỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty Định kì, Công ty nên tổ chức các buổi đào tạo, các lớp bồi dƣỡng, các buổi trao đổi và học tập thực tế, tạo ra môi trường học tập mở cho nhân viên của mình Trang bị cho nhân viên các kiến thức chuyên ngành, khuyến khích nhân viên chủ động trong việc tìm hiểu văn hóa nước đối tác, nắm được thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể tổ chức các buổi đào tạo ngoại ngữ, nhất là đội ngũ trực tiếp tham gia quá trình đàm phán, trao đổi, giúp họ trau dồi kỹ năng và gia tăng cơ hội đạt đƣợc hợp đồng trên bàn đàm phán Bởi khi giao tiếp trực tiếp với đối tác bằng ngôn ngữ của họ, họ sẽ cảm thấy đƣợc sự trân trọng cũng nhƣ mong muốn đƣợc hợp tác của Công ty mình Ngoài ra, Công ty có thể cử nhân viên sang nước ngoài để học tập và nắm bắt xu hướng thị trường, hiểu rõ hơn về đất nước đối tác

Bên cạnh công tác đào tạo thì Công ty cũng cần sát sao trong công tác tuyển dụng để ngay từ đầu có thể lựa chọn đƣợc những nhân viên chất lƣợng và tài năng Công ty cần ƣu tiên nhân viên có chuyên môn, kiến thức và hiểu biết về ngành nghề cũng nhƣ thị trường xuất khẩu Họ đồng thời phải là những người có tinh thần trách nhiệm cầu tiến, học hỏi, đam mê với công việc

Hiệu suất làm việc của nhân viên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố môi trường Chính vì vậy Công ty cũng cần đầu tƣ, thiết kế lại không gian làm việc thoải mái cho nhân viên Môi trường làm việc càng trẻ trung năng động thì tinh thần làm việc và cống hiến cho Công ty sẽ ngày càng cao Bên cạnh đó thì cũng sẽ có các hoạt động ngoại khóa gắn kết nhân viên nhƣ du lịch hay teambuilding, các chính sách đãi ngộ tốt sẽ bồi dƣỡng nên một nhân viên nhiệt huyết và trung thành

4.2.4 Giải pháp đảm bảo chất lượng đầu vào nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa Nguyên liệu đầu vào không chất lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, và nhất là thị trường khó tính như EU Để có thể đảm bảo được chất lượng hạt cà phê, Công ty cần phải thường xuyên trao đổi, thu thập thông tin giống cây và cây trồng của người dân Đảm bảo phương pháp trồng trọt và chăm bón đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể thực hiện liên kết các hộ nông dân, đào tạo và bồi dƣỡng cho họ những kiến thức và yêu cầu từ phía EU, cam kết thu mua hạt cà phê từ nông trường của họ khi thực hiện đúng yêu cầu Điều này giống nhƣ một lời hứa, giúp nông dân yên tâm vào quá trình chăm bón cà phê của mình

Hiện tại về phía EU yêu cầu truy xuất định vị GPS đối với những vùng trồng cà phê xuất khẩu để đảm bảo cà phê không vi phạm việc phá rừng Công ty cũng cần làm việc với các hộ nông dân để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề này Thường xuyên thực hiện công tác thị trường, khảo sát khu vực để đảm bảo chất lượng vùng trồng cà phê đƣợc đạt chuẩn

4.2.5 Giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Người tiêu dùng Châu Âu đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ Các sản phẩm nhập khẩu vào Châu Âu đều phải đảm bảo đƣợc các yếu tố bền vững cho môi trường và hệ sinh thái Chính vì vậy mà đối với những Công ty có thể làm tốt những vấn đề này sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn khi thâm nhập EU Vì thế mà Công ty cần phải đảm bảo rằng mọi khâu sản xuất, chế biến, thu mua nguyên liệu đều phải tuân thủ các yêu cầu về phát triển công bằng bền vững một cách nghiêm ngặt Công ty cần tích cực thực hiện các hoạt động có ích cho môi trường và xã hội, công bố công khai các chứng nhận và nguồn gốc hàng hóa cũng nhƣ chất lƣợng của quá trình sản xuất, để khách hàng dễ dàng so sánh và lựa chọn sản phẩm của mình Bên cạnh đó Công ty cũng cần tham gia các hoạt động quốc tế để nhận về các chứng chỉ toàn cầu công nhận là doanh nghiệp cà phê đạt chuẩn nhƣ 4C, Rainforest, UTZ

Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan

 Kiến nghị với nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu

Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Nhà nước cần rà soát lại hệ thống văn bản luật pháp, điều chỉnh các quy định còn chƣa rõ ràng, đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu giấy tờ trong kê khai hải quan để tiết kiệm thời gian hoàn thiện đơn hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp

Song song với đó, Nhà nước cùng cần bám sát các cam kết hợp tác giữa đôi bên, các hiệp định thương mại tự do đã được kí kết để cân đối chính sách trong nước sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, phục vụ cho xu hướng hội nhập toàn cầu Công khai minh bạch các chính sách cũng nhƣ sửa đổi giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và thực hiện

Thứ hai , Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về vốn đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu

Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu Khi nguồn vốn đủ lớn doanh nghiệp có khả năng chi trả và vận hành doanh nghiệp Bởi lẽ , phần đa các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình Chính vì vậy mà Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô bằng nhiều cách khác nhau nhƣ cho vay với lãi suất thấp; nới lỏng các quy định về vay vốn, giúp doanh nghiệp linh hoạt sử dụng vốn vay; thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp nước ngoài cho ngành hàng,

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại

Với sự biến động mạnh mẽ của thị trường thì việc cần phải nắm bắt thông tin và xu hướng thay đổi là hết sức cần thiết Đối với ngành hàng cà phê, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Thông qua các cơ quan đại diện tại EU, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt nhanh chóng và chính xác các thông tin thị trường cũng như tìm kiếm những bạn hàng cho doanh nghiệp Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tìm kiếm bạn hàng và chi phí nghiên cứu thị trường mà vẫn nắm bắt được các thông tin nhanh chóng, xác thực về các chính sách, quy định và nhu cầu nhập khẩu của các đối tác của mình

Nhà nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trong nước và quốc tế để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp Đồng thời cũng cần tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đất nước, tạo cơ hội giao tiếp trao đổi giữa các bên Mở các buổi đào tạo chuyên đề xúc tiến, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng định hướng phát triển của họ

 Kiến nghị với hiệp hội ngành hàng

Hiệp hội cần có những biện pháp nhằm xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất đạt điều kiện yêu cầu về xuất khẩu Cung cấp thông tin về thị trường trong nước và nước ngoài giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình Bên cạnh đó hiệp hội có thể tổ chức các chương trình đào tạo, học tập kinh nghiệm từ nước ngoài cho doanh nghiệp Động viên khuyến khích kịp thời để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Thông tin chung về CTCP cà phê Detech - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.1 Thông tin chung về CTCP cà phê Detech (Trang 36)
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của CTCP cà phê Detech - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của CTCP cà phê Detech (Trang 38)
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của CTCP cà phê Detech - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn nhân lực của CTCP cà phê Detech (Trang 40)
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023  Đơn vị: VNĐ - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn vốn và tài sản CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: VNĐ (Trang 42)
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP cà phê Detech - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP cà phê Detech (Trang 43)
Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 (Trang 44)
Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu từng loại mặt hàng của CTCP cà phê Detech giai  đoạn 2021-2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.6 Kim ngạch xuất khẩu từng loại mặt hàng của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 (Trang 45)
Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chính của CTCP cà  phê Detech giai đoạn 2021-2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.7 Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chính của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 (Trang 46)
Bảng 3.8: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang thị  trường EU của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.8 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 (Trang 53)
Bảng 3.9: Sản lượng sản xuất theo sản phẩm xuất sang thị trường EU  Đơn vị: Tấn - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.9 Sản lượng sản xuất theo sản phẩm xuất sang thị trường EU Đơn vị: Tấn (Trang 54)
Bảng 3.12: Phân loại các sản phẩm cà phê theo nhóm các mặt hàng xuất khẩu sang  thị trường EU - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.12 Phân loại các sản phẩm cà phê theo nhóm các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU (Trang 57)
Bảng 3.14 Lao động tuyển dụng theo từng vị trí việc làm của CTCP cà phê Detech  giai đoạn 2021-2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường eu của công ty cp cà phê detech
Bảng 3.14 Lao động tuyển dụng theo từng vị trí việc làm của CTCP cà phê Detech giai đoạn 2021-2023 (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w