TONG QUAN VUNG KINH TE MOI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới Tỉnh Bến Tre - Nghiên cứu trường hợp Xã tân Mỹ, Huyện Ba Tri (Trang 31 - 40)

Xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre hiện nay là địa danh mới được hình thành sau quyết định số 57/2000/NĐ-CP ngày 18-10-2000 của Thủ tướng Chính Phủ. Đây là một vùng kinh tế mới, nằm trong chương trình thực hiện của Chỉ cục Di dân Phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bến Tre. Các mặt tổng quan của vùng đất này được thể hiện qua các nội dung sau:

3.1. Các điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý:

Tân Mỹ là một xã thuộc phía Bắc huyện Ba Tri có ranh giới với huyện Bình Dai qua sông Ba Lai. Có vị trí địa lý và giới hạn diện tích được xác định như sau:

-Phía Đông giáp xã Tân Xuân huyện Ba Tri và xã Thạnh Trị huyện Bình

Đại.

-Phía Tây giáp xã Mỹ Hoà huyện Ba Tri và xã Châu Bình huyện Gidng

_ Trôm.

-Phía Bắc giáp xã Phú Long huyện Binh Đại.

-Phía Nam giáp xã Tân Xuân và xã Mỹ Hoà huyện Ba Tri.

Chiểu dài của xã là 12 km; chiểu rộng 10 km; diện tích tự nhiên toàn xã là

1.235,67 ha.

3.1.2 Địa hình

Xã Tân Mỹ địa hình tương đối bằng phẳng, là một xã thuộc vùng nước lợ, thuộc vùng đất Cù Lao Bảo tỉnh Bến Tre, cao độ trung bình 1,2 — 1,3m; nhiều kênh, rạch, ao, mương, nhìn chung đây là vùng đất cù lao do phù sa bổi lắng,

nên đất tương đối thấp.

———

| ĐẠI HỌC WONG LAM TP How |

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Tân Mỹ nói riêng cũng như tỉnh Bến Tre nói chung là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu ven biển Đông như khí hậu chung của toàn huyện. Nhìn chung hằng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm

sau.

- Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ bình quân năm: 27°C.

+ Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5: 35°C.

+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm vào tháng 1 và tháng 2: 20°C

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao thường vào mùa mưa và cao nhất là tháng 8, tháng 9, độ ẩm thấp nhất vào mùa khô (tháng 3,4 ).

+Độ ẩm trung bình hang năm: 79%.

+Độ ẩm cao nhất: 83%..œ>

+Độ ẩm thấp nhất: 74%.

- Gió: ít bị ảnh hưởng của bão nhưng đôi khi có lốc mạnh.

+Mùa khô gió chủ yếu thổi theo hướng Ding Nam. Từ tháng 10, 11,

12 chuyển sang hướng Bắc va Đông Bắc.

+Mùa mưa gió chủ yếu theo hướng Tây và Tây Nam.

- Mưa: Lượng mưa bình quân: 1.519 mm/ năm.

+Lượng mưa cao nhất: 2.275 mm/ năm +Lượng mưa thấp nhất: 550 mm/ năm

- Thuỷ văn: Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triéu của Biển Đông và

sông Ba Lai.

3.1.4 Địa chất

Ở độ sâu 1m — 3m thành phần chủ yếu là các lớp bùn sét, sét pha mang đặc trưng của vùng trầm tích biển, nền đất mới béi chưa ổn định. Cường độ chịu lực rất kém, khi tiến hành thiết kế nền móng, cần có biện pháp gia cố chống lún

và tính toán chiều sâu chôn móng thích hợp.

3.1.5 Nguồn nước:

- Nước mặt: Xã Tân Mỹ nằm trong vùng nước lợ, nguồn nước mặt từ sông Ba Lai dẫn vào bị nhiễm mặn từ tháng 12 đến tháng1 thường bị nhiễm hữu cơ và vi sinh vật do các tuyến đê của sông Ba Lai chưa hoàn chỉnh.

- Nước ngầm: qua kết quả khảo sát thăm do tang địa chất ở độ sâu từ 30m

— 50m, bể day tầng chứa nước thường nhỏ hơn 10m , nhưng bị nhiễm mặn không thể khai thác sử dụng.

3.2. Quan hệ kinh tế xã hội trong vùng:

Địa hình xã Tân Mỹ bị chia cắt với các địa phương khác bởi sông Ba Lai,

kênh Điều xã Tân Xuân, kênh Hồ Chẹt xã Châu Bình, kênh Cống Đá xã Mỹ

Hoà và lộ kênh Ngang.

Hệ thống đường bộ hiện huyện, tỉnh đang đầu tư như: đường liên xã Bốn Mỹ, đường lộ Bắc Hồ Chet, lộ Giữa, lộ Nam Sông Sao, lộ Ba Xi, tuyến đường Bắc Sông Sao và tuyến đường từ Vàm H6 đến kênh Điều. Do đó, quan hệ kinh tế xã hội với thị trấn và các xã xung quanh tương đối thuận lợi.

Sảm phẩm hàng hoá giao lưu với các vùng kinh tế khác chủ yếu là lúa gạo, mía, dừa và thuỷ sản. Hàng hoá từ địa phương khác giao lưu với xã là hàng công thương nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống, vật liệu xây

dựng, kim khí điện may...

Tuy tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội biện nay còn gặp nhiều khó khăn nhưng với lợi thế về địa lý, tiém năng khai thác nuôi trồng thuỷ sản, khu du lịch

19

sân chim Vàm Hồ và trong tương lai hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư thì khả năng phát triển mọi mặt của xã Tân Mỹ là rất lớn.

3.3. Hiện trạng:

3.3.1. Dân số, lao động và tổ chức hành chính:

- Dân số toàn xã: 3.210 người; trong đó nam: 1.560 người; nữ: 1650 người

- Lao động: 1.450 người + Thất nghiệp: 500 người

+ Lao động ổn định: 900 người + Độ tuổi lao động: 2.216 người - Tổ chức hành chính: Toàn xã có 3 ấp

+ Ấp Tân Phú: điện tích: 350 ha; dân số: 883 người + Ấp Tân Quý: diện tích: 380 ha; dân số: 1.020 người + Ấp Tân Thành: điện tích: 505 ha; đân số: 1.037 người.

Trụ sở làm việc của Đảng, Chính quyền và Đoàn thể đặt tại ấp Tân Quý.

3.3.2. Cơ sở kinh tế kỹ thuật: Do xã mới thành lập nên chưa có cơ sở kinh tế kỹ

thuật được xây dựng tại đây.

3.3.3. Tình hình sử dung đất đai, đặc thù kinh tế và san phẩm sản xuất:

Diện tích đất tự nhiên: 1.235,67 ha, (Cây hang năm: 758,6 ha; Cây lâu

năm: 15 ha; Vườn tạp: 1256 ha...).

*Sản xuất nông nghiệp:

-Cây Lúa: 72 ha, chiếm gần 5,82% diện tích đất nông nghiệp; diện tích lúa 3 vụ: 72 ha; năng suất lúa đạt: 13,49 tấn / ha.

-Cây ăn trái: 883,6 ha diện tích trồng cây ăn trái; Xoài, nhãn,.. Bên cạnh đó diện tích trồng mía 605 ha ( 2003); cây đừa nước còn lại 1 ha. Tuy sản lượng không nhiều nhưng cũng góp thêm một phần nhỏ trong thu nhập của người dân.

-Về chăn nuôi: Cũng như các địa phương khác trong huyện, chăn nuôi trong xã gồm đàn bò, đàn heo, và đàn gia cầm: gà, vịt. Hiện tại toàn xã có 605 con bò và 35 con trâu, đàn heo khoảng 137 con và đàn gà vịt các loại khoảng trên 11.736 con.

*Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:

Trong xã có một số hộ làm tiểu thủ công nghiệp như: Cơ sở sửa chữa cơ khí: xe máy, xạc bình: 03 điểm và một số hộ kinh doanh mua bán nhỏ bán tạp hoá, quay ăn uống, ... ), nói chung tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé chưa có tién đề, điều kiện phát triển.

3.3.4. Tình hình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Đa số nha ở của nhân dan trên địa bàn là nhà xây dựng bằng vật liệu tam như: tre, lá. Nhà ở được xây dựng trên đất canh tác, tập trung trên các tuyến

đường và kênh, rạch.

-Cấp điện: hiện toàn xã có 328 hộ có điện thắp sáng, đương dây trung thế 12,94 km, với dung lượng trạm là 25KVA; đường dây hạ thế 18,27 km, có tất cả 13 trạm hạ thế, công thế, công suất mỗi trạm 25 Kw.

-Thông tin truyền thanh, liên lạc: Có 3 tổ thông thin ở 3 ấp; có 1 trạm

truyền thanh ở xã.

-Hệ thống giao thông:

+Tuyến đường Bắc Sông Sao và tuyến đường từ Vàm Hồ đến kênh Điều (Dự án 815 đang hoàn thành) tổng chiều dài 4.900m.

+Lộ Bắc Hồ Chẹt.

+Lộ Giữa.

+Lộ Nam Sông Sao.

+L6 Ba Xi.

21

(Đã rải đá dâm dai 8.600m, rộng 3m — nguồn vốn do Chi cục Di dân Phát triển vùng Kinh tế mới tỉnh Bến Tre đầu tư).

+Lộ An Đức đã rải đá dài 800m, rộng 3m.

+Lộ cặp kênh 418 bằng đất dài 2.250m, rộng 3m.

+Lộ cặp kênh K2 (bên phẩi kênh) bằng đất dài 620m, rộng 3m.

+Lộ cặp kênh K2 (bên trái kênh) bằng đất dài 620m, rộng 0,5m.

+Lộ trường học Thị Trấn bằng đất dài 900m, rộng Im.

+Lộ Công An bằng đất dài 800m, không còn sử dung nền hiện hữu

+Lộ Bắc Hồ Chet (đoạn 2) bằng đất dai 1.300m, rộng 3m.

+Lộ đê ngăn mặn trải sỏi đỏ từ Vàm Hồ đến ấp 4 Châu Bình dài

6.100m, rộng 3m.

-Cấp nước: Xã có một nhà máy cấp nước sinh hoạt, công suất phục vụ 3.880 m” /ngày đêm, địa điểm tai ấp Tân Quý hiện nay chưa di vào sử dụng nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của bà con trong xã là nước mưa, nước giếng,

nước sông rạch được đánh phèn.

| -Thoát nước: Không có hệ thống thoát uNG cho các khu dân cư tập trung,

nước sinh hoạt và nước mưa thoát trực tiếp xuống sông hồ ao rạch.

3.3.5. Giáo dục- y tế và vệ sinh môi trường:

*Giáo dục: hiện xã có hai cấp học, mẫu giáo và tiểu học

Bảng 1: Số Liệu Giáo Dục Năm 2003 Xã Tân Mỹ

Cấp học Số trường học Số giáo viên Số học sinh

- Mẫu giáo 02 Trường ( 02 phòng) 02 49 - Tiểu học 01 Trường ( 04 phòng) 07 315 Tổng cộng 03 Trường (06 phòng) 09 364

Nguồn tin: UBND xã Tân Mỹ

Trong nhiều năm qua chính quyển xã phấn đấu củng cố cơ sở vật chất

trường lớp, không còn tình trạng học ca 3. Giáo dục và chăm lo nâng cao trình độ

dân trí và chất lượng dạy - học. Tân Mỹ cố gắng duy trì là xã đạt chuẩn phổ cập giáo duc tiểu học chống mù chữ.

Gắn kết hoạt động nhà trường - gia đình và xã hội để thực hiện các chỉ tiêu giáo dục: Nâng cao tỷ lệ các cháu đến tuổi học phải đến lớp (hiện nay dat 98%); giảm tinh trạng hoc sinh bé học ở các cấp, nâng cao tỷ lệ học sinh lên lớp trên 85% vàtốt nghiệp tiểu học là100%. Tổ chức các hoạt động văn hoá lành mạnh và nghiêm cấm các tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường.

*Y tế: xã có một trạm y tế với 05 giường bệnh; biên chế làm việc gồm 01 Bác sỹ và 02 y sỹ. Hang năm trạm tiếp nhận, giải quyết điều trị cho hang trăm lượt người đến khám và chữa bệnh. Trạm thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia

như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống bại liệt, chống sốt rét, sốt xuất huyết,

chống suy dinh đưỡng trẻ em, chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Xã thực hiện tốt chương trình truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu hạ tỷ lš sinh con thứ 3 và tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm.

*Vệ sinh môi trường: Xã có chương trình tuyên truyền ý thức vệ sinh: phòng

ngừa dịch bệnh, cấm xả rác nơi công cộng và khu dan cư. Tuy nhiên nổi cộm trong khía cạnh vệ sinh môi trường là xử lý chuồng trại trong việc chăn nuôi và nhà vệ sinh của hộ gia đình chủ yếu sử dụng “cầu cá” số hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại là rất ít. Đây là một tổn tại rõ nét trong đời sống cộng đồng của người

dân địa phương.

3.3.6. Văn hoá xã hội

*Văn hoá- thể thao:

+Hệ thống truyền thanh xã thường xuyên thông tin những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước như: Chương trình y tế phòng ngừa và chống

23

tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, thông tin và tìm hiểu pháp luật, thuế, lao động công ích, ... giúp cho người dân nắm hiểu va vận dung trong đời

sống hàng ngày.

+Trên địa bàn xã có các điểm thu hút các hoạt động thể thao lành mạnh cho người dân trong xã đặc biệt là đối với thanh niên. Trong xã có 1 đội bóng đá

và 4 đội bóng chuyển. Xã có chương trình kết hợp các đoàn thể và nhà trường tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyển, ... và qua đó đã khơi dậy phong trào văn thể

ở địa phương.

*Xã hội:

+Hoạt động công tác xã hội được xã quan tâm và làm tốt các chế độ

chính sách cho gia đình Thương binh- Liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, người có công, người già cô đơn, bộ đội xuất ngũ, ...

+Tân Mỹ là xã có nhiều hộ gia đình chính sách, gồm: 18 liệt sỹ, 20

thương binh, ...

+Toàn xã hiện có 40 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5,16%. Các chương trình quyên góp, cho vay vốn sản xuất, miễn giảm thuế, giúp đỡ các hộ nghèo xoá

nghèo,... đã được xã — tâm thường xuyên.

3.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn.

3.4.1. Thuận lợi

-Xã Tân Mỹ là một xã mới được thành lập, vi trí địa lý riêng biệt với hai

xã Tân Xuân và Mỹ Hoà. Trong chiến tranh đây là vùng căn cứ kháng chiến, nhân dân nơi đây có truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động sản xuất, có điều kiện trong phát triển kinh tế xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng

Và trật tự an toàn xã hội.

-Về kinh tế đây là vùng quy hoạch của huyện nằm trong dé án thực hiện.

Địa hình của xã thuận lợi trong nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp.

Quy mô diện tích của xã phù hợp với khả năng, điểu kiện nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Nhân dân sẽ có điều kiện phát triển

kinh tế gia đình.

3.4.2. Khó khăn

-Cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng còn ít nên hiện nay nhân dân và chính quyển của xã gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

-Do xã mới thành lập nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hành chính, quản lý nhà nước và còn nhiễu vấn dé quan trong anh hưởng đến đời sống nhân dân cần phải giải quyết cấp bách.

25

Chương 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới Tỉnh Bến Tre - Nghiên cứu trường hợp Xã tân Mỹ, Huyện Ba Tri (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)