1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch thực tập tại chỗ môn kỹ năng Đại diện ngoài tố tụng, tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa Án và cung cấp dịch vụ pháp lý khác

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài thu hoạch thực tập tại chỗ môn kỹ năng đại diện ngoài tố tụng, tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và cung cấp dịch vụ pháp lý khác
Tác giả Chu Trường Giang
Người hướng dẫn LS. Lý Khánh Hòa
Trường học Học viện tư pháp cơ sở tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 119,79 KB

Nội dung

quyền sở hữu hàng hóa thuộc TL.Phạt chậm bàn giao, nhận hàng và thanh toán:  Chậm bàn giao: NM chịu phạt 0,5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày giao chậm nhưng không quá 15 ngày.. Quan

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

CƠ SỞ TP HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI CHỖ

TRANH CHẤP NGOÀI TÒA ÁN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP

LÝ KHÁC

Mã số hồ sơ : LS.TV – 18

Ngày diễn : Sáng ngày 17 tháng 12 năm 2023

Giáo viên

hướng dẫn

: LS Lý Khánh Hòa

Sinh ngày : 11 tháng 4 năm 1998

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2023

Trang 2

BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI CHỖ MÔN KỸ NĂNG ĐẠI DIỆN NGOÀI

TỐ TỤNG, THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGOÀI TÒA ÁN VÀ

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ KHÁC

HỒ SƠ: LS.TV – 18

Để tránh hiểu lầm, theo thông tin được đề cập tại hồ sơ, khách hàng của Văn phòng luật sư là công ty TL Do đó, học viên hiểu rằng, các nội dung trình bày tại Phần A dưới đây sẽ hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng được chỉ

định là công ty TL.

I Tóm tắt hồ sơ vụ tranh chấp giữa công ty NM và công ty TL

31/10/2018

(bút lục

11-38)

TL (bên mua) và NM (bên bán) ký hợp đồng kinh tế như sau:

Đối tượng hợp đồng:

 NM cung cấp cho TL hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh tuyến yên, sàn sọ, bộ dụng cụ cột sống, cổ, thắt lưng (thế hệ full HD), hãng sản xuất: Karl Storz – Đức

 Thời gian bàn giao và lắp đặt: 06-08 tuần kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng đợt 1

 Địa điểm bàn giao và lắp đặt: Bệnh viện Quân y 105

Giá cả và thanh toán:

 Tổng giá trị hợp đồng: 4.050.000.000 VNĐ (đã bao gồm VAT, chi phí vận chuyển, lắp đặt)

 Lần 1: TL tạm ứng 2.025.000.000 VNĐ trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng

Trong vòng 03 ngày sau khi ký kết hợp đồng và trước khi tạm ứng, NM sẽ cung cấp 01 bảo lãnh tạm ứng có giá trị 50% giá trị hợp đồng (thời hạn bảo lãnh là 45 ngày)

 Lần 2: TL thanh toán 2.025.000.000 VNĐ trong vòng

15 ngày sau khi ký biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa

Trước khi giao hàng, TL cung cấp cho NM 01 thư bảo lãnh thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang có giá trị 50 giá trị hợp đồng (thời hạn bảo lãnh là 45 ngày)

 Khi TL thanh toán đủ 100% tổng giá trị hợp đồng thì

Trang 3

quyền sở hữu hàng hóa thuộc TL.

Phạt chậm bàn giao, nhận hàng và thanh toán:

 Chậm bàn giao:

NM chịu phạt 0,5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày giao chậm nhưng không quá 15 ngày Nếu quá thời gian nêu trên, TL có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu NM bồi thường 7% giá trị hợp đồng đã ký

 Chậm nhận hàng:

TL chịu phạt 0,5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm nhận hàng (tính từ ngày chậm nhận hàng thứ 20 trở đi, nhưng không quá 15 ngày tiếp theo) Nếu chậm nhận hàng quá 15 ngày tiếp theo (chậm nhận hàng trên

35 ngày kể từ ngày đáng lẽ phải nhận hàng), NM có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và TL phải chịu phạt 7% tổng giá trị hợp đồng

 Chậm thanh toán:

TL chịu lãi chậm thanh toán 0,5%/ngày cho số tiền chậm thanh toán nhưng tổng số lãi lũy kế không quá 7% giá trị hợp đồng

19/11/2018

(bút lục 39) TL tạm ứng lần 1 tương đương 2.025.000.000 VNĐ

22/11/2018

(bút lục

40-41)

NM cung cấp bảo lãnh tạm ứng:

 Bên bảo lãnh: Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh

Ba Đình

 Bên nhận bảo lãnh: TL

 Bên được bảo lãnh: NM

 Giá trị bảo lãnh: 2.025.000.000 VNĐ

 Thời hạn bảo lãnh: 45 ngày kể từ ngày phát hành

 Nội dung bảo lãnh: Techcombank thay mặt NM chịu trách nhiệm thanh toán cho TL một khoản tiền tối đa bằng giá trị bảo lãnh nếu NM không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước

26/12/2018

(bút lục 42)

NM gửi thông báo giao hàng, toàn bộ lô hàng đã sẵn sàng bàn giao, lắp đặt

27/12/2019

(bút lục

43-44)

TL cung cấp bảo lãnh thanh toán:

 Bên bảo lãnh: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh

3

Trang 4

 Bên nhận bảo lãnh: NM

 Bên được bảo lãnh: TL

 Giá trị bảo lãnh: 2.025.000.000 VNĐ

 Thời hạn bảo lãnh: 27/12/2018 – 10/02/2019

 Nội dung bảo lãnh: Ngân hàng sẽ trả cho NM một khoản tiền tối đa bằng giá trị bảo lãnh nếu TL không thực hiện đúng quy định về việc thanh toán

04/01/2019

(bút lục

45-63)

TL và NM ký biên bản bàn giao thiết bị, thiếu: 1) hộp tiệt trùng và bảo quản ống soi, 2) vỏ ống nong, 3) forceps lưỡng cực dài 20cm, 4) ống kính soi 30 độ, 5) ống kính soi 45 độ, 6) ống kính soi 70 độ, 7) ống kính soi hướng nhìn 0 độ, 8) dao

mổ điện 24/01/2019

(bút lục

64-65)

TL và NM ký biên bản bàn giao thiết bị đợt 2, thiếu: 1) vỏ ống nong, 2) ống kính soi hướng nhìn 0 độ, 3) dao mổ điện

15/02/2019

(bút lục

68-70)

TL gửi văn bản cho NM thông báo:

 NM chậm giao hàng 30 ngày kể từ ngày 16/01/2019 (đối với các thiết bị còn thiếu)

 Yêu cầu NM chịu phạt chậm giao hàng 303.750.000 VNĐ

07/03/2019

(bút lục 71)

NM gửi văn bản cho TL thông báo giao hàng dự kiến đối với các thiết bị còn thiếu 14h ngày 11/03/2019

08/03/2019

(bút lục

72-73)

NM gửi văn bản cho TL thông báo:

 Giao hàng dự kiến đối với các thiết bị còn thiếu 14h ngày 11/03/2019

 Xác định số tiền phạt vi phạm chỉ tính trên giá trị 03 mặt hàng giao chậm và bằng 26.296.000 VNĐ

13/03/2019

(bút lục

74-75)

TL và NM ký biên bản bàn giao thiết bị đợt 3

19/03/2019

(bút lục 76)

NM gửi giấy đề nghị thanh toán, yêu cầu TL thanh toán 1.998.704.000 VNĐ (sau khi lấy giá trị còn lại của hợp đồng trừ đi số tiền phạt vi phạm mà NM phải chịu theo văn bản của

NM ngày 08/03/2019) 02/04/2019

(bút lục

77-80)

TL gửi văn bản cho NM thông báo:

 Phản đối cách tính giá trị phạt vi phạm của NM, không thể tách rời đơn lẻ mà các thiết bị là một phần tạo nên

Trang 5

hệ thống phẫu thuật nội soi là một hệ thống đồng bộ Từ

đó, xác định lại số tiền phạt vi phạm là 303.750.000 VNĐ

 Sẽ tổng hợp lại các thiệt hại và tổn thất mà TL phải chịu

do NM chậm giao hàng, gửi cho NM và yêu cầu NM trả bồi thường

 Yêu cầu tổ chức nghiệm thu hệ thống phẫu thuật nội soi 22/04/2019

(bút lục 81)

TL gửi văn bản cho NM thông báo khởi kiện và yêu cầu phạt

vi phạm và bồi thường thiệt hại 587.250.000 VNĐ

II Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

1 Quan hệ pháp luật tranh chấp

Tranh chấp về kinh doanh, thương mại, cụ thể, tranh chấp hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa giữa công ty NM và công ty TL theo quy định tại khoản 1 Điều 30

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

2 Các vấn đề pháp lý của quan hệ pháp luật tranh chấp

 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng kinh tế

 Vấn đề vi phạm nghĩa vụ của công ty NM, cụ thể, công ty NM vi phạm quy định về thời gian bàn giao và lắp đặt

 Vấn đề phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại

 Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại (cụ thể, quy định về bồi thường thiệt hại ước tính giữa các bên trong hợp đồng thương mại có hiệu lực áp dụng hay không, hay phải xác định giá trị bồi thường theo tổn thất thực tế và trực tiếp)

 Vấn đề xác định vật đồng bộ

III Xác định và áp dụng các văn bản pháp luật, án lệ điều chỉnh quan hệ hợp đồng đang tranh chấp

1 Văn bản pháp luật nội dung

 Bộ luật Dân sự 2015

 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế

5

Trang 6

 Thông tư 05/2022/TT-BYT ngày 01/08/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP

phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm

 Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

2 Văn bản pháp luật tố tụng

 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại

IV Xác định phạm vi các vấn đề cần thương lượng: yêu cầu của khách hàng; yêu cầu của đối tác khách hàng (nếu có)

1 Yêu cầu của khách hàng (công ty TL)

 Yêu cầu NM tổ chức nghiệm thu hệ thống phẫu thuật nội soi (hướng dẫn sử dụng cho TL và nghiệm thu thiết bị)

 Yêu cầu NM chịu phạt vi phạm do chậm giao hàng số tiền phạt vi phạm = (0,5% x 4.050.000.000) x 15 = 303.750.000 VNĐ

 Yêu cầu NM bồi thường thiệt hại = 7% x 4.050.000.000 = 283.500.000 VNĐ

Tổng số tiền NM có trách nhiệm thanh toán cho TL là 587.250.000 VNĐ.

2 Yêu cầu của đối tác khách hàng (công ty NM)

 Yêu cầu TL thanh toán 50% giá trị hợp đồng = 2.025.000.000 VNĐ

 Yêu cầu TL xác định lại số tiền phạt vi phạm = 8% x 328.700.000 (là tổng giá trị 03 hàng hóa còn thiếu) = 26.296.000 VNĐ

Tổng số tiền TL có nghĩa vụ thanh toán cho NM (sau khi cấn trừ số tiền phạt

vi phạm mà NM phải chịu vào giá trị thanh toán lần 2) là 1.998.704.000

VNĐ

V Xác định điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng (công ty TL)

 Điểm mạnh 1 : Có đầy đủ bằng chứng về việc vi phạm nghĩa vụ giao hàng của công ty NM Cụ thể, thời gian bàn giao và lắp đặt theo hợp đồng kinh tế

Trang 7

là 06-08 tuần kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng lần 1 (ngày 19/11/2018) Như vậy, theo quy định tại hợp đồng, hạn cuối hoàn tất bàn giao và lắp đặt toàn bộ hàng hóa là ngày 14/01/2019 Tuy nhiên, đến ngày 13/03/2019, NM mới hoàn tất bàn giao đầy đủ thiết bị (chậm 58 ngày từ ngày 15/01/2019 đến ngày 13/03/2019)

Bằng chứng cho điểm mạnh này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (tham chiếu

Điều 2); 2) Biên bản bàn giao thiết bị đợt 1 ngày 04/01/2019; 3) Biên bản bàn giao thiết bị đợt 2 ngày 24/01/2019; 4) Biên bản bàn giao thiết bị đợt 3 ngày 13/03/2019; 5) Công văn số 150219 CV-TL ngày 15/02/2019 của công

ty TL v/v thông báo quá thời hạn giao hàng; 6) Công văn số 137-HDKT/CV/2019 ngày 07/03/2019 của công ty NM thông báo thời gian giao hàng dự kiến đối với 03 thiết bị còn thiếu; 7) Công văn số 010/CV/2019 ngày 08/03/2019 của công ty NM thông báo thời gian giao hàng dự kiến đối với 03 thiết bị còn thiếu

 Điểm mạnh 2 : Vì bên bán giao hàng chậm nên TL có cơ sở yêu cầu NM chịu phạt chậm bàn giao theo quy định tại hợp đồng kinh tế Cụ thể, hợp đồng quy định, trong trường hợp giao hàng chậm, NM chịu phạt 0,5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày giao chậm Ở đây, cần lưu ý rằng, việc TL tự giới hạn số ngày phạm chậm bàn giao (15 ngày) tại các văn bản ngày 15/02/2019, 02/04/2019, 22/04/2019 là không đảm bảo tối đa quyền lợi của

TL Số ngày tính chậm phạt bàn giao được tính căn cứ trên số ngày chậm bàn giao thực tế Điều 5.2 hợp đồng kinh tế quy định NM phải chịu phạt 0,5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm bàn giao nhưng không quá

15 ngày Nội dung giới hạn 15 ngày theo hợp đồng hiểu là giới hạn tối đa

mà TL cho phép NM bàn giao chậm để TL được áp dụng hay không chế tài hủy hợp đồng, nếu chậm bàn giao quá 15 ngày thì TL có quyền hủy hợp đồng Trong trường hợp TL không yêu cầu hủy hợp đồng mà vẫn tạo điều kiện cho NM tiếp tục thực hiện hợp đồng thì tiền phạt chậm bàn giao sẽ tính trên số ngày chậm bàn giao thực tế theo công thức: 0,5% x tổng giá trị hợp đồng x số ngày bàn giao chậm

Bằng chứng cho điểm mạnh này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (tham chiếu

Điều 5.2), 2) Luật Thương mại 2005 (Điều 300, Điều 301)

 Điểm mạnh 3 : Cho đến thời điểm TL gửi Công văn số /CV-TL ngày 22/04/2019, TL và NM vẫn chưa ký kết biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa với Bệnh viện Quân y 105 Do đó, TL được trì hoãn nghĩa vụ thanh toán đợt 2 tương đương 2.025.000.000 VNĐ cho tới trong vòng 15

7

Trang 8

ngày sau khi ký biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa với Bệnh viên quân y 105

Bằng chứng cho điểm mạnh này bao gồm: Hợp đồng kinh tế (tham chiếu

Điều 4)

 Điểm mạnh 4 : Bảo lãnh thanh toán do TL cung cấp (Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh TL sẽ trả cho NL một khoản tiền tối đa bằng 2.025.000.000 VNĐ nếu TL không thực hiện đúng quy định về việc thanh toán) đã hết hiệu lực (thời gian hiệu lực từ ngày 27/12/2018 – 10/02/2019)

Do đó, NM đã mất/không còn quyền yêu cầu Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh TL phải thay mặt TL trả bất kỳ khoản tiền nào cho NM, kể cả trong trường hợp TL vi phạm nghĩa vụ thanh toán đi chăng nữa

Bằng chứng cho điểm mạnh này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (Điều 4); 2)

Thư bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh TL phát hành ngày 27/12/2018

2 Điểm yếu

 Điểm yếu 1 : TL tạm ứng lần 1 chậm hơn so với quy định tại hợp đồng kinh

tế nên có khả năng chịu lãi chậm thanh toán nếu NM có yêu cầu Cụ thể, hợp đồng quy định tạm ứng lần 1 là 2.025.000.000 VNĐ trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (hạn cuối tạm ứng lần 1: ngày 10/11/2018) Tuy nhiên, đến ngày 19/11/2018, TL mới thực hiện tạm ứng lần 1 (tạm ứng chậm 9 ngày) Theo quy định tại hợp đồng, nếu TL thanh toán chậm thì phải chịu lãi chậm thanh toán với lãi suất là 0,5%/ngày cho số tiền chậm thanh toán Các bên có thỏa thuận khác so với quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005 nên ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên Tuy nhiên, khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm (khoảng 0,0547%/ngày) Thỏa thuận về lãi chậm thanh toán giữa

NM và TL đang vượt quá mức tối đa được luật cho phép, nên cần điều chỉnh lại cho phù hợp để đảm bảo không vượt quá mức tối đa

Cơ sở cho điểm yếu này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (tham chiếu Điều

5.1); 2) Luật Thương mại 2005 (Điều 306); 3) Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm (Điều 11); 4) Bộ luật Dân sự 2015 (khoản 2 Điều 357, khoản 1 Điều 468)

Trang 9

 Điểm yếu 2 : Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại nếu NM giao hàng chậm quá 15 ngày có khả năng không có hiệu lực pháp lý Cụ thể, Điều 5.2 hợp đồng kinh tế quy định, nếu quá thời gian nêu trên (quá 15 ngày), TL có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu NM bồi thường thiệt hại 7% giá trị hợp

đồng đã ký Đây là điều khoản về bồi thường thiệt hại ước tính Tuy

nhiên, khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Có nghĩa là, Luật Thương mại xác định giá trị bồi thường thiệt hại dựa trên các tổn thất thực tế, trực tiếp

mà TL phải gánh chịu do việc chậm giao hàng của NM, và TL có trách nhiệm chứng minh các tổn thất thực tế, trực tiếp đó Luật Thương mại hiện nay không công nhận thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ước tính giữa các thương nhân trong hợp đồng kinh tế1 Thực tiễn xét xử cũng tồn tại những quan điểm khác nhau xoay quanh hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính Ví dụ, cùng một vụ việc nhưng Quyết định giám đốc thẩm số 12/2019/KDTM-GĐT ngày 09/5/2019 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh công nhận thỏa thuận bồi thường thiệt hại mà các bên đã dự liệu tại hợp đồng, nhưng tại Quyết định giám đốc thẩm số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 về tranh chấp hợp đồng phân phối độc quyền, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao coi đó là thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng và áp dụng quy định của Luật Thương mại

2005 về mức phạt tối đa để giới hạn phạm vi thỏa thuận

Cơ sở cho điểm yếu này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (Điều 5.2); 2) Luật

Thương mại 2005 (Điều 302)

 Điểm yếu 3 : Có thể bị đối phương phản biện lại quan điểm về vật đồng bộ

Ví dụ, NM có thể lập luận rằng phụ lục kèm theo hợp đồng kinh tế chia cụ thể thành từng phần A Hệ thống máy chính dùng cho phẫu thuật nội soi, máy khoan bào vi phẫu thần kinh, B Bộ dụng cụ nội soi tuyến yên, sàn sọ,

C Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi cột sống thắt lưng, D Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi cột sống cổ, E Dụng cụ dùng cho máy khoan bào vi phẫu thần kinh Mỗi phần A, B, C, C, E có thể tách biệt, như nội soi cột sống thắt lưng

sẽ không cần đến bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi cột sống cổ vẫn đảm bảo

1 Ngược lại, Bộ luật Dân sự 2015 cho phép các bên được thỏa thuận một mức bồi thường thiệt hại ấn định trước (Điều 360) Quan hệ tranh chấp giữa công ty NM và công ty TL là quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại chuyên ngành, nên cần ưu tiên áp dụng Luật Thương mại trong giải quyết tranh chấp.

9

Trang 10

mục đích sử dụng, nên không thể cho rằng chúng đồng bộ không thể tách rời

Từ đó, có thể ảnh hưởng đến việc làm rõ “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị

vi phạm” để xác định mức tối đa được phép của số tiền phạt chậm bàn giao Bởi lẽ, nếu xác định cả hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh là vật đồng bộ,

số tiền phạt chậm bàn giao tối đa có thể lên đến 8% của toàn bộ tổng giá trị hợp đồng (8% x 4.050.000.000 = 324.000.000 VNĐ) Nếu không có cơ sở xác định đó là vật đồng bộ, số tiền phạt chậm bàn giao tối đa sẽ tính trên cơ

sở 8% của tổng giá trị các mặt hàng bị bàn giao chậm

Cơ sở cho điểm yếu này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (Điều 5.2); 2) Luật

Thương mại 2005 (Điều 300, Điều 301); 3) Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 114)

 Điểm yếu 4 : Quyền sở hữu hàng hóa chưa được chuyển giao cho TL, trong khi TL đã bị chuyển rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa Cụ thể, tại Điều 9 hợp đồng kinh tế, các bên thỏa thuận thời điểm chuyển giao quyền

sở hữu khi TL thanh toán đủ 100% tổng giá trị hợp đồng thì quyền sở hữu hàng quy định tại hợp đồng mới thuộc về TL Trong khi các bên không thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, Điều 57 Luật Thương mại 2005 quy định, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó Như vậy, dựa theo các biên bản bàn giao thiết bị,

TL đã nhận hàng hóa từ NM tại Bệnh viện quân y 105, nên rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa đã chuyển cho TL kể từ thời điểm TL nhận hàng, trong khi quyền sở hữu hàng hóa đó lại chưa được xác lập

Cơ sở cho điểm yếu này bao gồm: 1) Hợp đồng kinh tế (Điều 2, Điều 9); 2)

Luật Thương mại 2005 (Điều 57, Điều 62)

VI Xác định các phương án hòa giải để đảm bảo quyền lợi của khách hàng (công ty TL)

Phương án 01

Nội dung phương án Cơ sở cho phương án

1) Yêu cầu NM thanh toán

số tiền phạt vi phạm do

- Lý luận về vật đồng bộ - Số tiền yêu cầu NM

thanh toán cho TL tại

Ngày đăng: 24/12/2024, 12:11

w