1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên Cứu tình nuôi tôm sú và đề xuất một số ý kiến nhằm phát triển bền vững vùng ven biển phía nam quốc lộ 1A Tỉnh Bạc Liêu

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 40,19 MB

Nội dung

NỘI DUNG TÓM TẮTĐề tài: “NGHIÊN CỨU TINH HÌNH NUÔI TOM SU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIÊN NHAM PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG NAM QUỐC LỘ 1 A TINH BAC LIEU” “STUDYING ON CURRENT STATUS OF TIGER SHIRM

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP.HCM

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học bậc cử nhân, khoa Kinh Tế, trường

đại học Nông Lâm Tp.HCM xác nhận luận văn “NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH

NUÔI TÔM SÚ VÀ ĐỀ XUẤT MOT SỐ Ý KIẾN NHẰM PHAT TRIEN

BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN PHÍA NAM QUỐC LỘ 1 A TỈNH BẠC

LIÊU”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Điểm, sinh viên lớp Phát Triển 27 khoá 2001, đã

bảo vệ thành công trước hội đồng ngày tháng năm 2005, tổ chức tai Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Kinh Tế, trường Dai Hoc Nông Lâm TP HồChí Minh.

TS TRẦN THỊ ÚT

Người hướng dẫn

Ký tên, "Ôn een

Chủ Tịch Hội Ð Ls chấm thi Thu Ký Hội Đồng chấm thi

Ký tên, — Ký tên, ee

ff

Trang 3

TRUNG TÂM KHUYẾN NONG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hiện trường có gởi sinh viên là Nguyễn Thị Mỹ Điểm - lớp

DHOIPTB thuộc khoa Kinh Tế đang thực tập tại cơ quan chúng tôi.

Trong quá trình thực tập sinh viên Điểm đã chấp hành nghiêm chỉnh các

quy định của cơ quan

Nay chúng tôi viết giấy này xác nhận sinh viên Điểm đã hoàn thành

kỳ thực tập tốt nghiệp tại cơ quan chúng tôi

Kính chuyển Ban Giám hiệu cùng khoa Kinh Tế trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cho sinh viên Điểm được báo cáo tốt

nghiệp.

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG BẠC LIÊU

icy GIÁM DOC

LỄ a AF PHO GIAM Đẩn¬

Or «ớt

b TÂM

es

¡th bse

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Téi xin trân trong ghi ân

Công on cha me, người đã sinh ra, day dé và nuôi dưỡng Tôi để truởng

thành và có được ngày hôm nay.

Cô Trần Thi Út, người mẹ, người cô nhiệt tâm giúp đỡ, hướng dẫn kiến

thức, động viên và chỉ dạy tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tết

nghiệp.

Quy thay cê khoa kình tế đã nhiệt tình truyền dat cho tôi kiến thác,

nhen nhém cho tôi lòng say mê khoa hee và giúp tôi gắn bó hơn với Trường, với

lớp, cho †ôi tình thương yêu, sự quan tam, động viên để tôi vượt qua những khókhăn Đặc biật là thầy Tri, Luân, Thông đã quan tâm giúp đỡ tôi ngay từ khi

tôi mới bước vào trường Lôi xin kính dâng lên thầy cô lòng trên trong.

kính gỗi sự biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Tiện nhà trường cùng toànthể Cán bệ công nhân viên chức tạo điều kiện để sinh viên trưởng thành

Téi xin chân thành cảm on các tổ chức quỹ học bổng d& giáp tôi vượt

qua những khé khăn trong thời gian qua Đặc biệt là bác Si, người luôn tạo

cho tôi sự yên tam về tai chính để tôi hoàn thành tết luận văn

Chân thành ghi ơn chú Diệp ấn Đen — PGD sở nông nghiệp tinh BacLiau, cha Thay, anh Cương, Nhuận — sở nông nghiệp tinh Bac Liêu, anh Hai

POD công ty khai thác nước Bac Liêu đồng toàn bệ các cán bệ ở các cơ

quan ban ngành có liên quan đã nhiệt tình giáp đỡ và cung cấp cho tôi những

số liệu cần thiết.

Ghi ơn sâu sắc chị Pham Thi Mỹ Tiến — trưởng tram khuyến nông

huyện Vinh Lợi đã cun mang tôi và động viên giáp đỡ tôi vượt qua khó khăn

khi tôi đến địa bàn nghiên cứu.

Các bạn cùng khoá, anh chị khoá trước đã dim boc, giúp đỡ tôi trong

suết bến năm đại hoc Các bạn luôn dành cho tôi những tinh cam tốt đẹp nhất

mà tôi mai khắc ghi Giờ đây tôi không thể không nói, tôi có được như ngày hôm nay là nhờ vào sự yêu thương của các bạn.

Với lòng chân thành tôi xin gởi đến tất cả moi người lòng tri ân.

Xin kính chic sức khde và hạnh phác.

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

Đề tài: “NGHIÊN CỨU TINH HÌNH NUÔI TOM SU VÀ ĐỀ XUẤT

MỘT SỐ Ý KIÊN NHAM PHAT TRIEN BEN VUNG VUNG NAM

QUỐC LỘ 1 A TINH BAC LIEU”

“STUDYING ON CURRENT STATUS OF TIGER SHIRMP RAISING AND

SUGGESTING IDEAS FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT AT

SOUTHERN NATIONAL HINGWAY 1 A REGION, BAC LIEU

PROVINCE”

Vùng ven biển Nam quốc lộ 1 A tỉnh Bac Liêu có diện tích nuôi tôm súchiếm tỷ lệ rất lớn với các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, quảngcanh, chỉ có một phần nhỏ diện tích vẫn còn canh tác lúa

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả từ nuôi tôm mang lại tương đối cao, tuy nhiên hiện nay người nuôi tôm phải đối mặt với những khó khăn do môi trường ngày càng ô nhiễm, con giống kém chất lượng, người dân thiếu kỹ thuật,

kinh nghiém,, và đây là mối de dọa hiệu cho quả nuôi tôm trong những năm tới

Qua đó, chúng tôi đã dé xuất một số ý kiến để phát triển sản xuất đạt hiệu

quả và bén vững như đưa ra các mô hình luân canh tôm — lúa, tôm - cá hay xen

canh tôm — cá Dé dat được điều này chúng tôi đã đi vào phân tích kết quả — hiệu quả các mô hình nuôi tôm, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thông qua kết suất hồi quy và xem xét tác động của nuôi tôm đếnmôi trường.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thôngtin sơ cấp từ việc điều tra toàn bộ 479 hộ nông dân ở 2 ấp Vĩnh Tiến, Cây Giang thuộc huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu và những thông tin thứ cấp

từ Sở NN&PTNT, Sở Thủy Sản về tình hình sản xuất tôm, lúa ở địa phương.

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt xiDanh muc bang biéu

Danh mục các biểu đồ, đồ thị xiv

Danh muc phu luc XV

Chuong 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn dé 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Nội dung nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn dé tài 4

15 Cấu trúc để tài 4

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơsở lý luận 5

2.1.1 Phát triển bền vững 52.1.2 Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả va bền vững 6

2.1.3 Tổng quan về tình hình sản xuất và đời sống của người đân ven 9

biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

2.1.4 Thực trạng về sản xuất và đời sống của người dân ven biển tỉnh 12

Bạc Liêu

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Cách chọn địa bàn nghiên cứu 14 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 16

2.2.3 Phương pháp phân tích 17

2.2.4 Do lường sự phân phối thu nhập 19

Trang 7

2.2.5 Phuong pháp xử lý số liệu

Chương 3 TONG QUAN VỀ TINH BAC LIEU

3.1 Diéu kiện tự nhiên

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1 Cơ sở hạ tầng

3.2.2 Tình hình đời sống văn hóa — xã hội

3.3 _ Tình hình sử dụng đất đai, nguồn nước của vùng ven biển tinh

Bạc Liêu

3.4 Thu trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu qua 4

năm

3.5 Tình hình san xuất nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu qua 4 năm

3.6 Nhận xét chung về tình hình sản xuất Nông - Ngư - Lâm nghiệp

Chương 4 KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc trưng của mẫu nghiên cứu

4.2 — Tình hình sản xuất hiện nay ở vùng ven biển Nam Lộ Tỉnh Bạc

Liêu

4.2.1 Sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ Lúa sang Tôm

4.2.2 Tình hình sản xuất lúa của mẫu nghiên cứu

4.2.3 Một số mô hình nuôi Tôm hiện nay tại vùng ven biển nam lộ

tỉnh Bạc Liêu

4.2.4 Kết quả — hiệu quả các mô hình nuôi tôm

4.3 So sánh hiệu quả 3 mô hình Quảng canh - Bán công nghiệp —

Công nghiệp

4.4 Phân Tích Héi Quy về Các Nhân Tố Anh Hưởng Đến Năng Suất

Tôm Quảng Canh, Bán Công Nghiệp, Công Nghiệp

4.5 — Tình hình thu nhập của nông hộ

Z1

22 27 21 28

30

32

35 36

38

43 43 45

47 54

59

62 72

Trang 8

Tinh hình chỉ tiêu của nông hộ

Nhận định của người dân về sự thay đối của gia đình.

Tình hình tín dụng của nông hộ

Một số nhân tố khác tác động đến hiệu quả nghề nuôi tôm

Tác động của mô hình nuôi tôm đến môi trường

Phân tích các yếu tố nội lực và ngoại tại ảnh hưởng đến nghề

nuôi tôm sú ở phía nam lộ tỉnh Bạc Liêu

Đề suất một số ý kiến để phát triển sản xuất tôm, lúa đạt hiệuquả và bền vững

85

87 93

92 94

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCN: Bán Công Nghiệp

CN: Công nghiệp

ĐTTH: Điều Tra Tổng Hợp

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU

Trang

Bảng 1: Số mẫu điều tra 16Bang 2: Tình hình sử dụng đất đai của tinh Bạc Liêu từ năm 2001 — 2004 30Bang 3: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2001 — 2004 33Bảng 4: tình hình sản xuất nông nghiệp qua năm 2001 — 2004 36Bang 5: Cơ cấu dân tộc của mẫu điều tra 38Bảng 6: Trình độ học vấn của người dân trong mẫu nghiên cứu 39 Bảng 7: Trình độ học vấn chủ hộ trong mẫu điều tra 40Bảng 8: Cơ cấu lao động của mẫu điều tra 40Bảng 9: Đoàn thể nông hộ tham gia 41Bang 10: Thống kê tài sản của mẫu nghiên cứu 42Bang 11: Quy mô diện tích của các hộ điều tra 42

Bảng 12: Chi phí đầu tư cho lúa trên 1 ha 45Bảng 13: Kết quả — hiệu quả dat được trên 1 ha lúa 46Bảng 14: Phân tích chi phi cho 1 ha nuôi tôm công nghiệp 6 vụ I và vụ II 50

Bảng 15: Phân tích kết quả hiệu quả trên 1 ha nuôi tôm công nghiệp ở 2 vụ 52Bảng 16: Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha nuôi tôm qua 3 mô hình Quảng

Canh, Bán Công Nghiệp, Công Nghiệp 56

Bảng 17: Kết quả, hiệu quả trên 1 ha cho mô hình nuôi tôm Quảng Canh, Bán

Công Nghiệp, Công nghiệp 37

Bảng 18: So sánh kết quả — hiệu qua của mô hình Công Nghiệp, Bán Công

Nghiệp, Quảng Canh Quanh Năm 59Bảng 19: Kết quả ước lượng hồi quy của mô hình nuôi tôm quảng canh 65

Bảng 20: Kết quả ước lượng hổi quy của mô hình Bán Công Nghiệp 68Bảng 21: Kết quả ước lượng hổi quy của mô hình Công Nghiệp 70

Trang 11

Bảng 22: Thu nhập theo lĩnh vực hoạt động của mẫu nghiên cứu

Bảng 23: Phân phối thu nhập

Bảng 24: Tình hình chi tiêu của nông hộ

Bang 25: Tình hình cung ứng vốn vay của các tổ chức tín dụng

Bảng 26: Tình hình sử dụng vốn vay của mẫu nghiên cứu

Bảng 27: Kinh nghiệm nuôi tôm trong mẫu nghiên cứu

T2 T3 715 T7 78 81

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 1: Đường cong Lorenz biểu thị sự phân phối thu nhập 20

Hình 2: Ban dé ranh giới hành chính tinh Bạc Liêu 23

Hình 3: Cơ cấu diện tích các nhóm đất của tỉnh Bạc Liêu 37

Hình 4: Cơ cấu dân tộc của tỉnh Bạc Liêu 29 Hình 5: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu phân theo vùng năm 2001 - 2004 31 Hình 6: Quyển sở hữu đất của mẫu nghiên cứu 43 Hình 7: Đường cong phân phối thu nhập 74

Hình 8: Nhận định của người dân về sự thay đổi của gia đình trong 5 năm qua 76

Trang 14

Chương Í

GIỚI THIỆU

L1DAT VẤN ĐỀ

Quốc lộ 1 A (QL1A) chia tinh Bạc Liêu thành hai vùng sinh thái rõ rệt:

vùng phía Bắc quốc lộ 1A, có kha năng phát triển nông nghiệp toàn diện; vùng nhiễm mặn ven biển thuộc Nam quốc lộ 1A, có khả năng phát triển sản xuất đa

dạng và tổng hợp Nông — Ngư — Lâm — Diém nghiệp

Hiện nay trên địa bàn vùng ven biển Nam QLIA tinh Bạc Liêu, mâu thuẫngiữa việc nuôi tôm và canh tác lúa đang phát sinh một cách mạnh mẽ Từ trướcnhững những năm 1990, nghề canh tác chính của vùng là trồng lúa, khi đó đờisống của người dân tương đối ổn định Đặc biệt năm 1995 nhờ áp dụng tiến bộ kỹthuật về sử dụng giống lúa ngắn ngày, năng suất cao đã mang lại cho người dânthu nhập cao hơn, đời sống của họ đã dần được ổn định

Thế nhưng năm 1997 cơn bão số 5 đã xảy ra, đồng thời cùng với nguồnnước mặn do hệ thống cống bên Bắc quốc lộ đẩy qua, kết quả làm toàn vùng này

bị nước biển xâm mặn, canh tác lúa lúc đó không còn phù hợp nữa, năng suất đạt

được thấp Trong khi đó một số vùng như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng nuôitôm đạt hiệu quả, giá tôm sú cũng rất cao so với lúa, trung bình 1 kg lúa chỉ cókhoảng 1.200đ — 2.200đ nhưng giá tôm cao hơn nhiều trung bình 1 kg tôm đạt từ

100.000đ — 120.000đ Vì thế người dân đã 6 ạt chuyển sang nuôi tôm bất chấp sựcho phép của nhà nước Kết quả mang lại từ việc nuôi tôm trong những năm đầu

khá cao, tuy nhiên những năm gần đây nghề nuôi tôm gặp rất nhiều khó khănnên năng suất đạt không cao, một phần do hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng phục

Trang 15

thủy sản, một phân do môi trường ngày càng 6 nhiễm, chất lượng giống không

đảm bao Như vậy tương lai mô hình này có nên khuyến khích phát triển hay

không? Trong khi câu hỏi này chưa được giải quyết thì mâu thuẫn giữa việc tiếp

tục làm tôm hay trở về canh tác lúa lại xảy ra

Tuy nhiên, diéu kiện tự nhiên của vùng bây giờ không còn phù hợp với

việc canh tác lúa 2 vụ như trước nữa, muốn trở về trồng lúa phải mất một thời

gian khá dài Do vậy tôm hay lúa sé là mô hình mang tính bén vững ở vùng ven

biển Nam QLIA tỉnh Bạc Liêu?

Xuất phát từ thực tế đó và được sự chấp thuận của khoa kinh tế trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn nhiệt tâm của cô TS.Trần

Thị Út và các cô chú ở sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bạc Liêu Tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên Cứu Tình Hình Nuôi Tôm

Sú Và Để Xuất Một Số Ý Kiến Nhằm Phát Triển Bên Vững Vùng Ven Biển

Phía Nam Quốc Lộ 1 A Tỉnh Bạc Liêu”

1.2MUC DICH NGHIÊN CỨU

Để tài nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất tôm của người dân và nhữngkhó khăn, thuận lợi mà họ gặp phải, đồng thời để tài còn xem xét hướng phát

triển sản xuất trong tương lai của vùng Nam QLIA tinh Bạc Liêu

Để tìm hiểu sâu hơn về đời sống của người dân, đề tài còn nghiên cứu cácyếu tố có ảnh hưởng đến phân phối thu nhập, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng trực

tiếp đến thu nhập của người dân.

Từ đó, để ra các giải pháp nhằm cải thiện, phát triển sản xuất theo hướng bền vững và nâng cao cuộc sống cho người dân vùng ven biển Nam Lộ Tỉnh Bạc

Liêu.

Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp cho các nhà lập chính sách phân tích, quản lý tài nguyên ven biển tỉnh Bạc Liêu.

Trang 16

1.3NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm nghiên cứu các nội dung sau:

Y Sản xuất tôm, lúa và đời sống của cư dân ven biển tỉnh Bạc Liêu năm

2004 Đồng thời để tài còn đánh giá các hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dan tại đây, nhằm dé xuất các biện pháp sản suất phù hợp.

V Cuối cùng dé tài cũng để xuất một số ý kiến để giúp người dân ven biển

sản xuất theo hướng bén vững và ngày càng có cuộc sống tốt dep hơn.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên dé tài chỉ nghiên cứu trong phạm

vi vùng ven biển Nam QLIA tỉnh Bạc Liêu, tại huyện Đông Hải và phía Nam

huyện Vĩnh Lợi.

Y Phạm vi nghiên cứu: Dé đáp ứng mục tiêu trên, dé tài tập trung nghiên cứucác kết qua, hiệu quả và phương thức sản xuất mà người dân đang thựchiện cùng các yếu tố về đời sống của người dân Đồng thời xem xét tính

bén vững của các mô hình nuôi tôm trong thời gian tới

v Không gian: Dé tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại xã Long Điển thuộc

huyện Đông Hải và xã Vĩnh Mỹ A thuộc huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu

v Thời gian nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian nên dé tài đi vào nghiên

cứu tình hình sản xuất tôm và đời sống của người dân trong năm 2004

1.5 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Đề tài được phân thành 5 chương:

Chương 1: Đặt vấn dé Giới thiệu về dé tài nghiên cứu, mục đích, nội dung

và phạm vi nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Khái niệm về phát

triển bén vững Tổng quan về tình hình sắn xuất, đời sống của cư dân ven biển

Trang 17

Chuơng 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Giới thiệu khái quát về điều

kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu Qua đó nêu lên được

những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cũng như đời sống của người dân

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này nhằm xác địnhkết quả, hiệu quả sắn xuất tôm, lúa của địa phương, xác định các yếu tố ảnhhưởng đến sản xuất của ho Từ đó, dé ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quasản xuất, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

Đồng thời chương này còn nghiên cứu về thực trạng đời sống của người

dân ven biển và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người dân

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm lược các kết quả nghiên cứu về hiệu

quả sản xuất và đời sống của người dân ven biển tỉnh Bạc Liêu Dé xuất và kiến

nghị.

Trang 18

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Phát triển bền vững

Theo Ủy Ban Thế Giới về Môi Trường và Phát Triển, “Phát triển bền

vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không tổn hạicho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ.”

Theo Nghị trình 21 hay còn gọi là Agenda 21 (Action Plan for Sustainable

Development for the 21st Century) của Liên Hiệp Quốc, “Sự bên vững là quyển

phát triển của mỗi quốc gia cùng tuân thủ theo những tiêu chuẩn giống nhau đã

được đồng thuận trước đây, trong đó nhu cầu của hiện tại và tương lai phải phù

hợp với những yêu cầu cho phát triển và môi trường”.

Theo GS Võ Quý (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) phát triển bén vững là:

Phát triển bén vững = Phát triển kinh tế + Bảo vệ môi trường + Công bằng

xã hội.

Phát triển kinh tế

Phát triển bén vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không

giới hạn, chỉnh phục thị trường bằng moi cách, thương mại hóa và tìm lợi nhuận

tối đa

Phát triển bén vững kinh tế đòi hỏi gắn lién với hiệu quả, nghĩa là sự phát

triển kinh tế phải có lợi nhuận cao, nhịp độ tăng trưởng thích hợp, ổn định trong

thời gian dai, không tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, con người cho giai đoạn phát triển sau và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia.

Trang 19

Phát triển xã hội

Phát triển bền vững xã hội là sao cho người dân có việc làm ổn định, thu

nhập ổn định, giải quyết nhà ở và các phúc lợi xã hội, đây là vấn để có ý nghĩa

thiết thực đến đời sống vật chất của cộng đồng Phát triển bén vững vé mặt xã hội

có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.

Ổn định môi trường

Phát triển bén vững về phương diện môi trường là phải bảo vệ khả năngtái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh

phải tuỳ thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế Sau cùng, mức độ ô nhiễm

phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái.

Ngoài ra phát triển bén vững còn là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu của thế

hệ hiện tại mà không làm tổn hại khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai Muốn dam bảo cho phát triển được lâu bén, các nhu cầu xã hội, môi trường, kinh tế phải được tổng hòa và đáp ứng một cách cân đối với nhau.

2.1.2 Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả - bền vững

Để phát triển nuôi tôm bền vững ở Việt Nam cũng như vùng Nam lộ tỉnhBạc Liêu, cần chọn cách thức canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái, d4m bao

có lời trong hiện tại và tương lai Muốn vậy cần phải tiến hành điều tra, nghiên

cứu và tổng hợp cân đối giữa các chính sách quan lý, chính sách kinh tế — xã hội,

kỹ thuật nuôi, khoa học ứng dụng, Hiện tại ở Việt Nam nói chung và vùng tiến

hành nghiên cứu nói riêng, nghề nuôi tôm chủ yếu vẫn là tự phát, vượt quá mức

và không theo quy hoạch, ranh giới giữa thành công và thất bại rất mong manh.

Trang 20

Thật vậy, theo nguồn tin thu thập được từ mang internet, vào tháng 3/2004

việc thả giống ở ĐBSCL đã hoàn tất thì có đến 70% diện tích tôm giống bị chết phải thả đợt hai, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, đã có

380 ha hổ nuôi tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng với số lượng tôm chết từ 70% 100%.

-Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt được các nhà chứcnăng xác định là do thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, con

giống không đạt yêu cầu, người nuôi tôm đã thả nuôi sớm hơn thời gian quy định

Cũng vào tháng 3/2004 tại Long An, dịch bệnh tôm sú đã gây thiệt hại đến 10 tỷ

đồng.

Như vậy làm thế nào để vừa có thể nuôi tôm đạt hiệu quả cao lại vừa đảmbảo tính bên vững? Thông thường dé đạt hiệu quả trong NTTS, người ta có xu

hướng thâm canh hóa, tăng sản lượng, tăng lợi tức trên một đơn vị diện tích Tuy

nhiên, thâm canh hóa không thể đảm bảo tính bển vững do sử dụng nguồn tàinguyên quá mức, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng nguồn lợi ở thế hệ này và cho

thế hệ mai sau

Do vậy, phương thức NTTS hiệu quả, bén vững đời hỏi mỗi việc đầu tư để

đạt hiệu quả đều phải cân nhắc đến sự cân bằng của các yếu tố sinh thái tự nhiên.Hiệu quả ở đây mang tính tương đối, mang tính chiến lược lâu dài, chứ khôngphải là hiệu quả trước mắt Do đó, chúng ta có thể phát triển thủy sản hiệu quả vàbền vững trên quan điểm khai thác có cơ sở khoa học nguồn tài nguyên tương đốihạn chế của chúng ta Làm thế nào cho nguồn tài nguyên này có thể tái tạo lại,

bù đắp lại cái mà các giải pháp kỹ thuật chúng ta đã khai thác nó.

Trên thực tế, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, với hệ thống canh tác

Trang 21

thức ăn tự nhiên trong thủy vực rồi thu hoạch tôm Sau vụ tôm người dân sẽ nuôi một vụ cá hoặc trồng một vụ lúa chẳng han, để làm cho hệ sinh thái cân bằng trở lại Thế nhưng xét trên khía cạnh hiệu quả tính trên một đơn vị điện tích hiện tại thì lại thấp hơn so với thâm canh 2 — 3 vụ tôm/năm Do đó để khuyến khích người

dân nuôi theo phương thức bên vững là rất khó, phải cần thời gian.

Hiện nay, tại khu vực ven biển Nam Trung bộ tình hình nuôi tôm có xuất hiện những dấu hiệu khởi đầu cho một sự thoái hóa Ở đây, do diện tích hẹp và

điều kiện tự nhiên không được thuận lợi nên hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm

canh và thâm canh, do vậy hiện tượng tôm chết kéo dài và lan rộng đang diễn ra

ở vùng này Ở ĐBSCL nuôi tôm với nhiều hình thức khác nhau gồm quảng canh

cải tiến, bán công nghiệp, công nghiệp và vấn để thoái hóa môi trường cũng đang diễn ra.

Theo nguồn tin từ mạng internet, tại Thái Lan, diện tích NTTS không lớn,

không quá 50.000 ha, thế nhưng Thái Lan lại đứng đầu trong ngành sản xuất tôm

thế giới với sản lượng trên 200.000 tấn/năm Phương thức sản xuất của Thái Lan

là không cho mở rộng diện tích nhưng thâm canh hóa trên một diện tích đã được xác định, được tính toán cân bằng với hệ sinh thái chung.

Sở dĩ diện tích thâm canh hóa phải được quy hoạch và phải cân đối với

tổng diện tích tự nhiên vì có như vậy mới có thể làm sạch khối lượng bẩn do mô

hình nuôi tôm công nghiệp sinh ra, nếu không, việc nuôi tôm công nghiệp sẽ làm

thoái hóa bản thân môi trường ao chính nó, đồng thời sẽ làm thoái hóa và ô

nhiễm môi trường xung quanh Do đó, nếu duy trì được một tỷ lệ thích hợp giữa

hoạt động NTTS với điều kiện tự nhiên thì có thể duy trì được sự hiệu quả và cân

bằng trong nuôi tôm.

Trang 22

Riêng Việt Nam chúng ta không thể làm như Thái Lan được vì việc phát

triển NTTS ở Việt Nam có tính cách “quần chúng” Hàng triệu ngư dân, nông dân đang tham gia vào hoạt động NTTS này với cơ sở hạ tầng chưa được phát triển, trình độ dân trí, các hoạt động dịch vụ hậu can cho nghề nuôi thủy sản của

chúng ta cũng ở mức hạn chế

Với số lượng lớn người dân tham gia vào NTTS, chúng ta không thể thu

hẹp diện tích để thâm canh hóa được, do đó bước di của chúng ta phải khác vớiThái Lan Chúng ta lựa chọn hình thức mở rộng diện tích nuôi nhưng phải giảm

mức độ thâm canh hóa ở mô hình này để tạo ra được sự cân bằng giữa khai thác

và phục hổi hệ sinh thái ven biển Với mô hình này sẽ tạo ra một sản phẩm sạch,

sản phẩm sinh thái nếu giải quyết tốt các vấn dé quan lý.

2.1.3 Tổng quan về tình hình sản xuất và đời sống của người dân ven biển ở

Đông Bằng Sông Cửu Long

Khu vực ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh Bến Tre, Long

An, Tién Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, có tiêmnăng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt, đặc

biệt nuôi tôm với đối tượng là tôm sú

Đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực là đất nhiễm mặn do địa hình lòng chảo

cao dẫn ra hướng bờ biển Vì vậy, ảnh hưởng của thủy triéu có thể xâm nhập rất

sâu vào nội địa trong mùa khô, gây khó khăn cho việc chuyên canh cây lúa

nhưng là diéu kiện thuận lợi để nuôi tôm nước lợ; vào mùa mưa, nước được ngọthóa phù hợp để trồng lúa Như vậy, trong một năm phương thức canh tác phù hợp,

có hiệu quả cao ở khu vực này là luân canh nuôi một vụ tôm, trồng một vụ lúa.

Do đặc điểm tự nhiên như vậy cho nên ở các tỉnh này từ lâu đã hình thànhnghề nuôi tôm — trồng lúa Song do trước đây nhằm bảo dam an ninh lương thực,

Trang 23

ruộng đất được quy hoạch để trồng lúa và Nhà Nước đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các công trình thủy lợi ngọt hóa các vùng đất nhiễm mặn để trồng lúa,

tuy nhiên năng suất lúa không cao

Theo thông tin thu thập được từ mạng internet cùng với báo cáo điều chỉnh

quy hoạch vùng Déng Bằng Sông Cửu Long cho biết, năm 2000 chính phủ ra

nghị quyết về một số chủ trương và chính sách trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh

tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xác định: giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất

có điểu kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa và chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; các vùng đất trũng, đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho phù

hợp tình hình thực tế và đáp ứng được nguyện vọng của nông, ngư dân nước ta

Từ đó, các tỉnh ven biển ĐBSCL đã khảo sát tình hình ruộng nhiễm mặn, xây dựng quy hoạch chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng

thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng Trên cơ sở quy hoạch đó, các tỉnh đã

triển khai nhiều giải pháp để tiến hành chuyển dich co cấu sản xuất Từ năm

2000 đến năm 2004, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất diễn ra mạnh mẽ với gần

320.000 ha, trong đó tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh có diện tích

chuyển đổi tương đối lớn

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm được xây dựng ở các địa phương trong

vùng, đồng thời các hoạt động khuyến ngư cũng hoạt động ngày càng mạnh thông

qua các lớp tập huấn phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ sản xuất giống,

công nghệ nuôi, phòng trị bệnh, xây dựng mô hình trình diễn

Vì vậy nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển ĐBSCL đang ngày càng pháttriển trong đó chủ yếu là nuôi tôm nước lợ, với các hình thức nuôi khác nhau:nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến (nuôi tôm- lúa,

tôm - rừng, tôm - cua, làm muối - nuôi tôm )

10

Trang 24

Theo thông tin thu thập được từ mạng internet cùng với báo cáo điều chỉnh

quy hoạch vùng ĐBSCL, diện tích nuôi tôm năm 2001 là 399.000 ha, năm 2004

tăng lên 521.000 ha (tăng gần 9,3%/năm); s4n lượng tôm nuôi năm 2001 là127.900 tấn, năm 2004 là 235.200 tấn (tăng 22,7%/năm), diện tích nuôi một vụtôm, trồng một vụ lúa tăng

Như vậy, nuôi tôm đã đi dần vào chiều sâu, tăng sản lượng nuôi nhanh hơntăng diện tích nuôi Diện tích nuôi tôm theo phương thức một vụ tôm, trồng một

vụ lúa chiếm tỷ trọng rất lớn Năng suất tôm nuôi theo phương thức này tăng từ

150 — 200 kg/ha lên 400 -500 kg/ha (cá biệt 800kg/ha), lợi nhuận bình quân

15-20 triệu đồng/năm

Nuôi tôm không chi góp phan tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, lam tănggiá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác mà cồn lànguồn nguyên liệu quan trọng cho chế biến và xuất khẩu Năm 2001, kim ngạchxuất khẩu thủy san các tỉnh ven biển ĐBSCL là 705 triệu USD, năm 2004 tăng

lên 1.028 triệu USD (tăng 13,5%/năm) Trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩunăm 2001, tôm chiếm 44% giá trị xuất khẩu thủy sản, 11 tháng đầu năm 2004 là52%, trong đó chủ yếu là tôm nuôi.

Tuy nhiên, những khoảng thời gian vừa qua một số địa phương xẩy ra hiệntượng tôm nuôi bị chết vào đầu vụ có lúc trên diện rộng đã gây nhiễu thiệt hại

cho sản xuất, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thả tôm khôngđúng thời vụ; trong khi đó, tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre, nhiều người dân vẫn

tìm mọi cách đưa nước mặn vào nuôi tôm trong vùng ngọt hóa.

Mặc dù còn tổn tại nhiều khó khăn nhưng đời sống của người dân vùng

ĐBSCL cũng ngày được cải thiện, các cơ sở ha tang, dich vu cũng ngầy càng

phát triển giúp họ yên tâm sản xuất

Trang 25

2.1.4 Thực trạng sản xuất và đời sống của người dân ven biển tỉnh Bạc Liêu

Vùng biển và đất ven biển tỉnh Bạc Liêu nằm trong khu vực bán đảo Cà

Mau nối liên vịnh Thái Lan, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước ở Đông Nam

Á, có tiểm năng kinh tế to lớn và vị trí quốc phòng rất quan trọng

Bạc Liêu tuy có nhiều tiểm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển sản

xuất nông nghiệp cũng như NTTS nhưng vẫn còn tổn tại không ít khó khăn, hạn chế, đòi hỏi dang bộ và mỗi người dân nỗ lực hơn nữa để làm cho mảnh đất ngày

một giàu đẹp.

Năm 2001 Bạc Liêu chủ trương chuyển những diện tích sản xuất lúa kémhiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm Theo thông tin thu thập

được từ các báo cáo của Sở Thủy Sản cùng với những thông tin từ tạp chí Forum,

trong năm 2003, diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy

sản của tỉnh Bạc Liêu là 14.000 ha, năm 2004 chuyển đổi thêm 3.600 ha, tính

đến tháng 10 năm 2004, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 117.000 ha,

đứng nhì khu vực (chỉ sau Cà Mau) Trong đó diện tích thả nuôi trên 90.000 ha,

chủ yếu là dành cho nuôi tôm và diện tích nuôi cá có gần 2.000 ha, diện tích nuôi

tôm công nghiệp và bán công nghiệp hiện nay 8.200 ha.

Theo thông tin thu thập được từ sở Thủy Sản tỉnh Bạc Liêu, trong 3 năm

qua mô hình bán công nghiệp và công nghiệp khá ổn định, ít rủi ro, hơn 70% điện

tích đạt hiệu quả kinh tế cao, bình quân từ 3 -5 tấn/ha hộ nuôi đạt năng suất 4 - 5

tấn/ha, lãi 100 -120 triệu đồng/ha Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 70.500

ha, trong đó 75% diện tích nuôi có hiệu quả, bình quân lãi từ 12 - 15 triệu

đồng/ha Ngoài ra, diện tích nuôi kết hợp đạt 8.940 ha, trong đó mô hình tôm —

lúa tập trung tại các huyện Hồng Dân, Phước Long và Vĩnh Lợi phát triển khátốt, lãi từ nuôi tôm đạt 8 -10 triệu đồng/ha Hiện tỉnh chú ý phát triển các hình

12

Trang 26

thức nuôi sinh thái, nuôi đa dạng thủy sản và tăng cường công tác khuyến ngư để

phát triển nuôi trồng thủy sản bên vững, ít rủi ro và đạt hiệu qua kinh tế cao.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm 2005 tôm bị chết hàng loạt do thời tiết thay đổi bất thường, tiết lạnh kéo dài, tôm lại bị nhiễm bệnh đốm trắng làm

cho người dân bị thiệt hại nặng Theo thống kê của ngành thủy sản Bạc Liêu, đến

nay toàn tỉnh có trên 9.000 ha tôm sú bị thiệt hại, đa số là nuôi vụ nghịch.

Bên cạnh thế mạnh chủ lực là thủy sản, tỉnh còn có gần 80 nghìn ha đất

chuyên trồng lúa, có khả năng thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm Từ năm

2001 đến nay, tinh đã chuyển đối đất làm lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi

trồng thủy sản.

Với sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đời sống của người dân tuy còn nhiều

khó khăn nhưng đã được cải thiện hơn nhiều, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm

đầu tư, trang thiết bị y tế và các dịch vụ khác cũng ngày căng phát triển góp

phan đổi mới bộ mặt nông thôn Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tỔn tại nhiều khó khăn như tỷ lệ rủi ro khá lớn (do tôm chết), người dân không nắm vững kỹ thuật,

hệ thống thủy lợi chủ yếu phục vụ trồng lúa, không đáp ứng kịp cho hoạt động

NTTS, tôm giống vừa thiếu vừa không đạt chất lượng; công nghiệp chế biến cũng phát triển chưa tương xứng, nguồn nhân lực kỹ thuật đào tạo không kịp cho nghề

nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản Vì thế, một số người dân đang muốn quay trở lại với nghề trồng lúa nhưng cũng có một số người dân lại tim mọi cách

để dẫn nước mặn vào nuôi tôm Do vậy, đòi hỏi các cấp chính quyền can giải quyết mâu thuẫn bất cập này, nhằm đảm bảo cho người dân sản xuất ổn định và

có đời sống tốt hơn

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, bằng cách tiến hành khảo

Trang 27

tổng thể, đồng thời trong quá trình nghiên cứu các phương pháp thu thập thông

tin, phương pháp phân tích, xử lý số liệu cũng được sử dụng.

2.2.1 Cách chọn địa bàn nghiên cứu

Năm 2001, tỉnh Bạc Liêu đã chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa và làm muối kém hiệu quả sang NTTS Vùng ven biển Nam Lộ tỉnh Bạc Liêu cũng thực hiện chủ trương đó, kết quả diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên đáng

kể và đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng tổn tại rất nhiều khó khăn Để nghiên cứu về tình hình sản suất của vùng này như thế nào? Chúng tôi đi vào tìm hiểu

các địa bàn sau:

Đông hải là huyện đuợc tách ra từ huyện Giá Rai, nằm giáp với biển

Đông, có bờ biển dài 23,2 km, tổng diện tích tự nhiên là 53.926 ha, có thế mạnh

về tiềm năng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Sản xuất nông nghiệp không phát triển, người dan đã chuyển hầu hết những diện tích trồng lúa sang NTTS Hiệu quả thu được từ việc chuyển đổi trong những năm dau rất đáng khích lệ nên một

bộ phận dân cư đã 6 ạt chuyển sang nuôi tôm bất chấp sự cho phép của nhà nước Thế nhưng, trong những năm gần đây dưới tác động của nhiều yếu tố như môi

trường, thủy lợi, thời tiết đã làm cho sản xuất ở vùng này gặp rất nhiều khó

khăn, sản xuất đạt hiệu quả thấp thậm chí có hộ nuôi bị lỗ Vì thế, người dân

vùng này lại muốn quay trở về với nghề canh tác trồng lúa, vì mô hình này ổn

định hơn, đầu tư thấp hơn Do đó các cấp chính quyền cần giúp người dân chọn

ra một mô hình vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo tính bén vữngsinh thái.

Vĩnh Lợi là huyện có diện tích và tiềm năng kinh tế lớn của tỉnh Bạc Liêu, với diện tích tự nhiên 653,88 km” Cơ cấu kinh tế của huyện là: Nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại dịch vụ.

14

Trang 28

Riêng lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, huyện chia làm 3 vùng trọng

18.600ha, tăng hơn 3.000ha.

- Vùng kinh tế biển: chiều dài mặt biển 20km, đây là vùng biển bổi, ngoài

phần rừng phòng hộ còn hàng ngàn ha bãi bồi Huyện khuyến khích đánh bắt xa

bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Cũng giống như huyện Đông Hải, vùng ven biển Nam QLIA của huyệnVĩnh Lợi cũng nảy sinh nhiều vấn để bất cập, sản xuất không ổn định, làm ảnh

hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân

Hiện nay người dân nuôi tôm ở Bạc Liêu nói chung và vùng ven biển Nam

lộ nói riêng chủ yếu nuôi tôm với hình thức quảng canh quanh năm, thời vụ thả

tôm cũng như việc bảo vệ môi trường không được người dân chú ý, kỹ thuật nuôi

và kinh nghiệm của họ chưa cao Do đó hiệu quả san xuất không cao, thậm chí cónhững hộ nuôi bị thất bại liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tháng 3 năm

2005 đã xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt gây nhiều thiệt hại cho người dân

Hơn nữa, người dân lại tự phát chuyển đổi sang nuôi tôm làm cho hệ thốngthủy lợi — thủy nông nội déng không đáp ứng kip, sản xuất kém hiệu quả, đời

Trang 29

chúng tôi đã chọn huyện Đông Hải và vùng ven biển phía Nam lộ huyện Vĩnh

Lợi làm địa bàn nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài vận dụng cả hai dạng số liệu thứ cấp và sơ cấp

+ Thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, phòng Nông Nghiệp của các huyện, Phòng

thống kê

+ Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng 2 phương pháp:

1 Phỏng vấn nông hộ

Qua quá trình khảo sát thực tế địa bàn và thảo luận với sở nông nghiệp và

phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi đã tiến hành

nghiên cứu trên 2 huyện Ở mỗi huyện chúng tôi chọn ra 1 xã đại diện, và trong

mỗi xã chúng tôi chọn ra một ấp Sau khi chọn ra 2 ấp đại diện cho vùng, chúngtôi tiến hành điều tra toàn bộ nông hộ trong ấp đã chọn Cách diéu tra là phỏng

vấn trực tiếp theo mẫu “Nghiên cứu tình hình nuôi tôm sú và để xuất giải pháp

nhằm phát triển bén vững vùng ven biến phía Nam quốc lộ 1 A tỉnh Bạc Liêu”

của viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI ( International Rice Research Institute) Cụ

thể về số mẫu diéu tra được thể hiện qua bang sau:

Bảng 1: Số Mẫu Điều Tra

Huyện Số mẫu (Hộ)

Đông Hải 348

Vinh Loi 131

16

Trang 30

2 Thu thập thông tin qua tiến trình thực hiện đánh giá nhanh nông thôn có

sự tham gia của người din (PRA)

Dựa trên phân loại hộ theo mức sống của xã, chúng tôi đã tiến hành làm

phương pháp PRA đối với các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và nhóm chính

quyền ở mỗi xã Mỗi nhóm có 10 người tham gia Các công cụ được sử dụng là:

W: điểm yếu (Weakness)

O: cơ hội (Opportunities)

C: Constrain

Ma trận SWOC nhằm mô tả các yếu tố nội lực (Điểm mạnh, Điểm yếu) va

ngoại lực (Cơ hội, Can ngại) đến quá trình san xuất tôm và đời sống của người dân ở vùng Nam QL1A tỉnh Bạc Liêu.

2.2.3 Phương pháp phân tích

Để phân tích tình hình sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển

Nam QLI1A tỉnh Bạc Liêu, để tài vận dụng phương pháp thống kê mô tả, phân

tích hồi quy và phương pháp so sánh

- Phuong pháp thống kê mô tả

* Phương pháp so sánh £ —

Trang 31

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: là việc so sánh chênh lệch chỉ tiêu của

kỳ phân tích (năm 2004) và chi tiêu của kỳ gốc (năm 2001 )bằng hiệu số chỉ tiêu của kỳ phân tích (năm 2004) so với chỉ tiêu của kỳ gốc (năm 2001) cho thấy độ lớn của việc tăng trưởng hay độ lớn của việc tăng (giảm) thiểu Ký hiệu +A

Công thức: X; - X,

Xo: Chỉ tiêu kỳ gốc

X,: Chỉ tiêu kỳ thực hiện.

Tuy nhiên, khi so sánh tuyệt đối một số chỉ tiêu sẽ không được thể hiện

hoặc thể hiện không chính xác mục đích mà chúng ta nghiên cứu, người ta sử dụng chỉ tiêu tương đối để khBắc phục nhược điểm này.

+ Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu chênh lệch của kỳ phân tích với kỳ gốc so với chỉ tiêu kỳ gốc Ký hiệu là %.

Được thể hiện qua công thức sau:

(Xo - X)/ Xe*100

Xo: Chỉ tiêu kỳ gốc

X,: Chỉ tiêu kỳ thực hiện.

- Phân tích hổi quy

Nhằm phân tích cụ thể hơn ảnh hưởng từng yếu tố sản xuất đến năng suất tôm, chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích hồi quy.

Phân tích hổi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến độc lập đến một biến phụ thuộc Phân tích hổi quy giúp chúng tôi vừa kiểm

định lại những giả thuyết về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa

định lượng mối quan hệ kỹ thuật giữa chúng

Hàm Coub —Douglas được sử dung để thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến

năng suất tôm của vùng nghiên cứu có dạng:

18

Trang 32

yee"? tà Tvyi (tu Tàu

Dạng logarit:

LN_NS =f, + £,LNX, + 8,LNX, + 8,LNX, + + B,LNX,

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc (năng suất tôm).

X; : Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất (diện tích, giống, thức ăn,

phân bón, lao động, ).

8,: Hệ số dự đoán tương ứng yếu tố thứ i như diện tích, kinh nghiệm,

trình độ học vấn

- Phương pháp phân tích thu nhập và chỉ phí

Để phân tích kết quả hiệu qua các mô hình sản xuất tôm, lúa trên 1 ha

chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận = tổng doanh thu — tổng chi phí

Doanh thu = Sản luợng * Giá bán

Thu nhập = Lao động nhà + Lợi nhuận.

Tỷ suất thu nhập trên chi phí ( TS.TN/CP): chỉ tiêu này thể hiện cứ 1 đồng

bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí ( TS.LN/CP): Chỉ tiêu này thể hiện cứ 1

đồng chỉ phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

2.2.4 Do luờng sự phân phối thu nhập

Nghiên cứu sự phân phối thu nhập là nhằm muốn biết phần thu nhập của

từng nhóm hộ Ai nhận bao nhiêu và chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số các

nhóm hộ Mức độ bất đồng đẳng trong phân phối thu nhập đó như thế nào Để nghiên cứu vấn để này các nhà kinh tế và các nhà xã hội học thường dùng khúc

tuyến Lorenz và hệ số Gini.

Trang 33

2.2.4.1 Khúc tuyến Lorenz

Để phân tích phân phối thu nhập của cá nhân như thế nào, người ta thường

sử dụng đường cong Lorenz, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 1: Đường cong Lorenz biểu thị sự phân phối thu nhập

40

% Thu nhập tích lũy ta ©

0 20 40 60 80 10

% Tích lũy người nhận thu nhập

Trong nghiên cứu kinh tế xã hội, khúc tuyến Lorenz thường được dùng mô

tả phân phối thu nhập của một nền kinh tế, một vùng hay một tổng thể nghiên cứu Trục hoành biếu thị số nông hộ nhận thu nhập theo từng mức phần trăm tích lũy và số tích lũy phần trăm của thu nhập được biểu thị trên trục tung.

Đường cong Lorenz cho thấy phân phối thu nhập thực tế trong một năm Đường cong lorenz càng xa đường chéo (đường phân phối thu nhập hoần toàn

đồng đẳng) và càng tiến gần đến trục hoành thì mức độ bất đồng đẳng trong thu nhập càng cao Như vậy phân phối thu nhập được coi là hoàn toàn đồng đẳng khi đường cong Lorenz trùng với đường chéo góc Sự bất đồng đẳng hoàn toàn sẽ

được thể hiện bằng sự trùng lặp của đường cong Lorenz với trục hoành ở đưới vatrục tung ở bên phải.

20

Trang 34

2.2.4.2 Hệ số Gini

Các nhà kinh tế và xã hội học cũng tìm ra một thước đo độ bất đồng đẳng

trong phân phối thu nhập đó là hệ số Gini

Hệ số Gini được tính bằng cách so sánh diện tích giới hạn bởi đường đường

cong Lorenz và đường chéo 45° (diện tích A) với diện tích hình tam giác vuông

ODG (diện tích A + B) thể hiện qua biểu đồ 1 Hệ số Gini được tính như sau:

M: Là thu nhập bình quân/người (Tổng thu nhập/số người)

rị thứ tự xếp hạng thu nhập từ cao xuống thấp

y¡: thu nhập bình quân thực tế của hộ thứ i

Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất đồng đẳng trong thu nhập và có thể dao động trong phạm vi từ 0 (hoàn toàn déng đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất đồng đẳng trong thu nhập) Trên thực tế, hệ số Gini tiêu biểu cho những nước có

phân phối thu nhập chênh lệch lớn nằm giữa 0,5 — 0,7, còn những nước có phânphối tương đối công bằng thì từ 0,2 — 0,35; còn hệ số Gini bằng 1 hay 0 là không

có trong thực tế

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel, Eviews 3.0, Words trong xử lý số liệu và trongphân tích.

Trang 35

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.1 Vị trí địa lý

Bạc Liêu là tỉnh nằm ven bờ biển Đông ở vùng bán đảo Cà Mau, được

tách ra từ tinh Minh Hải cũ vào năm 1997 Tỉnh Bạc Liêu nằm ở 9°00” - 9238”09”

vĩ độ Bắc, từ 105°14’15” - 105°51°54” kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ

và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây và Tây

Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; phía Đông Nam giáp biển Đông

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 241.813 ha (không tinh vùng bãi bổiven biển), được phân thành 2 vùng sinh thái:

+ Vùng ngọt hóa thuộc Bắc Quốc Lộ 1A: có diện tích tự nhiên 154.684 ha,bao gồm 9 xã, 1 thị trấn của huyện Vinh Lợi; các phường phía Bắc QLIA của thị

xã Bạc Liêu, và toàn bộ huyện Hồng Dân, phước Long, Giá Rai Vùng này cókha năng phát triển nông nghiệp toàn diện Bao gồm cả Nông - Lâm — Ngư —

Diêm nghiệp.

+ Vùng nhiễm mặn ven biển (Nam Quốc Lộ 1A): có diện tích tự nhiên là

§7.129 ha, gồm có 4 xã, 1 thị trấn của huyện Vĩnh Lợi; 3 xã, 3 phường của thị xã

Bạc Liêu và toàn bộ huyện Đông Hải Vùng này thích hợp cho sản xuất các môhình tôm, tôm — lúa, làm muối và khôi phục rừng ngập mặn

Trang 37

3.1.2 Khí hậu - thời tiết

Khí hậu Bạc Liêu cũng như vùng Nam QL1A mang những đặc trưng điển

hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đông thời chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển Một năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 — tháng 11 dương lịch, với lượng mưa trung bình 1.800 mm gây khó khăn cho hoạt động sản

xuất NTTS nhưng lại là điều kiện thích hợp cho sản xuất trồng trot ở vùng Bắc QL1A; mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, thích hợp cho sản xuất NTTS

nước Id ở vùng Nam QLIA.

Các yếu tố khí hậu - thời tiết như chế độ độ ẩm, nhiệt, gió không có biến

động lớn trong chu kỳ 1 năm, với nên nhiệt độ cao trung bình năm 26,5, tổng lượng nhiệt cả năm trên 9.500°C, độ ẩm không khí trung bình 85%.

Những năm gần đây diễn biến thời tiết khá phức tạp, nên cũng ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như NTTS của người dân Do vậy, hàng năm cân phải xây dung các phương án để chủ động phòng

chống thiên tai, đảm bảo cho người dân sản xuất đạt hiệu quả và có cuộc sống ổn

3.1.3 Nguồn nước - thủy văn

+» Chế độ thủy văn: liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, gió, địa hình và

thủy triều

- Hải văn: Biển Đông có bán nhật triều không đều, do tác động của dòng hải lưu, bờ biển tỉnh Bạc Liêu có những biến động lớn trong thời gian qua như

vừa bi xói lở, vừa bị bồi dap mở rộng

- Thủy văn sông, rạch:

Khu vực phía Bắc kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp chịu ảnh hưởng của chế độ

nhật triéu biển Tây qua hệ thống sông Cái Lớn (nh Kiên Giang)

24

Trang 38

Khu vực phía Nam kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp bi chi phối bởi chế độ nhật

triểu biển Đông với lưu tốc dòng chảy mạnh, biên độ triều khá lớn (bình quân

2,85), tạo thuận lợi cho việc tiêu nước tự chảy và rửa mặn, rửa phèn cũng như lấy

nước mặn từ biển vào để sản xuất NTTS, làm muối, phát triển rừng ngập mặn.

Hiện nay, chế độ thủy triéu biển Đông không còn tác động trực tiếp lên

thủy văn của hệ thống kinh rạch phía Bắc QLIA do các cống ngăn mặn doc QL1A đã được hình thành Trong khi đó, do quy mô truyền triểu bị thu hẹp, biên

độ triều ở phần phía Nam QL1A trở nên lớn hơn làm ngập nhiều khu vực có địa hình cao (lúc đỉnh triểu), chính sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước mặn vào ruộng (kể cả các chân ruộng cao) để nuôi tôm và là một trong những nguyên nhân tác động đến sự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang vuông nuôi

tôm ở quy mô lớn hiện nay.

Ngoài ra, do nằm trong vùng biển bổi, thủy triéu mang lượng phù sa cao

vào vùng Nam QLIA gây ra tình trạng bổi lắng nhanh chóng mạng lưới kinh

rạch, làm trở ngại giao thông thủy và thóat nước trong vùng Nam QLIA này

+» Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt:

+ Đối với vùng Nam QL1A, trong mùa khô tất cả kinh rạch đều bị nhiễm

mặn với độ mặn cao (15%) — 30%») thuận lợi cho NTTS và làm muối, trong mùa

mưa độ mặn còn ở mức 5 -15%, nên vẫn thích hợp cho NTTS nuớc lg.

+ Đối với vùng Bắc QLIA, nhờ thực hiện hệ thống thủy lợi trong dự án Quản Lộ — Phụng Hiệp, khả năng tưới nước ngọt hầu như quanh năm thuận lợi cho san xuất nông nghiệp; riêng khu vực phía tây Bắc huyện Hồng Dân (giáp tinh

Kiên Giang và Cà Mau) do chưa khép kín công trình ngăn mặn từ phía biển Tây nên mặn vẫn xâm nhập vào vùng này (tháng 2 — 4) nông dân đã tận dụng để nuôi

Trang 39

- Nguồn nước ngầm: Déi dào phong phú, chất lượng nước về cơ ban đạt

tiêu chuẩn lý học, hóa học, vi sinh, đảm bảo phục vụ sinh hoạt, ăn uống Trữ

lượng khai thác có thể đạt 3,68 triệu m?/ ngày, được xét vào cấp C2.

3.1.4 Địa hình thổ nhưỡng

Địa hình trên địa bàn tỉnh tương đối bằng phẳng và thấp, hướng nghiêng

chính từ Tây Bắc xuống Tây Nam, cao độ trung bình 0,3 — 0,6m, chia làm hai khu

vuc ro rét.

- Phía Nam QLIA có dia hình cao hơn, bình quân 0,4 — 0,8m Do có những

giổng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển

hướng nghiêng thấp dân từ biển vào nội địa

- Phía Bắc QLIA địa hình thấp hơn, bình quân 0,2 - 0,3 m Độ nghiêng

trung bình toàn tỉnh từ 1 — 1,5 cm/km Dạng địa hình như trên thuận lợi choviệc tận dụng triều cường đưa nước mặn vào nội đồng hoặc tạo thànhnhững vùng tring đọng nước, như ở khu vực chuyển đổi sản xuất củahuyện Hồng Dân và Giá Rai, phù hợp cho nuôi trồng thủy sản

Theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất (tỷ lệ 1/25.000) tinhBạc Liêu năm 1999 của Phân Viện Quy Hoạch Và Thiết Kế Nông Nghiệp MiễnNam, tỉnh Bạc Liêu có 5 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất Mặn và đất Phèn

chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh

26

Trang 40

Hình 3: Cơ Cấu Diện Tích Các Nhóm Đất của Tỉnh Bạc Liêu

El Đất nhân & Sông

Với cơ cấu như vậy, tỉnh có nhiều tiểm năng để phát triển nông nghiệp

cũng như NTTS Vì đất mặn thích hợp cho làm muối, NTTS, trồng rừng phòng hộ; đất phèn thích hợp cho canh tác nông nghiệp và NTTS Còn lại các đất khác cũng thích hợp cho sản xuất cây lúa, hoa màu và xây dựng cơ bản

3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

3.2.1 Cơ sở hạ tầng

3.2.1.1 Hệ thống giao thông

Đường bộ: Quốc lộ 1 A chạy xuyên qua tỉnh với chiều đài 63 km, chia tinh thành hai vùng sinh thái rõ rệt, vùng Nam và Bắc quốc lộ, đây là điều kiện thuận

lợi cho việc vận chuyển đường bộ giữa hai vùng trong tỉnh Tỉnh lộ có 7 tuyến,

tổng chiéu dài là 123 km, mặt đường rộng 4 — 5 m trải đá; đường huyện có 369

km và có 30 xã có đường giao thông nông thôn.

Theo những thông tin thu thập được từ tạp chí Forum, năm 2004 tỉnh bạc

Liêu có 736/790 công trình cầu và đường, trong đó xây dựng mới 464 công trình,

Ngày đăng: 19/12/2024, 23:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN