Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu công tác xóa đói giãm nghèo ở xã Long Thành N
Trang 1- BO GIAO DUC VA DAO TAO
DAI HOC NONG LAM TP HO CHi MINH
NGHIÊN CỨU CONG TAC XÓA DOI GIAM NGHÈO Ở
XÃ LONG THÀNH NAM HUYỆN HÒA THÀNH
TỈNH TÂY NINH
NGUYEN VAN LONG
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHAN
NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
THU VIÊN DAT HOC NONG LAM
LV 000402 |
Thành phố Hồ Chi Minh
Tháng 10 /2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu công tác xóa đói giãm nghèo ở xã Long Thành Nam - huyện Hòa Thành - tỉnh Tây Ninh”
do Nguyễn Văn Long, sinh viên khóa 2003 - 2008 lớp TC 03 PTTN, ngành Phát Triển
Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TRAN DAC DÂN
Giáo viên hướng dẫn
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn!
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tìnhdạy dỗ truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tại trường
Đặc biệt gửi lời biết ơn sâu sắc đến thay Trần Đắc Dân, người Thay tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi thực hiện đề tài này
Uy Ban Nhân Dân xã Long Thành Nam và các cô chú trong ban chỉ đạo xóa đóigiảm nghèo, cùng các bà con nông dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tình hình đời sống, sản xuất của bà connông dân dé hoàn thành luận văn nghiên cứu.
Các bạn đồng nghiệp và những người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đại Học Nông Lâm, tháng 10 năm 2007
Sinh Viên
Nguyễn Văn Long
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYEN VAN LONG Tháng 10 năm 2007 “Nghiên Cứu Công Tác
Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Xã Long Thành Nam, Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây
Ninh”.
NGUYEN VAN LONG October 2007 “Study On The Poverty
Reduction Program In Long Thanh Nam Village, Hoa Thanh District, Tay Ninh
Province”.
Khóa luận tìm hiểu về “Nghiên Cứu Công Tác Xóa Đói Giảm Nghéo ở XãLong Thành Nam, Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh” trên cơ sở phân tích số liệu
điều tra 40 hộ nghèo trên địa bàn xã Long Thành Nam.
Dat nước đang phát triển thì vấn đề nghèo đói dẫn đến nạn phân biệt giàu nghèo
trong xã hội là vấn đề tất yếu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, nó không
những tồn tại ở những nước dang phát triển mà còn tồn tại những nước phát triển.
Chương trình XDGN rat cần thiết cho người nghèo với sự quan tâm của Dang chínhquyền Thông qua vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu công tác XĐGN, nhằm
nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về tình hình chung của công tác XDGN, tìm hiểu
quá trình thực hiện chương trình và công tác tổ chức XĐGN, tình hình sử dụng vốn
vay của các hộ nghèo, xác định nguyên nhân nghèo đói và đề xuất một số giải pháp,
đưa ra những kết luận kiến nghị tăng cường công tác XDGN trên địa ban xã Đề tài
được tiến hành thực hiện điều tra 40 hộ nghèo là đối tượng của chương trình XDGN vaphân thành ba ấp, kết hợp với điều tra thứ cấp các nguồn thu thập thông tin của banBCD - XDGN xã Long Thành Nam qua các năm 2003 - 2006, để từ đó làm cơ sởnghiên cứu trong thời gian từ ngày 25 tháng 6 năm 2007 đến ngày 25 tháng 10 năm
2007.
Trên các cơ sở đó rút ra được những nguyên nhân của sự đói nghèo và hướng
giải quyết phù hợp nhằm giúp cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên xây dựng kinh tế
hộ, giảm sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo, hộ nghèo và hộ giàu phù hợp
với điêu kiện của địa phương.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh sách các chữ viết tat cccccsccccssssesesseseccsesesserececssssstsscscesssessnssenssneneassnsonsesneneeeeaese x
Danh sách các BẰng SỐ snessesessrisaskkssoesgBBEL1435S601DLEG.G.071S0/1G1.2400000150 HE xiTDanh sách: cae HìnH, ‹624615506464350814001031518180815859133410 H4888 531381111404042.002 mg srersrie xiii
TDarDt:.dlill: otis KIẪU 0 cuaauasgteatadirinuadiogBiseeeisesoefiicaichigBihiniadkiililitiodsobuatoiiflsli8ieasie XIVChương 1: MỞ DAU
1,1 Sher cần thiết của đỀ TẢI s-cosd8 Hnng130118880801553330301070H0000210207010600010E6e 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tain eeeccsssesssssstessssesssnscesssseesssecssanecsssenensnaeencnnetee 5
1.5.1 Me lếu chưng ceeeaseseisneiiaineisssnasaearroskssoeiNEELšS4808400/881608380.360136 2
ee, | nn 21.3 Phương pháp nghiên GỨu -< s5< 2+9 HH 004110101100000001 50" 31.4 Nội dung nghiên cỨu -. - 5-1711 31.5 Phạm vi Nghiên CỨu -seeenereeeeenrereeiieArAA000000020018908 4
1.5.1 Phạm vi không gian «‹‹<421244001122612111 14 660110 9461105101 0411.0188006 41.5.3 Phạm ýỉ thời GIAT «easee»sssieediibgtieesiibstiAS051.16030048838410.0400000235/0160.0010 88 41:5 Ý lo nghiÊN DỮNuesas»seesageasseosegtecg6024104101G050.90871E0007185D00100.0800000170383100309950c-9:.0 5 1.7 Cấu trúc luận văn - +2-++++2E tt tr 5Chương 2: TONG QUAN
3.1 Điêu kiện I naueesennnitiiiDtEVO renner nireemannewunnoareannainiannsnneeane 6
1,1 Vite Ôi lý nick 61 53x3614163813850141E1.s53001061210381435553550401048015118801028ne me 68.1.7 Bìa hình, Cie thê ueaaayykeossarairnsannaaaeesnassersssgsBseenenmssisS.RG4580i8001844 6 2.1.3 Thời tiết và khí hậu 1222000011000 7
915.1 Thời II suasansanneetrnoiintontgtdetgieotistiolcdoigisttirirarareossgdtlibgix0 08006) 7
3 123.7 KHÍ hữÚacesiieooisDsatiliissl 4s S3onngghSNS08003E83E00138ã1505800301eãxsÐaEREDEs 7
2.1.4 Tài nguyên đất cssccssscossconescessssnversossonsurersonensensnssnenouctasequsersennicansseaninesions 92.1.5 TÀI nguy Ân HHƯỚ ceeaiernenneeenesnrnsalotxas866625800454689802650028M1/ 188S8MD-08 102.1.6 Tài nguyên khoáng sản - s1 nh 011101110c60e 10
Trang 62.1.7 Cảnh quan môi tƯỜng - c+cser nen 0h ghe 10
2.2 Điều kiện kinh tế xã hộii - s-©csc e2 31122.713.111 xkkrrkdbrirrrer 10
95.1 Dâu số, lao động về Vibe lãMiLsessesssssaeonooisitidtingEiEviS0SE081000080A4900990680010m4 112.2.2 Về văn hóa thé dục thé thao cscsecssessecseecseestecssensesseestessesssessseesneesnesens 11
2.2.3 Tôn giáo và dân tOC eccsssessserossesecsesersesarsceranenssnsesnsnpensenseenaeasasenassnenss 12
3 THiền liên tttl Ôn: lẫn HH cessor red ies on ens 12
3.3.1 Bien at Hồn HEUTE tua n2hgH22026 040503688106 Liasgga31029 3/600/801200018000 B0 122.3.2 Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 5csscsccsceeressreeree 14
2.3.3 Ngành thương mại, dich VỤ - - s+cssssnrreeieeeieseeieeiererere 14
2.4 Thực trạng phát triển Cơ sở hạ tầng - sscececicxrrrrrrrrirrriirriiie 15
DA 1469 THÔNG thun ga gato dilgDsll3EE42t0g346161165001g3.14501511933616.807Đ88Đ000085382814845460788400 15 p5? nh 15
DAS GIÁO GUC ca ganiiiiiesiesnassseaisesoarsssesnesenexesdsxSI468600158/5895555g394583438 15
2.44 Thông tit ttt 8£ uxcsgngaanaoittnotiiiioioiidigHi1n0010018308101014449189304600110000mmee 16
625 TC acd ier 16
2.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội 17
Ee 18
Chương 3: NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bel Cơ Sở lý lUẬT icon iiiSiSLiAAAAesekeeasoskesarlEIASSSE483348888435158584050146802050.84H848Đ048/SE 19
3.1.1 Quan niệm chung về nghèo đói s c<caSHH ng reeree 203.1.2 Khái niệm về nghèo đói 2-2-5252 2StềtS2+SSEEErESELEEkrkkrrrrrreerrrri px:
P.8.” 23
Â.1.3.W† tiến đănh ĩá về nghÊu Ủổ ee ee 23
3.1.4 Các ngưỡng nghèo ỔỔi :.scserennnissvsorsisassasaneicenesseverssavernsaseeaseenecnensons 24
3.1.4.1 Dựa trên thu nhập - nh t nhe tee.rerrreeree 24
31.4.2 Dita trên CHÍ HỂU ocoscs ccceccs-blfiDt2L83523455515036L606340901514S88/G0/288 35
3.1.4.3 Dựa trên chỉ tiêu đỉnh GUOnes sicccscvicsssasccewevesstessneneonsesivsvceuvsavers 25
3.2 Quan điểm và đối sách chống đói nghèo giữa các nhóm nước - 25
9-1 Cần nưềc từ bến phẩt HÍ Thaesesuseaneasiiiseniaietislfvtiesosidesegicsriogtgueosttsnguite 25
Trang 73.2.2 Các nước dân tộc chậm phát triỂn -5-©52©csttresrserritriirrrreree 26
3.2.3 Các nước theo con đường XHCN (Có Đảng cộng sản lãnh đạo) 26
3.3 Kighlo COL VRE ÍễNBtusasesessnsnannliatienisusstohsseorisoslSBi480g8M:130.28013403070030038f 26 3.3.1 Chí ie BẠnH BĨÃ e hgoncgggB34541908408019084GH.G0M011010/000/0400100 nem 26 3.3.2 Ngưỡng đánh giá của BLDTB - XH, thời kỳ 1997 - 1998 27
3.3.3 Nguyên nhân của đói nghèo bắt nguồn sâu xa, từ khi xã hội có phân tin giai cỀp, esesesseeniasbsrcdantniebauieiEisS4C3onk421200L1.6040g13108040.01/208/80:4 0/1000 28 3.3.4 Những luận cứ tổng quan về XDGN ở Việt Nam -+ 29
3.3.5 Quan điểm, định hướng chiến lược về XDGN của Dang và nhà nước ta 30 3.4 Mục đích ý nghĩa của chương trình XDGN ò-S-Ăehneiirrrrrrrrrre 30 3.5 Phương pháp nghiên Cứu - set 0810004018 s0 31 34] Th ThiỆngÈ Triệt Thí GẦN seessesseeseanssdinopgnGiesoposginitodigggsongtg0scl0010050c 31 3.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp -. ¿ s-cxsc2rhtrtirrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrtrrree 31 Chương 4: KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm chung về chương trình KDGN ở Xã cccccerrieerrirerrirre 32 4.1.1 Sự ra đời của chương trình e-<c<ssssssseseeiiririerrersreseee 32 4.1.2 Những nội dung quản lý Nhà Nước đối với chương trình XĐGN 33
4.1.2.1 Mục tiêu và phương hướng của chương trình XDGN 33
4.1.2.1.1 Mục tiêu của chương trình XĐGN 33
4.1.2.1.2 Phương hướng của chương trình XDGN 34
4.2 Tổ chức bộ máy và hoạt động của ban XDGN xã Long Thành Nam 34
4.2.1 Té chức bộ máy của ban XĐGN xã cookie 34 425 Co cầu Tỉ chúc BOP - XUIỂN XÃ Ghaagaa ndnoddootrragoaitslieonnliossaerossresrdon 35 4.2.3 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động BCD - XDGN xã 36 4.2.4 Điều tra xác định hộ vượt nghèo, hộ nghèo phát sinh mới và lập số theo
đối hộ nghèo hàng năm ở Xã -.- chen neereesne 36 AAG tượng HÌq VÌ ceasessenatusogiaings008A0G1410/0900104000101000600 9i 36 4.2.4.2 Các bước tiến hành điều tra -. -scsccecrrereeerrrrrrreee 37 á.3.5 Cần giấy chứng nhận hộ nghữo du 2n,g01008041600140600.84 38
4:2.5.1 Mục tiểu và ý HENIA cccvcvssesnssvcrvassnnersuasuessaedacvnasiededecobrssebenneeents 38
"3.5.3 THÍ tựa phí vã cầu THỂ cac adieesinaalieddpbaisuaghiiiisiidktsaiipiesssee 39
vii
Trang 84.3 Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở xã Long Thành Nam 39
4.3.1 Thực trạng đói nghèo ở xã Long Thành Nam -‹-+scsceeesser 39
4.3.2 Nguyên nhân đới nghèo xã Long Thanh Naim - 4I
4,3-2.1 Sự BiB Uy về địn ]Ế sa 22 6<30012134803481980010070000700806E.m0/4 Al
4.3.2.2 Sự biệt lập về co sở ha tang, điện lưới quốc gia - 41
ASS Sư WR Tih VỀ gì (hi eseananeseognussdirasgdlinsui1p3kdSE9301038 421.3.2.4 Nguôn tạo (hú THẬN luceisiiesieiiiiiiiiieiiniE1011000014060<638 42
4.4.3 Giải pháp chương trình khuyến nông hướng dẫn cách làm ăn, dạy nghề
và giải quyết việc lầm «e-sse1ee111001000000200124000 0 c.0 n0.rcan 46
4.4.4 Giải pháp hỗ trợ giếng cây trồng, vật nuôi . -cc eceeererree 484.4.5 Giải pháp trợ cấp các mặt hàng thiết yếu -seccrrrreriree 484.4.6 Giải pháp thực hiện các chính sách miễn giảm - 49
4.4.7 Giải pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo - -ceeeeiiiriiieie 49
4.4.7.1 Nội dung cơ bản của qui Ce ee ee 49
RAT BB Thực lÌỆN, sssssa=aesaen ec cS 50
4.5 Vai trò của tín dụng nông thôn trong công tác XĐƠN cceeeeererrre 54
ASA KẾt quả nghiên cứu 600 WG sccseccssanseserensssurarsannenercanerransneancennesapyvmcerananencenenn 55
4.5.2 Kết quả - hiệu quả các mô hình trồng trọt trước khi Vay - 554.5.3 Kết quả - hiệu quả các mô hình trồng trọt sau khi vay - 564.4.4 Kết quả - hiệu quả các mô hình Trồng trọt sau khi vay 58
viii
Trang 94.5.5 Buôn bán 5 5< + v3 * 5 g3 4430 1 00c 000487100180014/000190990 67 4.6 Nguyên nhân thoát nghẻo -++rsererereerrertrrtrrrrrrtrrttrrertrrterrtrrtrtrrrrrrretriee 68 4.7 Hiệu quả công tác KDGN giai đoạn 2003 - 2006 -.-eerereerrireereerire 69
4.7.1 Hiệu quả xã hội -cs+rerreerreiterrrrerrrrrrrrrriirirrrrrirrrrrernrie 69 4.7.2 Hiệu quả kink tẾ -*++tttttttttrttrtrriiirrrrrrrrrrrrrrriiiiiiiiiiiiriin 70
37713 Tên HỖ eeesneeeendthiiieec-odksecssSnid dichangg4406701180080457200X0118172000/H.01514200 000 73 4.8 Hoàn thiện công tac XĐGN trong thời gian tới -e ecerrrerrrrrrrrrrr 74
4.8.1 Giải pháp tuyên truyền vận động -«++c++rrtrrrtetrrrrrttrrrrn 74
4.8.2 Giải pháp vốn, hỗ trợ vốn -ccsccrrrtertrtrrrrttrririrrrrriiiirrrrrrr 74 4.8.3 Giải pháp quản lý hộ nghèo -csererrrrrerrrrrrrrrrrrrrirrerrrrrer 75 4.8.4 Giải pháp lồng ghép các chính sách, hỗ trợ chương trình XDGN 75
4.9 Đề xuất các mô hình nhân rộng điển hình - :©7-+stserterrrtrerrrirrrerre T6
4.9.1 Phát triển nhân rộng những mô hình sản xuất được coi là có hiệu quả 76
4.9.2 Áp dụng những mô hình sản xuất mới cho trồng {Ot GEE a 76
4.9.3 Ap dụng những mô hình sản xuất mới cho chăn nuôi - 77 -_ Chương 5: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1 KẾt lUẬN gia si sọ nà HH2 000 60000002800100230.0.6 em3900Es0180nm161053400130090/.030081eEt.m 79 5.2 Kiến nghị - 2n 1111111 1212.000.0.00 nmrrrrrr 80 Tài liệu tham khảo -¿- 7s thttttrr.11.17nfnnn000m 1 PHY NW “z6 na 0000002009000 2Ô 2
Trang 10DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
UBND: Ủy ban nhân dân
XDGN: Xóa đói giảm nghèo
BLDTB — XH: Bộ lao động thương binh - Xã hội
SLĐTB — XH: Sở lao động thương binh - Xã hội
LHQ: liên hiệp quốc
Trang 11DANH SÁCH CAC BANG SO
Trang
Bang 2.1: Cơ cấu đất đai xã Long Thanh Nam -cccceeeecrrerrerierirrrrrrr 9Bảng 2.2: Biến động dân SỐ và VỆ LAMM sesnsennsasraesraadainddirnrnslnoinsrerirrresesnemerramrae 11Bảng 2.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp qua 4 năm - -+-++xseeserserrree 13Bảng 2.4: Tổng số mật độ đường giao thông Xã «‹ soi 15Bảng 2.5: Các trường học trong Xã -cccrrntrrerrrrrrrerrerrrrrittrirrrrrirerrrrrie 16Bảng 3.1: Phan định ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn WB -sre 24Bang 4.1: Cơ cầu nhân sự ban XDGN xã Long Thành Nam -: 34Bảng 4.2: Cơ cấu đói nghèo của xã Long Thành Nam -+sre 40Bảng 4.3: Tình hình học hành của con em hộ nghèo . -::-+ -+ceceecrereree 42Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp : -sccnnnrrririrrrrrrre 43Bang 4.5: Tình hình sử dụng nước của hộ nghèo -rcerrererrrrrrrrrrerrre 43Bang 4.6: Kết qua huy động quỹ XDGN qua 4 năm 2003 - 2006 - 44Bảng 4.7: Kết qua vận động xây nhà tình thương qua 4 năm 2003 - 200 ng sanayane 45Bang 4.8: Kết quả huy động quỹ XDGN qua 4 năm 2003 - DOO Gs cá cisadasesdie 45Bang 4.9: Kết quả hỗ trợ giống qua 4 năm 2003 - 2006 -.-erreen 48Bảng 4.10: Kết quả trợ cấp qua 4 năm 2003 - 2006 -. sccccsrrrrrrrrrerrrrrree 49Bang 4.11: Tình hình cho vay và hỗ trợ vốn qua 4 năm 2003 - 2006 .- 52Bảng 4.12: So sánh tinh hình sử dụng vốn vay qua 2 năm 2003 - 2006 - 53Bang 4.13: So sanh tinh hinh cho vay va thu hồi vốn . .ersree 33
Bảng 4.14: Kết quả điều tra sơ bộ 40 hộ nghèo vay vốn XĐGN 55
Bảng 4.15: Tổng diện tích của mỗi mô hình canh tác trước khi vay ee 56
Bảng 4.16: Kết quả - hiệu quả các mô hình trong trot trước khi VAY isssssaosrnae 56Bang 4.17: Thu nhập BQ/hộ trước khi vay . -cecreeeeeererrrtererrrrrrrrrrrrrrre 97Bang 4.18: Tổng diện tích các mô hình canh tác sau khi vay ccereeree 61
Bảng 4.19: Kết qua - hiệu quả các mô hình trồng trọt trên đất ruộng sau khi vay 61
Bang 4.20: Kết quả - hiệu quả các mô hình B’, B’- Al, B”- À2 eeereeree 64
Trang 12Bảng 4.22: Thu nhập BQ/hộ/năm sau khi vay của nhóm 32 hộ vay vốn XĐGN đầu tư
cho trồng trỌt -s-+ses+eseseeservsrrsererr1281000000001004000000720400100001010014 66
Bảng 4.23: So sánh thu nhậpBQ/hộ/năm trước và sau khi vay của nhóm 32 hộ vay
vốn XDGN đầu tư cho trồng trọt -5-5s©s+eseEtsreersteereierirAnne 67 Bảng 4.24: Hiệu quả chương trình XĐGN qua 4 năm 2003 - 2006 e 70 Bảng 4.25: Tình trạng những hộ còn nam trong chương trình -. ‹ -<-«-++ 72
xi
Trang 14DANH SÁCH CÁC BIEU DO
Trang
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ của nghèo đói với sự phát triển xã hội - 22
Sơ Đồ 4.2: Tổ chức BCD — XĐGN xã Long Thành Nam - 7s 35
Sơ Dé 4.3: Nguyên nhân đói nghèo ở xã Long Thành Nam -:-»- 40Ser Đỗ 4.4: Oug tẢh Cho VI: sosseeossekdsisbsedoapsSGlEGEID100TEGU0N-0000090100196105150330mreimmmsikm 50
Sơ Đồ 4 5: Quy trình cho gia hạn nợ và cho vay lưu vụ - -‹ e -cse+ 5]
Sơ Đồ 4.6: Các mô hình trồng trọt trước và sau khi vay trên đất ruộng 59
Sơ Đồ 4.7: Các mô hình trồng trot trước và sau khi vay của những hộ trước day trồng
2 vụ bắp/năm trên đất rẫy -+cccserrteetiterrieriirriirriiriiirrrrrirriiiriiiiiiriie 59
Sơ Đồ 4.8: Các mô hình trồng trọt trước và sau khi vay đối với những hộ trước đây
trồng 2 vụ bắp xen 1 vụ mì trên đất rẫy cre-cerrrirrrrriiirriiiirrrrrrie 60
XỈY
Trang 15Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Một đất nước phát triển hay đang phát triển chúng ta phải chấp nhận theo nềnkinh tế thị trường thì cũng có nghĩa là phải chấp nhận những thách thức từ mặt trái của
nó Cái mặt trái của nó luôn xuất hiện hàng giờ bàng ngày diễn ra trong đời sống xãhội tạo nên sự bất công, đó là sự phân hoá giàu nghèo giữa một vùng hay các vùng và trong phạm vi giữa các quốc gia.
Nước ta hiện nay nói chung Tỉnh Tây Ninh nói riêng, giải quyết đói nghèo là
van đề kinh tế xã hội sâu sắc của Đảng và Nhà Nước, XĐGN là vấn đề cấp bách trước mắt, vừa cơ bản vừa lâu dài và là mối quan tâm của toàn Đảng, toàn đân và toàn xã
hội Huyện hòa Thành trong quá trình xây dựng và phát triển hiện nay, Huyện ủy và
chính quyền đã luôn quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo công tác XDGN Đặc biệt là từ năm 1994 đến nay, đã khuyến khích mọi người, mọi nhà làm giàu hợp pháp bằng việc vay vốn từ NHCS - XH tiến hành theo chủ trương XĐGN của tỉnh Tây Ninh chi đạo
cho huyện Hòa Thành thực hiện.
Tây Ninh là tỉnh giáp biên giới nước Campuchia, tỉnh còn nghèo, kinh tế phát
triển chú yếu là nông nghiệp Huyện Hòa Thành gồm một thị trấn và tám xã trong đó
có xã Long Thành Nam gồm có ba ấp (ấp Long Yên, Long Bình và Long Khương),
thực hiện chương trình XDGN ở xã Long Thanh Nam là một xã người dân có mức
sống thu nhập thấp, người nghèo còn khá phổ biến cùng một lúc khuyến khích người
dan làm giàu một cách chính đáng, vừa tạo điều kiện để giúp cho người nghèo từng
Trang 16bước phát triển thu ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong đời sống
hiện nay, xã Long Thành Nam công tác XDGN còn mang một ý nghĩa nhân văn to lớn
kết hợp với truyền thống đạo lý tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc
Trên tinh thần đó Dang và Nhà Nước rất quan tâm đến người dân hỗ trợ bằngviệc cho người dần vay vốn XĐGN từ NHCS - XH, tạo công ăn việc làm én định,
nâng cao mức thu nhập để giải quyết tình trạng XDGN trên dia ban xã Hiện nay hộnghèo của toàn tỉnh là: 28.200 hộ chiếm tỷ lệ 12,34 %, huyện Hòa Thanh là: 3.051 hộ
chiếm tỷ lệ 10,81 %, xã Long Thành Nam là: 282 hộ chiếm tỷ lệ 9,24 % (theo thống
kê năm 2006) Đây là vấn đề cần thiết cho nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên Cứu CôngTác Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Xã Long Thành Nam - Huyện Hòa Thành - TỉnhTây Ninh” Với mong muốn có thé tìm hiểu việc giải quyết chính sách XDGN ở địaphương và hiệu quả của việc người dân vay vốn có giải quyết tình trạng nghèo của địaphương hay không Nhằm giảm bớt sự phân chia giai cấp giữa người giàu với ngườinghèo và góp một phần vào công cuộc XĐGN cho xã, vì nơi đây đang cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu cúa đề tài
Trang 17Xác định nguyên nhân về nghèo đói trên địa bàn xã và đề xuất một số giải pháp
tăng cường công tac XDGN.
Như vậy mục tiêu chủ yếu của dé tài này là dé tra lời các câu hỏi sau:
Tình hình thực hiện chương trình XDGN ở tại địa phương như thé nào?
Các chương trình nào được thực hiện trong công tac XDGN tại địa phương?
Tình hình đói nghèo của các nông hộ như thế nào?
Các nguyên nhân nào dẫn đến nghèo đói?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Điều tra phỏng van trực tiếp 40/282 hộ nghèo của xã là đối tượng của chươngtrình nhằm thu thập số liệu về mức sống, sinh hoạt, nhu cầu bức thiết của hộ nghèo
cũng như thực trạng nghèo đói ở xã.
Điều tra phỏng vấn bằng bang hỏi đã được thiết kế sẵn kết hợp với phỏng vấn
bán cấu trúc có định hướng.
Phỏng vấn những người am hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa
bàn nghiên cứu.
Sau đó tiến hành xử lý, tính toán tổng hợp các số liệu thứ cấp và sơ cấp
Bên cạnh đó dùng phương pháp phân tích và so sánh tình hình thu nhập của hộ
nghèo trước và sau khi vay vốn dé thay được vai trò của tín dụng nông thôn trong công
tác XĐGN.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và tình hình chung XDGN 6 tại xã
Tìm biểu quá trình thực hiện chương trình và công tác tổ chức XDGN 6 tại xã Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Phân tích chương trình thực hiện XDGN ở xã.
Trang 18Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo, qua đó xác định ảnh hưởng củachương trình đến đời sống của các hộ thuộc điện XĐGN.
Nghiên cứu những nội dung quản lý hộ nghèo ở xã Long Thành Nam đối với
chương trình XDGN.
Nghiên cứu các giải pháp và các kết qua thực hiện trong công tác XDGN giai
đoạn 2003 - 2006.
Nghiên cứu kết quả và hiệu quả các mô hình sản xuất trước và sau khi vay von
của những hộ thuộc đối tượng vay vốn của chương trình XĐGN
Xác định và đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện chương trình XĐGN
thành công.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vỉ không gian
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu công tác XDGN trên địa bàn xã Long Thành
Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
1.5.2 Phạm vi thời gian
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 40 hộ nghèo đói có vay vốn sảnxuất của chương trình XDGN trên địa bàn xã để có số liệu thứ cấp và sơ cấp:
- Số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các số liệu có liên qua đến công tác XĐGN.
+ Số liệu tổng quát từ các phòng ban của UBND xã Long Thành Nam
- Số liệu sơ cấp:
+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo đói trên địa bàn xã để thu
thập số liệu từ ngày 25 tháng 6 năm 2007 đến ngày 25 tháng 10 năm 2007
Trang 191.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao cuộc sống cho người dân, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
1.7 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
nghiên cứu và cầu trúc của luận văn
Chương 2: Trình bài tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khái quát các điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội cũng như những chính sách ảnh hưởng đến đời sống kinh tế
xã hội của người dân ở nơi đây.
Chương 3: Nêu lên các nội dung và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong quá trinh nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận cụ thể như tìm hiểu
đời sống kinh tế xã hội của người nghèo, các chương trình XDGN và đưa ra các giảipháp nhằm cai thiện đời sống kinh tế cho những hộ nghèo, giúp họ thoát nghèo va
vươn lên khá.
Chương 5: Nêu lên những kết luận và kiến nghị chung của quá trình nghiên
cứu.
Trang 20Chương 2TỎNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Long Thành Nam là một địa bàn nữa nông thôn, nữa thành thị có tổng điện tích tự nhiên là 1.076,15 ha Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 688,03 ha, dan số có 15.564 người với 3.239 hộ (Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp là 1.275 hộ), gồm có 3 ấp: Áp Long Yên, Long Bình và Long Khương.
Phía Đông giáp xã Trường Tây
Phía Tây giáp xã Thanh Điền (Huyện Châu Thành)
Phía Nam giáp xã Ninh Điền (Huyện Châu Thành)
Phía Bắc giáp xã Long Thành Trung
2.1.2 Địa hình địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, nghiên từ Đông sang Tây theo hướng ra sông Vàm Cỏ Đông và từ Bắc xuống Nam ra các rạch ngang sông Nền đất cao và ổn định
có độ đốc nhỏ nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bố trí các công trình xây dựng,giao thông và thủy lợi Bên cạnh đó vẫn còn một ít diện tích thấp trũng, thường bị
ngập úng đọc theo các sông, suối nên mức độ ảnh hưởng chung không lớn lắm có thể
chia làm 3 dạng chính như sau:
Trang 21Dang địa hình cao: Diện tích 8 ha, chiếm 0,74 % so với tổng diện tích đất nông
Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, tổng lượng mưa trên đưới khoảng1.800 mm đến 2.200 mm, chiếm khoảng 85 % đến 90 % tổng lượng mưa cả năm,lượng mưa các tháng trong mùa chênh lệch không nhiều, BQ từ 250 mm đến 300
mm/thang Các tháng mùa khô lượng mưa it, thậm chí có tháng không mưa (thang 1).
Lượng mưa trung bình trong năm là 1.991 mm.
Lượng mưa cao nhất trong năm là 2.346 mm.
Số ngày mưa trung bình trong năm là 152 ngày.
2.1.3.2 Khí hậu
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 26,8°C Nhiệt độ caonhất trong năm là 36°C Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 15°C
Trong một ngày - đêm biên độ nhiệt chênh lệch trong khoảng 3 - 4°C Nhiệt độ
cao nhất trong năm thuộc khoảng thời gian chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa
(tháng 4) là 28 — 29°C Nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng không dưới 25C.
Trang 22Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất (Tháng 4 - 1) chỉ khoảng
từ 3 - 4C
Độ 4m không khí: Độ 4m không khí trung bình trong năm là 79 % Độ ẩm
không khí thấp nhất trong năm là 42 % Lượng bốc hơi trung bình trong năm là 1.489
mm.
Trong mùa khô lượng bốc hơi cao hơn trong mùa mưa (950 mm so với 540mm) so với lượng bốc hơi trong năm với tổng lượng mưa trong năm, thì lượng bốc hơilấy đi 80 % lượng nước mưa Đặc biệt trong mùa khô mưa quá ít, trong khi đó lượngbốc hơi quá nhiều, đây chính là nguyên nhân gây hạn hán giữa tháng 2 và tháng 3
Độ gió: Vận tốc trung bình khoảng 1,6 m/giây và thối điều hòa vào các tháng
chỉ chênh lệch 0,2 - 0,4 m/s.
Tốc độ gió cực đại khá lớn trong tháng 9 cao nhất có thé đạt 28 m/giây Hướnggió thịnh hành trong mùa khô là hướng Bắc và Đông Bắc, hướng gió thịnh hành trong
mùa mưa là hướng gió Tây Nam.
Thủy văn: Chế độ thủy văn thuộc xã Long Thành Nam phụ thuộc chủ yếu vào
lưu lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, rạch Tây Ninh, và hệ thống thủy lợi kênh Tây là
nguồn cung cấp nước chủ yêu cho sản xuat và sinh hoạt cụ thé:
Sông Vàm Có Đông: Bat nguồn từ Campuchia, chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, đoạn chảy qua sông giáp xã Long Thành Nam chiều đài 12 km, chiều rộng
-200 m, sâu 15 m Độ đốc đòng sông nhỏ (0.21 %), lưu lượng nước trung bình khoảng
96 m?/s, lưu lượng nước mùa lũ khoảng 480 m’/s (Iti năm 1996)
Rạch Tây Ninh: Chảy theo hướng Bắc Nam, chiều đài khoảng 15 km, rộng 8
-10 m, sâu 3 - 4 m.
2.1.4 Tài nguyên dat
Có 3 loại đất:
- Đất xám có điện tích khoảng 142,94 ha, chiếm 13,28 % diện tích tự nhiên
- Đất phèn có diện tích khoảng 18,03 ha, chiếm 1,67 % diện tích tự nhiên
Trang 23
-8 Đất phù sa có điện tích khoảng 527,06 ha, chiếm 48,97 % diện tích tự nhiên.
Bảng 2.1: Cơ cầu đất đai xã Long Thành Nam
Loại đất Diện tích (ha) Cơ câu (%)
Tổng diện tích 1.076,15 12,94
I Dat nông nghiệp 688,03 63,93
- Đất sản xuất nông nghiệp 669,60 97,24
- Đất trồng cây hàng năm 533,00 77,46
- Đất trồng lúa 527,0 6 76,60
- Đất trồng cây lâu năm 136,60 19,85
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 18,03 2,62
- Dat nông nghiệp khác 0,40 0,06
Il Dat phi nông nghiệp 388,12 36,06
Nguồn: Phòng địa chính xã Long Thành Nam.
Đất thuộc dang đất phù sa cỗ, phần lớn diện tích ruộng chuyên canh cây lúa sanxuất mỗi năm từ 2 - 3 vụ/năm, phụ thuộc vào địa hình cao hay thấp bé trí cho mùa vụ
thích hợp.
2.1.5 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt (Lượng mưa, Hồ Dầu Tiếng, sông suối, kênh rạch), nguồnnước ngầm có tiềm năng khá dồi dao, chất lượng tốt đang được nhân dân khai thác sử
dụng qua các giếng khoan với qui mô lớn.
2.1.6 Tài nguyên khoáng san
Xã Long Thành Nam không có khoáng sản kim loại hay khoáng sản quý hiếmkhác, chủ yếu là phún, sạn và sét gạch ngói với trữ lượng thấp
Trang 24
-9-2.1.7 Cảnh quan môi trường
Do nền kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa cao, sự tập trung đân số kèm theo
quá trình công nghiệp hóa các cụm công nghiệp ra đời, nhưng chưa định hình với quy
trình sản xuất hiện đại, tiên tiến thân thiện với môi trường Bên cạnh đó vẫn còn một
số các cơ sở sản xuất thủ công, lạc hậu nên đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinhthái tự nhiên của địa phương Đặc biệt là nước thải của các lò mì đã gây ô nhiễm
nguồn nước sông, các lò sản xuất gạch ngói đã thải khói, bụi gây ô nhiễm không khíkhu vực đọc theo quốc lộ 22B của địa phương.
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Xã Long Thành Nam là một xã có diện tích tương đối lớn, đây là một xã có đầytiềm năng phát triển khu công nghiệp Bến Kéo, dịch vụ và tiêu thủ công nghiệp
Phương hướng phát triển của xã trong những năm tới là: Chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi cho năng xuất cao, đồng thời tăng vòng quay của vốn đầu tư và phát
triển địch vụ theo hướng công nghiệp.
2.2.1 Dân số, lao động và sức khỏe
Bảng 2.2: Biến động dân số và việc làm
20,8-Nguồn: Thống kê xã Long Thành Nam.
Năm 2006 giải quyết việc làm được 1.500 lao động cho ngành tiểu thủ công
nghiệp và ngành công nghiệp dệt may trên địa bàn xã.
~ 10
Trang 25-Sự kết hợp chặt chẽ của ban ngành, đoàn thể trong xã, trong công tác tuyên
truyền dan số kế hoạch hóa gia đình, từ đó tỷ lệ phát triển dân số giảm đáng kể từ 1,32
% còn 1,20 % dân số địa phương
Công tác chăm lo sức khỏe ban đầu đã được chú trọng các chương trình: Tiêmchủng mở rộng, uống vắccin sabin, vitamin A, phòng chống sốt xuất huyết, phòng
chống lao, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và thực hiện 3 công
trình vệ sinh nhà ở đạt 98,90 %.
2.2.2 Về văn hóa, thé duc thé thao
Thực hiện tốt chương trình tiếp âm các đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền thanhtỉnh Tây Ninh, huyện Hòa Thành và tin tức địa phương, phong trào xây dựng nép sống
văn minh, gia đình văn hóa được tổ chức thực hiện cùng với phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư Đến nay toàn xã có 3.067 hộ được công
nhận là gia đình văn hóa và tổ chức cho đăng ký mới là 2.632 hộ
Tổ chức đăng ký xây dựng ấp văn hóa, hiện nay đã xây dựng được 2 ấp văn hóagềm: Ap Long Binh và ấp Long Khương, tiếp tục xây dựng ấp văn hóa Long Yên và
triển khai thực hiện đề án xã văn hóa năm 2007 - 2012
Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức phục vụ các ngày lễ, ngày tếttrong năm 2006 được 10 lần có trên 980 lượt người xem, thi đấu giao hữu bóng
chuyển, bóng đá với các ấp và xã do huyện tổ chức
2.2.3 Tôn giáo và dân tộc
Tôn giáo: Do tính chất đặc thù của xã, về tôn giáo hầu hết người dân trong xã
có tôn giáo cao đài 88 %, một số ít theo đạo Phật, Thiên Chúa giáo
Dân tộc: Đa số là dân tộc kinh, riêng ấp Long Khương có một số ít là dân tộc
Khơme cư trú.
2.3 Điều kiện phát triển các ngành
Xã Long Thành Nam cơ cấu ngành nghề đa dạng trong đó dân số sản xuất nông
nghiệp chiếm 4,42 % tổng số dân toàn xã, còn lại là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
TH
Trang 26dịch vụ, thương nghiệp phục vụ và buôn bán nhỏ Số hộ còn lại làm các nghề phi nôngnghiệp khác, nguồn thu nhập của nhân dan từ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề
truyền thống, dịch vụ, làm thuê và buôn bán nhỏ v.v.
2.3.1 Sản xuất nông nghiệp
Xã Long Thành Nam có diện tích đất nông nghiệp khá lớn 669,60 ha, chiếm97,24 % tổng điện tích tự nhiên, BQ đầu người sử dụng đất nông nghiệp là 4,26 mổ.
Bảng 2.3: Tình hình sản suất nông nghiệp qua 4 năm
Với điều kiện vị trí địa lý khá thuận lợi kết hợp với thé nhưỡng ở địa phương,
xã phát triển ngành trồng trọt chuyên canh cây lúa và các loại cây trồng đa dạng và
Trang 27
-12-phong phú Nhờ áp dụng những thành tụ khoa học kỹ thuật mới, mạnh dan đưa giống
cây trông có năng suat cao vào thực tê.
Cây lúa: Là cây lương thực chủ yếu của xã Tổng diện tích gieo trồng năm 2006
là 527,06 ha vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu 412 ba, vụ Mùa là 220 ha Năng suất đại trà
dat 3,5 tấn/ ha, tham gia xuất khẩu lúa năng suất bình quân đạt 5,5 tan/ha/vu Ngoài ra
trong vụ Đông Xuân nông dân còn trồng thêm cây lương thực ngăn ngày như: Mia,
Mi, Đậu Phông và Hoa mau.
Rau màu: Xã là một vùng cung cấp rau xanh, quả xanh cho thị tran Hòa Thành,các cây rất đa dang như: Khổ qua, Bau, Bi, v.v Nhung đặc biệt là rau xanh, May năm
gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chương trình rau xanh đã dem
lại hiệu quả kinh tẾ cao, tổng diện tích gieo trồng rau màu qua các năm, riêng năm
2006 là 22 ha, năng suất đạt 140 tan/ha
b Ngành chăn nuôi:
Theo quy mô nhỏ, hộ gia đình chủ yếu là chăn nuôi Trâu, Bò, Heo, Gia cầm.Hình thức chăn nuôi Trâu, bò tại địa phương chủ yếu sử dụng sức kéo, nên số lượng
rất hạn chế (bảng 2.3).
2.3.2 Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn xã phát triển các ngành nghề khác nhau, nhưng tập trung điển hình
là ngành Mây, Tre tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tập trung 2 ấp: Long Bình vàLong Khương phát triển khá mạnh va 6n định nhờ tham gia vào các tô hợp tác xã, góp
phan giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương.
Ngành công nghiệp trên địa bàn xã thuộc ấp Long Yên, có 3 công ty lớn: Công
ty Dệt May Visarim Hàn Quốc, công ty Dầu Khí Petro Việt Nam và kho cảng Bourboncủa Pháp, năm 2006 giải quyết hơn 1.200 công nhân lao động
2.3.3 Ngành thương mại, dịch vụ
Ngành thương mại và dịch vụ của địa phương trong nhiều năm qua có chiềuhướng phát triển mạnh, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của địa phương,
= 12
Trang 28chiếm ty trọng lớn trong cơ cấu kinh tế xã, ngoài ra còn một số doanh nghiệp tư nhânthương mại nằm rải rác trên toàn xã và phát triển khá ổn định.
2.4 Thực trang phát triển cơ sé hạ tang
phương khác.
Hiện tại các trục đường cơ bản đã hình thành, nhưng hệ thống đường nội xã,
liên ấp phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, ổi lại trong quá trình sản xuất và phục
vụ sinh hoạt hằng ngày còn phân bố chưa đồng đều, tiếp tục đóng góp đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc phòng vững chắc cho tổ quốc.
Hệ thống đường đất nhiều đoạn có bán kính hẹp, nhỏ có nhiều vấn đề cần phái sữa chữa nâng cấp, tạo tiền dé cho sự phát triển ha tang giao thông nông thôn, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân.
2.4.2 Điện
Có ý nghĩa hết sức quan trọng cho nông thôn, hiện tại tất cả các ấp trong xã đều
có mạng lưới điện quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,87 %, còn lại 1,3 % của tổ 13
ấp Long Yên chưa có điện.
Trang 29
-14-2.4.3 Giáo dục
Đã khắc phục được tình hình xuống cấp của cơ sở vật chất, quy mô trường lớpkhông ngừng được mở rộng Trong 4 năm qua UBND xã đầu tư nâng cấp một số
phòng học, xây dựng mới hàng rào trường học hàng năm theo kinh phí địa phương.
Chất lượng giáo dục đang từng bước nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở đạt gần 100 %, hiện xã đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, đội ngũ thầy
cô giáo được chuẩn hóa.
Bang 2.5: Các trường học trong xã
Tên trường Số giáo viên, nhân viên Số học sinh
1 Trường mẫu giáo bán trú 16 200
2 Trường mẫu giáo LTN A 120
3 Trường mầu giáo LTN B 120
4 Trường tiểu học Lê Lai 22 440
5 Trường tiểu hoc Bạch Dang M20) 460
6 Trường trung học cơ sở Ngô Quyền 28 550
7 Trường trung học cơ sở LIN A 21 480
8 Trường trung học cơ sở LTN B 21 440
9 Trường trung học Kinh Tế Kỹ Thuật TN 61 800
10.Trường khuyết tật TN 12 100
11 Trường khiếm thị TN l5 120
2.4.4 Thông tin liên lạc
Nguồn: Thống kê xã Long Thành Nam
Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư phát triển khá toàn diện, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu đời sống ngày càng tăng của người dân Có 3/3 ấp có nhà bưu điện văn
hóa, có 75 % sử dụng điện thoại liên lạc.
2.4.5 V tế
Xã Long Thành Nam về công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được tích cực quan tâm, hàng năm xã đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: Công
Trang 30
-15-tác kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, tiêm vắccin phòng chống
uốn ván cho phụ nữ mang thai, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lao, công tác đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm được tiến hành Hiện trạm y tế xã có 5 giường bệnh, 1 Bác
sĩ và 3 y sĩ Kết quả cho tới nay, công tác kế hoạch hoá gia đình đã đạt được những thành tích khả quan, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dan, năm 2003 là 1,98 %, năm
2006 còn 1,2 %.
2.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội
2.5.1 Thuận lợi
Xã Long Thành Nam có vị trí địa lý cạnh trung tâm huyện Hoà Thành nên có
thể tạo ra nền kinh tế mở với lợi thế rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa có
đường giao thông dài, chạy dọc theo quốc lộ 22B và đường thủy sông Vàm Có Đôngchạy từ Campuchia về Thành Phố Hồ Chí Minh ra biển ở đây thích hợp cho việc phát
triển thành lập các cảng, kho và bãi.
Địa hình đồng bằng, độ đốc nhỏ nên dễ bố trí công trình xây dựng, giao thông,
thủy lợi phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, có nguồn nước déi dào dé phục vụ
cho sản xuất và đời sông của nhân dân.
Thời tiết khí hậu ổn định, ít bão, đất đai chủ yếu là phù sa cỗ thích hợp cho
nhiều loại cây trồng như: Hoa màu, cây lúa, cây hàng năm, cây lâu năm, cây côngnghiệp ngắn ngày
Nền kinh tế xã đã và đang chuyển dịch đúng tốc độ tăng trưởng, chỉ số GDPbình quân đầu người tăng đáng kế trong những năm gần đây
Cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi rõ rệt biết áp dụng khoa học kỹ thuật,chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sử dụng giống mới: Có vùng chuyên canh cây lúa, đadang hóa các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, hình thành trên địa bànngày càng được mở rộng Có nguồn nhân lực lao động rất đồi dào.
TA
Trang 312.5.2 Khó khăn
Mưa tập trung theo mùa nên thường gây ngập úng vào mùa mưa, đặc biệt là choviệc trồng lúa và hạn hán vào mùa khô thiêu nước sản xuat cho vụ Đông Xuân
Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn ra còn chậm, cơ sở hạ tang tuy đã được đầu
tư nhưng còn yếu và thiếu đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông nông thôn đường nội
bộ liên xóm chất lượng kém, thông tin liên lạc, giáo dục và y tế còn hạn chế.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của địa phương có qui mô nhỏ,
công nghệ lạc hậu, chưa có sự đầu tư đúng mức do thiếu vốn và thị trường tiêu thụ
không ổn định
Ngành trồng trọt và chăn nuôi trong những năm gần đây do xuất hiện nhiều loạiđịch bệnh nguy hiểm nên đã gây ra tinh trạng mất cân đối, tạo ra nhiều sức ép chongười trồng trot và người chăn nuôi không liên tục, 16 vốn
Nền kinh tế ở xã tuy tăng trưởng khá mạnh, nhưng cơ cấu kinh tế phát triểnchậm do cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp
Tuy nhiên do xã không có tài nguyên khoáng sản nên khó thu hút đầu tư củacác ngành công nghiệp khai thác.
000462
“iT =
Trang 32Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hòa
bình, ổn định, công bằng xã hội có thể giải quyết được Những năm gần đây, nhờ
chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận
nhân dân đã được nhân lên một cách rõ rệt Song một bộ phận không nhỏ dân cư đặcbiệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, v.v Đang chịu cảnh nghèo đói, rét, chưa
dam bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống Sự phân hóa giàu nghèo đã vađang diễn ra mạnh mẽ, là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm (Ở Việt Nam chênh lệch
thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là 11 lần, hệ số chênh lệch về mức sống giữa
đô thị và nông thôn từ 5 - 7 lần)
Từ năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một sé tỉnh, thành phố, đến năm
1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước Trong giai đoạn
1992 - 1997, phong trào XDGN đã được các địa phương và các tổ chức đoàn thé phat động để trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất, phong trào đã đạt được những kết quả đáng kể, giảm tỷ lệ nghèo đói trong cả nước từ 30 % vào năm 1992 xuống còn
17,7 % vào năm 1997, bình quân mỗi năm giảm 2 % Đến cuối năm 1997, tổng nguồn lực huy động của các cấp, các ngành cho XDGN đã lên tới trên 3.000 tỷ đồng Nhiều
mô hình XDGN thành công đã xuất hiện và được nhân rộng sự phối hợp và lồng ghép
các chương trình kinh tế-xã hội khác với XĐGN bước đầu đã đem lại kết quả và theo
ước tính khoảng 20% hộ nghèo đã được hưởng lợi từ các chương trình 120, 327, nước
Trang 33sạch nông thôn, y tế, giáo dục, v.v Cuộc sống của đại bộ phận dân cư bước đầu được cải thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo Tuy vay, phong trào XDGN chưa đồng đều ở các
địa phương nguồn lực huy động còn nhiều hạn chế, chưa có các giải pháp XDGN
mang tinh vĩ mô, bên vững trên phạm vi toàn quôc.
Để tập trung nguồn lực triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả,
XDGN phải trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, hộ nghèo,
người nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ôn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo tạo môi trường thuận lợi XĐGN bền vững.
Chính vì vậy ngày 23/8/1998 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chươngtrình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 - 2000 (Gọi là chương trình 133) và xác
định đây là một trong 6 chương trình mục tiêu quốc gia, coi đây là một chủ trương lớn,
một chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước Đến tháng 9/ 2001 tiếp tục phê duyệtchương trình XDGN và việc làm giai đoạn 2001 — 2005 (Goi là chương trình 143) vàđồng thời tiếp tục phê duyệt chương trình về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2006 - 2010.
3.1.1 Quan niệm chung về nghèo đói
Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay
từng vùng, nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chuẩn chung
nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản của con người về: Cái ăn, ở, mặc, y tế, văn hóa giáo duc, đi lại và giao tiếp
xã hội Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, đều này phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng
vùng, từng quốc gia
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương Escap (Economic Social Committee Of Asia Pacife) tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất
cao và cho rằng “Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn những nhu câu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào
Trang 34
-19-trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong
tục ấy mà xã hội đã thừa nhận”.
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết
ly hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (Ilo) ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nôbel về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghéo đói là sự thiếu
cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng” Xét cho cùng sự tồn
tại của con người nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa
chọn của người trong cuộc sống thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều
hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Đới nghèo phản ảnh qua các van dé sau:
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiêu đành cho con
người.
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Vòng lần quan của đói nghèo và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế vàphát triển kinh tế - xã hội.
-20
Trang 35-Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ của nghèo đói với sự phát triển xã hội
Hậu qua của nguyên nhân nghèo đói
Nguồn tin: Tài liệu chương trình XDGN 2005
- Hau quả của nghèo đói:
+ Bất bình đẳng xã hội.
+ Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bềnh vững
+ Cảng trở sự tăng trưởng kinh tế.
+ Phá huỷ môi trường sống.
3.1.2 Khái niệm về nghèo đói
Nghèo đói là vấn đề kinh tế - xã hội, quá trình hình thành gắn chặt với lịch sửphát triển của loài người và tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể mà người ta có
những định nghĩa về nghèo đói khác nhau như sau:
421] =
Trang 363.1.2.1 Nghèo
Nghèo là tình trạng thu nhập của người dân gần như được chi toàn bộ cho bữa
ăn, thậm chí còn không đủ, phần tích lũy hầu như không có, các nhu cầu tối thiểu khácnhư: Cái ăn, mặc, đi lại, y tế, giáo dục, v.v Chỉ đáp ứng một phần it di.
- Nghéo cũng được phân biệt ở 2 mức độ:
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu dé duy trì cuộc sống.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mứctrung bình của cộng đồng mà dân cư đó đang sinh sống
Nhu cầu tối thiểu ở đây là ăn, mặc, ở, y tế, văn hóa, giáo dục và đi lại
3.1.2.2 Đói
Đói là sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng, là tình trạng ăn bị đói bữa, không
đủ dinh dưỡng tối thiểu dé có sức lao động và tái sản xuất lao động
- Ddi có 2 mức độ:
+ Đói kinh niên: Là tình trạng thiếu ăn thường xuyên.
+ Đói gay gắt: Là tinh trạng đói kinh niên cộng với những tinh trạng khó khăn
đột xuất do thiên tai do bão lụt, mất mùa, bệnh tật, v.v, không còn gì để sống Trườnghợp nay cần được cứu trợ khan cấp
3.1.3 Chí tiêu đánh giá về nghèo đói
Sau khi định nghĩa về đói nghèo, người ta đưa ra một số chỉ tiêu để lượng hóa chúng Tùy vào cách tiếp cận nghèo đói khác nhau mà thế giới đưa ra những chỉ tiêu
đánh giá khác nhau:
Theo WB, mức giàu nghèo của một quốc gia được đánh giá bằng chỉ tiêu thunhập quốc dân BQ đầu người (GDP/người), đây là phương pháp sử dụng phổ biến ởcác quốc gia để định lượng tình trạng nghèo đói
S52»
Trang 37Theo Liên hiệp quốc thì sử dụng chỉ tiêu HDI (Human Development Index),
được căn cứ trên bình quân đầu người, kết hợp với các yếu tế tuôi thọ và tình trangbiết chữ của người lớn.
Theo chi tiêu khác của hội đồng phát triển Hải Ngoại (OCP) gọi là “Chỉ tiêuđánh giá chất lượng cuộc sống hay chỉ tiêu PQLI” Physical Quatityof Life Index, để
đề cập đến 3 yếu tố liên quan chặt chẽ đến cuộc sống con người đó là: Tuổi thọ, tỷ lệ
tử vong, tỷ lệ trẻ sơ sinh, xóa mù chữ.
* Nhận xét: Cá 3 chỉ tiêu GDP, HDI, PQLI đều có những ưu và nhược điểm khi
sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người Chang hạn chỉ tiêu GDP thi quá đề cao các yếu tố vật chất mà lơ là các nhu cầu về tỉnh thần và xã hội của conngười Còn chỉ tiêu HDI hay PQLI thì tỏ ra là những chỉ tiêu tổng quát hơn khi nó
phản ánh các mặt xã hội của đời sống Tuy nhiên các yếu 16 xã hội thì không dé để
lượng hóa vì vậy mà khó tránh khỏi sự méo mó lệch lạc.
* Tóm lại: Sử dụng kết hợp cả 3 chỉ tiêu trên sẽ cho ta phương pháp tiếp cận
toàn điện bức tranh về nghèo đói
3.1.4 Các ngưỡng nghèo đói
Các ngưỡng nghèo đói được đưa ra như những nắc thang tiêu chuân dùng là căn
cứ để xếp loại tình trạng giàu nghèo của các quốc gia và của dân cư Ngưỡng nghèo
đói được xác định theo 3 chỉ tiêu đó là: Chỉ tiêu thu nhập, chi tiêu và dinh dưỡng của
dân cư.
Trang 38
-173.-3.1.4.1 Dựa trên thu nhập
Đối với các quốc gia, theo WB các ngưỡng phân định giàu nghèo như sau:
Bảng 3.1: Phân định ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn WB
Mức GDP/người/năm (USD) Xếp loại quốc gia
Dưới 500 Nước cực nghèo
kinh tế đã khởi sắc đáng kể trong thời gian qua Đối với bộ phận dân cư thì ngưỡng
nghèo có mức bình quân nhỏ hớn 1/3 thu nhập BQ nước trung bình của xã hội thi
thuộc nhóm nghèo Chuẩn mực đói nghèo chung cho toàn cầu là nhỏ hon 370USD/năm (Theo giá cố định năm 1985)
3.1.4.2 Dựa trên chỉ tiêu
Chuẩn mực đói nghèo theo chỉ tiêu là 7: 3,7 cho lương thực, 3 cho hàng phi
lương thực: Nghĩa là người nghèo có chỉ tiêu lương thực hơn 70 % thu nhập của minh 3.1.4.3 Dựa trên chỉ tiêu đinh dưỡng
Do giá cả có sự thay đổi và có sự khác biệt giữa các địa phương nên người ta
còn dùng chỉ tiêu lượng Calo tiêu thụ để có đơn vị đo lường thống nhất, theo đó mứctiêu dùng năng lượng cho một người tối thiểu để người đó có thể tồn tại lao động và tái
sản xuất lao động là 2.100 Calo/ngày
3.2 Quan điểm và đối sách chống đói nghèo giữa các nhóm nước
Tuy theo chế độ chính trị khác nhau ở mỗi quốc gia mà nhận thức, quan điểm,
cách tiếp cận và phương thức giải quyết cũng khác nhau
“De
Trang 39Muốn XDGN hạn chế khoảng cách giàu nghèo thì Nhà Nước phải đóng vai trò
chỉ phối, điều hành trực tiếp và phải có động lực nội tại chính trong bản chất của NhàNước, bản chất của chế độ
Đói nghèo không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, chậm phát triển, mà nó tồn tại
ngay cả những nước phát triển xét dưới góc độ bình dang, công bằng xã hội
3.2.1 Các nước tư bản phát triển
Do bản chất giai cấp cầm quyền, tham vọng TBCN, không thoát khỏi các mâu
thuẫn cơ bản thế giới, không từ bỏ được chế độ chiếm hữu TBCN là (Nguồn góc sinh
ra đói nghèo), thì không thể thực hiện chống đói nghèo một cách căn cơ Tuy nhiên
trước áp lực đấu tranh của toàn thế giới các nước tư bản phát triển đã có sự điều chỉnhnhất định một số chính sách xã hội (Tín dụng lãi suất thấp, luân nợ, xóa nợ cho ngườinghèo, bảo hiểm thất nghiệp, v.v.), buộc phải nói đến đói nghèo dé giảm bớt căn thăng
xã hội, đối đầu giai cấp nhưng không triệt để, chỉ bảo vệ, duy trì, kéo dài sự tồn tại của
CNTB.
3.2.2 Các nước dân tộc chậm phát triển
Đối sách cơ bản phải tự tôn dân tộc, vươn lên phải làm chủ thực sự, độc lập vềchính trị, giành được quyền bình dang về kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,bức khỏi sự ràng buộc vô điều kiện lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển.
Hệ quả sẽ diễn ra trong hai trường hợp:
Càng bị lệ thuộc càng nhiều, tình trạng đói nghèo càng tăng
Càng bức khỏi lệ thuộc càng sớm, càng tập trung chống đói nghèo có hiệu quả
3.2.3 Các nước theo con đường XHCN (Có Đảng cộng sản lãnh đạo)
Chống đói nghèo đã nằm trong mục tiêu, lý tưởng điều lệ Đảng, cương lĩnh
chính trị, thuộc bán chất chế độ XHCN
Trang 40
-25-3.3 Nghèo đói ở Việt Nam
3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá
Chỉ tiêu thu nhập: Đó là tổng thu nhập từ tất cả nguồn chính tính BQ theo đầungười/năm, do giá cả có sự thay đổi và có sự khác biệt giữa các địa phương nên người
ta thường quy đổi thu nhập ra gạo để có đơn vị đo lường thống nhất.
Chỉ tiêu nhà ở và các tiện nghỉ sinh hoạt: Những căn nhà tồi tàn, nhà tranh váchđất (Miền Bắc), hoặc là nhà tranh vách lá (Miền Nam), đồ dùng sinh hoạt không có gi
ngoài giường g6, tre, chống và những thứ khác đưới mức trung bình về lượng, tồi tàn
về chất.
Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất: Đất đai ích, công cụ lao động thô sơ, một bộ phậnhầu như không có đất đai dé sản xuất
Chỉ tiêu về vốn: Những người nghèo không có vốn để dành, họ thường vay nợ,
những người đói gay gắt lại phải vay nợ để chỉ tiêu lương thực cứu đói Ở một số nơi
cho vay nặng lãi, người nghèo vay mà không thể trả nợ được nên nợ chồng chất nợ Đã không ít trường hợp phải bán ruộng vườn (Nếu có), bán sản phẩm chưa thu hoạch (Lúa
non), hoặc làm thuê để trả nợ hay bỏ quê ra thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai.
3.3.2 Ngưỡng đánh giá của BLDTB - XH, thời ky 1997 - 1998
Để đánh giá tình trạng nghèo đói tại Việt Nam với điều kiện mới, qua các số
liệu nghiên cứu thực tế, BLDTB - XH, đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá nghèo đói trong thời