1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chuỗi giá trị dứa tại nông trường Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Dứa Tại Nông Trường Tân Lập, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn T.S. Phan Thị Giác Tâm
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành PTNT & KN
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 36,49 MB

Nội dung

Dứa phải không bị khuyết tật, dị dang, dập Ung, sâu bệnh, nám nắng...Không được bón phân cho dứa cách ngày thu hoạch 30 ngày.Những yêu cầu về tiêu chuẩn của quả dứa ngày càng nghiêm ngặt

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Nghiên Cứu

Chuỗi Giá Trị Dứa tại Nông Trường Tân Lập, Huyện Tân Phước, Tỉnh TiềnGiang” do Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh viên khóa 28, ngành PINT & KN, đã

bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dẫn,

T.S Phan Thị Giác Tâm

Ký tên, ngày tháng năm 2006

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Trang 3

LOI CÁM TA

Đầu tiên, kính gởi đến cha me lòng biết on vô tận.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức

quý báu dé làm hành trang bước vào đời

Với sự tận tâm ấy, tôi xin chân thành cảm ơn đến:

Ban Giám Hiệu trường DH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban Chủ

Nhiệm Khoa Kinh Tế, các thầy cô trong và ngoài khoa

Tiến sĩ Phan Thị Giác Tâm đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn và chỉ

bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tiến sĩ Nguyễn Trinh Nhất Hằng đã tạo điều kiện cho tôi thu thập

được thông tin và kỹ thuật.

Các cô chú, anh chị Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước, Ban

lãnh đạo Nông trường Tân Lập, Phòng Kỹ thuật canh tác — Viện Cây Ăn

Quả Miền Nam, đã giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực tập tại địa

phương.

Tất cả anh chị khóa trước và bạn bè đã góp ý, hỗ trợ trong nhữnglúc tôi gặp khó khăn Xin gởi đến các bạn lời cảm ơn thân thương nhất.

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYÊN THỊ BÍCH NGỌC, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố HồChí Minh Tháng 06 năm 2006 Nghiên Cứu Chuỗi Giá Tri Dita tại Nông TrườngTân Lập Huyện Tân Phước Tỉnh Tiền Giang

Qua đứa là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, vì thế đứa tươi hoặc sản phẩm

chế biến từ đứa được người tiêu đùng ưa chuộng Quả dứa của Nông trường Tân

Lập đã mang lại thu nhập cho người nông dân nhưng chất lượng và độ an toàn

chưa đảm bảo, đất trồng và cây dứa hiện đã thoái hóa Thêm vào đó, Nông

trường vẫn chưa quản lý được hết nguồn nguyên liệu, chỉ thu được khoảng 30%

sản phỀm giao cho Công ty Cé phần Rau Quả Tiền Giang Vấn dé đặt ra là: Nông

trường phải hoạt động như thế nào để quản lý được nguồn nguyên liệu, giúpngười dân sản xuất đứa có năng suất và chất lượng Từ đó, với phương phápphỏng vấn 60 hộ trồng dứa tại Nông trường, kết hợp phỏng vấn chuyên sâu

thương lái, , người bán sỉ, người bán lẻ, áp dụng phương pháp phân tích chuỗi giátrị, phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ, nhằm tìm ra những thuận lợi và khókhăn của người nông dân khi tham gia vào các chuỗi giá trị, hình thức quản lý,thực hiện hợp đồng giữa nông dân và Nông trường Kết qua cho thấy: Người dânkhông muốn bán đứa cho Nông trường vì những lý do như: Khi muốn bán dứa

cho Nông trường, hộ phải đăng ký trước 1-3 ngày để Nông trường phân bé số

lượng thu hoạch và điều động phương tiện vận chuyển Đôi khi, Nông trường có

sự chậm trễ trong việc điều động xe tải hoặc ghe làm hộ khoán lo lắng Thêm vào

đó, sau 1-2 ngày Nông trường tiến hành thanh toán tiền cho hộ Giá thu mua của

Nông trường không cao hơn so với thương lái bên ngoài, Nông trường chỉ thu

mua một loại đứa xanh Đồng thời, đối với một số hộ bãi tập kết ở xa nên họkhông muốn vận chuyển đến đó Như vậy, Nông trường cần có những biện pháp

như rút ngắn thời gian đăng ký bán sản phẩm, linh động hơn trong thu mua hai

loại đứa, thanh toán tiền mặt cho hộ, nâng cao giá dita, xây dựng thêm nhiều bãi

tập kết, đồng thời kết hợp với Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả miền Nam đưa

Trang 5

NGUYEN THỊ BÍCH NGỌC, Faculty of Economics, Nong Lam University - HoChi Minh City June, 2006 Studies in pineapple supply chains in Tan Lap

statefarm, Tan Phuoc District, Tien Giang Province.

Pineapple is a kind of fruits which is delicious, nutrient So many

productions are processed from pineapples which are regnant Tan Lap Statefarm

pineapples bring farmer an income account, but pineapple is not warrantedenough the quality and safety Furthermore, nowaday the Statefarm can’t manage

all of products, collect only 30% of total yields which is sold to Vegetigi

company The problem is raised: How must The Statefarm organize to manage all of the total yields, help the farmer produce efficiency Thence, with interviewable method all of 60 households which plant local pineapples, combining to interview traders, wholesalers, retailers, applying for supply chains analysable method, analysing efficiency economies of households to find out advantages and disavantages of farmer when they join in supply chains, how the

Statefarm manages, and taking contracts with the farmer The result is: The

farmer doesn’t like to sold pineapples to the Statefarm because of some reasons: When they want to sold their products, they must enter the Statefarm for them

before 1-3 days The Statefarm will distribute yields, and has got suitable

transports Sometimes, the Statefarm delays to distribute transports to bring an

anxiety to the farmer Moreover, the Statefarm pays off money after 1-2 days.

The price of Statefarm isn’t higher than the trader’s price The Statefarm buys

only raw pineapples Some households is far from the concentrated park, so they don’t want to transport their products to there The Statefarm should have got many ways to curtail the registration time, buying 2 kinds of pineapples (ripe and

raw pineapples), discharging ready cashes, increasing the price, contructing more

parks, and giving the farmer a good technical cycle to produce quality outputs

Trang 6

MUC LUC

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng Danh mục các hình

1.4.1 Lý do chọn nơi nghiên cứu

1.4.2 Các giai đoạn của quá trình thực hiện dé tài

1.5 Giới thiệu khái quát luận văn

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Chuỗi giá trị2.1.2 Kênh phân phối2.1.3 Hợp đồng nông nghiệp2.1.4 Khái quát về tiêu chuẩn GAP

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp mô tả

2.2.2 Phương pháp lịch sử

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.4 Phương pháp phân tích

CHƯƠNG 3 TONG QUAN

3.1 Tổng quan tình hình sản xuất va tiêu thụ đứa ở Việt Nam

và đồng bằng sông Cửu Long

3.1.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ đứa ở Việt Nam

Trang

NY DDD + BP WwW WH NY NY mm eH

NO mm mm == == mm = — BR Ww WwW Ó2 NH NY CC C

24 24

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Bộ NN-PTNT : Bộ Nông nghiệp — Phát triển Nông thôn

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long

GAP : Good production practices

Kg : kilogram

LHQ : Liên Hiệp Quốc

NgXK : Người xuất khẩu

Ng.Nh.K : Người nhập khâu

NNVN : Nông nghiệp Việt Nam

PTNT & KN : Phát triển Nông thôn và Khuyến nông

SXNN : San xudt Nong nghiép

Th : Tiêu dùng thành thi

Ts LN/Cp : Tỷ suất Lợi nhuận/ Chi phí

Ts TN/CP : Tỷ suất Thu nhập/ Chi phí

Ts DT/CP : Ty suất Doanh thu/ Chi phí

_ TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam

TT : Thị trấn

Típ : Thành phần

UBND : Uy Ban Nhân Dân

ix

Trang 8

3.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đứa ở đồng bằng

sông Cửu Long

3.1.3 Thông tin về cây đứa huyện Tân Phước — tỉnhTiền Giang

3.1.4 Dự án phát triển vùng dứa nguyên liệu tại

huyện Tân Phước

3.1.5 Khái quát về kỹ thuật trồng đứa mà nông dân

đang áp dụng

3.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu

3.2.1 Vị trí địa lý

3.2.2 Địa hình

3.2.3 Điều kiện khí hậu thời tiết

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tìm hiểu đặc điểm hợp đồng giữa nông dân nhận khoán và

36

36 39

40

40

41 49 49

60

69

70

70

Trang 9

4.5.2 Nguyện vọng của hộ khoán đối với Nông trường 71

4.5.3 Một số hộ khoán thích bán sản phẩm của minh cho

thương lái hơn Nông trường vì những lý do 71

4.6 Xây dựng các giải pháp dé phát triển ngành trồng đứa 73

4.6.1 Mô hình nghiên cứu sản xuất đứa theo tiêu chuẩn GAP 744.6.2 Giải pháp cho van đề phân phối 76

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 79

5.1 Kết luận 795.2 Kiến nghị 79

5.2.1 Với Nhà nước 79

5.2.2 Với Công ty Cổ phần Rau Qua Tiền Giang 80

5.2.3 Với Nông trường 80

5.2.4 Với hộ sản xuất 80

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

viii

Trang 10

CHƯƠNG 1 DAT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trên thế giới, dứa là một trong những cây ăn trái quan trọng đứng thứ basau chuối và cây có múi, tập trung nhiều ở một số quốc gia như ThaiLand,

Philippines, Brazil, Mexico, Taiwan, Malaysia, Riéng ở Việt Nam, cây dứa

cũng được trồng phổ biến tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, CàMau, Quảng Nam, Thanh Hóa, với “tống diện tích cả nước năm 2004 là 43.350

ha dứa, sản lượng dat 422.251 tắn/năm, năng suất đứa bình quân 12,7 tan/ha,riêng đồng bằng sông Cứu Long chiếm tới 43% diện tích và 54% sản lượng cả

nước” (NNVN-31/03/2006) Trong đó, vùng dứa huyện Tân Phước tỉnh Tiền

Giang cũng đóng góp một phan rất đáng kể trong việc tăng diện tích trồng lên

10.031 ha vào năm 2006 (chủ yếu canh tác giống dứa Queen), và phải kể đến là

Nông trường Tân Lập có sản lượng đứa chiếm 30% tổng sản lượng của huyện.

Quả đứa là một loại quả ngon có thể ăn tươi hoặc chế biến, đóng hộp, tiêu thụ nộiđịa và xuất khẩu Dứa có mùi thơm mạnh, vị ngọt hơi chua, thịt quả có màu vàngđẹp và có chứa một số thành phần dinh đưỡng chính như: Đường (độ Brix) từ 12-

15%; Acid 0,6% (trong đó acid citric chiếm hơn 80%); Vitamin A là 0,3mg/100g

nước đứa; Vitamin C là 8,5mg/100g nước đứa Ngoài ra còn có một số chất như

Kali, Calcium, Magnessium, từ 0,4 — 0,6% Chính những đặc tính bổ dưỡng và

thơm ngon của dứa đã làm cho những san phẩm nước dita cô đặc hoặc dứa

khoanh đóng hộp được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng Quả đứa có mộtđóng góp rất quan trọng trong chiến lược xuất khẩu, nhưng những nhà nông sản

xuất dứa vẫn chưa đặt van đề chất lượng an toàn lên hàng đầu Theo anh NguyễnVăn Ngai, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty Rau Quả Tiền Giang, qua phân tích

mẫu cho thấy do tập quán canh tác của người dân không đúng kỹ thuật, dẫn đếnmắt cân đối giữa độ ngọt và độ chua từ 3 đến 4 lần Các chỉ tiêu về vi lượng như

Natri, chì, sắt vượt quá yêu cầu nên thị trường Châu Âu - nơi nhập khẩu chính

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1 Số Hộ Điều Tra Khảo Sát ở Địa Phương 3Bảng 2 Bảng Tổng Hợp Diện Tích Lên Liếp và Trồng Dứa 28 Bảng 3 Thời Gian và Cách Thức Xử Lý Ra Hoa Dứa 39 Bảng 4 Tình Hình Nhận và Trả Khoán Dat Canh Tác 40 Bảng 5 Chi Phi Vật Chất Sản Xuất 1Ha Dita Trong Năm 2005 42

Bảng 6 Chi Phí Lao Động của 1Ha Dita Trong Năm 2005 44

Bang 7 Giá Thu Mua của Nông trường và Thương Lái Trong

Năm 2005

46

Bang 8 Hiệu Qua Kinh Tế của 1Ha Dita Năm 2005 48

Bảng 9 Mô tả mối quan hệ của các thành phần trong chuỗi truyền thống 51 Bang 10 Chi Phi Marketing 55 Bang 11 Phân Phối Lợi Nhuận Trong Chuỗi 57

Bang 12 Tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm Dita của Công Ty

từ 2002-2003

63

Bảng 13 Tiêu Chuẩn Dứa Trong Chuỗi Giá Trị Chất Lượng 64

Bảng 14 Phương Thức Thanh Toán Chi Phí Sản Xuất 66

Bảng 15 Phân Phối Chi Phí, Lợi ich của Nông Dân,

Thương Lái, Nông Trường trong Chuỗi Chất Lượng 67 Bảng 16 Thuận lợi và khó khăn của người nông dân trong

các chuỗi giá trị 71

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1 Bản Câu Hỏi Cho Nhà Vườn

Phụ Lục 2 Bản Câu Hỏi Cho Người Bán

‘ Phu luc 3 Phu Luc Hinh Anh

từ

vs,

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Các Kênh Phân Phối Sản Phẩm Nông Nghiệp

Hình 2 Thị Trường Xuất Khẩu Rau Quả của Việt NamHình 3 Bán đồ khu vực nghiên cứu

Hình 4 Chi Phi Vật Chất cho 1Ha Dita Năm 2005 Hình 5 Chi Phí Lao Động cho 1 Ha Dứa Năm 2005

Hình 6 So Sánh Biến Động Giá Dứa Trung Bình Năm 2005

Giữa Nông trường và Thương Lái Hình 7 Mô Tả Chuỗi Giá Trị Truyền Thống Hình 8 Khoản Chênh Lệch Marketing của các Thành Phan Tham Gia Chuỗi

Hình 9 Phân Phối Lợi Nhuận và Chi Phí của Các Thành Phần

Tham Gia Chuỗi Giá Trị Hình 10 Mô Tả Chuỗi Giá Trị Chất Lượng

Hình 11 Phân Phối Chi Phi, Lợi Nhuận của Nông Dân, Thương Lái

và Nông Trường trong Chuỗi Giá Trị Chất Lượng Hình 12 Định Hướng Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất để Đạt

Tiêu Chuẩn GAP

xi

Trang

25 33 43 44

46 49

Trang 14

Hiện nay, trên thị trường, dứa có 4 loại với trọng lượng tương ứng: loại 1

có trọng lượng lớn hơn 1 kg; loại 2 từ 0,8 kg đến đưới 1 kg; loại 3 nhỏ hơn 0,8

kg; cuối cùng là loại vạt nhỏ hơn 0,6 kg Các công ty chế biến thu mua chủ yếu là dita

xanh Dứa xanh là dứa từ già bóng đến chín 1-2 mắt Ngoài ra khi có yêu cầu, công

ty sẽ nhận dứa chín nguyên trái (1 mắt đến 2/3 trái) nhưng phải còn tươi, không

chín bầm, có màu thâm đen Dứa phải không bị khuyết tật, dị dang, dập Ung, sâu

bệnh, nám nắng Không được bón phân cho dứa cách ngày thu hoạch 30 ngày.Những yêu cầu về tiêu chuẩn của quả dứa ngày càng nghiêm ngặt hơn trong tình

hình Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO đòi hỏi quả dứa trong nước nói chung,

quả dứa ở Nông trường Tân Lập nói riêng phải đạt chất lượng cao, độ an toàn,

giá cả hợp lý, thì ngành sản xuất đứa sẽ có thể tồn tại và cạnh tranh với các nước khác Như vậy, vấn đề đặt ra là: Nông trường phải hoạt động như thế nào để quan

ly được nguồn nguyên liệu, giúp người dân sản xuất đứa có năng suất và chất lượng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và đánh giá

lại toàn bộ các chuỗi giá trị đứa, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của người nông dân trong các chuỗi giá trị, sự tác động của các chuỗi giá trị đối với nông

dân trồng đứa và đề xuất những giải pháp giúp cho người nông dân có điều kiện

tham gia vào các chuỗi giá trị, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm

nhằm phát triển hơn nghề trồng dứa cũng như đời sống của nông hộ Trên mức

độ và phạm vi nghiên cứu trong giới hạn cho phép, tôi tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Dứa tại Nông Trường Tân Lập, Huyện Tân Phước, Tinh Tiền Giang.”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động sản xuất và hoạt động

cung ứng các sản phẩm đứa của nông dân huyện Tân Phước, để có nhận định

khách quan và đưa ra ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và các kênh phânphối đứa của người nông dân

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

a)

- Tìm hiểu đặc điểm của các hợp đồng ký kết giữa nông trường và

nông dân để làm rõ các ràng buộc và cam kết giữa Nông trường và

hộ khoán.

- Tìm hiểu thực trạng sản xuất của nông dân tại ving dita Huyện Tân

Phước nhằm tìm ra những vấn đề khó khăn trong sản xuất, và đánhgiá kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ khoán

- Tìm hiểu các chuỗi cung ứng đứa tại dia phương dé thay được

nhiệm vụ và mối liên kết giữa các thành phần tham gia; sự tác độngcủa các chuỗi giá trị đối với người nông dân

- Đề xuất những giải pháp giải quyết những khó khăn trong quá trình

sân xuất và phân phối đứa, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, nhằm

nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ và xuất khẩu ra thị trường thế giới

1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Lý do chọn nơi nghiên cứu

Đề tải được thực hiện tại một số xã thuộc Nông trường Tân Lập huyệnTân Phước, Tiền Giang, đây là nông trường đi đầu trong việc cung ứng nguyên

liệu dứa cho Công ty Rau Quả của tỉnh Những sản phẩm chế biến của công ty

hiện nay được xuất khẩu với số lượng lớn

Bảng 1 Số Hộ Điều Tra Khảo Sát Ở Địa Phương

Xã Ap Séh6diéutra Ty lệ (%)

1 11 18,33 Tân Lập 1 4 3 5,00

5 6 10,00 Tân Phong 8 13,33

Trang 16

1.4.2 Các giai đoạn của quá trình thực hiện đề tài

Tác giả đã tiễn hành thực hiện dé tài theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ 15/01/2006 đến 31/03/2006 Tiến hành tìm hiểu kênhphân phối đứa ở thành phố Hồ Chí Minh Tiền trạm tại địa phương nghiên cứu,thu thập số liệu thứ cấp tại UBND huyện Tân Phước, Nông Trường Tân Lập,

Công Ty Rau Quả Tiền Giang Tìm tài liệu đọc và dịch.

Giai đoạn 2: Từ 1/04/2006 đến 15/04/2006 Hoàn thành đề cương chỉ tiếtbao gồm chương I, II, II

Giai đoạn 3: 16/04/2006 đến 15/05/2006 Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

tại các xã trong huyện Phỏng vấn người nông dân và thương lái tại địa điểm nghiên cứu Ngoài ra còn phỏng vấn những người bán sỉ tại vựa, người bán lẻ.

Giai đoan 4: 16/05/2006 đến 15/06/2006 Xứ lý số liệu, nộp bản nháp luận văn.

Giai đoạn 5: 16/06/2006 đến 15/07/2006 Hoàn thành luận văn, báo cáotốt nghiệp

1.5 Giới thiệu khái quát luận văn

Toàn bộ luận văn được trình bày trong 5 chương Mỗi chương là một phần riêng biệt, với chương I là phần giới thiệu vấn dé nghiên cứu về chuỗi cung ứngđứa huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Để thực hiện đề tài tác giả phải dựa vàomột số cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, kênh phân phối cũng như một số phươngpháp nghiên cứu được áp dụng, phần này được trình bày trong chương II Đếnvới chương III, chúng ta có thể hình dung rõ hơn về tổng quan địa điểm nghiên

cứu, khái quát kỹ thuật canh tác dứa mà người nông dân dang sử dụng, thực trạng

sản xuất đứa của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long và huyện Tân Phước Nộidung trong những chương đầu là nền tảng cho phần nghiên cứu chính của tác giả

trong chương IV Trong phần này sẽ thể hiện rõ những chuỗi giá trị, nhiệm vụ,mối liên kết giữa các thành phan trong chuỗi Ngoài ra, tác giả còn có những tính

toán về chỉ phí tiếp thị và khoản chênh lệch marketing, kết quả và hiệu quả củanông dân Từ đó, tác giả có những kết luận về sự tác động của chuỗi giá trị đến người nông dân, cùng với một số đề xuất nhằm phát trién thuận lợi, hạn chế

Trang 17

những khó khăn của người nông dan khi tham gia vào chuỗi, nhằm nâng caonăng lực sản xuất, phát triển hơn nghề trồng đứa tại địa phương Cuối cùng là

phần kết luận và kiến nghị trong chương V Tác giả có những kiến nghị đối với

nhà nước tạo điều kiện cho mọi thành phan trong chuỗi nhất là người nông dân

thông qua những chính sách, chương trình hỗ trợ áp dụng những tiến bộ kỹ thuậtvào sản xuất Ngoài ra còn có những đơn vị cần liên kết với nhà nước là ViệnNghiên Cứu Cây An Quả miền Nam, Công ty Cổ phần Rau Quả Tiền Giang, Nông trường Tân Lập, và nông dân để cùng nhau thực hiện tốt các chương trình

phát triển hơn vùng đứa

Trang 18

tính cạnh tranh và có thể duy trì tính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự đổi

mới Những giới hạn của từng cá nhân người tham gia trong chuỗi được khắc phục bằng việc thiết lập tính hỗ trợ và các quy tắc quản trị nhằm tao ra giá trị cao

hơn Những lợi thế chính đối với những người tham gia thương mại đạt được từviệc là một phần của một chuỗi giá trị hiệu quả ở chỗ có thể giảm được chi phítrong việc kinh doanh, tăng doanh thu, tăng thế mạnh thương thuyết, cải thiện sự

tiếp cận với công nghệ, thông tin, vốn, và bằng cách làm đó, đổi mới quá trình

sản xuất và tiếp thị để đạt được giá trị cao hơn và cung cấp giá trị cao hơn cho

khách hàng.

Sự tiếp cận chuỗi giá trị chú trọng đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của những

người tham gia trong từng bước của chuỗi cung cấp Một sự tiếp cận như thế do

đó tính đến mối quan hệ thương mại như là một phần của hàng loạt các mạng

lưới làm việc của những nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà chế

biến và người bán lẻ, những người cung cấp dịch vụ, nhờ đó, kiến thức và môi

quan hệ được phát triển để đạt được sự tiếp cận với thị trường và những người

cung ứng Thành công của những người tham gia trong việc tạo thêm giá trị cho

Trang 19

sản xuất của họ trong việc tiếp cận mạng lưới làm việc nay.” (Bản tin thị trường

& Phát triển, 2004)

Những khái niệm chính trong phân (ích chuỗi giá trị Mục đích củachuỗi giá trị là tổ chức mối liên kết kinh doanh bằng việc làm cho những ngườitham gia trong chuỗi giá trị làm việc cùng nhau Những thành phần tham gia

khác nhau trong chuỗi muốn làm việc cùng nhau một cách hiệu quả đòi hỏi sự

phối hợp hiệu quả của các quyết định và trao đổi của họ Nhu chúng ta biết, cácnguyên tắc điều hòa sự phối hợp giữa một chuỗi giá trị cuối cùng sẽ tạo nên sự

quản trị của chuỗi, để tăng giá trị chuỗi giá trị cần phải đáp ứng được nhu cầu

người tiêu dùng Mục tiêu đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của chuỗi là chưa đủ;

những người tham gia chuỗi giá trị cần phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu đùngtốt hơn những người ở ngoài chuỗi giá trị; vì thế những người tham gia chuỗi giá

trị cần phải có sự cạnh tranh Chúng ta muốn giữ tính cạnh tranh thì phải đổi mớichuỗi giá trị liên tục, mặt khác những đạt được bước đầu của họ trong sự cạnh

tranh sẽ bị ăn mòn theo thời gian Cuối cùng, để chuỗi có thể lập được những liên

kết hiệu quả, chuỗi cần phân phối lợi ích có thể để tạo ra sự khuyến khích đối vớinhững người tham gia Nếu chỉ có một bên trong chuỗi giá trị giành tat cả lợi ích,chuỗi sẽ không thé bền lâu trong hệ thống thị trường (Goletti 2004b, Ban tin thịtrường & Phát triển, 2004)

2.1.2 Kênh phân phối

Thông tin cơ bản về kênh phân phối Hiện nay có rất nhiều định nghĩa

khác nhau về kênh phân phối (hay kênh marketing) dựa theo triển vọng hay quan

điểm sử dụng Đôi khi ta thấy kênh phân phối 1a con đường di của sản phẩm từ

người sản xuất đến người tiêu dùng Đứng về phía người sản xuất, họ cho rằngkênh phân phối như là các hình thức di chuyển sản phẩm qua nhiều trung gian

khác nhau (người trung gian như người bán buôn hay bán lẻ) Người tiêu dùng lại

cho rằng kênh marketing đơn giản như là “Có nhiều trung gian” đứng giữa họ vàngười sản xuất Cuối cùng người nghiên cứu quan sát kênh phân phối như nóhoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó trong các hình thức cấu trúc của

nó và hiệu quả hoạt động của nó.

Trang 20

Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp Sau khi đã tạo ra sản phẩm

nông nghiệp, nhà sản xuất sẽ nghĩ đến con đường đưa sản phẩm của mình đến tay

người tiêu dùng với chỉ phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất Qua sơ đồ các

kênh phân phối chính của T.S Vũ Đình Thắng, chúng ta sẽ thấy được điều này.

Một là, tùy vào mức độ sản xuất gắn kết với thị trường sản xuất nông

nghiệp mà các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp đựơc chia ra 3 cấp độ khác

nhau; hai kênh đầu KI và KII là hai kênh ngắn nhất, mang tính trực tiếp, hoạt

động chủ yếu ở nông thôn Ba kênh giữa dài hơn phải qua 2 hay 3 khâu trung

gian hoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc và đòi hỏi

sản phẩm chất lượng sản phẩm cao hon Còn lại 2 kênh dài nhất KVI và KVII

làm nhiệm vụ phân phối hàng nông sản xuất khẩu Để sản phẩm đến tay người

tiêu đùng cả nước nhập khâu, thông thường phải qua 5 khâu trung gian trong đó

2 khâu ở nước ta và 3 khâu ở nước nhập khẩu

Hai là, ngoài 2 kênh ngắn trực tiếp hoạt động ở nông thôn ra thì trong 5

kênh còn lại, khâu trung gian đầu tiên đều là người thu gom hoặc người chế biến

nhưng có chức năng thu mua và là chức năng đầu tiên Đặc trưng này là phù hợp

với yêu cầu thu gom lại các sản phẩm được sản xuất trên đồng ruộng của rất

đông nông hộ, chủ trang trại và trải rộng trên các miền quê bao la vì: sản phẩm

nông nghiệp không thể đưa ngay vào bán buôn hoặc sang cơ chế nếu chưa qua

khâu tập trung, phân loại và xứ lý ban đầu

Ba là, về chủ kênh phân phối, người sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiện

được vai trò đó trong 2 kênh đầu hoạt động ở nông thôn Bắt đầu từ kênh III đến

kênh VII là do một người trung gian nào đó với vi thế của mình đứng ra làm chủ

Trong kênh III chủ kênh là người bán lẻ thành thị Trong kênh IV vai trò chủ

kênh lại thuộc về người bán buôn thành thị Còn ở kênh V hoặc là người chế biến

hoặc là người bán buôn thành thị làm chủ Đối với 2 kênh VI và VII là 2 kênh

liên tiếp xuất, nhập khẩu nông sản trong thị trường thế giới thì lại có 2 người chủcủa 2 đoạn kênh Người xuất khẩu là chủ đoạn kênh phía nước xuất khâu, và ởbên phía nước nhập khẩu người chủ kênh lại là người nhập khẩu

Trang 21

—~— ry r 1X 8N WX ZN ry 3 WUN'3N XUuNN ^ 2 ry ry sun ATG SưN uọnq°qg YP UL uọng'q Ud YL Yong’ ry Ầ ry ry rN + SữN$[đ SưN$Id Ud UL ea Ud UL ad 3d rd ry + ry Ầ ry F\ ry YL Lal YLLal WL LOL GL Lah t1 `LqL L 1LqL q1 LqtL I00Z ‘ION #H $3 Zuot[[, ti TynX YN “O71 8ưe1[, “đội8N SuQN 8u02341JA YOUN op1Ð) “8u [, YU NA “S], ‘uN ugNsN

Trang 22

Bốn là, người nông đân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng không phải là chủ kênh nên phần nhiều họ chỉ quan tâm đến khâu trung gian đầu

tiên trực tiếp quan hệ với họ Họ đòi hỏi những người trung gian quan hệ trực

tiếp đó phải là những người kinh doanh mua bán rõ rang; mua hàng nhiều; lấy

hàng nhanh, đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán sòng phẳng, không được đâydưa, nhập nhằng và có sự hỗ trợ về dịch vụ công nghệ và tài chính

2.1.3 Hợp đồng nông nghiệp

Khái niệm cơ bản về hợp đồng nông nghiệp: Hợp đồng là một cơ chế quantrọng dé điều phối việc sản xuất, phân phối, và tiêu thụ sản phẩm, là công cụ gắnkết giữa các chủ thể của một chuỗi giá trị

Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa hợp đồng nông nghiệp có nghĩa là

“thỏa thuận giữa những người nông dân và việc gia công và hay tiếp thị các công

ty cho việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận

đã được ký kết thường là với giá cả đã được định trước” Cụ thể theo Sykuta vàParcell (2002), một hợp đồng (trong nông nghiệp hay các mặt khác) đưa ranhững luật lệ của việc giao dịch qua việc phân bố của 3 yếu tố chính: giá trị, rủi

ro, và quyền quyết định Một hợp đồng thành công do đó sẽ phân bé giá trị, rủi

ro, và quyết định theo cách mà hai bên cùng có lợi, lý tưởng là cùng chỉa sẻ rủi ro

và cùng cải tiến chất lượng và sản xuất

Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam mới chỉ phát triển gần

đây Tuy nhiên, khi ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp ngày càng được

thương mại hóa thì càng cần có hệ thống hợp đồng sản xuất nông nghiệp để cáccông ty lớn có thể liên kết chặt chẽ hơn với những hộ nông dân sản xuất nhỏ.Một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng hiện đang pháttriển ở Việt Nam là mô hình “hợp đồng hai cấp”, tức là một công ty chế biến sẽ

ký hợp đồng với một tổ chức đại điện cho nông dân (ví dụ như hợp tác xã) và sau

đó tổ chức đại diện đó sẽ ký hợp đồng với từng thành viên

2.1.4 Khái quát về tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices)

Như chúng ta biết hiện nay ngành sản xuất rau quả của Việt Nam khi thâmnhập thị trường thế giới là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, kim ngạch

Trang 23

xuất khẩu của Việt Nam giảm dần, năm 2000 đạt 196.958.000 USD; năm 2004

đạt 178.840.000 USD; 2005 (6 thang) đạt I 17.568.000 USD.

Những nguyên nhân làm hạn chế việc xuất khấu trái cây của Việt Nam.Chat lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng )

Không an toàn.

Không đủ khối lượng cung ứng theo yêu cầu

Mẫu mã, bao bì kém.

Không có chiến lược xây dựng thương hiệu

Giá thành cao không đủ sức cạnh tranh.

Chúng ta phải

Thực hiện sản xuất tập trung trái cây an toàn (GAP) ở các vùng trồng cây ăn trái.

Xây dựng các liên kết và tiêu thụ trái cây an toàn

Như vậy theo xu hướng đó, trái cây của nước ta phải ngày càng sản xuất theo những quy trình và tiêu chuẩn của Châu Âu (GAP) đặt ra để sản phẩm trong

nước có thé cạnh tranh với các nước trên thé gidi

Theo dự báo thi trường: Thị trường nội địa mức tiêu thụ nội dia tăng

khoảng 10%/năm.Với mức thu nhập bình quân/người ngày càng cao thì nhu cầu

rau quả cũng tăng 1,3% (theo tài liệu của FAO) Về thị trường xuất khẩu thì nhu

cầu tiêu thụ rau quả thế giới tăng bình quân 3,6 %/năm, trong khi mức cung chỉtăng 2,8 %/năm Đứng trước một thị trường rau quả nhiều tiềm năng, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu, chúng ta cần khắc phục và phát triển ngành sản xuất rau

quả trong nước.

Khái niệm về GAP GAP là những thỏa thuận về các tiêu chuẩn và thủtục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:

An toàn thực phẩm và an sinh cho người lao động

Những lợi ích của chúng ta khi sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

- Những san phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là sản

phẩm an toàn vì dư lượng các chất gây độc (thuốc bảo vệ thực vật,

phân bón, ) không vượt mức cho phép, đảm bảo sức khỏe người

tiêu dùng.

11

Trang 24

: Sản phẩm GAP chất lượng cao (đẹp, ngon, an toàn) nên giá cao vẫn

được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận

- Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu co, sinh học nên môi

trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.

Những thách thức ma GAP phải đối mặt, “Trong những năm gan đâyViệt Nam đã cải tiến về công nghệ hạt giống, điều đáng mừng nhất là chúng ta đã

có “Chương trình quốc gia phát triển rau — quả từ năm 1999 — 2010” Vào năm

2004, Chính phủ đã có Pháp lệnh về giống cây trồng, từ đó khắc phục được rấtnhiều nhược điểm về giống Cùng với việc thực hiện AFTA với các nước trong

khối Asean, Asean với Trung Quốc, Asean với các nước khác, đặc biệt là ViệtNam đang chuẩn bị gia nhập WTO, trong xu thế hội nhập, thuế quan và hạn

ngạch dần được thay thế bằng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường đối với

hàng nông sản xuất nhập khẩu thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn,

hướng hữu cơ, có chứng nhận an toàn thực phẩm ngày càng tăng trên thị trường

trong nước và nhất là đối với thị trường xuất khâu Tuy nhiên, cũng có không ít

khó khăn mà GAP phải đối mặt như: diện tích vườn cây ăn trái ở sông Tiền nhỏ

và manh mún, nhiều giống cây tạp Vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu của nhà vườnvẫn còn tồn tại Kỹ thuật canh tác, tưới tiêu lạc hậu, kỹ thuật thu hoạch và côngnghệ sau thu họach chưa được ứng dụng Sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin về

tiêu chuân chất lượng cũng như yêu cầu của thị trường mà nhà vườn không nắm

bắt kịp Giá cả không 6n định, sản phẩm chưa có thương hiệu nhãn mác Thitrường trong nước thiếu tổ chức, thị trường xuất khẩu phụ thuộc và thiếu tính ổn

định, thiên tai, giá vật tư tăng cao đó là những thách thức không nhỏ mà GAP

cần phải vượt qua trong thời gian tới.” (Hội thảo chuyên đề “ Quy trình sản xuất

nông nghiệp tốt GAP cho ngành rau quả”, 15/03/2006)

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp mô tả

Là phương pháp trình bày, mô tả và giải thích sự kiện Từ đó, ta có thể

nhận định vấn đề trên góc độ nghiên cứu, đo lường mô tả nó Nhận định hiệntượng, quá trình đưới tiêu chuẩn đặt ra

Trang 25

lặp đi lặp lại vì thế mà diễn biến khác nhau qua các giai đoạn khác nhau.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp từ nông hô

* Quá trình thu thập số liệu sơ cấp từ nông hộ được tiến hành bằng

các mẫu điều tra soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng dứa kết

hợp quan sát vùng trồng Điều tra khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên với số lượng hộ được định trước.

- 60 hộ sản xuất được chon để điều tra ngẫu nhiên về tình hình san

xuất cũng như cách thức tiêu thụ sản phẩm của mình Với số lượng

60 hộ được chia đều phỏng vấn ở hai khu vực hộ trồng dứa thuộc

Nông trường Tân Lập (xã Tân Lập I, Tân Lập II và Tân Hòa

Thành); khu vực hộ trồng đứa ngoài Nông trường (xã Hưng Thạnh

và Mỹ Phước) Những xã này có diện tích trồng đứa lớn của huyện.

- Phỏng vấn chuyên sâu thương lái, người bán si va người bán lẻ

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành thu thập giá dứa tại các chợ địa phươngcũng như một số chợ tại Tp Hồ Chí Minh

Thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu thứ cấp vẻ tình hình vùng nghiên

cứu được thu thập từ: Phòng Nông Nghiệp huyện Tân Phước, Nông trường Tân

Lập tỉnh Tiền Giang, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Công ty Rau Quả Tiền Giang

2.2.4 Phương pháp phân tích

Trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả tiễn hành:

Phân tích định tính Từ những thông tin thu thập được tác giả có sự nhận

xét, suy luận, diễn giải để làm rõ những phan nghiên cứu được.

13

Trang 26

Ap dung phương pháp chuỗi giá tri Tác giả sử dụng phương pháp

chuỗi giá trị nhăm phân tích mối quan hệ và nhiệm vụ của các thành phần thamgia trong chuỗi, tính toán sự phân phối lợi nhuận và khoản chênh lệch marketing

Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp chuỗi giá trị bao gồm: bản đồ, phương pháp

phân phối lợi nhuận và cách tính toán khoản chênh lệch

Cách tính chỉ phí tiếp thị và khoản chênh lệch marketing chỉ phí tiếp thịbao gốm chỉ phí chuẩn bi, đóng gói sản phẩm và chỉ phí bán buôn (Graham D., 2005.)

Chi phí chuẩn bị sản phẩm và đóng gói: Chúng ta phải thừa nhận rằng

việc thu hoạch sản phẩm và chuyển những sản phẩm đó đến cổng trang trai hay

đóng gói cất giữ trong kho là một phần của chi phí sản xuất Chi phí marketing

đầu tiên chính là sự chuẩn bị sản phẩm, bao gồm việc làm sạch, phân loại và xếp

hạng Chi phí marketing thứ hai là chi phí mà người nông dân và thương lái thường xuyên phải chỉ trả là chi phí cho việc đóng gói Hình thức đóng gói sản

phẩm được dùng có loại là những chiếc giỏ bằng sợi đay rất đơn giản mà nó được

tính là ít nhất 1% trong chỉ phí marketing, đóng gói phức tạp hơn là dùng những

chiếc giỏ bằng nhựa (được dùng cho quá trình gởi hàng trái cây trực tiếp đến

người tiêu ding trong siêu thị), sẽ mat chỉ phí nhiều hơn

Chi phí chuẩn bị sản xuất: Quá trình chuẩn bị sản xuất của thị trườngthường cùng lúc với quá trình tiêu thụ Tuy nhiên tiền được ding cho quá trình

chuân bị và đóng gói thường được hoàn trả nhiều hơn do lợi nhuận cao và rủi ro

thấp Chi phí cao đòi hỏi lợi nhuận cao Quá trình chuẩn bị sản phẩm thường dothương lái thực hiện bao gồm:

“ Làm sạch như chùi đất và các bụi ban

Cat hái lá rễ nhánh thừa

- Sắp xếp loại bỏ những sản phẩm thừa và không có giá trị

- Xử lý sau thu hoạch (ví dụ với khoai tây và củ hành): Xếp loại,

phân chia sản phẩm cùng kích cỡ và chất lượng trước khi đóng góinhằm gia tăng giá trị thị trường của sản phẩm; sơ chế và đóng góinhư cam ở một số nước dé bảo quản sản phẩm và làm nó hấp dẫn hơn

với người tiêu dùng.

Trang 27

Chi phí đóng gói: Nhiều loại sản phẩm cần được đóng gói, ngoại trừ những rau và trái quá lớn như bí ngô, dưa hấu, được vận chuyển mà không đóng gói Những loại rau lá như bắp cải cũng được vận chuyển như vậy, những lá bên ngoài là lớp bảo vệ những lá bên trong Không có chi phí vận chuyển nhưngnhững lá bên ngoài sẽ bị loại bỏ trước khi ban Vì vậy, chúng ta phải tính chi phíhao hụt Việc đóng gói có ba mục đích, dau tiên là sự tiện lợi khi cầm nắm và vận chuyển sản phẩm Chỉ phí sẽ cao hơn nếu mọi sản phẩm được vận chuyển mà

không đóng gói Thứ hai việc đóng gói với mục đích là bảo vệ sản phẩm Những

nễ lực để cải thiện lớp bao cho những sản phẩm lớn để bảo vệ sản phẩm nhiềuhon là những ý tưởng dé gia tăng tính tiện ích của bao gói Cuối cùng, đóng gói

nhằm chia sản phẩm thành những đơn vị nhỏ thuận tiện cho việc bán lẻ và làm

cho sản phẩm hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng, làm tăng giá sản pham khi

bán Việc đóng gói càng kỹ thì chi phí càng nhiều và giá bán càng tăng Nông

dân thường đóng gói với dây thừng, bao tải cho ngô, lúa và dùng những chất liệu

đó trong suốt quá trình phân phối Cách đóng gói phức tạp và đắt tiền như dùng

bao nhựa, ni lông thường được thương lái sử dụng Rau, trái cây thường được

đóng gói rồi mở ra nhiều lần trong quá trình từ tay người sản xuất đến tay người

tiêu dùng, phụ thuộc vào độ dài của kênh phân phối Nông dân thường sử dụngmột loại bao như bao tải để mang sản phẩm ra chợ Tại chợ, thương lái thường

xếp sản phẩm vào hộp gỗ hoặc bao nhựa để vận chuyển đến các chợ bán sỉ.

Người bán lẻ mua sản phẩm thường xếp sản phẩm vào các bao của anh ta vàđóng gói lại để thuận tiện cho việc bán hàng Tất cả cách đóng gói đều có chỉ phí,

và phải được tính vào tổng chi phí marketing Cách tính đơn giản nhất là khi cácbao, hộp, thùng được sử dụng 1 lần Bạn cần biết mỗi bao chứa được bao nhiêu

sản phẩm để tính ra chỉ phí đóng gói trên mỗi kg sản phẩm Với trường hợp đóng

gói nhiều lần, bạn phải biết bao gói được sử dụng may lần để tinh chi phí cho

mỗi lần vận chuyển Chúng ta phải tính luôn chỉ phí cho việc sửa chữa và mang

những bao không về nơi bắt đầu của chuỗi phân phối Nếu thương lái có xe tải và

việc kinh doanh chỉ là từ nhà đến thị trấn, chi phí cho việc mang những bao

15

Trang 28

1

không về nha là không cần tính Tuy nhiên, anh ta phái trả chi phí vận chuyển

những bao không và nó sẽ làm tăng chi phí đóng gói lên.

Ví dụ: Một hộp gỗ đựng 20 kg cam, hộp gỗ này có thể sử đụng trong 10chuyến, giá hộp là 10$, chi phí lau chùi và sữa chữa là 2$, mỗi lần mang thùng

gỗ rong về lai nơi sản xuất thì mất 1$

Chỉ phí mỗi chuyến = (10$ + 2$) : 10 chuyến + 1$ = 2,2$ mỗi 20 kgNhư vậy 1 kg cam sẽ mat 2,2 / 20 = 0,11$

Các kiểu đóng gói sử dụng ở các vùng và các kênh phân phối phu thuộc

vào chi phí và lợi ích của việc sử dụng chúng Bao nhựa thường được sử dung ở

các nước sản xuất chúng hơn là những nước mà thuế đánh 100% vào bao nhựa

Việc đóng gói kỹ càng được sử dụng càng làm giảm hao hụt, những sản phẩm

không bền thì không cần phải đóng gói cần thận vì không mang lại lợi ích Vivậy chúng ta cần phải nghiên cứu cẩn thận khả năng sử dung các kiểu đóng gói

cải tiến với nguồn nguyên liệu địa phương Thật dé dàng khi bỏ sót chi phí đóng

gói Chi phí đóng gói một sản phẩm riêng biệt được tính là không đáng kể.Nhưng một sản phẩm có thể được đóng gói nhiều lần trước khi nó đến tay ngườitiêu dùng Tổng tác động của những chỉ phí đóng gói nhỏ nhặt này mất đi mộtcách đáng kể, đặc biệt trong những quốc gia với chỉ phí lao động cao tương đối

Trong một vài trường hợp có thé nam bắt vấn đề một cách xác đáng của chi phí

đóng gói Ví dụ, những phu khuân vác tại những chợ bán sỉ thường hay tính mức

giá cố định trên một thùng hay trên một xe Trường hợp khác, sẽ không được tính

giá cố định mà chỉ phí trên một thùng hàng cần được tính toán xấp xỉ bằng cách

chia tiền lương của nhân viên với số lượng những kiện hàng được đóng gói nơi

mà những nhân viên thời vụ được tuyển dụng trên mỗi giờ cơ bản (ví dụ trong

chợ), điều này có thể là khá đễ dàng Nơi mà những người là nhân viên toan thờigian của thương lái thì sự tính toán là khó khăn Nhân viên có thé mất nhiều giờtrên xe tai di chuyển giữa nông dân và chợ Người đó sẽ không làm gì trong thời

gian này nhưng thương lái vẫn sẽ phải trả lương cho anh ta nếu thương lái muốn

anh ta chất hàng và tháo đỡ

Trang 29

'

Rút ra được chuỗi mắt xích thị trường người nông dân-người bán sỉ-người

bán lẻ-người tiêu dùng, chúng ta có được những đóng gói riêng biệt sau: Nông

dân và người lao động chất sản phẩm lên xe cũ; Người lao động dỡ hàng tại chợ

một cách dây chuyển và cân hang; Người bán sỉ hay nhân viên gói lại hàng trong

thùng chứa; Sản phẩm được mang di và chất lên xe tải của người bán sỉ; Sản

phẩm được dé ra tại chợ đầu mối và được mang đến sap bởi người bán sỉ hay

nhân viên của họ và cân hàng; Sản phẩm không đóng gói và được phân loại phâncấp; Sản phẩm đóng gói lại trong thùng hàng của người bán lẻ; Sản phẩm đượcmang đến phương tiện vận chuyển của người bán lẻ; Sản phẩm dở ra tại quây hàngcủa người bán lẻ; San phẩm đóng gói lại vào trong túi nhựa

Chỉ phí buôn bán: tất cả những giai đoạn của chuỗi marketing sản phẩm sẽ phải được tính đến hoặc không, nhập vào hay không trong hàng hóa và được tínhđến Mỗi chỉ phí bán buôn có thể bao gồm các chỉ phí sau:

Chi phí vận chuyển: Ở nhiều quốc gia, sự vận chuyển ban đầu có lẽ do

người nông dan thực hiện bằng chính công lao động của mình, sử dung những xe

kéo gia súc Bước tiếp theo, những người thương lái thuê người thu gom thu mua

hàng hóa từ nông dân và tập trung tại một khu vực trung tâm Chúng ta nên lưu

ý, chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách giữa người nông dân và thi

trường, chất lượng của đường đi Một người nông dan sống gần đường lưu thông

chính sẽ có chi phí vận chuyển thấp hơn so với những người sống ở cuối con

đường và đường xấu cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tác động xấu đến xe tải,khó khăn trong đi lại Chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn ở những nước có nhiều xe tải và nhiên liệu Thinh thoảng chi phí vận chuyển là một vấn dé tính toán đơn giản bởi vì nông dân hay những thương nhân chỉ trả cho một hệ thống giá trên

mỗi 1kg cho người chuyên chở Nhưng chúng ta làm gì khi sản phẩm được tính

trên 1 đơn vi container hay khi người nông dân hoặc thương lái thuê xe riêng va

vận chuyển những sản phẩm khác nhau Làm thế nào để chúng ta tính được chỉphí vận chuyển nếu anh ta có phương tiện chuyên chở riêng?

Sự thất thoát sản phẩm: Hao hụt thường xảy ra phổ biến đối với thị trườngsản phẩm nông nghiệp, thậm chí chúng ta phải bỏ đi những sản phẩm giảm trọng

| ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Trang 30

lượng trong kho dự trữ Như thế, mỗi kg sản phẩm được bán tại mức bán lẻkhông thể so sánh với mỗi kg được người nông dân bán sỉ Thỉnh thoảng việc

thất thoát cao được ghi nhận lại đặc biệt là đối với rau cải và trái cây rất dễ thối

Trong những mùa vụ chính, sự hao hụt thường xuyên xảy ra cao nhất vì cung sảnphẩm thừa, phải mang đi bỏ không thể bán được Nói chung phạm vi giữa người

nông dân và người tiêu dùng càng xa hơn thì hao hụt càng nhiều Cách xử lý đối

với việc thất thóat trong quá trình tính chỉ phí tiếp thị có thể khá là phức tạp Đặc

biệt, nếu sản xuất mà không bán được thì chúng ta cũng phải chịu những chỉ phínhư là đóng gói, vận chuyền, dự trữ Nếu không có sự mất mát về chất lượng

cũng mat mát vé số lượng, và điều này được phản ánh qua giá mà san phẩm được bán

Chi phí lưu trữ: Lưu trữ là một trong những chi phí quan trọng của người

sản xuất Mục đích chính của việc lưu trữ là kéo dài thời gian sử dụng của sản

phẩm nếu chúng ta chưa bán chúng ngay sau khi thu hoạch Giả định sau tất cảnhững việc dự trữ buôn bán thì giá cá sẽ tăng bao gồm giá thành và chỉ phí lưu

trữ Van dé dự trữ là việc cần thiết đối với nhiều loại sản phẩm Mục đích chínhcủa việc dự trữ để kéo dài khả năng dự trữ của sản phẩm trong một khoảng thờigian đài hơn là nếu ta bán ngay sau khi thu hoạch Giả định sau tất cả những việc

dự trữ buôn bán thì giá cả sẽ tăng lên đầy đủ trong khi sản phẩm trong kho dự trữcũng bao gồm luôn chỉ phí dự trữ Những chỉ phí này sẽ khác nhau phụ thuộc vào

chi phí xây dựng và tổ chức kho hàng và trong chi phí vốn được ding dé mua sản

phẩm lưu trữ này Nếu một cửa hàng dùng tối đa khả năng của nó trong suốt một

năm thì dĩ nhiên chi phí của nó sẽ ít hơn việc ta chỉ dùng trong một vài tháng và

thậm chí là kho còn trống phân nửa

Chi phi sơ chế: Chi phí sơ chế là một chi phí tiếp thị quan trong Các loạingũ cốc như gạo, bắp, ngô, phải được xay xát Trong việc tính tổng chỉ phí tiếpthị ta nên xem những nhân tố chuyển biến từ việc xay xát hay không xay xát ngũ

cốc, thì tốt hơn là sản phẩm nguyên chất Mức giá mà chúng ta trả cho người

nông dân mỗi kg thóc không thể so sánh trực tiếp với giá người tiêu đùng muamỗi kg gạo bởi vì sản phẩm đã khác nhau về bản chất Điều này thật đáng ngạc

nhiên vì chúng ta hay bỏ sót nó Tương tự như vậy, lIkg cà phê hạt xanh không

Trang 31

thể so sánh trực tiếp với giá xuất khẩu đành cho cà phê đã xay xát và cà phê đã

phơi đen Chỉ phí chế biến có thể theo đó khác nhau với hiệu quả của việc tổ

chức làm việc của quá trình chế biến, số lượng vật liệu đưa vào chế biến một

cách thuận lợi và quá trình hoạt động thường xuyên Nó cũng phụ thuộc vào chỉphí tổ chức, phụ thuộc vào những nhân tố như chi phí nhiên liệu, mức sụt của giá

cả, thuế nhập khẩu, thuế, và lương nhân công

Chỉ phí cơ hội của vốn: Chi phí vốn có thể không nhìn thấy được nhưng là

một giá trị vô cùng quan trong Dé hoạt động được, người nông dân phải vay vốn

từ ngân hang Lợi nhuận mà anh ta phải trả chính là chi phí Nếu người thươngnhân sử dụng tiền riêng của anh ta, thì chúng ta cũng không thể nói anh ta khôngmắt chỉ phí kế từ khi anh ta trả tiền vay cho ngân hàng để có lợi nhuận thay vì sử

dụng vốn đó để kinh doanh Chi phi sử dụng từ quỹ riêng cua anh ta đó là lợinhuận mà anh ta không nhận được Những nhà kinh tế gọi đó là chi phí cơ hội và

có nhiều chi phí cơ hội khác nhau Ví dụ, người nông dân sử dụng thời gian củaanh ta để làm việc khác Đối với anh ta việc tìm lợi nhuận từ quá trình tiếp thịphải nhiều hơn thu nhập cơ hội mà anh ta đã chọn lựa Đặc biệt phải chú ý hơn từviệc anh ta bị rủi ro về mắt tiền Ví dụ, nếu 10.000$/chiéc xe tải giảm giá 10%,

sự giảm giá này dién ra vào năm đầu tiên là 1.000$ và năm thứ hai là 900$ (đó là

10% của 10000$ - 10008).

Lệ phí, tiền hoa hồng, những khoản phí không chính thức: Những chỉ phí

được nêu ở trên là chỉ phí chủ yếu mà việc tiếp thị sản phẩm nông nghiệp phải

chịu Mọi người sử dụng thị trường rồi trả chỉ phí lại cho thị trường.Thông

thường mọi người phải tra chi phí cho trọng lượng hàng hóa của họ Thương lái

phải được cấp giấy phép kinh doanh và cũng phải trả lệ phí cho việc được cấpphép đó Trong một số chợ, người bán sỉ tính tiền lệ phí đó vào hoa hồng Chúng

ta cũng phải trả thuế, thỉnh thoảng lại có những vật hối lộ khi chúng ta vậnchuyên hàng hóa hoặc để được phép hoạt động kinh doanh Tất cả những chỉ phí

xây dựng đều được tính toán

Giá và sự chênh lệch giữa giá thành và giá bán: Cuối cùng, khi tính toánhết tổng chỉ phí sẽ giúp ta định được mức giá.Trong những chợ bán lẻ vào buổi

19

Trang 32

sáng cà chua được bán với giá cao và mang lại cho thương lái lợi nhuận thật

tuyệt vời Vào buổi chiều, dĩ nhiên người bán sẽ bán với giá thấp hơn khi anh ta

biết rằng ngày kế tiếp mình phải mua cà chua tươi để bán Điều này được tính

toán khi ta so sánh mức giá bán với lượng mà ta trả cho người nông dân Mức giá

người tiêu dùng trả được cấu thành từ khoản tiền trả cho sản phẩm của người

nông dan cộng với tất cả chi phí liên quan đến sản phẩm mà người tiêu dùngmua Một vòng luân chuyển những quá trình đó tạo thành thị trường và quá trìnhnày cũng được tiếp diễn với những chức năng đó Mức phan trăm thị trường chia

cho mức giá cuối cùng được hình thành từ chức năng của thị trường được biết

như mức marketing biên Đôi khi mức marketing biên có thể ở mức cao và điều

này được sử dung để tranh luận cho việc người tiêu đùng và người nông dânđang bị thiệt hại Tuy nhiên, mức chênh lệch cao có thể được cân bằng bởi những

chỉ phí liên quan Khi hiểu biết về tất cả các khoản chỉ phí này, sẽ cho ta biết

rằng có hay không mức chênh lệch

Cách tính chỉ phí tiếp thị: Giả sử người nông dân trồng cà chua một mặt

chờ đợi doanh nghiệp đến và mua Họ mang cà chua được đựng trong những giỏ

xuống đường và bán cho thương nhân với giá 0.50$/kg Những thương nhân này

đóng gói lại cà chua trong những hộp gỗ sử dụng lại được chứa 10kg Sau đó họ

mang cà chua đến thị trường bán sỉ, nơi mà người bán lẻ mua với giá trung bình

0.90$/kg Những người bán lẻ này lai vận chuyển cà chua trong những hộp riêng

đến cửa hàng va bán cho người tiêu ding trong những giỏ nhựa, mỗi giỏ chứa500gr Hao hụt thì đáng kể Chung quy thì thương nhân có lên đến 10%, vì thế họchỉ bán 0.9kg của mỗi kg bán ra Những người bán lẻ mắt hơn 10% của những gì

họ bán 0.81kg của mỗi kg bán ra từ nông dân đến nông dan Giá trung bình bán

ra là 1.17$/kg.

Cách tính khoản chênh lệch marketing: Những tính toán này dựa trên

những minh họa được cho ở chương trước, đó là nơi người nông dân bán với giá

0.50$/kg, trọng lượng trung bình bán với giá 0.90$/kg và trọng lượng trung bình bán lẻ với giá 1.17$/kg.

Trang 33

Phân phối cho người san xuất 0.50$ : 1.17$ = 0.427 hoặc 43%

Khoản chênh lệch của người ban sỉ (0.90$ - 0.50$) : 1.17$ = 0.342 hoặc 34%Khoản chênh lệch của người bán lẻ (1.17$ - 0.908) : 1.17$ = 0.230 hoặc 23%

Tổng chênh lệch = 0.572 hay 57%

“Những khoản chênh lệch” thường được sử dụng để phân tích tính hiệu

quá của hệ thống tiếp thị Thông thường, khoản chênh lệch này được dùng sai

hoặc tính toán không đúng Những người nghiên cứu về chỉ phí tiếp thị bắt đầu

từ việc giả định những thương nhân bóc lột người nông dân Khi họ nhìn thấy

khoản chênh lệch họ có thể nghĩ là họ tìm ra được bằng chứng Việc tính toán trong phần minh hoạ, có thể ví dụ trong việc bổ sung mối quan hệ “thương nhân

giữ hơn phân nửa phần lợi nhuận từ việc bán cà chua” Cũng như việc phân tích

đó, chính phủ phải cố gắng can thiệp vào trong marketing, có hay chăng là dé

thiết lập những mức giá tối thiểu hoặc bắt đầu một bang marketing Khoản chênhlệch được mong đợi sẽ xuất hiện với phần trăm cao hơn Và bởi vì một khoản

chênh lệch hợp lý có thể được ước tính tại một khoảng thời gian có xu hướng

không chấp nhận như những khoản chênh lệch và có thể phải thay đổi Ví dụ,

trong quá khứ một số chính phủ đã công bố tiền mặt từ vụ mùa của nông dân sẽ

đạt phần trăm chắc chắn trong giá hàng xuất khẩu Phần trăm này có thể đượcthiếp lập khi giá tiền của mùa vụ cao lên, và điều này không còn hữu dụng baolâu nữa khi giá giảm Nếu người nông dân có từ 80% giá hàng nhập khẩu cà phê,khi mà một chuyến tàu giá 2.000$/t4n, điều này được cho phép một khoản chênhlệch marketing là 400$/tấn Nếu giá thị trường thế giới biến dạng để giá một

chuyến tàu là 1.000$/t4n, có một khẳng định rằng nông dân có 80%, sẽ có nghĩa

là khoản chênh lệch không phản ánh day đủ chi phí Với khái niệm chi phí vốnhoạt động mà hạ thấp khi giá giảm xuống, thì chi phí marketing sẽ lưu lại nhiềuhơn hay ít hơn sự không thay đổi trong giá tiền Vì thế, khoản chênh lệchmarketing sẽ tăng lên trong phan trăm giá mặc di có sự không đổi trong kỳ han

tiền tệ khi giá giảm Sự tăng lên của khoản chênh lệch marketing dựa vào sự gia

tăng chỉ phí tiếp thị, không có nghĩa là tăng lợi nhuận được tạo ra từ tiếp thị Hơn

BÀI

Trang 34

thế nữa, nơi mà người nông dân nhận được một phần chia nhỏ từ việc bán sảnphẩm của họ không còn là điều cần thiết vì giờ đây họ đang là những người bị

bóc lột Tổng toàn bộ những khoản chênh lệch phụ thuộc vào độ dài của chuỗi tiếp thị và giới hạn trong tiễn trình dự trữ sản phẩm Để biết được điều này như

thế nào thì khoản chênh lệch là lý do mà bạn cần tìm hiểu những chi phi của nó

Phân tích đỉnh lượng Các số liệu được tổng hợp và xử lý, tính toán phântích, so sánh và thể hiện chúng qua các bảng biểu, sơ đồ với sự hỗ trợ của cácphần mềm Word và Excel Các chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài:

Tổng chỉ phí (đồng): phản ánh toàn bộ chỉ phí bỏ ra đầu tư vào quá trìnhsản xuất.Chỉ tiêu này phản ánh nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô trồng, trình độ

kỹ thuật và có sự tham gia của một số yếu tố khác

Tổng chỉ phí sản xuất = chỉ phí máy móc + chỉ phí vật chất +

chi phí dịch vụ + chi phí lao động.

Doanh thu (đồng) (giá trị sản lượng): chỉ tiêu này phan ánh kết quả trong

quá trình sản xuất Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất và giá bán

Doanh thu = Sản lượng x Giá bánLợi nhuận (đồng): là khoản chênh lệch giữa khoản thu và chỉ phí bỏ ratrong quá trình sản xuất Chỉ tiêu này rất quan trọng đo lường mức độ hiệu quảtrực tiếp, chỉ tiêu này càng lớn càng có hiệu quả

Lợi nhuận = Doanh thu — Chi phí san xuất

Thu nhập (đồng):

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động nhà

Chi phí lao động nhà: là phan tiền được tính trong quá trình sản xuất docông lao động nhà bỏ ra nếu cùng với công việc và thời gian làm họ sẽ nhậnđược một khoản tiền là bao nhiêu, nhưng trong trường hợp nảy tiền không được

trả trực tiếp cho lao động nhà

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản xuất (lần): chỉ tiêu này cho thấy mộtđồng chỉ phí bỏ ra ta sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Ty suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí sản xuất

Trang 35

Tý suất thu nhập theo chỉ phí sản xuất (lần): chỉ tiêu này cho thấy một

đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập

Tỷ suất thu nhập = Thu nhập / Tổng chỉ phí sản xuấtHiệu qua kinh tế (đồng): chỉ tiêu này cho ta biết một đồng chi phí bỏ ra thìthu lại được bao nhiêu đồng doanh thu

Hiệu qua kinh tế = Doanh thu / Tổng chi phi sản xuất

23

Trang 36

CHƯƠNG 3 TỎNG QUAN

3.1 Tông quan tình hình sản xuất và tiêu thụ đứa ở Việt Nam và Đồng Bằng

Sông Cửu Long

3.1.1 Thực trạng sản xuat tiêu thụ dứa của Việt Nam

Tại thị trường Mỹ, trong các loại trái cây, dứa được tiêu thụ mạnh thứ 5

sau cam, nho, táo và chuối với mức bình quân 5,6 kg/người/năm Từ sau khi

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ký kết, sản phẩm dứa Việt Nam đã thâm nhập mạnh mẽ thị trường này và đến nay Mỹ đã trở thành nước nhập khẩu dita lớn của Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay thương hiệu dứa của Việt Nam chưa đủ mạnh, đang phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của đứa Philipin, Thái Lan bởi giá thành

cao từ 5 đến 10 % ở 3 khâu: nguyên liệu, chế biến và vận chuyển.

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp (Bộ

NN-PTNT) trong những năm tới, khi đã dần thâm nhập và nắm chắc được các

yếu tố và xu hướng thị trường, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trongviệc thúc đây xuất khẩu sang Mỹ Tuy nhiên, ngay lúc này, vấn dé đầu tiên mà

các doanh nghiệp nên chú trọng là sản xuất sản phẩm chất lượng cao, an toàn,

sạch, sau đó mới tính đến việc giám giá thành sản xuắt, tăng cường hơn nữa cho

công nghệ chế biến và tạo dựng thương hiệu.

Theo tổ chức lương nông LHQ (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thé

giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chi tăng 2,8%/năm Điều này

cho thấy thị trường xuất khẩu rau quả cuả Việt Nam có nhiều tiềm năng Tuynhiên trong nhiều năm qua thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm

mạnh Nếu năm 2001 xuất khẩu đến 42 nước và vùng lãnh thổ, thì năm 2004, chỉ còn lại 39 và năm 2005 còn lại 36 nước Có nhiều nguyên nhân của sự suy giảm này, trong đó chủ yếu vẫn là do sản xuất manh mún, chất lượng, quy cách không

đồng nhất, số lượng không tập trung, giá cao Còn nguyên nhân mà các nướcnhập khẩu trái cây luôn đề cập đến là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn vượt

Trang 37

Hình 2 Thị Trường Xuất Khẩu Rau Qua của Việt Nam

doanh trái cây được xác nhận theo quy trình GAP thống nhất Riêng về sản phẩmdita, cả nước ta hiện nay có khoảng 15 nhà máy chế biến dứa có quy mô khá caovới sản lượng hàng năm đạt 20.000 tắn dứa hộp và 10.000 tấn dứa cô đặc Thống

kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, cả nước có 9 dây chuyền chế biến đồ hộp với

tống công suất khoảng 42.000 tấn sản phẩm/năm, 6 day chuyển nước đứa cô đặcvới tông công suất khoảng 26.000 tấn sản phẩm/năm và 6 dây chuyền đông lạnh

Như vậy, ngành chế biến đứa xuất khâu hiện nay đang là vấn đề quan tâm của cácnhà lãnh đạo trước những cơ hội cạnh tranh lớn trên thế giới

3.1.2 Tình hình sản xuắt và tiêu thụ dứa ở Đồng Bằng Sông Cứu Long

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam, từ lâu ĐBSCL đã nổi tiếng với khóm

(dứa) Cầu Đúc (Hậu Giang), khóm Bến Lức (Long An) nhờ vị ngọt, thịt vàng,mùi thơm, ăn rất ngon, được nhiều người ưa thích Nhưng đến nay, khómĐBSCL vẫn ở trong tình trạng "tự sản, tự tiêu" Năm 2004 cả nước có 43.350 ha

25

Trang 38

đứa, sản lượng đạt 422.251 tắn/năm, năng suất dita bình quân 12,7 tan/ha Trong

đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 43% diện tích và 54% sản lượng cả nước

(NNVN-31/03/2006) Ngoài ra, vùng ĐBSCL có khoảng 19.000ha khóm nguyên

liệu Trong đó, tập trung chủ yếu ở Tiền Giang và Kiên Giang, chủ yếu được bán

cho thương lái Thiếu sự bao tiêu và quy hoạch vùng nguyên liệu, cho dù tại đây

có nhiều nhà máy chế biến khóm xuất khẩu Riêng ĐBSCL có 2 doanh nghiệpchế biến dứa xuất khẩu: Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang (Vegetigi) công

suất chế biến thành phẩm 10.000 tấn/năm và công ty Thực phẩm Xuất NhậpKhẩu Kiên Giang chế biến đứa cô đặc công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm Mặt

khác, do khai thác nhiều năm, nhưng thiếu bồi bổ nên đất trồng khóm bị bạc

màu; từ đó din đến năng suất thấp Đầu tư cho phân bón cũng tốn kém hơn.

Nhiều nông dân còn thói quen sử dụng giống khóm cũ suy thoái, nên không cảithiện được chất lượng Hiện tại, vùng khóm ĐBSCL trồng chủ yếu giống Queen,năng suất bình quân 12-20 tấn/ha Trong khi giống Cayen đạt 35- 40 tan/ha,

nhưng ít ai trồng Do các nhà máy không hợp đồng bao tiêu Mặc dù, giống

Cayen ty lệ chế biến đạt cao, trọng lượng nhiều và hình dáng đóng hộp đẹp hơn

khóm Queen, được khách hàng các nước ưa chuộng Ngược lại, giống Queen

chiếm ưu thế độ chua thấp và màu sắc đẹp, ăn tươi tốt Đây là lợi thế cần được

khai thác thị trường tiêu thụ khóm tươi.

Theo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL nhận định: Về cơ bản cây khóm

có khả năng phát triển, trên thực tế hiệu quả mang lại cao hơn sản xuất lúa Tuynhiên, việc khó giải quyết là giá cả bấp bênh, thiếu ổn định Mặt khác, các nhà máy chưa chú ý trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm Do

đó, nông dân rất ngại đầu tư, vì sợ rớt giá dẫn đến lỗ vốn

3.1.3 Thông tin về cây dứa huyện Tân Phước — tỉnh Tiền Giang

Huyện Tân Phước có 8.600 ha dứa, chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp

trong toàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã trong đê bao chống lũ: Thạnh Mỹ,

Tân Lập], Tân Lập 2, Tân Thanh, Thanh Tân Sản phẩm dứa của Tân Phước có

trái đẹp, vị ngon, ít chua bảo quản được lâu nên được ưa chuộng trên thị trường

với sản lượng hàng năm trên 120 ngàn tấn Thời gian qua, huyện Tân Phước

Trang 39

(Tiền Giang) có những động thái tích cực, hỗ trợ vốn, xây dựng các tuyến ô baochống lũ bảo vệ vùng nguyên liệu, thực hiện 3 dự án mở rộng vùng chuyên canh

dứa lên 12 ngàn ha Các dự án này ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa

phương, huyện còn kêu gọi đầu tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơi các nhà

doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Tân Phước vẫn còn gặp trở ngạitrong việc tìm kiếm đầu ra

3.1.4 Dự án phát triển vùng dứa nguyên liệu tại huyện Tân Phước

Huyện Tân Phước — một vùng đất phèn thích hợp cho việc phát triển cây

dứa lâu dài Đứng trước tiềm năng nay, ban lãnh đạo huyện đã thực hiện “Dự án

mở rộng vùng khóm nguyên liệu trên địa bàn huyện Tân Phước” Dự án này bao

gồm 3 dự án, mở rộng thêm 26 ô bao, đến nay đã thực hiện tương đối hoàn chỉnh

11 6, trong đó có 7 ô đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng (5 ô phía Tây Lộ Mới

và O1B, O1C Tân Hòa Đông) Toàn dự án mở rộng khoảng 4.637,49 ha, đến nay

đã thực hiện lên liếp là 828/1000 ha đạt 82,8%, và diện tích xuống giống là567/1000 ha đạt 56,7% so với kế hoạch

27

Trang 40

Bảng 2 Bảng Tổng Hợp Diện Tích Lên Liếp và Trồng Dứa

Diện tích (DT) ô bao

Tên ô bao DT Tự Đã lên Đã trông Diện tích

Nhiên(ha) Líp(ha) Dứa(ha) - còn lại (ha)

3.1.5 Khái quát về kỹ thuật trồng dứa mà nông din dang áp dụng

Yêu cầu sinh thái

- Nhiệt độ: cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25 — 350C.

- Anh sáng: cây dứa có phản ứng với ngày ngắn nên vào cuối năm

chúng có thể ra hoa tự nhiên

- Nước: dứa thuộc cây trồng cạn, chịu hạn và chịu úng khá, chịu

phèn tốt Nếu thiếu nước cây bị khô, đỏ đầu lá Nếu ting nước trên

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN