Hỗ Chí Minh xác nhận luận văn “Nghiên Cứu Ảnh HưởngCủa Cơ Sở Hạ Tầng Đến Đời Sống Và Sản Xuất Của Người Dân Huyện Long Thành Tỉnh Đồng Nai”, tác giả PHẠM MINH TẤN, sinh viên khóa 26, đã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
PHẠM MINH TẤN
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 / 2004
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp hệ cử nhân, khoa Kinh Tế, trường đại học Nông Lâm TP Hỗ Chí Minh xác nhận luận văn “Nghiên Cứu Ảnh Hưởng
Của Cơ Sở Hạ Tầng Đến Đời Sống Và Sản Xuất Của Người Dân Huyện
Long Thành Tỉnh Đồng Nai”, tác giả PHẠM MINH TẤN, sinh viên khóa 26,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày tỔ chức
tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường Đại hoc Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh
TS Lê Quang Thông GV Trần Minh Trí
Giáo viên hướng dẫn 1 Giáo viên hướng dẫn 2
Trang 3LOI CAM ON
Đâu tiên con xin kính gửi đến Bố Mẹ lòng biết ơn vô han đã ngày đêm
làm việc vất vả chăm lo cho con ăn học, lúc nào cũng quan tâm khuyên bảo con,những điều đó là động lực quan trong để con vượt qua mọi trở ngại trên đường
đời.
Kính gửi lòng biết ơn đến các anh chị em trong gia đình, đã quan tâm lo
lắng cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành tổ lòng biết ơn đến các thầy cô ở trường cũng như những
thầy cô trong Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đã tậntình giảng dạy, truyén đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn đến TS.Lê Quang Thông và GV Trần
Minh Trí Người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi chotôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú ở Phòng NN & PTNT, Phòng Kinh Tế
và bà con nông đân tại 2 xã Phước Tân và Long An huyện Long Thành đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian thực tập tại Huyện.
Xin chân thành cảm ơn những bạn bè thân hữu đã giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập và hoàn thành luận
văn.
PHAM MINH TAN
Trang 4CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-00000 -GIAY XAC NHAN
Phòng Nông Nghiệp va Phat Triển Nông Thôn huyện Long Thành tỉnh
Đồng Nai xác nhận cho em:
Phạm Minh Tấn thuộc đơn vị khóa 26 khoa Kinh Tế trường Đại Học NôngLâm TP Hồ Chí Minh
Trong thời gian từ ngày 02/02/2004 đến ngày 34/04/2004 có đến tại địa
phương thực tập tốt nghiệp về để tài: “ Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Cơ Sở Hạ
Tang Đến Đời Sống Và Sản Xuất Người Dân Tại Huyện Long Thành Tỉnh
Đề tài có tính thiết thực cho định hướng phát triển ha tầng nông thôn trong
huyện, có thể nói dé tài thành công trong lý luận và có thé áp dụng vào thực tiễn
tại địa phương.
Long Thành, ngay.Z¢thang 05 năm 2004
Phòng NN & PTNT Huyện
Trang 5NHAN XÉT CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN
Dé tài: "Nghiên Cứu Ánh Hưởng của Cơ Sở Hạ Tang đến Đời Sống và Sản Xuất của
Người Dân Huyện I.ong Thanh, Tỉnh Đông Nai”
Sinh viên: Phạm Minh Tấn, Ngành Phát triển Nông thôn và Khuyến nông,
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm, khoá 2000-2004.
Hình thức
Hình thức trình bày đẹp, sử dụng linh hoạt các bảng biểu và biểu đổ Cấu trúc để tài được bố
trí hợp lý Tuy nhiên, cách viết câu, chuyển ý trong dé tài còn hạn chế
Nội dung
Mục tiêu của để tài được đưa ra cụ thể, phân tích ảnh hưởng của của cơ sở hạ tang đến đờisống và sẵn xuất của người dân Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã kết hợp tốt việc phântích số liệu thứ cấp từ các Phòng ban với việc so sánh số liệu sơ cấp từ điều tra nông hộ Nội
dung của dé tài đã thể hiện được thực trạng của diéu kiện cơ sở hạ tầng vùng nghiên cứu vàcho thấy được sự ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đối với đời sống và sản xuất của người dân Sựảnh hưởng đó được tác giả cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu đo lường về kết quả hiệu quả trong sản
xuất lứa (năng suất, doanh thu, chỉ phí, lợi nhuận, thu nhập) và một số chỉ tiêu đo lường về đờisống (điều kiện nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, trình độ dân trí ) Nhìn chung, kết quả nghiên
cứu cho thấy tác giả đã thể hiện tính tích cực trong thu thập xử lý thông tin, tham khảo tài liệu
để làm phong phú nội dung báo cáo, tăng tính thuyết phục của để tài
Nhận xét chung
Tác giả đã hoàn thành yêu cầu của một để tài tốt nghiệp mặc đù còn hạn chế về văn phong
Để tài được đánh giá tốt va được để nghị báo cáo trước Hội Đồng Tốt Nghiệp Khoa Kinh tế
Trang 6d9 6084686 dmssÂ0a860660n8060600900000600900609920080090580500460600000860606089060000 0T %P.80006909000909600060980000009009000699099608060000 88
dd sEGGEteG@gooGôôG0A666666600606006068 0690060 00 00004090860000409080606906099905009060550056090240099060009009%40000090900999960090%08086006009694 9990200.e©nnsG0ssssseAA6enBennonnn606004000606086066900%9000000009090609606090000505000052050540590609009000909060000989905946908080909906090909 0806
ewe enneneen et eee reer enn enonnerssesnanonnenesseesansaseneversaanserenserSeueunasaneuensanasnoneneseoressounoncuasnnernonne
ee errr rrr rr rr rrr rr rr rir rrr rrr reir rrr)
ee errr rrr rrr rrr rrr rr rire rrr rrr rere rr)
HA 42406208608690860596696909089 88A Ese°068440044089006002496690008BTmSAS6090%6000B8908080085908909090%60005590500099099905590599909000909908 %.en se n9 nv n6 SH40660960181620nuEedeenssoenanrenbnes49660540080601069000022246005680800800060000020n9050902520920995090500000009%PnhnwSnsSvodmsiennaesnsnsem CHens2266004666086266006%0996248600800858008400600020080ã50066600090220G20809080000900%009089085050Đ2009520509090940600090000060005296000% 9608090099006
rr errr rrr rr rrr rr rr rrr rrr rrr rrr rrr 2eHOSHonoHGo90/866860090%660652420A08000900900609806%000%09000092Đnn0900069080156n9060695800900955000560400036696008006%00005905690550946096049 H9942406 869090960909 0146509659095000060n9°nn0000043440890908000010609000900090000040609609590000B09065059940000090609009094009009006 0990650990068 m0% HOHdd.ôebð6ÔeBe8PGP009606940500909A00%0606600860000660400004040000000920005040G0600006960900%00090996000590546500000900009nh.”° 0939009089 08006
Trang 7“NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN
ĐỜI SỐNG VA SAN SUẤT NGƯỜI DÂN HUYỆN LONG
THÀNH TINH ĐỒNG NAI”
“STUDY ON THE IMPACT OF INFRASTRUCTURE ONLIVELIHOOD AND PRODUCTION IN LONG THANH
DISTRICT, DONG NAI PROVINCE”
NOI DUNG TOM TAT
Dé tài nghiên cứu ảnh hưởng của CSHT đến sản xuất và đời sống ngườidân, xem xét sự ảnh hưởng này có thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, có cải
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phân tích vòng có CSHT (giao thông nông thôn, thủy lợi, lưới điện nông thôn) hoàn chỉnh và vùng chưa có
CSHT (giao thông nông thôn, thủy lợi, lưới điện nông thôn) hoàn chỉnh về sảnxuất và đời sống Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp
trong 6 năm từ 1998 đến 2003 và thu thập số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực
tiếp 80 hộ nông dân trong đó 40 hộ thuộc xã có CSHT hoàn chỉnh và 40 hộ thuộc
xã chưa có CSHT hoàn chỉnh để nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vùng có CSHT hoàn chỉnh thì có giá trị
sản xuất, thu nhập, trình độ dân trí cao hơn vùng chưa có CSHT hoàn chỉnh
Cuối cùng một số giải pháp đã được đưa ra nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và pháttriển hạ tầng cơ sở tại địa bàn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai
Trang 81.4.1 Thời gian nghiên cứu s 2s L1 92212 SE1341711171711111211212111102011x 71.02 5
1.4.2 Không gian HghH†1ỂT CW scesssess sess vacesescennssrrecssersrescavenresteceesecsucemenstenanens 5
Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU
21 CO SC Wan: nsec ene ai 6
2.1.1 Những khái niệm về cơ sở hạ tầng -. - + 252 5+2<5s<x+xsesce2 6 2.1.2 CSHT và sự phát triển kinh tẾ - +5 S8 2 2E E2 EEEExEkeersrerrrz 6
2.1.3 Phan loai CSHT nh 8
Š,J 5T CRSITT rẰe ti hi G0 KIẾT, ee 9
2.13.2 CSOT pie vụ chơ đổi sing sith boat ccsssccmarcarncncannasnicersessnaaaanesnone 9 2.1.4 Hiện trạng co sở ha tầng của Việt Nam ui ccccsesesecsessssssesescsesececsesececescsees 9 2.1.4.1 Điện eeeerrerrirrrrirrrirrrrrrrirrrrrrer 3š§Eg819366155353/900940058045.6 9
2501422 MANS NGL SIAC (HOT E srseaeensstrndtnniastaDtienebustsiiCHD014850940005488.00409/800⁄6E an)
2.1.4.3 Thủy lợi và cấp MGC ccoesssesssssesssaceassncssenseressessnesensensussoneriesonraacousans 11
2.1.5 Quan điểm của Dang, Nhà Nước về phát triển kết cấu CSHT 12
Vili
Trang 92.1.6 Mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng i cách rcrrrrkrre 14
2.2 Phương pháp nghiên CỨU cSS 3E E31 3184381111115 2 cv xưa 15 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin - - SĂ -Ă 22c S2 1 se 15
3.2.1 Tổ chức hành chính trong huyện 2-2 Ss+2 v€2ZCEEEEEEEEEerkrrerrk 19
3.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiỆp 5-2 5 E2Sz xxx xe se 21
3.2.3 Tình hình sản suất nông nghiệp của huyện Long Thành từ 1998 - 2003 25
3.2.4 Tình hình sản xuất CN - TTCN của huyện từ 1998 -2003 28
S:0006:€ HO HO; thon: suuysglfstgzffygtsGSiGHUUNiHUiltillwyliinlGiubogtaottilRtargagepsrasesb 36
3.3 Di€w Ki€n £4 8.000 00nn ä.< 36
3:3; ] “Vink Dinh DS ~ DD cc sescssssssasescaasasscaansseaiss siyg kia <aueeosiesnasdasecanevreraiieneveneoinebee 37
Soe 1 Oe, 61188 Esessseeestritirdatebkptooskps40904 0008000013 n06100106003L 37
Dị Hộ Ho LRY Hế Gạu auợnggmiossdiosmetvigkezEi.rugiSEoEzBtstpi2yigtiotoSierdcfrsirddrbtcrotbirgviirsrdrgrrserrde hgif€aigSg 37
S291 LAO GWG cece 1T ẽẻẽẻẽẻẽ.ẽẻ.ẽ ẽnhnh.êốốốéốẽốẽốốốẽẻẽốốố 39
3.4 Tink hình SH Buyer Lone THANH sssenussnammcmucienonmnamanememes 40
Trang 103.4.1 Quy hoạch phát triển CSHT đến năm 2010 của huyện Long Thành 40
3.4.1.1 Quy hoạch phát triển GTNT của huyện Long Thành đến năm 2010 40
3.4.1.2 Quy hoạch phát triển thủy lợi của huyện Long Thành đến năm 2010 41 3.4.1.3 Quy hoạch phát triển lưới điện của huyện Long Thành đến năm 2010
= ốc ỒỒỒ — 43SAB VỀ duy mồ CSET gseeoeseiensaveeniieeassoekosAH10104180004040/85801850E/466006119400000g002BỀE 433.4.2.1 Giao thông nông thôn - - - «+ S< <2 + + S219 13 12 3 nền ng g0 1111 re 43
3.4.2.3 Mang lưới điện nông thôn se 224210 s1.n B2 453.3.3.4 Mang lưới thông tit — GẤP HHỚO esessdiennnnndseansnlisli300401010198645508 47
Chương 4 KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình đầu tư, thực hiện và quan lý CSHT giai đoạn 1998 - 2003 484.1.1 Tình hình đầu tư và thực hiện GTNT giai đoạn 1998 - 2003 48AAD Mguôn vốn đầu trí cho ÔN sesniscnscansanaeaeanpectsravriesniteasnnnianssautenassoaasne 48
4.1.1.2 Tình hình thực hiện GTNT HE GHIGHHiuiSifioitoilltGiSadg tữrsesSbasusabissie 50
4.1.2 Tình hình đầu tư và thực hiện thủy lợi giai đoạn 1998 - 3003 51
AT 2A NÑgiiỗn đều từ cho Thy THÍ sceecdedELc.kenGigE.G5-4G803085480001558858g 3],4.1.2.2 Tình hình thực hiện các công trình thủy lợi 1998 - 2003 Nhhingsasrepree 524.1.3 Tình hình dau tư và thực hiện lưới điện giai đoạn 1998 - 2003 554.1.3.1 Nguồn vốn đầu tư cho lưới điện nông th6n 0 ceesessesceseneeneeneneeneeens 554.1.3.2 Tình hình thực hiện lưới điện giai đoạn 1998 - 2003 1 564.1.4 Điều kiện quản lý CSHT của huyện Long Thành - 58
4,1,ã.1 Cổng tác dunn lý GTẼNT ««e.ennasadsoeliiaspasaotkeiissioidDiCg0I61806076 38
Trang 114.1.4.2 Công tác quản lý điện nông thÔn -<-<<2-<ieneeriieerriee 59
4.1.4.3 Công tác quản lý thủy Idi sccssseecceseessrenesnenrsseesesensenersesnseeassneenees 60
4.2 Ảnh hưởng của CSHT đến các yếu tố đời sống XH của người dân 61
4.2.1 Ảnh hưởng của CSHT đến tình hình dân trí của người dân „61
4.2.2 Ảnh hưởng của CHTS đến đời sống của người dân - 64
4.2.3 Ảnh hưởng của CSHT đến cơ cấu lao động của người dân 66
4.2.4 Ảnh hưởng của CSHT đến thu nhập của người dân - 68
4.3 Ảnh hưởng của CSHT đến sản xuất của người dân - 69
4.3.1 Tình hình sử dụng đất của hai vùng nghiên cứu, lịch thời vụ - 70
4.3.2 Ảnh hưởng của CSHT đến điểu kiện sản suất của người dân 72
4.3.3 Ảnh hưởng của CSHT đến chỉ phí sản xuất của người dân 73
4.3.4 Ảnh hưởng của CSHT đến kết quá và hiệu quả sản suất của người dân 76 4.3.5 Ảnh hưởng của CSHT đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của người dân 81
4.4 Một số giải pháp cho việc phát triển CSHT va quản lý CSHT §2
4.4.1 Giải pháp về vốn ett.121.70.121.- tre 82
4.4.2 Giải pháp về tổ chức, quản lý + +++cs+rterrrtrrrerrirrrrriererrrien 83 4.4.3 Một số giải pháp cho người dân ở vùng chưa có CSHT hoàn chỉnh 84
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
51 Kết HP ‹:cs-ceccscccosinintadnoaisstilSgTilSE03DSELSSL031354.463y28139180883212138543E8850E3I0/0A084 248369 86 S5 KiẾH NGHĨ caer arrercesrcoenecenconntenimicror sere ceeniennnsesencamannxacemnancrnanunasienacinnneuamnansns 86
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B.O.T: Build — operate- transfer: xây dựng — vận hành - chuyển giao BT: Build — transfer: xây dựng - chuyển giao
BTXM: Bê tông xi măng
CN-TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
GTNN Giá trị nông nghiệp
GTNT: Giao thông nông thôn
ODA Overseas Development Aid: viện trợ phát triỂn Ò nước goal
PTTH: Phổ thông trung hoc
SL: Sản lượng
TB: Trung binh
TEP: Tổng chi phí
Trang 13Vật liệu xây dựng
Vốn dau tư nước ngoàiWorld Bank
Trang 14DANH MỤC CÁC BẰNG
Trang
Bang 1: Lượng điện sắn xuất hàng năm tính theo đầu người 10
Bảng 2: Diện tích đất đai phân theo đơn vị hành chính -. - 20
Bang 3: Tình hình sử dung đất nông nghiệp từ 1998-2003 Z3 Bảng 4: Giá trị sản suất nông nghiệp của huyện từ 1998-2003 25
Bang 5:DT_NS_SL lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu từ 1998 —2003 27
Bảng 6: Giá tri tổng sản lượng CN_ TTCN từ 1998 —2003 của huyện 30
Bảng 7: Cơ sở sản xuất và lao động trong ngành CN_TTCN từ 1998-2003 32
Bang 8: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong địa bàn huyện 35
Bảng 9: Thống kê dân số huyện Long Thành thời kỳ 1998- 2003 36
Bảng 10: Cơ cấu lao động làm việc trong ngành kinh tế thời kì 1998 —2003 37
Bang11: Cơ sở y tế giường bệnh va cán bộ y tế trên địa bàn huyện từ 1998 -Bảng 13: Quy hoạch phát triển GTNT đến năm 2010 - 41
Bang 14: Quy hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2010 . . - 42
Bảng 15: Quy hoạch phát triển lưới điện đến năm 2010 - 43
Bảng 16: Nguồn vốn đầu tư cho GTNT từ 1998-2003 . - 49
Bang 17: Tình hình thực hiện GTNT từ 1998 — 2003 -e- 50 Bảng 18: Nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi từ 1998 —2003 Si Bang 19: Tinh hình thực hiện kênh nội đồng từ 1998-2003 52
Bảng 20: Tình hình thực hiện kênh tao nguồn từ 1998-0DUỖ ssscsinssecewnssawennnnnsns 53
xiv
Trang 15Bảng 21: Hiện trạng một số công trình thủy lợi huyện Long Thành 54
Bang 22: Nguồn vốn đầu tư cho lưới điện nông thôn từ 1998 — 2003 55
Bảng 23: Tinh hình thực hiện mạng lưới điện nông thôn từ 1998 — 2003 56
Bang 24: So sánh trình độ dân trí của người dân hai vùng nghiên cứu 62
Bảng 25: So sánh tình hình học tập của học sinh trong độ tuổi đi học 63
Bảng 26: So sánh diéu kiện sinh hoạt của người dân hai vùng 64
Bảng 27: So sánh nhà ở của người dân hai vùng -scerrrrsee 65 Bảng 28: So sánh nguồn nước sinh hoạt của người dân hai vùng 65
Bảng 29: So sánh điều kiện vệ sinh của người dân hai vùng - 66
Bảng 30: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra -<s 66 Bảng 31: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của người dân - 67
Bang 32: So sánh số nhân khẩu theo quy mô hộ của người dân - 68
Bang 33: Cơ cấu thu nhập của người dân hai vùng . - 68
Bảng 34: Tình hình sử dụng đất của người dân hai vùng - —
Bảng 35: Phân phối đất sản xuất của người dân hai vùng T1 Bang 36: So sánh điều kiện sản xuất của người dân hai vùng “5” aecits 72 Bang 37: So sánh chi phí sản xuất trên 1 ha vụ lúa Đông Xuân của người dân Bảng 38: So sánh chi phí sản xuất trên 1 ha vụ lúa Hè Thu của người dân 75
Bảng 39: So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 1 ha vụ lúa Đông Xuân của HPO ẤN ceaesereiaiurienonaannnnarrasssmeseicsasseennaE/30I461G38081Sã600/10510094488 76 Bang 40: So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 1 ha vụ lúa Hè Thu của người dân -e-ceeerrreiseiieieeeAAiAeieEAA123808364140000 18 79 Bảng 41: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của người dân - 81
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp - +++s>sxksrererersre 21
Biểu đồ 2: Cơ cấu GDP của huyện Long Thành năm 2003 - 33Biểu đồ 3: Nguồn vốn đầu tư cho CSHT từ 1998- 2003 -. 37Biểu đồ 4: So sánh cơ cấu nguồn thu nhập của người dân hai vùng 69Biểu đồ 5: Lịch thời vụ ecieeererrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrien 71
Biểu đồ 6: So sánh hiệu quả sản xuất trên 1 ha vụ lúa Đông Xuân năm 2003
Sữa người BOG casesseeneddrooeeG082011036ã306ME901073836400/430G1GD⁄0MS803/6880488 78
Biểu đổ 7: So sánh hiệu quả san xuất trên 1 ha vụ lúa Hè Thu năm 2003 của
người dân hai YÙNG -.ceeseenknieHA1622214461.84-4.58400800.618590 80
Xvi
Trang 17DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp ý kiến của người đân tại vùng có CSHT hoàn chỉnh
Phụ lục 2: Tổng hợp ý kiến của người dân tại vùng chưa có CSHT hoàn chỉnh
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp các công trình CSHT của hai vùng
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi
Trang 18Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự Cần Thiết Của Đề Tài
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn gồm: giao thông, điện,
nước, thông tin liên lạc là một vấn để rộng lớn và rất cơ bản của phát triển nông
thôn trong mọi thời kì Mỗi thời kì phát triển đều được bắt đầu và được đánh dấu
bởi bộ mặt mới của kết cấu hạ tâng
Nông thôn nước ta ngày nay trải qua gần 20 năm đổi mới, đang bước sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn, nhưng cũng đây gian nan thử thách Một trong các thách thức đó là làm sao xây dựng và phát triển được một kết cấu hạ tầng tương ứng và phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội, không
để cho tình trạng lạc hậu của kết cấu hạ tầng ảnh hưởng và níu kéo tiến bộ củaphát triển về kinh tế cũng như xã hội
Hạ tầng cơ sở nông thôn rất quan trọng đối với nền kinh tế xã hội nông thôn Trình độ kinh tế xã hội nông thôn ở mức độ nào thì cơ sở hạ tầng cũng tương ứng
ở mức độ đó.
Nơi nào cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tốt, các hoạt động kinh tế — xãhội có điều kiện phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dan đượcnâng cao và người đân càng có điều kiện đóng góp để phát triển hạ tầng cơ sở.Trong 16 bí quyết thành công của nước Nhật giầu mạnh, có 2 bí quyết được
xếp hàng đầu là:
e Có hạ tang cơ sở tốt từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai
Trang 19e Chia ruộng đất cho nông dân (kinh tế hộ nông dân)
Đối với 2 bí quyết trên, Việt Nam xem như đã tạo ra bí quyết thứ hai,nhưng chưa đạt được yêu cầu của bí quyết thứ nhất Chúng ta đang ở tình trạngthiếu trầm trọng những con đường biện hữu của nền kinh tế hàng hóa Hệ thống
hạ tầng cơ sở ở nước ta không những kém phát triển so với nhu cầu tương lai mà
thậm chí còn kém phát triển so với một số quốc gia có thu nhập thấp hơn.
Hiện nay, nước ta cơ sở hạ tầng có được cải thiện hơn trước nhưng nhìnchung cơ sở hạ tâng nông thôn vẫn còn nhiều yếu kém nên ảnh hưởng đến tốc độphát triển kinh tế Cơ sở hạ tâng ở huyện Long Thành cũng không nằm ngoài tình
trạng đó.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên và được sự déng ý của Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với sự đồng ý của chủ tịch UBND huyện Long Thành, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Thành và sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Quang Thông va thay
Tran Minh Trí, tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp về: “Nghiên Cứu Ảnh
Hưởng của Cơ Sở Hạ Tầng Đến Đời Sống và Sản Xuất Người Dân Huyện
- tại địa phương.
1.2 Mục Đích và Nội Dung Nghiên Cứu
Mục đích nghiên cứu cụ thể nhằm vào các nội dung sau:
Trang 20- Tìm hiểu về thực trạng một số CSHT thiết yếu, cụ thể là giao thông nông
thôn, thủy lợi, lưới điện nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.
- Mô tả về tình hình đầu tư, duy tu sửa chữa, khai thác và sử dụng các
công trình CSHT huyện Long Thành giai đoạn 1998 — 2003.
- Nghiên cứu tác động của các công trình CSHT (giao thông nông thôn,thủy lợi, hệ thống điện nông thôn) đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thôngqua kết quả hiệu quả trồng trọt cụ thể là trồng lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thunăm 2003.
- Nghiên cứu tác động của các công trình CSHT đối với đời sống hộ nôngdân trong vùng nghiên cứu cụ thể là 2 xã Phước Tân và Long An thông qua cácđiều kiện: ở, sinh hoạt, tình hình dân trí, dịch vụ hỗ trợ vật chất, tinh thân.
- Xác định sự khác biệt giữa vùng có điều kiện giao thông nông thôn, thủy
lợi, lưới điện nông thôn hoàn chỉnh và vùng có điều kiện giao thông nông thôn,thủy lợi và lưới điện nông thôn chưa hoàn chỉnh về sản xuất và đời sống.
- Dé xuất một số giải pháp cho việc quan lý và phát triển CSHT trên địabàn huyện.
Kết quả nghiên cứu của để tài là cơ sở khoa học quan trọng trong công tac
đầu tư, xây dựng CSHT và quản lí CSHT tại địa bàn huyện, qua đó giúp đỡ
những người dân ở vùng sâu, vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn, dễ dàng
tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, những thông tin góp phần nângcao đời sống vật chất cũng như tinh thần
1.3 Cấu Trúc của Đề Tài
Trang 21Với mục tiêu là: “Nghiên Cứu Ảnh Hưởng của Cơ Sở Hạ Tầng Đến
Đời Sống và Sản Xuất Người Dân Tại Huyện Long Thành Tỉnh Đồng Nai”,
cấu trúc của dé tài gồm những chương như sau:
- Chương 1: Đặt Vấn Đề
Trong chương này để tài trình bay sự cần thiết của dé tài, mục đích nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, cũng như không gian và thời gian
nghiên cứu.
Chương 2: Cơ Sở Lí Luận và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trong chương này để tài trình bày những khái niệm về cơ sở hạ tầng, cơ sở
hạ tầng và sự phát triển kinh tế, quan điểm của Đắng và nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng
Phương pháp nghiên cứu của để tài được thực hiện bằng một số phương
pháp như thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn trực tiếp người dân, mô tả, phân
tích, so sánh các yếu tố ảnh hưởng.
Chương 3: Tổng Quan
Đề tài giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
và trình bày về tình hình cơ sở hạ tâng ở huyện Long Thành gồm có: quy mô cơ
sé hạ tầng, phân loại cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tâng đến năm
2010 của huyện Long Thành.
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận
Trong chương này để tài tiến hành đi sâu phân tích 3 nội dung chính:
- Tìm hiểu hiện trạng cơ sở hạ tầng từ năm 1998 đến năm 2003 như vấn dé
về đầu tư, công tác bảo trì, sửa chữa, quan lí cơ sở hạ tang
Trang 22- Phân tích tác động của các công trình ha tang cơ sở đối với đời sống của các hộ trong vùng nghiên cứu thông qua điều kiện về ở, sinh hoạt, tình hình dântrí, dịch vụ hỗ trợ vất chất và tinh thần.
- Phân tích rất rõ ảnh hưởng của hạ tâng cơ sở đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp thông qua kết quả sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2003
Ngoài ra từ việc phân tích trên, dé tài dé xuất một số giải pháp liên quan
đến việc đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao đời sống
vật chất tinh thân cho người dân.
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị.
Trong chương này dé tài kết luận ảnh hưởng của ha tầng cơ sở đến sản xuất
- và đời sống người dan và một số kiến nghị trong việc phát triển hạ tầng cơ sở tạiđịa bàn huyện Long Thành.
1.4 Phạm Vi Nghiên Cứu
1.4.1 Thời gian nghiên cứu
e Thời gian tiến hành nghiên cứu:
Từ 15 - 2 đến 31-5
e Thời gian dé tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp về tình hình đầu tư, thực hiện, quản
lý cơ sở hạ tầng của huyện Long Thành từ 1998 — 2003, đồng thời dé tài sử dung
số liệu sơ cấp từ cuộc điều tra về đời sống kinh tế - xã hội và san xuất của người
"dan năm 2003.
1.4.2 Không Gian Nghiên Cứu
Do hạn hẹp về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ được thực hiện tại 2 xã:
xã Phước Tân và xã Long An thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Trang 23đồng cũng như từng thành viên trong khu vực nông thôn.
Cơ sở hạ tâng nông thôn là những gì thể hiện rõ nhất, ảnh hưởng trực tiếp,gián tiếp đến sản xuất và đời sống như: giao thông cho việc đi lại, điện cho việc
san xuất và sinh hoạt hàng ngày, thủy lợi cung cấp nước cho san xuất và sinh
hoạt
Cơ sở hạ tâng nông thôn là nền tang cho việc phát triển kinh tế — xã hội ở
nông thôn, cơ cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống thủy lợi, giao thông, điện
năng, thông tin liên lạc, cung cấp nước sinh hoạt ngoài ra còn có cơ cấu hạ tầng
xã hội như trường học, bệnh viện và các công trình phúc lợi xã hội khác
2.1.2 CSHT và Sự Phát Triển Kinh Tế
Hiện nay cả nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong thế kỉ 21 với mục tiêu bảo dam mức tăng trưởng nhanh, hợp lí, ổn định và nhanh chóng hộinhập với nên kinh tế khu vực và thế giới
Trong xu thế của sự phát triển kinh tế, sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế, pháttriển hệ thống CSHT và từng bước nâng cao trình độ, mức sống dân cư có mối
Trang 24quan hệ gắn bó với nhau Nó còn là tiền dé, là điều kiện để xây dựng phát triểnkinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay.
Phát triển hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinhtế- xã hội 6 nông thôn được thể hiện:
- Phát triển CSHT nông thôn trước hết là một bộ phận quan trọng không
thể thiếu trong nội dung phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển cơ sở hạ
tầng nồng thôn sẽ tạo nên những tác động thuận lợi đến nội dung phát triển kinh
tế - xã hội ở nông thôn.
- Phát triển CSHT nông thôn là điều kiện để xóa dần sự cách biệt về kinh
tế - xã hội giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với các vùng
khác trong phạm vi từng địa phương nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế
quốc dân Các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn nôngnghiệp thường ít có những điều kiện thông tin giao thông với bên ngoài vẫn còn tồn tại Sự lạc hậu về kinh tế xã hội và tính khép kín trong sản xuất, đời sống do
biệt lập Muốn nâng cao trình độ kinh tế ở các vùng này và giảm bớt sự cách biệtcủa nó với các vùng phát triển một vấn để cấp thiết được đặt là phải phá đượcthế biệt lập, tạo quan hệ kinh tế - xã hội thông thương giữa các vùng với nhau, từ
đó thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa, phát triển xã hội CSHT nông thôn phát
triển giữ vai trò quyết định trong việc phá thế biệt lập, khép kín phát triển vùng sâu vùng xa Như vậy cơ sở hạ tầng nông thôn là điểu kiện không thể thiếu để
.xóa dan sự cách biệt về kinh tế - xã hội giữa các khu vực với nhau trong quátrình phát triển kinh tế
- Phát triển CSHT nông thôn còn là điểu kiện để phát triển xã hội, nâng
cao trình độ dân trí, nhu cầu mức sống dân cư, tạo điều kiện cho mọi thành viên,
Trang 25dân cư trong xã hội được hưởng thụ các kết quả thành tựu trực tiếp từ sự pháttriển kinh tế - xã hội.
Trong những vùng có đường xá, mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc
thuận lợi, không những sản xuất phát triển mà các loại dịch vụ như: giống, vật tư
nông nghiệp, thu mua, chế biến nông sản thực phẩm cũng có điều kiện phát
triển Người sản xuất có điều kiện lựa chọn đầu vào với chi phí thấp nhất, ho còn
có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường bán những sản phẩm của mình với giá cả thíchhợp để đạt được lợi nhuận cao Bên cạnh đó, người nông dân còn có nhiều cơ hội
việc lựa chọn việc sản xuất trồng cây gì? nuôi con gì? bán cho ai? đáp ứng nhu cầu của thị trường cần.
Ngoài ra, những khu vực nào có đường sá giao thông thuận tiện, có điện có
nước day đủ thì nơi đó cũng có nhiều cơ hội để làm việc, tiếp cận với giáo dục
văn hóa và y tế Người dân có điều kiện hiểu biết, chấp nhận các biện pháp vệ
sinh, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng déng, giảm được sự gia tăng dân số,
Như vậy, phát triển hạ tang cơ sở là cơ sở thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông thôn từ việc san xuất, tiêu thụ san phẩm tiêu dùng hàng hóa dịch vụđến việc nâng cao đân trí, thu nhập được cải thiện nâng cao đời sống của người
dân.
2.1.3 Phân Loại CSHT
Cơ sở hạ tầng nông thôn là các công trình hạ tầng phục vụ cho các yêu cầu
về hoạt động sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội của cộng đồng cũng như
từng thành viên trong khu vực nông thôn.
Cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng xã hội (social infrastructure) và hạ tầng kĩ
thuật (còn gọi là hạ tầng kinh tế — economic infrastructure)
Trang 262.1.3.1 CSHT Phục Vụ Cho Sản Xuất
Các công trình hạ tầng kĩ thuật đáp ứng yêu cầu của các hoạt động sảnxuất, lưu thông cũng như đời sống bàng ngày của cộng đồng bao gồm:
Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy (bao gồm cả các công trình
mạng lưới như cầu, pha, bến bãi ).
Hệ thống thủy lợi (bao gồm cả các công trình trong hệ thống như trạm
bơm, đê, đập, kênh ).
2.1.3.2 CSHT Phục Vụ Cho Đời Sống Sinh Hoạt
Các công trình hạ tâng xã hội đáp ứng yêu cầu của các hoạt động về đời
sống sinh hoạt chung của cả cộng đồng, như bảo vệ sức khoẻ, giáo duc, các sinh
hoạt văn hóa, thể dục thể thao
Các công ảnh cấp nước sạch cho cộng đồng dân cư và các hộ gia đình.
Mạng lưới điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
Mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình
Hệ thống cung cấp chất đốt và nhiên liệu (xăng, dau, than)
2.1.4 Hiện Trang Cơ Sở Hạ Tang của Việt Nam
2.1.4.1 Điện
Lượng điện sắn xuất hàng năm tinh theo đầu người của Việt Nam thấp nhất
so với các nước khác, mặc dù trong suốt giai đoạn 1991-2000 sản lượng điện cóliên tục tăng Điều này sẽ được thể hiện rõ qua bang 1:
Trang 27Bảng 1: Lượng Điện Sản Xuất Hàng Năm Tính Theo Đầu Người
DVT: Kwh/ Người nam
Năm 199] 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Brurei 3913 4.200 4.829 5.261 5.919 6.529 7.404 7.513 7.124 7.263 Malaysia 1.199 1.348 1.452 1.695 1903 2.077 2.407 2.554 2.474 2.628 Thailand 769 862 974 1.073 1.215 1.312 1.388 1.345 1.352 1.408 Viét nam 97 101 111 129 153 180 203 232 252 286 Indonesia 174 190 222 227 258 291 325 325 350 384
Philippines 342 323 333 368 389 418 444 467 499 477 Singapo 4405 4.454 4.660 4.967 5.160 5.969 6.499 6.448 6.641 6.948 Korea 2.412 2.639 2.899 3.709 4.040 4.451 4.852 4.727 5.085 5.607 Japan 6.298 6.343 6.378 6.785 6.937 7.086 7.245 7.287 7.447 7.628 China 458 499 546 603 636 686 702 722 758 827
Nguồn: Word Bank CD, 2003
Bảng 1 cho thấy có sự tương quan giữa sự phát triển của một nước vớilượng điện san xuất đầu người hàng năm Chẳng hạn ở những quốc gia có thunhập trên đầu người cao như: Nhật, Singapore, Hàn Quốc chỉ tiêu này rất cao
Ngược lại, ở những nước đi sau và hiện có thu nhập đầu người trung bình thấpnhư: Trung Quốc, Việt Nam chỉ tiêu này còn rất thấp
2.1.4.2 Mạng Lưới Giao Thông
Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ Việt Nam được thể hiện như sau:
mạng lưới giao thông đường bộ của cả nước có tổng chiéu dai là 210.006 kmtrong đó đường quốc lộ 14.935km chiếm 7,1% Trong đó, đường tỉnh có chiều dài
là 17.450 km chiếm 8,3%, đường huyện có chiều dai là 3.211km chiếm 1,5%,
đường chuyên dùng với 5.451 km chiếm 2,6% Trên mạng lưới đường bộ hiện
nay chưa có đường cao tốc Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ thấp,đường có bể mặt đường 2 làn xe còn thấp, ngay trên hệ thống quốc lộ cũng chỉ
chiếm 17,6%.
Trang 28Trong tổng số 130.000km đường nông thôn được xây dựng, chỉ có gần 7% được trải nhựa, trên 35% được trải nhựa cấp phối, còn lại là đường đất, hơn 600
xã (chiếm 6% tổng số xã trong cả nước) chưa có đường ô tô tới trung tâm xã
Hệ thống giao thông là mạch máu của nền kinh tế, nếu nó không được
phát triển thì nền kinh tế cũng không thể phát triển Điều này có thể thấy được ởnơi nào có con đường mới di qua thì giá trị đất đai của khu vực đó tăng lên nhanh
chóng.
2.1.4.3 Thủy Lợi và Cấp Nước
Việt Nam hiện có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển từ lâu đời nên
tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển bển vững của ngànhnông nghiệp của đất nước Ngày nay ngành thủy lợi đã có hệ thống các công trình
thủy lợi với năng lực thiết kế tưới cho 3 triệu ha, ngăn mặn 700 nghìn ha
Hiện nay nước ta đã xây dựng được 750 hồ chứa lớn và vừa, trên 10 nghìn
hồ chứa nhỏ, 2000 tram bơm lớn và vừa có công suất 450 MW, 300 nghìn máy
bơm dầu, tưới cho 6 triệu ha lúa, 1 triệu ha hoa màu và cây công nghiệp, tiêu úngcho 86,5 ha, tiêu ting sổ phèn cho 1,6 ha, cải tạo 700 nghìn ha đất mặn ven biển,cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu dân cư ở các vùng đô thị, nông thôn,cung cấp nguồn nước cho các khu công nghiệp, phát điện với công suất 4391
.MW, vùng chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp, 80% diện tích trồng lúađược tưới.
Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, các công
trình thủy lợi là một hạng mục quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống của người dân, nhưng hiện nay mới chỉ huy động được 65%công suất thiết kế Khoảng 60% dân cư nông thôn chưa có nước sạch để dùng.
11
Trang 29Cũng theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nhà
nước cũng đã cân đối trên 2.400 tỷ đồng đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản ở
khu vực nông nghiệp nông thôn Trong đó có khoảng 2000 tỷ đồng đầu tư cho
thủy lợi và hạ tầng nông thôn, tuy nhiên số vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu.
Tóm lại, cho tới nay cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu nhiều, các cơ sở hạ
tang nói chung có chất lượng còn rất kém Về giao thông, mặt đường còn phan
lớn là đất và cấp phối, mặt đường tốt chỉ chiếm từ 5% đến 8% Hệ thống cầu cốngphần lớn là tạm hay quá niên hạn sử dụng chưa được làm lại, chất lượng cung cấp
điện chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu cho nhân dân
Nước uống đa phần chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ có gần 30% số hộ được
dùng nước tương đối sạch, đặc biệt là các vùng núi, trung du nơi mà nguồn nước
đạt tiêu chuẩn vệ sinh rất kém
Nhà ở của nông dân tại nhiều vùng phần lớn còn kém chất lượng và thiếu
tiện nghi sinh hoạt.
Những t6n tại nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy san xuất
nông nghiệp hàng hoá và phát triển địch vụ ở nông thôn, đồng thời ảnh hưởng
đến việc phát triển văn hóa, giáo duc, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Mặt khác,
hạ tầng cơ sở yếu kém còn ảnh hưởng tới an ninh xã hội, nhất là vùng cao, biên
- giới.
2.1.5 Quan Điểm của Đảng, Nhà Nước Về Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Cơ
Sở
Trang 30Nhận thức được tâm quan trọng của kết cấu hạ tầng cơ sở, Đảng ta luônluôn khẳng định việc phát triển kết cấu hạ tang trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội và các nghị quyết của mình
Tại hội nghị triển khai công tác giao thông năm 2000, thủ tướng Phan Văn
Khải đã phát biểu: “phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những thành tựu lớn của
10 năm qua, trong những thành tựu đó có giao thông đã góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt đất nước từ thành thị đến nông thôn
Cho nên cân nhận thức đầy đủ hơn yêu cầu giao thông vận tải phải di trước_một bước, phát triển đồng bộ và toàn diện cả đường bộ, đường sông, đường sắt,hàng không và cơ khí, khai thác cao độ lợi thế và nội lực của đất nước
Riêng đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông hằng năm đang đượcđầu tư và huy động một lượng vốn lớn, phải sử dụng căn cơ tiết kiệm nhất, đạt
hiệu quả nhất”.
Nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng nêu rõ: “bảo đảm sự giao lưu thông
thoát trong mọi thời tiết trên các tuyến giao thông huyết mạch, tuyến xương sống
và các tuyến nhánh đến các vùng, các trung tâm miễn núi Trong từng vùng, điện
nước, giao thông, thông tin được đáp ứng tùy theo yêu cầu của mức độ phát triển.
Phát triển kết cấu hạ tầng vùng miền núi, nông thôn trước hết là đường xá, thông tin, điện, nước sạch, trường học trạm xá Tập trung sức giải quyết nước cho các tinh miễn Trung, đường giao thông cho vùng núi và Đồng Bằng Sông Cửu
Long”.
“Khắc phục sự xuống cấp, từng bước nâng các công trình và các tuyếngiao thông trọng yếu Đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hiện đại cáccông trình giao thông tại các cửa khẩu, các hành lang quan trọng nối giữa cửakhẩu với nội địa, tại các vùng kinh tế trọng điểm tuyến trục Bắc - Nam”
13
Trang 31“Tập trung khôi phục, nâng cấp từng đoạn các tuyến đường bộ trọng yếu,
đặc biệt là các tuyến quốc lộ nâng cấp các tuyến đường bộ ở các tỉnh biên giới,
miễn núi, các tuyển đường đến các trung tâm các huyện vùng sâu, vùng xa”
“Tiếp tục thực hiện trương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, bảo dam 60% dân số nông thôn được cung cấp nước sạch Hoàn thành các
dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng”
Các tư tưởng, quan điểm cơ ban của Dang, nhà nước về phát triển kết cấu
hạ tầng cho thấy rằng cơ sở hạ tầng có vị trí, ý nghĩa chiến lược trong phát triển
- kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.6 Mục Tiêu Xây Dựng CSHT
Hiện nay cả nước đang triển khai đối mới cơ cấu kinh tế nông thôn và xâydựng nông thôn mới nhằm khai thác tiểm năng đất đai, giải quyết việc làm và
nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh
Việc đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn doi hỏi phải phát triển giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, cung cấp nước
Mục tiêu chính của việc xây dựng cơ sở hạ tâng là nhằm thúc đẩy việc đổi
mới cơ cấu kinh tế nông thôn Kinh tế nông thôn càng được đổi mới và phát triểnthì đồi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng càng cao đồng thời cũng tạo ra khả năng dành
vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng
Mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng là tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển
đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, dich vụ và phat
triển kinh tế nhằm vào các mục đích sau:
- Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp
Trang 32- Tăng cường diéu kiện và khả năng phòng chống thiên tai, cải thiện đời ~
sống, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tạo điều kiện để từng bước cai thiện hạ tang các điểm dân cư nông thôn.
- Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của sự mất cân đối và phân hoá trong quá
trình phát triển giữa các vùng thành thị và nông thôn
—~ Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
- Thu hút sự chú ý của du khách trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh côngtác dịch vụ như phát triển lĩnh vực du lịch, tham quan
Nhìn chung, lợi ích mang lại từ việc phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn và
rất đa dạng Chính vì thế ngày nay tất cả các nước trên thế giới đều đang ra sức
phát triển cơ sở hạ tầng của nước mình
2.2 Phương Pháp Nghiên Cứu
2.2.1 Phương Pháp Thu Thập Thông Tin
Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND huyện Long Thành và các báo cáo tổng
kết của các phòng ban như: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
Phòng Kinh Tế, Phòng Thống Kê trong 6 năm từ 1998 -2003, sách
Thu thập số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên người dân tại 2
xã (Phước Tân, Long An) thuộc huyện Long Thành với số tổng số mẫu là 80mẫu trong đó vùng có CSHT hoàn chỉnh 40 mẫu, vùng chưa có CSHT hoàn
chỉnh 40 mẫu
Việc xác định vùng có CSHT hoàn chỉnh, vùng chưa có CSHT hoàn chỉnh,
đã được tác giả Nguyễn Thị Tâm (*) đưa ra thông qua các chí tiêu như sau:
15
Trang 33“Xa có CSHT hoàn chỉnh: là những xã có CSHT phat triển ở mức khá, đã
hình thành được bộ khung CSHT có sáu loại công trình thiết yếu như đường ô tô
đã vào được trung tâm xã và các thôn xóm; trên 60% số hộ được dùng điện; trên30% số hộ được dùng nước sạch; trường học; nhà ở và các công trình công cộngđáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt hang ngày của cộng đồng dân cư Tuy nhiên
chất lượng công trình có thể chưa cao
Xã chưa có CSHT hoàn chỉnh: là những xã có CSHT phát triển ở mức _ trung bình, chưa hình thành được bộ khung CSHT, có 4-5 loại công trình hạ tầngthiết yếu mà chưa có loại công trình nào trội bật Tỷ lệ hộ dùng nước sạchkhoảng 25%, tỷ lệ hộ dùng điện trên 50%, có dưới 70% phòng học cấp IV trở lên; đã có trạm xá nhưng chất lượng thấp, tỷ lệ nhà tốt khoảng 40-50% ”€)
Căn cứ vào chỉ tiêu trên (*) và ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo củahuyện Long Thành, và để dễ dàng cho việc so sánh, phân tích tôi chọn hai xã
đại điện và đặt tên cho hai nhóm như sau:
Nhóm I: xã Phước Tân đại diện cho xã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh
Nhóm II: xã Long An đại diện cho xã chưa có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.2.2.2 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Sử dụng phần mềm excel để xử lí số liệu
2.2.3 Phương Pháp Luận
Sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, so sánh Ngoài ra, phương pháplịch sử cũng được sử dụng để phân tích xu hướng thay đổi của một số chỉ tiêu
được theo dõi trong khoảng thời gian từ năm 1998 — 2003
TS, Nguyễn Thị Tâm, quy hoạch phát triển và xây dựng ha tầng kĩ thuật các khu dân cư nông thôn, NXB xây dựng, Hà Nội —2000.
Trang 34Chương 3
TỔNG QUAN
3.1 Điều Kiện Tự Nhiên
3.1.1 Vị Trí Địa Lí
Huyện Long Thành có diện tích 53.482,05 ha bằng 9,1% diện tích toàn
tỉnh Đồng Nai và bằng 0,17% diện tích toàn quốc
Với dân số năm 2003 là 204.213 người, mật độ dân số 382 người/km?.
Về hành chính, huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã và 1 thị
trấn.
Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp huyện Long Khánh.
Phía Tây giáp Quận 9 TP HCM.
Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Phía Bắc giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Thống Nhất.
Trung tâm huyện cách đều Thành Phố Hồ Chí Minh và Thành Phố VũngTàu 60 km Quốc lộ 51 với 36km đường nhựa chạy qua huyện là tuyến giao thônghuyết mạch đồng thời là tuyến du lịch chính nối TP.HCM với thành phố VũngTàu.
Nim ở trung tâm vùng động lực kinh tế giữa phía nam TP.HCM-Đồng
Nai-Vũng Tàu, huyện đang thu hút sự chú ý của nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước cũng như có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng.
Trang 353.1.2 Khí Hậu, Thủy Văn, Thổ Nhưỡng
3.1.2.1 Khí Hậu
Huyện Long Thành thuộc Miễn Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nên nhiệt cao đều trong năm chia làm hai mùa
TỐ rệt Lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa, it gid bão và không có mùa đông
Hệ thống nông nghiệp nhờ mưa:
Khu vực phía đông quốc lộ 51, do không có nguồn nước mặt để tưới, cácloại hình sử dụng chủ yếu là cây công nghiệp ngắn và dài ngày và một số cây ăn
trái.
Các hệ thống nông nghiệp có tưới:
Khu vực phía tây quốc lộ 51, các cây lương thực, thực phẩm như lúa, các
loại rau, cây công nghiệp ngắn ngày và các cây công nghiệp dài ngày như tiêu, cà
phê, cây ăn trái
Với nền nhiệt cao đều quanh năm, giàu ánh sáng, điều kiện khí hậu củahuyện rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng Nếuchủ động về nước tưới có thể có thể sản xuất hai đến 3 vụ cây ngắn ngày
3.1.2.2 Thủy Văn
Khu vực phía Tây Quốc Lộ 51 có mạng lưới sông ngòi dày đặc Những
sông lớn chẩy qua huyện đều tập trung ở khu vực này như sông Đồng Nai, có
Trang 36đoạn chẩy qua huyện dài 15km, rộng trung bình từ 900 đến 1.000m, sâu từ 5 đến10m; sông Thi Vải dài 13km, rộng trung bình 400m; sông Lá Buông dài 36km,
rộng trung bình 100m |
Sông Đồng Nai có lưu lượng nước trung bình 850m”⁄s chất lượng dam bảo
cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.2.3 Thổ Nhưỡng
Long thành có 6 trong 10 nhóm đất của toàn Tỉnh, trong đó bao gồm: đấtphù sa chiếm 7,9% diện tích tự nhiên; đất gley chiếm 8,4%; đất đen 9,2%; đất
xám chiếm 62,3% và đất đỏ là 7,3%
Nhóm đất đen và đất phù sa là những đất có chất lượng cao thích hợp cho
nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như cao su, tiêu, điều, cà phê, cây ăn trái địa hình déng bằng ven sông Đồng Nai đất ở đây được cấu tạo từ sự béi đắp nhưđất phù sa, đất phèn, là các loại đất thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn trái và
nuôi trồng thủy sản.
3.2 Điều Kiện Kinh Tế
3.2.1 Tổ Chức Hành Chính Trong Huyện
Từ bang 2 bên dưới cho thấy, toàn Huyện có 18 xã và 1 thị trấn Trong đó,
thị trấn là nơi giao lưu kinh tế văn hóa xã hội của toàn huyện Toàn huyện có53.482,05ha, trong đó đất nông nghiệp là 40.195,39ha chiếm 75,16% tổng diệntích đất tự nhiên Điều đó cho thấy trong huyện Long Thành ngành nông nghiệp
vẫn còn là ngành chủ yếu của huyện Trong đó, xã có diện tích đất nông nghiệplớn nhất là xã Bàu Cạn với 4.124,79ha chiếm 10,26% tổng diện tích đất nôngnghiệp toàn huyện và chiếm trên 80% tổng điện tích đất của xã, xã có diện tích
19
Trang 37đất nông nghiệp lớn thứ hai là xã Bình Sơn với 4.110,06ha chiếm 10,22% tổng
diện tích đất nông nghiệp và chiếm 90,02% tổng điện tích đất của xã.
Xã Phước Tân với diện tích đất nông nghiệp là 2.798,29ha chiếm 6,97%
tổng diện tích đất nông nghiệp
Bang 2: Diện Tích Đất Dai Phân Theo Don Vi Hành Chính Năm 2003
Trang 38Xã Long An với diện tích đất nông nghiệp là 2.463,65ha chiếm 6,13%
tổng diện tích đất nông nghiệp toần huyện
Thị trấn Long Thành có diện tích đất nông nghiệp ít nhất, chỉ có 539,63hachiếm 1,34% Cũng qua bảng trên cho thấy, tổng diện tích đất nông nghiệpchiếm ti trọng cao, cụ thể chiếm 71,86%, trong khi đó đất lâm nghiệp, chuyêndùng, đất ở, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm tỉ lệ thấp hơn cụ thể là đất chưa
sử dung và sông suối với 3.058,88ha chiếm 5,8% tống diện tích đất tự nhiên, đấtlâm nghiệp chiếm 12,84% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng chiếm7.4% tổng diện tích đất tự nhiên, đất ở thì chiếm 2,1% tổng diện tích đất tự
nhiền.
3.2.2 Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp
Biểu Đồ 1: Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2003
cơ cấu sử dụng đất năm 2003
đất dùng vào chăn
-đất cây hàng nam nuôi ất " dat NITS 21%
Nguồn: phòng NN & PTNT huyện Long Thành
Qua biểu đồ cho thấy, diện tích đất đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 51% tổng điện tích đất nông nghiệp của toàn huyện, kế đến là đất câyhàng năm chiếm 27% tiếp theo diện tích đất trồng lúa chiếm 18%, thấp nhất là
21
Trang 39đất dùng vào chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 1% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn Huyện Ngoài ra, sự biến động cơ cấu đất nông nghiệp cònđược thể hiện qua bảng 3 như sau:
Trang 40yunyy, Sơ] ugdny INId ? NN SuQwWd :uon5N
ZOT — 0I€Ib z8#0 — LLƯ0EE 1⁄0 — 06062 660 0/02 cs'0 1S‘€@ 60 0006 S.LLN 184 “A
0/0 =: SB‘ F8Z L9'0 EL 1⁄Z 0/0 00 S82 y9'0 97097 650 €LStz Ly‘ 6CL6I Tọnư ULYS 1A 'AI
tieu
ZS'e9 ZEGECGG ÿGU0 IIEOQEWŒ 66°09 6ỳ/9Lÿ6 9009 0/€lyyZ OFS 006I€W£ 99€S - IE/6€26 ng Ago 1# TH
981 — §ữ6E/ zW% 8ISETI 86T t]'96t LUE oE'szel sre 661 68 00°807'T de} ugna 1ÿQ TTỊ
86IZ 00'6E88 92 006/06 ENS OOTIVOI S9% 006911 /Z6 006/171 S68 0098021 tụ[ 3ug.n vq ‘|
O6'TE I8Z6đ1 SISG€ Sl[ØPIPI 6/SE = P'LOS' PT ĐbbS€ = PT LOW PT 69€ 00€9E61 6ốt 8§ŒứEULI tieu suey Ag 'J
001 LE'66[0y 001 ¿L'£y£0y 001 1//090y — 001 0I/90y — 001 £666€'Iy 001 88'Ib¿ Ty NN 1EP La Zuo1,