1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới Tỉnh Bến Tre - Nghiên cứu trường hợp Xã tân Mỹ, Huyện Ba Tri

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre - Nghiên cứu trường hợp xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri
Tác giả Dương Xuân Dũng
Người hướng dẫn Trần Đắc Dõn
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát triển Nông thôn và Khuyến nông
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2005
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 28,48 MB

Nội dung

Hội Đổng chấm thi luận văn tốt nghiệp dai hoc bậc cử nhân, khoa Kinh Tế,trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TE

DENCE ABN S288

| Ti | BAI HOC NON LAM TP HCH |

Trang 2

LỜI CẢM TA

Tôi xin chân thành biết ơn

Cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con đến ngày hôm nay, cùng các người

thân trong gia đình đã cho con một ý thức về bổn phận để con cố gắng học tập

Với con gia đình luôn là điểm tựa vững chắc

Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giảng dạy trong và ngoài khoa kinh tế trường

Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho Tôi

trong suốt thời gian học tập.

Thầy Trần Đắc Dân đã tận tình hướng dẫn Tôi trong suốt thời gian thực

tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Ban Lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở Chi cục di đân tỉnh Bến Tre đã tạođiều kiện rất nhiều cho Tôi trong việc thu thập thông tin thực hiện dé tài |

UBND xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, cùng tất cả các hộ dân tại địa phương

đã giúp đỡ Tôi rất nhiều

Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn bè đã động viên giúp đỡ Tôi

trong thời gian học và làm đề tài

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2005

Sinh viên: Dương Xuân Dũng

Trang 3

Hội Đổng chấm thi luận văn tốt nghiệp dai hoc bậc cử nhân, khoa Kinh Tế,

trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Chương

trình di dân phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre- Nghiên cứu trường

hợp xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri”, Tác giả Dương Xuân Dũng, sinh viên ngành

Phát triển Nông thôn và Khuyến nông khoá 27, đã bảo vệ thành công trước Hội

Đồng vào ngày tháng nữm BOOS {Ế chia EMT se sesESE342082gŸ55356

Hội Đồng chấm thi khoa Kinh Tế, Trường Dai Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trần Đắc Dân

Giáo viên hướng dẫn:

cr.

24/6 [05

(Ki tén, ngay/ tháng/ năm)

Chủ tịch Hội Đồng chấm thi Thư ký Hội Đồng chấm thi

eo 4

= Ho? ¬

(Kí tên, ngày/ tháng/ năm) (Kí tên, ngày/ tháng/ năm).

122722 23/28/6

Trang 4

-HUYỆN BA TRI CỘNG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ~

UBND XÃ TÂN MỸ : Độc Lâp-Tư Do-Hanh Phúc

si Tân Mỹ, ngày 21/4/2005.

GIẤY XÁC NHẬN

-Kính gởi : Khoa kinh tế Trường DH Nông Lâm TP Hồ Chí

Minh

UBND xã Tân Mỹ xác nhận : sinh viên Dương Xuân Dũng, Lớp

phát triển nông-thôn và khuyến nông K27, khoa kinh tế trường ĐH NôngLâm TPHCM có về xã thực tập từ ngày 20/3/2005 đến ngày 20/4/2005

với dé tai

- “ Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới tinh Bến Tre —

Nghiên cứu trường hợp xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri”.

Trong quá trình thực hiện dé tài ở địa phương sinh viên Dương Văn

Dũng có sự nổ lực trong công việc cũng như quá trình phỏng vấn các hộ

nông dân Dồng thời cũng chấp hành tốt qui chế của địa phương

Nay kính chuyển đến khoa kinh tế trường ĐH Nông LâmTP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên Dương Xuân Dũng hoàn thành tốt

luận văn tốt nghiệp

Trang 5

“CHƯƠNG TRÌNH DI DÂN PHÁT TRIEN VUNG KINH TẾ

MỚI TỈNH BẾN TRE - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

XÃ TÂN MỸ, HUYỆN BA TRI”

(THE BEN TRE IMMIGRATION PROJECT FOR DEVELOPMENT OF NEW ECONOMICAREAS - CASE FOR

STUDYING IN

TAN MY COMMUNE, BA TRI DISTRICT)

NOI DUNG TOM TAT

Với mục đích là khảo sát chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới

tính Bến Tre, thông qua tìm hiểu tình hình thực tế xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri và

trên cơ sở phương pháp phân tích số liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp điểu tra chon mẫu thu thập và xử lý số liệu sơ cấp, dé tài đã tiến hành làm rõ các nội

dung nghiên cứu sau:

¥ Khái quát về hoạt động của chương trình di dân tỉnh Bến Tre trong

thời gian qua và định hướng cho thời gian tiếp theo

v Tình hình phát triển vùng kinh tế mới xã Tân Mỹ Những kết quả và

hiệu quả đạt được (thể hiện ở đặc điểm và tình hình cải thiện đời sống

kinh tế- xã hội của các hộ dân) cũng như những khó khăn tổn tại ảnh

hưởng tới sự phát triển của xã

*x Những nguyên nhân của di cư, yếu tố tác động đến kết quả di cư, sự

tác động qua lại, ảnh hưởng giữa người di cư với nơi nhập cư và nơi

xuất cư

v Những nguyện vọng, nhu cầu của người dân để cải thiện đời sống

Từ đó, dé tài cũng để xuất một số giải pháp góp phần ổn định đời sống và

phát triển kinh tế- xã hội cho người dân và vùng kinh tế mới xã Tân Mỹ

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Tanhanie các Chữ 'VIẾ TAL cisentneecantninondonaniaceracasivsienan nna chrgEagiaSE3624EA8.083M08540286/248Sã xiii

Danh mục bang biểu An ÔÔỒ XIV

Chương 1: ĐẶT VAN ĐỀ

Lid, 1;ðI C16 THIẾ ÚssoannasiidtnioiiitoivtDDENGESSGSGUERSSETISM0CRiGISiSnSG408G22-ESESSSESEl0ELEitpdgekoliairlosng 1

Lb 0) eee eer 2

Cee | ee 3

LA, Pham xí nNghiễT,/GII ZácccsecoeesiaiekesieevEkdzEesenbdissrseedcfSD5 365E9E03000.0204000180088 3

15 lễ coe in wit a one oe 4

Chương 2: CƠ SỞ LY LUẬN VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

D AL CƠ SỞ TÚ TUẦN wevccseevesarinsoonanwnnnnennmeansenenanansescomruinamnsimaneanennan loAgixiloSlobSSSTSã3SngiiStñuEi 5

2.1L Tổng quan về phat ttn nững thỀNssee«esasnieianorisitiosanegeroiossgBrntnigpnigl 5

2.1.2 Quan diém phát triển nông thôn - MĂ 6

2.1.3 Phương hướng và nội dung phát triển nông thôn - «-5+ccc5s+5- 7

2.1.3.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn wu ceeceeceseceseesceceeeeeeeeseeeesaseeesanseseceesesaeseeneecas 7

2.1.3.2 Cơ cấu hạ tẦng - 62+ St h3 2v n1 112211211 gà như 7

Ql DeSs ENG, HOC VE COME CG ke áseekeseesseenastBasask5©04I220G09D78ag1XGSSTRSS.GRJGSEEEGEBB 8

2134, Tornkdp vi đổi sống 6 nững THỐN wccnnncemenniennicommmammnen 8

2.13.5 Gide dục, y 16 văn Teed ở nững CNG veccseceserccencces exsninvanosanonvenenrnennonnenemvae 9

2.13% Chink stich kinh: KỆ xố hồ? 6 nững TRÔNG cuaaikoiebiiodddoioiibeilGil2060/616001037 9

FAB), Thiết Ghế cơ bần Ô rồng KhÊU:.ueeseeesanidtindinsautiiniioiEHEkidi00.240400001009055001 9

2.1.3.8 Bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn - - + ++c+xxsxxsrssrse 10

Trang 7

21.89 [Quy HORMONES MGM vássccsaececakiffcsscisseseiesaacvtbuffsdsscublistSBotgđ86bssaginduldigd6i428e 10

2.1.4 Di dân phát triển vùng kinh tế mới là chủ trương lâu dài và xuyên suốt của

2.1.5 Khái quát một số nét chính về công tác đi dân phát triển vùng kinh tế mới

2.1.6 Các tổ chức thực hiện nhiệm vụ di dân phát triển vùng kinh tế mới qua các

NHỎ HC) Si er ee te ge oes 13

2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - + ST HH ng nh 14

2.3 Các chi tiểu nghiễn cÉU - « -ss-c~-eeEEsss341655154514433651415515554155886 15

Chương 3: TỔNG QUAN VÙNG KINH TẾ MỚI

3.1 fft ết u Kiến HT HT KueessnerntneuirinitbiorrinttlitobgotrtrlotgseEshrtnetpigotogdlsrieipnisse 17

Di) Dia BiHlltueisostortniinoiutifsgrintltidisrtsibiagiaabsftirdftrisiSEtaylivsliiiasyscsvsgritsrgoulierwwiieerebs 17 3.1.3 Khí hậu; THWy VĂN , coi 2 1 1 nu HÁU A16 X6 XD Hong 0010 1 3n 18

3.1.4 Dida CHA nh ố ố ẻẽẻ ẻ ẻ 19

32 nh bệ bch (8 xổ Hối nee MỘ THtsogpoeesuagguiGtilitgi0E0G10000038038052IGNGERSBEUNGI 19

3;3: THÊ Hộ flP gan prootgiäeDnEEEEES1SXS-VRSSENEEASAKSINNESESIENBEEENGXNSESESEREGWIGEIS1M40Đ18RNASISESSSSG40213E 20

3.3.1 Dân số, lao động và tổ chức hành chính - ¿5 +5252 s2 +<+c+ccsccsscs 20

3.3.2 Cơ sở kinh tế kỹ thuậtt 2+ 22 +22 S521 23212 113517571715 71 28 rkee 203.3.3 Tình hình sử dụng đất đai, đặc thù kinh tế và sản phẩm sản xuất 20

3.3.4 Tình hình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật -. : 21

3.3.5 Giáo due ý 16 vã vệ sinh môi (ƯỠH can 11 k2 02/2122630041608083106 22

3.3.6, VAN HOS XÃ DOW secesesctercswecees scare smusuunsseaneaper tevueeenrneusannewemadnew ene taeernecentievene 23

3.4 Đánh giá thuần lợi, Khó KH ox cissccssersvcewvaieseeieronesnen reyes Si làn ke sg gaaga chế H36 24

DA chee (MUA Wt icscsonesaviseoiversavverveveunnvedorsuvedctnianesnduausacusssiieoslivnensiieomessceuistiridvianterss 24

1X

Trang 8

34.2 Kio khan ccmxcsmacmanmnans cm Tên,

Chương 4: KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát chương trình di dan phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre 264.1.1 Lý do hình thành chương trình di dan phát triển vùng kinh tế mới

fh BỀN Tie ga uyn xi báo Giang thing G8 09100800 010EU0180101100002100101001810021-8203050-000900050000000-80- 26 4.1.2 Một số kết quả, hiệu quả của chương trình đã đạt được trong thời gian từ

AZ Berge thực hiện Gi Gani Ve đển CHẤT: oc cnciscsccssaconapnceasanvencanianenannnuainens 28

4.1.2.2 Kết qua đầu tư xây dựng cơ sở ha tang ceeececcceeeceeeseeeseeseeserenseeeneneeeens 29

4.1.2.3 Hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phồng và môi trường 30

4.1.2 Thực hiện chế độ, chính sách di dân qua các thời kỳ 31

4.1.3 Khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình của tỉnh Bến Tre 32

4.1.4 Những thách thức mà các chương trình di dân nông thôn đang gặp phải 33

4.1.5 Định hướng công tác di dân- xây dựng vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre giai

[a;-)i249,0151072 00 00 00TT ốc 34

4.2 Ý nghĩa về sự phát triển.của vùng kinh tế mới xã Tân Mỹ huyện Ba Tri tỉnh

Bế TT na grenroointseggigithiigftGDENSIIAGSIGIENGSESGSEDGGSEIGBIGEEIENBEESDESEDSSIdStESnrsuolfe 36 4.3 Vài nét về người dân vùng kinh tế mới xã Tân Mỹ - 37

4.3.1 Đặc điểm về đất đai canh tácC :-c+Ss 22s xxx 3x21 111111251111 e2eE 37

4.3.2 Đặc điểm trình độ văn hoá - - 5+ + S+c 2x22 ve x2 rrrrrreecec 38

4.3.3 Đặc điểm về nhân Khaw - - + E3E1v 3 EEv S1921113131411 1211 rke 38

4.3.4 Mô hình hoạt động kinh tế của nhóm hộ ở vùng kinh tế mới 39

4.3.5 Hoàn cảnh kinh tế hộ - - S11 1 13 E1 KH KH crưyct 41

4.3.6 Giai doan chuyén Oona Oi OF ace 41

4.4 Yếu tố làm quyết định hộ dân di cư về vùng kinh tế mới - 42

Trang 9

4.5 Tình hình đời sống kinh tế-xã hội của người di cư trên vùng kinh tế mới 43 45.1, Tình Hình sẵn xuất của rihôtm HỆ ỦI 00h cau teioiabindidndbisiriiegiollinoexaes 444.5.1.1 Kết quả và hiệu quả bình quân 1000m? mía -2-5s©55c: 454.5.1.2 Kết quả và hiệu quả bình quân 1000m? lúứa -. - 2- s+5<52255+e: 474.5.1.3 Tình hình sản xuất những cây trồng khác của nhóm hộ di cư 49

4.5.1.4 Tình hình chăn nuôi của nhóm hộ di cư 5-5 <<sss<zssssszxse+ 49

4.5.2 Tình hình đời sống xã hội của người dân di cư -s++s<s<552 52 4.5.2.1 Về điều kiện sống và sinh hoạt -¿-¿ ¿5c + S2 1 2222 3222212212122 x62 32 4.5.2.2 Vấn dé văn hoá, giáo dục, y tẾ, -sc+cSe St tr rrrrrcee 53

4.6 Những yếu tố tác động đến kết qua di dân, phát triển vùng kinh tế mới 54

4.6.1 Kết quả của việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang trên vùng kinh tế mới 54

4.6.2 Những chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước - sssscs+ 56

4.6.3 Kết quả sản xuất và tình hình cải thiện đời sống của dân di cư 57 4.7 Những yếu tố tác động đến kết quả sản xuất và tình hình cải thiện đời sống

tủa: đâu GỆ CŨ sensebdninnrgietsginotpiitgk4G10001004900900000400019909/08509400.)4G400W/E18049/71G1488 Sử

4.7.1 Điều kiện tự nhiên 27+ S222 v vn E21 2 rrrcExcerkrkrrrree 58

4.7.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ san xuất và h8 1 58

4.7.3 Vốn phát triển sn xuất ¿5+ ©tSt+2 22£Y92E2 2121737113111 1xx cri 58

4.7.4 Kỹ năng lao động, kinh nghiệm san xuất va kỹ thuật canh tác 58

4.8 Sự tác động, anh hưởng giữa người nhập cư với nơi nhập cư- xã Tân Mỹ 59

4.8.1, Ving dat mỗi- lực hit của nổ với người DiI se eoeiiiiela.ixe 59 4.8.2 Tác động, ảnh hưởng của người di cư tới vùng kinh tế mới (kinh tế, xã hội,

Tiö1 ERO DD cácsccccun co Ang H046 401442161 see wies arse ass nnn sites ERagcS:gBENEESnuSocekELSgSEESESE4SEEES8SE6L3S8EE 60

4.9 Sự tac động ảnh hưởng của người di cư đến nơi xuất cu (nơi ho ra ổi) 61

4 Ql DGH CC -tìngbuAiatiltvii9Eanoipiätaeorgteliadliisgtta44f tì nnnbsltaftiahsligbiệpdsaiwpaltasbtttresde 61

0: TÁC HUGLÍC Hợi bá BH L10EE00010EiG00S0GĐ a 61

XI

Trang 10

4.10 Sự hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng và các mối quan hệ của người di cư

tiền vine bin TẾ THỂ Huag gi uatxnanditiliogiqioflSti1449501S6000610148GH0848 (02090001904 18661801080604 61

4.11 Những tâm tư và nguyện vọng của người đân <s+<c<sxsscxz<ee 63

4.11.1 Nhu cầu cải thiện về cơ sở hạ tẳng c-c-cecic ekkie-kercee 63

4.11.2 Nhu cầu cải thiện về năng lực san xuất + tt rreksrsrrrrke 654.12 Những mặt khó khăn còn tổn tại trong quá trình di dân phát triển vùng

4.13 Một số để xuất giải pháp phát triển v22 ttevvv2912.22295E1 ze 66

4.13.1 Giải phấp VE VOR ixcensnccccracscmcroancnmnandacarnrennavenmevisermensretnuncrons 66 4.13.2 Giải pháp về kỹ thwdteececcccccccccsocccccessccccsesessseseeesssseseeeenssseeeeeenseeseeeeets 67 4.13.3 Các giải pháp về chính S40 cccssccsccccsscnccesscesscccnsecssesesnscceeceeeesseeeneeeesen 68

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ST, TT LH ee a 71

‘5, J allied than KHAỔ C2 GANHHNHGEDOOIDIOIGOIOOOGEIIOOEHIEEHHNEHAnIES 72

Trang 11

: Tỷ suất thu nhập/ chi phí

xiii

Trang 12

DANH MỤC BANG BIỂU

Trang

Bảng 1: Số liệu giáo dục xã Tân Mỹ năm 2003 ey,

Bang 2: Tổng hợp di, dan dân tỉnh Bến Tre từ năm 1982 đến năm 2002 28

Bảng 3: Hạng mục đầu tư CSHT vùng kinh tế mới giai đoạn 1990-2002 29

Bảng 4: So sánh diện tích đất bình quân (DTĐBQ) của những hộ trước

và sau khi di cư về vùng kinh tế mới 37

Bảng 5: Trình độ văn hoá của chú hộ 38

Bảng 6: Quy mô nhân khẩu của các hộ dân 39

Bảng 7: Tuổi trung bình của chủ hộ 39

Bảng §: Các mô hình hoạt động kinh tế 40

Bảng 9: Hoàn cảnh kinh tế hộ trước và sau khi định cư tại Tân Mỹ 4]

Bảng 10: Giai đoạn đến định cư tại vùng kinh tế mới 42

Bảng 11: Nguyên nhân di cư 42

Bảng 12: Mức độ phát triển kinh tế gia đình so với năm 2000 ¬-

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả bình quân trên 1000m2 đất trồng mía 45

Bảng 14: Thu nhập từ trồng mía của hộ dân (trung bình 1 vụ) 47

Bảng 15: Kết quả và hiệu qua bình quân 1000m” trên đất lúa, năm 2004 47

Bảng 16: Thu nhập từ trồng lúa của các hộ dân (vụ Đông Xuân) 48

Bang 17: Quy mô chăn nuôi bò của các hộ dân 50 Bảng 18: Tình hình nhà ở của những hộ di cư 53

Bảng 19: Hạng mục công trình được đầu tư từ 2000-2004 55

Bảng 20: Mức độ hài lòng đối với cuộc sống hiện tại 57

Bảng 21: Phân loại các mối quan hệ cộng đồng của người dân 62

Trang 13

Bảng 22: Nhu cầu cải thiện về cơ sở hạ tầng

Bảng 23: Nhu cầu cải thiện năng lực sản xuất của các hộ dân di cư

: XV

63

64

Trang 15

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

11 Lời giới thiệu.

Di cư là một hiện tượng và là một quy luật khách quan, xảy ra thường

xuyên trong lịch sử nhân loại Có lẽ không quốc gia nào lại không diễn ra sự di

cư dưới hình thức này hay hình thức khác, ở từng mức độ khác nhau.

Ở nước ta, quá trình hình thành và phát triển đô thị cũng như nông thôn

luôn gắn lién với các luéng di cư dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo từng giai

đoạn lịch sử cụ thể của đất nước

Trước va sau ngày thống nhất đất nước, Dang và Nhà nước ta dé ra nhiều

Nghị quyết chủ trương về phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh khai hoang

phục hoá tận dụng những đất còn hoang hoá, những đất bồi ở ven sông ven biển,kết hợp việc tổ chức khai hoang gần và nhỏ với việc tổ chức người ở đồng bằnglên khai hoang xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá ở miễn cao Khi đó, việc

di dan xây dựng vùng kinh tế mới và phân bố lại dân cư luôn luôn được Dang và

Nhà nước coi là vấn dé có ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội quan trọng

Và sự nghiệp di dân xây dựng vùng kinh tế mới tiếp tục triển khai trêndiện rộng nhằm các mục tiêu chính:

-Giảm bớt áp lực dân số ở những vùng dân cư đông đúc, sống chen chúc

nhau, không có việc lam thường xuyên.

-Hạn chế mức gia tăng dân số vào các thành phố lớn

-Thực hiện phân bố lao động dân cư trong nội bộ tỉnh huyện

-Gắn công tác điều động lao động và dân cư với việc củng cố an ninh quốc

phòng.

Trang 16

Trong giai đoạn 1998-2000 công tác di dân xây dựng vùng kinh tế mới

được Dang và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong

chương trình xoá đói giảm nghèo và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta những năm tiếp theo Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, công tác

này đạt nhiễu kết quả về khai hoang mở rộng diện tích, giải quyết việc làm chongười lao động, làm giảm bớt tình trạng khó khăn của những hộ nghèo giúp họhoà nhập vào cuộc sống cộng đồng và ổn định cuộc sống, góp phần vào sự phát

triển nông nghiệp và nông thôn

Công tác này từng lúc đã có những chuyển biến cả về nhận thức và tổ

chức thực hiện, coi trọng công tác định canh, lấy phát triển kinh tế hộ gia đìnhlàm chủ yếu, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở từng vùng, từng bước đạt

được việc lông ghép các nguồn vốn đầu tư và phát huy nội lực trong dân và các

địa phương.

1.2 Lý do chọn dé tài

Xã Tân Mỹ là một xã vùng kinh tế mới của huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre

Thời gian qua, đưới sự ưu tiên hỗ trợ đầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng, tổ

chức đi dân để phát triển kinh tế xã hội thì đã khơi dậy được nhiều tiém nang

của ving đất mới này Hầu hết người dân trong xã không phải là người ban địa

mà chủ yếu từ các xã khác trong huyện ra lập nghiệp.

Tìm hiểu về sự ổn định và cải thiện đời sống kinh tế- xã hội của người

dân, các yếu tố tác động đến kết quả cải thiện này, sẽ cho ta thấy được tính hiệuqua của những chính sách phát triển của nhà nước ở vùng kinh tế mới Lý do cơ

bản để tác giá thực biện để tài này là tiếp cận tìm hiểu chính sách phát triển

nông nghiệp, nông thôn của địa phương thông qua các chương trình, dự án phat

triển vùng kinh tế mới Xuất phát từ lý do này và được sự phân công của Khoa

Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự chấp thuận của

Trang 17

Chi cục Di dân Phát triển vùng Kinh tế mới tỉnh Bến Tre, UBND xã Tân Mỹ và

sự hướng dẫn của thầy Trần Đắc Dân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Chươngtrình đi đân phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre- Nghiên cứu trường

hợp xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri”

1.3 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chủ yếu của để tài là khảo sát chương trình di dân phát triển

vùng kinh tế mới của tỉnh Bến Tre thông qua tim hiểu thực tế vùng kinh tế mới

xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri Các mục tiêu bao gồm:

*Hoạt động của chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến

Tre.

*Kết quả và hiệu quả đạt được tại vùng kinh tế mới Tân Mỹ

*Những yếu tố tác động đến kết quả di dân phát triển kinh tế mới

*Những khó khăn còn tổn tại, và phương hướng giải quyết

Như vậy, việc thực hiện mục tiêu tập trung vào việc trả lời các câu hồi sau đây:

*Những hoạt động của chương trình di dân tỉnh Bến Tre trong thời gian qua

như thế nào? và nội dung hoạt động những năm tới là gì ?

*Những kết quả và hiệu quả đạt được của chương trình ở vùng kinh tế mới xã

Tân Mỹ là gì ?

*Các yếu tố nào tác động đến kết quả này?

*Còn những mặt khó khăn, tổn tại nào đặt ra? và giải pháp dé xuất nào cho

sự phát triển của xã 2

Nội dung nghiên cứu của để tài sẽ hướng vào giải đáp lần lượt những câu hỏi

đã được đặt ra ở trên.

Trang 18

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi không gian

Địa điểm được chọn để tiến hành nghiên cứu là tại xã Tân Mỹ, huyện Ba

Tri, tỉnh Bến Tre

1.4.2 Pham vi thời gian:

Những phân tích được dựa trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm các hộ dân trước

và sau khi quyết định di cư về Tân Mỹ cho đến thời điểm hiện tại năm 2005.

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2005

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

-Thứ nhất: Chương trình đi dân phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre

-Thứ hai: Các hộ dân đã đến định cư tại xã Tân Mỹ

1.5 Bố cục luận văn: Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương:

-Chương 1: Đặt vấn dé

Nêu những lý do thực hiện để tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài

-Chương 2: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu.

Trong chương này trình bày một số khái niệm, chỉ tiêu nghiên cứu cùng ©

với những phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

-Chương 3: Tổng quan nghiên cứu

Trình bày những vấn để chung của địa ban mà dé tài tiến hành nghiên

cứu.

-Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu

-Chương 5: Kết luận và Kiến nghị

Tóm lược những kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho phần kiến nghị

Trang 19

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Tổng quan về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một vấn để kinh tế- xã hội và chất lượng cuộc

sống ở nông thôn, nó có liên quan đến nhiều nội dung quan trọng như: phát triển

kinh tế, phát triển xã hội, phát triển môi trường

Do vậy, cần hiểu rõ thực trạng của nông thôn trong quá trình xây dựng và

phát triển nông thôn, để tạo điều kiện khai thác hợp lý các nguồn lực sẵn có ở

địa phương như: đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, vốn nhằm thoả mãn

nhu cầu của nông thôn và nền kinh tế nói chung

Phát triển nông thôn là một tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản

xuất để có nhiều sản phẩm và dịch vụ mong muốn, từ đó gia tăng thu nhập, ổn

định cuộc sống cá nhân và phúc lợi cộng đồng

2.1.2 Quan điểm phát triển nông thôn.

2.1.2.1 Phát triển nông thôn nhất thiết phải có hiệu quả kinh tế, xã hội va

môi trường.

Quan điểm hiệu quả không thể chấp nhận việc xây dựng và phát triểnnông thôn thiếu tính toán.

-Hiệu quả kinh tế: Trước hết phải san xuất ngày càng nhiều nông sản

phẩm và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm

và năng suất lao động cao, tích luỹ và tái sản xuất không ngừng

-Hiệu quả xã hội: Đời sống không ngừng được nâng cao, thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh xã hội.

Trang 20

-Hiệu quả môi trường sinh thái: Bảo vệ và cải thiện được môi trường sinh

thái nông thôn.

2.1.1.2 Phát triển nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà

nước.

Phát triển sản xuất phải mở rộng thị trường nông thôn Việc hình thành và

phát triển các yếu tố thị trường như: thị trường sản phẩm, thị trường vật tư, vốn,

sức lao động, khoa học và công nghệ, dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn hết sức

quan trọng để tránh tình trạng độc quyền, mở rộng tự do cạnh tranh theo quy luật

- cung cầu và giá cả Như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho giao lưu hàng hoá

trong nồng thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị.

Tham gia vào thị trường nông thôn có nhiều thành phần kinh tế: Quốc

doanh, tập thể, tư nhân, cá thể, hộ gia đình

Thực hiện theo cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh của các thành

phần kinh tế, chấp nhận những cơ may và rủi ro theo quy luật cung cầu và giá

cả Nhưng mặt khác phẩi có sự quản lý của nhà nước về các hoạt động san xuất

và đời sống Dựa vào các hệ thống chương trình, kế hoạch, quy boạch định lượng,

các chính sách và biện pháp kinh tế, tổ chức, hành chính, pháp luật, tài chính

2.1.1.3 Phát triển nông thôn toàn điện có tính đến lợi thé so sánh

Phát triển nông thôn không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt văn hoá, y tế,

giáo dục, an ninh quốc phòng Trong kinh tế không chỉ phát triển nông nghiệp

mà cả về công nghiệp và dịch vụ Phát triển toàn diện nông thôn là tất yếu

khách quan đáp ứng mọi hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của cộng đồng

nông thôn.

Phát triển nông thôn toàn diện phải tính đến lợi thế so sánh của các ngành

và các vùng trong nông thôn Dựa vào thế mạnh của mỗi vùng mà xác định mức

^ A Z 22 Me nk TA

độ, quy mô phát triển để có hiệu quả cao.

Trang 21

2.1.1.4 Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Trước hết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng xoá bỏ

dần tính chất thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ

-Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn yêu cầu phát triển cơ cấu hạ

tầng sản xuất và xã hội: thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở công

nghiệp, dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo

hướng đô thị hoá.

-Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đòi hỏi ngày càng phải áp

dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, lâm

nghiệp, thuỷ sản thích hợp với từng vùng kinh tế sinh thái, cho phép tăng năng

suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm Việc áp dụng những công nghệ, đặc biệt

là công nghệ sinh học về phân bón, về bảo vệ thực vật, về thú y, thức ăn gia súc,

vừa cho phép tăng năng suất, tiết kiệm việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

bệnh bảo vệ được môi trường sinh thái bén vững va lâu dài

2.1.3 Phương hướng và nội dung phát triển nông thôn

Bao gôm tổng hợp nhiều nội dung kinh tế, xã hội và môi trường, nó nằm

trong chiến lược phát triển chung của đất nước

2.1.3.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn:

Là nhân tố quan trọng hàng đầu để tăng trưởng và phát triển nông thônmột cách bén vững Nó quyết định việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu

quả tài nguyên đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động

2.1.3.2 Cơ cấu hạ tầng:

Là nền tảng cho việc phát triển kinh tế- xã hội nông thôn Cơ cấu hạ tầng

nông thôn bao gồm: Hệ thống thuỷ lợi; giao thông; hệ thống điện; hệ thống

thông tin liên lạc; cấp nước sạch; cơ sở bảo quản, chế biến nông sản

Trang 22

Ngoài ra cơ cấu ha tang xã hội: Trường học; bệnh xá; các công trình xã

hội phúc lợi xã hội khác.

Cơ cấu hạ tầng nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.

2.1.3.3 Khoa học và công nghệ:

Là nhân tố quan trọng hàng đầu để nông thôn và nông nghiệp đi vào công

nghiệp hoá và hiện đại hoá Thực hiện chủ trương “đi tắt đón đầu” về khoa học

và công nghệ để nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng Khoa học công nghệ nông thôn chủ yếu chú trọng:

-Công nghệ sản xuất giống

-Đổi mới công nghệ sản xuất dần dần áp dụng công nghệ sinh học

-Sử dụng hệ thống công cụ lao động thích hợp

-Áp dụng công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến bảo quan nông

-Ap dung các công nghệ và khoa học trong sử dụng va bảo vệ tài nguyên

đất, môi trường sinh thái.

-Áp dụng khoa học công nghệ trong tổ chức quan lý kinh tế xã hội nông

thôn thích hợp với trình độ phát triển của từng vùng

2.1.3.4 Thu nhập và đời sống ở nông thôn:

Là vấn để hết sức quan trong vi phan ánh chất lượng của việc phát triểnnông thôn- phương hướng nâng cao thu nhập và đời sống bao gồm tổng hợpnhiều mặt:

-Tạo việc làm cho lao động nông thôn.

-Chỉ tiêu hợp lý, giảm dan tỷ trọng chi cho ăn uống và nâng dan tỷ trọng

chi cho các sinh hoạt khác.

-Tích luỹ để tái sản xuất mở rộng

Trang 23

2.1.3.5 Giáo dục, y tế văn hoá ở nông thôn:

Là nội dung không thể thiếu được để nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ

và trình độ văn minh của nông thôn- Phương hướng phát triển về:

*Gido dục:

-Xoá nạn mù chữ, đặc biệt vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

-Nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy, coi trọng đặc biệt trình độ

phổ cập phổ thông cơ sở (cấp I)

*Y tế: Giáo dục bảo vệ sức khoẻ sâu rộng và thường xuyên, tăng cườngcác cụm y tế xã, xây dựng các trung tâm y tế cho các cụm dân cư- Tổ chức phát

triển các công trình công cộng (nhà tắm, vệ sinh, giếng nước, ) Thực hiện kế

hoạch hoá gia đình, giảm tốc độ tăng dân số

*Văn hoá: phải có đầu tư, chính sách, chế độ cho hoạt động văn hoá cho

từng vùng nông thôn- phát triển các hình thức văn hoá thích hợp với các vùng,

các đân tộc: phát thanh, truyền hình, báo chí, hoạt động văn nghệ, văn hoá, thể

thao thể dục mang bản sắc dân tộc

2.1.3.6 Chính sách kinh tế xã hội ở nông thôn:

Bao gồm tổng hợp nhiều chính sách: chính sách đầu tư, chính sách ruộng

đất, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách thị trường, giá cả, bảo hiểm

và bảo trì sản xuất, chuyển giao công nghệ và khuyến nông, chính sách bảo trợ

xã hội.

2.1.3.7 Thiết chế cơ bản ở nông thôn:

Là vấn để quan trọng hàng đầu, nó tổ chức và điều hành mọi hoạt động

về kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn Thiết chế cơ bản gồm:

-Tổ chức kinh tế: các nông hộ, hợp tác xã, nông trại

-Tổ chức chính trị: Hội đồng nhân dân, UBND

-Tổ chức xã hội: đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội khác

Trang 24

Phương hướng phát triển thiết chế cơ bẩn nông thôn là nhằm tìm ra các

hình thức tổ chức quản lý thích hợp để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả

của việc quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng nông thôn Phân định

rõ rang và chính xác chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và quyển lợi của các tổchức Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ của các tổ chức

2.1.3.8 Bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.

Là nội dung không thể thiếu được để phát triển nông thôn một cách bén

vững Bảo vệ sinh thái bao gồm:

-Bảo vệ rừng và đất rừng không bị phá hoại và xói mòn, phủ xanh các đổi

trọc và đất trống, trồng các dai rừng đâu nguén và dọc các bãi cát bờ biển Cải

tạo nâng cao độ phì đất.

-Bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước ngọt

-Bảo vệ các nguồn thực vật và động vật trong thiên nhiên, đặc biệt là các

động vật quý.

-Tăng cường sử dụng các nguồn phân hữu cơ, các loại ví sinh, giảm dần

việc sử dụng các loại hoá chất.

-Chống ô nhiễm ra các nguồn nước sông suối, ao hồ do whe chất thải độc

hai gây ra.

2.1.3.9 Quy hoạch nông thôn:

Là nội dung mang tính chất tổng hợp và bố trí lực lượng sản xuất trên

lãnh thổ, phương hướng quy hoạch nông thôn bao gồm:

-Quy hoạch ranh giới của tỉnh, huyện, xã, thôn và các vùng, tiểu vùng

-Quy hoạch ruộng đất nông nghiệp, bố trí các loại cây trồng và các vùng

san xuất chuyên môn hoá.

-Quy hoạch các khu trung tâm phục vu san xuất và đời sống ( thị trấn, thị

xã, khu dan cư, khu san xuất, xí nghiệp, trại chăn nuôi ).

Trang 25

-Quy hoạch mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thô và trên các cánh đồng.

-Quy hoạch rừng phòng hộ.

Phương hướng nội dung phát triển nông thôn mang tính chất toàn diện bao

gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chế với nhau và không thể thay thế được Tuy

theo điều kiện cụ thé từng vùng nông thôn và từng thời gian mà mỗi nội dung có

mức độ và phạm v1 khác nhau.

2.1.4 Di đân phát triển vùng kinh tế mới là chủ trương lâu đài và xuyên suốt

của Đảng

*Khái niệm di dân: Di dân là hiện tượng di chuyển khỏi tập thể từ một địa

điểm địa lý này đến một địa điểm địa lý khác, trên cơ sở quyết định của người di

cư, dựa vào một loạt các giá trị trong hệ thống các quan hệ qua lại của người di

cư Di dan ở đây là thuật ngữ dùng dé chi người di cư, và trong giới hạn của vấn

dé nghiên cứu chúng tôi sử dụng thuật ngữ có ý nghĩa là đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới.

Ngay từ đầu những năm 1960, trong điều kiện đất nước còn chia cắt, vấn

để di dân để xây dựng những nông lâm trường ở miền Bắc đã được Đảng và Nhà

nước ta quan tâm thông qua việc thành lập Tổng cục Khai hoang phát triển vùng

kinh tế mới, đây là tổ chức chuyên môn giúp nhà nước thực hiện chủ trương di

dân xây dựng các vùng kinh tế mới

Sau ngày mién Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, công tác

di dân phát triển vùng kinh tế mới đã được Đảng và Nhà nước tập trung nhiều

hơn thông qua việc thành lập hệ thống tổ chức làm công tác đi dân phát triển

vùng kinh tế mới từ trung ương đến các tỉnh Qua đẩy mạnh tốt việc phân bố lại

dân cư trong cả nước, một mặt giải quyết những lao động không có việc làm ở

một số thành phố lớn và một đại bộ phận dân cư đông đúc ở nông thôn, một mặt

LL

Trang 26

nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ngày càng hoàn thiện giữa các vùng

trong cả nước.

*Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc thực hiện

-Đối tượng: Di din phát triển vùng kinh tế mới cũng là một trong những

chương trình mục tiêu quốc gia nên đối tượng của chương trình là những người

dân nào có nhu cầu di cư, bên cạnh đó thì khuyến khích những hộ nghèo, thiếuđất sản suất, con đông, đời sống kinh tế gia đình khó khăn Vì đây là vùng kinh

tế mới rất nhiều tiém năng chưa khai thác nên những hộ chí thú làm ăn, có ý chí

vươn lên thì rất có triển vọng phát triển

-Mục tiêu: Nhằm khai thác tiém năng lao động, đất đai, phát triển sản

xuất nông lâm ngư nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập đồng thời làm

giảm bớt những nơi dân cư đông đúc, sống chen lấn không việc làm, đời sốngkhông ổn định dẫn dan tạo sự phát triển từng bước, phân bố đều trong toàn vùng,phục vụ yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

-Nguyên tắc thực hiện: Nhà nước tạo điều kiện xây dựng kết cấu hạ tang,

phát triển các dịch vụ sản xuất để khuyến khích các hộ tham gia khai hoang,

phát triển san xuất nông lâm ngư nghiền và các ngành nghề khác Tập trung đầu

tư và ưu tiên hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng dự án và các hộ vùng bị thiên tai,

vùng đặc biệt khó khăn Tạo cho người dân cảm giác an toàn để họ an tâm san

xuất và gắn bó lâu dài với mảnh đất họ đã chọn lập nghiệp

-Về kế hoạch, phải định hướng mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể Còn

về chính sách phải thực hiện một hệ thống đồng bộ như chính sách đầu tư, chính

sách hỗ trợ vốn sản xuất, chính sách đất đai, chính sách thuế Bên cạnh đó

chính sách xã hội phải được quan tâm, chú ý đúng mức nhất là chính sách về y

tế, giáo dục, thông tin văn hoá, đi lại, việc làm, Mọi nhiệm vụ đều lấy conngười làm trung tâm, vì con người mà hành động Khảo sát lập luận chứng kinh

Trang 27

tế- kỹ thuật, lập thành các dự án lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế

xã hội của các ngành và địa phương thành dự án thống nhất Nội dung dự án

phải nhằm khai thác tốt ti€m năng đất dai, tài nguyên thiên nhiên, tận dung lao

động hiệu hiệu quả, khôi phục và cải tạo môi trường sinh thái để sản xuất hàng

hoá trên cơ sở tạo lập các vùng chuyên canh gắn xây dựng kinh tế với phát triển

xã hội |

Di dân phát triển vùng kinh tế mới trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành

phan Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhân dân làm

Nhà nước hỗ trợ Lấy việc phát triển kinh tế hộ gia đình làm cơ sở phát triển

kinh tế vùng.

2.1.5 Khái quát một số nét chính về công tác đi dân phát triển vùng kinh tế

mới từ năm 1961 đến nay:

- Cả nước đã khai hoang đưa vào sản xuất được hơn 1,7 triệu ha; đã di dân

phát triển vùng kinh tế mới theo kế hoạch được 6,2 triệu người và đi dân ngoài

kế hoạch là 1.3 triệu người (trong đó có cả đi dân tự do) Tổng số là hơn 7,5 triệu

người.

| -Đã hình thành các vùng chuyên canh cây sông nghiệp như: Chè ở vùngnúi phía Bắc, Cao su ở miền Đông Nam bộ, Cà phê ở Tây Nguyên, Lúa ở Đồng

bằng sông Cửu Long.

-Đã thực sự góp phần vào phân bố lại lao động và dân cư phát triển kinh

tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước, góp phần xoá đói, giảm

nghèo, xây dựng nông thôn mới.

2.1.6 Các tổ chức thực hiện nhiệm vụ di dân phát triển vùng kinh tế mới qua

các thời kỳ:

1961-1963: Cục Kbai hoang nhân dân thuộc Bộ Nông Trường.

1963-1966: Tổng cục khai hoang thuộc Hội Đồng Chính Phủ

13

Trang 28

1967-1970: Vụ Miễn núi thuộc Bộ Nông Nghiệp.

1971-1974: Ban kinh tế miền núi và định canh định cư thuộc Uỷ ban Nông

nghiệp Trung ương.

1976-1981: Tổng Cục Khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới, thuộc

Bộ Nông Nghiệp.

1981-1984: Hai cơ quan thực hiện công tác khai hoang và di dân: BanPhân Bổ Lao động dân cư Trung ương làm nhiệm vụ khai hoang xây dựng cơ sở

hạ tầng Cục Tổ chức điều động lao động và dân cư thuộc Bộ Lao Động gọi tắt

là Cục Điều Động lao động làm nhiệm vụ điều động lao động và dân cư đến các

vùng kinh tế mới.

Năm 1984: Nhiệm vụ di dân và phát triển vùng kinh tế mới được phân

cho nhiều cơ quan thực hiện Cục điểu động Lao động thuộc Bộ Lao Động làm

nhiệm vụ diéu động lao động và dân cư Nhiệm vụ xây dựng địa bàn Kinh tế

mới được giao cho Uỷ Ban Khoa Học Nhà nước chủ tri, UBND Tỉnh tế chức chỉ

đạo thực hiện.

Từ năm 1995: Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính, công tác didân phát tiển vùng kinh tế mới gắn chặt chế với ngành nông nghiện nên Chínhphủ đã chuyển nhiệm vụ này sang cho Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực

phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuyển thành lập Chi

cục Di dân và Phát triển vùng Kinh tế mới phụ trách nhiệm vụ này cho đến ngày

nay.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện để tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:

*Phương pháp thu thập thông tin:

-Thu thập số liệu thứ cấp: Liên hệ thu thập tại Chi cục Di dân Phát triển

vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre, xã Tân Mỹ và các cơ quan có liên quan khác.

Trang 29

-Thu thập số liệu sơ cấp: Quan sát và phỏng vấn trực tiếp, điều tra chọn

mẫu ngẫu nhiên 71 hộ dân tại xã Tân Mỹ.

*Phương pháp xử lý thông tin:

-Ứng dụng phương pháp phân tích tài liệu để chọn lọc thông tin cho việc

viết luận văn từ những số liệu thứ cấp và các tài liệu tham khảo có liên quan.

-Dùng phương pháp thống kê phân tích trên phần mềm Excel và Word để

xử lý tổng hợp số liệu sơ cấp và viết bài.

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

* Doanh thu: Là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiển từ việc bán sản phẩm

Doanh thu = Sản lượng * Giá bán

* Tổng chi phí: Là toàn bộ chi phí bổ ra trong quá trình sản xuất

Tổng chỉ phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

* Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí san xuất, là một chỉ

tiêu phản ánh kết quả sản xuất.

Lợi nhuận = Doanh thu — Tổng chi phí

* Thu nhập: Là phần dư giữa doanh thu và chi phí sản xuất, không tính công laođộng nhà |

Thu nhập = Doanh thu — ( chi phí vật chất + chi phí lao động thuê)

* Thu nhập bình quân dau người: Day là chỉ tiêu cuối cùng của hoạt động sản

xuất kinh doanh và là chỉ tiêu phan ánh mức sống của người dân

Thu nhập bình quân đầu người = Tổng thu nhập/ Tổng số nhân khẩu

Trong đó : Tổng thu nhập= Thu nhập từ nông nghiệp + thu nhập từ hoạt động phi

nông nghiệp.

*Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí: La chỉ tiêu phan ánh hiệu quả của hoạt động sản

xuất kinh doanh.

TSLN/CP = Lợi nhuận/ Chi phí

15

Trang 30

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra để đầu tư vào sản xuất thì

sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

*Tỷ suất thu nhập/ Chi phi: Là chỉ tiêu phan ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

TSTN/ CP = Thu nhập/ Chi phí

Chi tiêu này nói lên cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.

Trang 31

Chương 3

TONG QUAN VUNG KINH TE MOI

Xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre hiện nay là địa danh mới được

hình thành sau quyết định số 57/2000/NĐ-CP ngày 18-10-2000 của Thủ tướng

Chính Phủ Đây là một vùng kinh tế mới, nằm trong chương trình thực hiện của

Chỉ cục Di dân Phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre Các mặt tổng quan của

vùng đất này được thể hiện qua các nội dung sau:

3.1 Các điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý:

Tân Mỹ là một xã thuộc phía Bắc huyện Ba Tri có ranh giới với huyện Bình Dai

qua sông Ba Lai Có vị trí địa lý và giới hạn diện tích được xác định như sau:

-Phía Đông giáp xã Tân Xuân huyện Ba Tri và xã Thạnh Trị huyện Bình

Đại.

-Phía Tây giáp xã Mỹ Hoà huyện Ba Tri và xã Châu Bình huyện Gidng

_ Trôm.

-Phía Bắc giáp xã Phú Long huyện Binh Đại.

-Phía Nam giáp xã Tân Xuân và xã Mỹ Hoà huyện Ba Tri.

Chiểu dài của xã là 12 km; chiểu rộng 10 km; diện tích tự nhiên toàn xã là

1.235,67 ha.

3.1.2 Địa hình

Xã Tân Mỹ địa hình tương đối bằng phẳng, là một xã thuộc vùng nước lợ,thuộc vùng đất Cù Lao Bảo tỉnh Bến Tre, cao độ trung bình 1,2 — 1,3m; nhiều

kênh, rạch, ao, mương, nhìn chung đây là vùng đất cù lao do phù sa bổi lắng,

nên đất tương đối thấp

———

| ĐẠI HỌC WONG LAM TP How |

Trang 32

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Tân Mỹ nói riêng cũng như tỉnh Bến Tre nói chung là vùng khí hậu nhiệt

đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu ven biển Đông như khí hậu

chung của toàn huyện Nhìn chung hằng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt

đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm

sau.

- Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ bình quân năm: 27°C.

+ Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5: 35°C.

+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm vào tháng 1 và tháng 2: 20°C

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao thường vào mùa mưa và cao nhất là tháng

8, tháng 9, độ ẩm thấp nhất vào mùa khô (tháng 3,4 )

+Độ ẩm trung bình hang năm: 79%

+Độ ẩm cao nhất: 83% œ>

+Độ ẩm thấp nhất: 74%

- Gió: ít bị ảnh hưởng của bão nhưng đôi khi có lốc mạnh

+Mùa khô gió chủ yếu thổi theo hướng Ding Nam Từ tháng 10, 11,

12 chuyển sang hướng Bắc va Đông Bắc

+Mùa mưa gió chủ yếu theo hướng Tây và Tây Nam

- Mưa: Lượng mưa bình quân: 1.519 mm/ năm.

+Lượng mưa cao nhất: 2.275 mm/ năm +Lượng mưa thấp nhất: 550 mm/ năm

- Thuỷ văn: Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triéu của Biển Đông và

sông Ba Lai.

Trang 33

3.1.4 Địa chất

Ở độ sâu 1m — 3m thành phần chủ yếu là các lớp bùn sét, sét pha mang

đặc trưng của vùng trầm tích biển, nền đất mới béi chưa ổn định Cường độ chịu

lực rất kém, khi tiến hành thiết kế nền móng, cần có biện pháp gia cố chống lún

và tính toán chiều sâu chôn móng thích hợp.

3.1.5 Nguồn nước:

- Nước mặt: Xã Tân Mỹ nằm trong vùng nước lợ, nguồn nước mặt từ sông

Ba Lai dẫn vào bị nhiễm mặn từ tháng 12 đến tháng1 thường bị nhiễm hữu cơ và

vi sinh vật do các tuyến đê của sông Ba Lai chưa hoàn chỉnh.

- Nước ngầm: qua kết quả khảo sát thăm do tang địa chất ở độ sâu từ 30m

— 50m, bể day tầng chứa nước thường nhỏ hơn 10m , nhưng bị nhiễm mặn không

thể khai thác sử dụng

3.2 Quan hệ kinh tế xã hội trong vùng:

Địa hình xã Tân Mỹ bị chia cắt với các địa phương khác bởi sông Ba Lai,

kênh Điều xã Tân Xuân, kênh Hồ Chẹt xã Châu Bình, kênh Cống Đá xã Mỹ

Hoà và lộ kênh Ngang.

Hệ thống đường bộ hiện huyện, tỉnh đang đầu tư như: đường liên xã Bốn

Mỹ, đường lộ Bắc Hồ Chet, lộ Giữa, lộ Nam Sông Sao, lộ Ba Xi, tuyến đường

Bắc Sông Sao và tuyến đường từ Vàm H6 đến kênh Điều Do đó, quan hệ kinh

tế xã hội với thị trấn và các xã xung quanh tương đối thuận lợi

Sảm phẩm hàng hoá giao lưu với các vùng kinh tế khác chủ yếu là lúa

gạo, mía, dừa và thuỷ sản Hàng hoá từ địa phương khác giao lưu với xã là hàng

công thương nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống, vật liệu xây

dựng, kim khí điện may

Tuy tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội biện nay còn gặp nhiều khó khăn

nhưng với lợi thế về địa lý, tiém năng khai thác nuôi trồng thuỷ sản, khu du lịch

19

Trang 34

sân chim Vàm Hồ và trong tương lai hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư

thì khả năng phát triển mọi mặt của xã Tân Mỹ là rất lớn

+ Ấp Tân Phú: điện tích: 350 ha; dân số: 883 người

+ Ấp Tân Quý: diện tích: 380 ha; dân số: 1.020 người

+ Ấp Tân Thành: điện tích: 505 ha; đân số: 1.037 người.

Trụ sở làm việc của Đảng, Chính quyền và Đoàn thể đặt tại ấp Tân Quý

3.3.2 Cơ sở kinh tế kỹ thuật: Do xã mới thành lập nên chưa có cơ sở kinh tế kỹ

thuật được xây dựng tại đây.

3.3.3 Tình hình sử dung đất đai, đặc thù kinh tế và san phẩm sản xuất:

Diện tích đất tự nhiên: 1.235,67 ha, (Cây hang năm: 758,6 ha; Cây lâu

năm: 15 ha; Vườn tạp: 1256 ha ).

*Sản xuất nông nghiệp:

-Cây Lúa: 72 ha, chiếm gần 5,82% diện tích đất nông nghiệp; diện tích

lúa 3 vụ: 72 ha; năng suất lúa đạt: 13,49 tấn / ha

-Cây ăn trái: 883,6 ha diện tích trồng cây ăn trái; Xoài, nhãn, Bên cạnh

đó diện tích trồng mía 605 ha ( 2003); cây đừa nước còn lại 1 ha Tuy sản lượng

không nhiều nhưng cũng góp thêm một phần nhỏ trong thu nhập của người dân

Trang 35

-Về chăn nuôi: Cũng như các địa phương khác trong huyện, chăn nuôi

trong xã gồm đàn bò, đàn heo, và đàn gia cầm: gà, vịt Hiện tại toàn xã có 605

con bò và 35 con trâu, đàn heo khoảng 137 con và đàn gà vịt các loại khoảng

trên 11.736 con.

*Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:

Trong xã có một số hộ làm tiểu thủ công nghiệp như: Cơ sở sửa chữa cơ

khí: xe máy, xạc bình: 03 điểm và một số hộ kinh doanh mua bán nhỏ bán tạp

hoá, quay ăn uống, ), nói chung tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé chưa có tién

đề, điều kiện phát triển

3.3.4 Tình hình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Đa số nha ở của nhân dan trên địa bàn là nhà xây dựng bằng vật liệu tam

như: tre, lá Nhà ở được xây dựng trên đất canh tác, tập trung trên các tuyến

đường và kênh, rạch.

-Cấp điện: hiện toàn xã có 328 hộ có điện thắp sáng, đương dây trung thế

12,94 km, với dung lượng trạm là 25KVA; đường dây hạ thế 18,27 km, có tất cả

13 trạm hạ thế, công thế, công suất mỗi trạm 25 Kw

-Thông tin truyền thanh, liên lạc: Có 3 tổ thông thin ở 3 ấp; có 1 trạm

truyền thanh ở xã

-Hệ thống giao thông:

+Tuyến đường Bắc Sông Sao và tuyến đường từ Vàm Hồ đến kênh

Điều (Dự án 815 đang hoàn thành) tổng chiều dài 4.900m

Trang 36

(Đã rải đá dâm dai 8.600m, rộng 3m — nguồn vốn do Chi cục Di dân Phát

triển vùng Kinh tế mới tỉnh Bến Tre đầu tư)

+Lộ An Đức đã rải đá dài 800m, rộng 3m.

+Lộ cặp kênh 418 bằng đất dài 2.250m, rộng 3m

+Lộ cặp kênh K2 (bên phẩi kênh) bằng đất dài 620m, rộng 3m.

+Lộ cặp kênh K2 (bên trái kênh) bằng đất dài 620m, rộng 0,5m

+Lộ trường học Thị Trấn bằng đất dài 900m, rộng Im

+Lộ Công An bằng đất dài 800m, không còn sử dung nền hiện hữu

+Lộ Bắc Hồ Chet (đoạn 2) bằng đất dai 1.300m, rộng 3m

+Lộ đê ngăn mặn trải sỏi đỏ từ Vàm Hồ đến ấp 4 Châu Bình dài

6.100m, rộng 3m.

-Cấp nước: Xã có một nhà máy cấp nước sinh hoạt, công suất phục vụ

3.880 m” /ngày đêm, địa điểm tai ấp Tân Quý hiện nay chưa di vào sử dụng nên

nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của bà con trong xã là nước mưa, nước giếng,

nước sông rạch được đánh phèn.

| -Thoát nước: Không có hệ thống thoát uNG cho các khu dân cư tập trung,

nước sinh hoạt và nước mưa thoát trực tiếp xuống sông hồ ao rạch

3.3.5 Giáo dục- y tế và vệ sinh môi trường:

*Giáo dục: hiện xã có hai cấp học, mẫu giáo và tiểu học

Bảng 1: Số Liệu Giáo Dục Năm 2003 Xã Tân Mỹ

Cấp học Số trường học Số giáo viên Số học sinh

- Mẫu giáo 02 Trường ( 02 phòng) 02 49

- Tiểu học 01 Trường ( 04 phòng) 07 315Tổng cộng 03 Trường (06 phòng) 09 364

Nguồn tin: UBND xã Tân Mỹ

Trang 37

Trong nhiều năm qua chính quyển xã phấn đấu củng cố cơ sở vật chất

trường lớp, không còn tình trạng học ca 3 Giáo dục và chăm lo nâng cao trình độ

dân trí và chất lượng dạy - học Tân Mỹ cố gắng duy trì là xã đạt chuẩn phổ cập

giáo duc tiểu học chống mù chữ

Gắn kết hoạt động nhà trường - gia đình và xã hội để thực hiện các chỉ

tiêu giáo dục: Nâng cao tỷ lệ các cháu đến tuổi học phải đến lớp (hiện nay dat

98%); giảm tinh trạng hoc sinh bé học ở các cấp, nâng cao tỷ lệ học sinh lên lớp

trên 85% vàtốt nghiệp tiểu học là100% Tổ chức các hoạt động văn hoá lành

mạnh và nghiêm cấm các tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường.

*Y tế: xã có một trạm y tế với 05 giường bệnh; biên chế làm việc gồm 01 Bác

sỹ và 02 y sỹ Hang năm trạm tiếp nhận, giải quyết điều trị cho hang trăm lượt

người đến khám và chữa bệnh Trạm thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia

như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống bại liệt, chống sốt rét, sốt xuất huyết,

chống suy dinh đưỡng trẻ em, chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Xã

thực hiện tốt chương trình truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình, phấn

đấu hạ tỷ lš sinh con thứ 3 và tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm.

*Vệ sinh môi trường: Xã có chương trình tuyên truyền ý thức vệ sinh: phòng

ngừa dịch bệnh, cấm xả rác nơi công cộng và khu dan cư Tuy nhiên nổi cộm

trong khía cạnh vệ sinh môi trường là xử lý chuồng trại trong việc chăn nuôi và

nhà vệ sinh của hộ gia đình chủ yếu sử dụng “cầu cá” số hộ sử dụng nhà vệ sinh

tự hoại là rất ít Đây là một tổn tại rõ nét trong đời sống cộng đồng của người

dân địa phương.

3.3.6 Văn hoá xã hội

*Văn hoá- thể thao:

+Hệ thống truyền thanh xã thường xuyên thông tin những chủ trương

chính sách của Đảng và nhà nước như: Chương trình y tế phòng ngừa và chống

23

Trang 38

tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, thông tin và tìm hiểu pháp luật,

thuế, lao động công ích, giúp cho người dân nắm hiểu va vận dung trong đời

sống hàng ngày.

+Trên địa bàn xã có các điểm thu hút các hoạt động thể thao lành mạnh

cho người dân trong xã đặc biệt là đối với thanh niên Trong xã có 1 đội bóng đá

và 4 đội bóng chuyển Xã có chương trình kết hợp các đoàn thể và nhà trường tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyển, và qua đó đã khơi dậy phong trào văn thể

ở địa phương.

*Xã hội:

+Hoạt động công tác xã hội được xã quan tâm và làm tốt các chế độchính sách cho gia đình Thương binh- Liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, người

có công, người già cô đơn, bộ đội xuất ngũ,

+Tân Mỹ là xã có nhiều hộ gia đình chính sách, gồm: 18 liệt sỹ, 20

thương binh,

+Toàn xã hiện có 40 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5,16% Các chương trình

quyên góp, cho vay vốn sản xuất, miễn giảm thuế, giúp đỡ các hộ nghèo xoá

nghèo, đã được xã — tâm thường xuyên.

3.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn.

3.4.1 Thuận lợi

-Xã Tân Mỹ là một xã mới được thành lập, vi trí địa lý riêng biệt với hai

xã Tân Xuân và Mỹ Hoà Trong chiến tranh đây là vùng căn cứ kháng chiến,

nhân dân nơi đây có truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động sản xuất, có

điều kiện trong phát triển kinh tế xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng

Và trật tự an toàn xã hội.

-Về kinh tế đây là vùng quy hoạch của huyện nằm trong dé án thực hiện

Địa hình của xã thuận lợi trong nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp

Trang 39

Quy mô diện tích của xã phù hợp với khả năng, điểu kiện nuôi trồng, sản xuất

nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác Nhân dân sẽ có điều kiện phát triển

kinh tế gia đình.

3.4.2 Khó khăn

-Cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng còn ít nên hiện nay nhân dân

và chính quyển của xã gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

-Do xã mới thành lập nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ

chức hành chính, quản lý nhà nước và còn nhiễu vấn dé quan trong anh hưởng

đến đời sống nhân dân cần phải giải quyết cấp bách

25

Trang 40

Chương 4

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát chương trình đi dân phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre.4.1.1 Lý do hình thành chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới tỉnhBến Tre.

Tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh có mật độ dân số khá cao so với các

tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với điện tích tự nhiên 2250

km’, dân số 1,388 triệu người Địa hình toàn tỉnh bi chia cắt bởi nhiều sông rạchlại nằm ở cuối hạ lưu của hệ thống sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông có70% là đất nông nghiệp thì đã có 63% là vùng nước còn mặn và lợ Dân cư phân

bố không đều giữa các huyện Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng

hiện tại theo số liệu thống kê năm 2002 còn 42.232 hộ nghèo, trong đó 360.421

hộ nông dân thiếu và không có đất sản xuất, có 93.173 người thất nghiệp hoặc

không có việc làm ổn định

Từ thực tế trên, Bến Tre đã để ra nhiều giải pháp để tháo gỡ và giải quyết

vấn để việc làm, đất sản xuất cho nông dan nhằm cai thiện đời sống giúp người

dân xoá đói giảm nghèo, tập trung khai thác các vùng đất hoang hoá trong tỉnhchủ yếu ba huyện ven biển (là Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), đầu tư công tácthuỷ lợi cho nông nghiệp đưa các vùng đất bị nhiễm mặn được ngọt hoá có thể

sản xuất lúa 2, 3 vụ, trồng cây ăn trái, đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho đời

sống, sinh hoạt, san xuất của người dân ngày càng tăng lên Bên cạnh đó áp lực

về dân số của tỉnh ngày càng tăng lên nên phải mở rộng địa bàn đưa dân ra

ngoài tỉnh, đầu tiên năm 1989 đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới vùng Đồng Tháp Mười- Long An, đến năm 1998 bắt đầu mở rộng dia bàn ra các tỉnh mién

Ngày đăng: 19/12/2024, 23:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Cuc Định canh định cư và vùng kinh tế mới, Di dân, kinh tế mới, định canh, định cu- lịch sử và truyền thống, NXB Nông Nghiệp, 2000 Khác
2. Trần Hồng Vân, Tác động xã hội của di cu tự do vào thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học Xã hội, 2002 Khác
3. Chương trình nghiên cứu Việt nam- Hà Lan (VNRD), Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông Nghiệp, 2003 Khác
4. Philip Guest, Động luc di dân nội địa ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 1998.- Khác
5. Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới, Chính sách di dân ở châuÁ, NXB Nông Nghiệp, 1998 Khác
6. Vũ thị Hồng (chủ biên), Những con đường về thành phố, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Khác
7. Các tài liệu, báo cáo của Chi cục Di dân phát triển vùng kinh tế mới‘Bén Tre Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN