Giải pháp cho vấn đề phân phối

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chuỗi giá trị dứa tại nông trường Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (Trang 87 - 90)

KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chuỗi 1: Sản phẩm từ hộ khoán được bán cho Nông trường. Phần lớn

4.6. Xây dựng các giải pháp để phát triển ngành trồng dứa của huyện

4.6.2. Giải pháp cho vấn đề phân phối

Qua nghiên cứu. chúng tôi nhận thấy trong chuỗi cung ứng đứa có rất nhiều thành phần tham gia trong khâu phân phối. Những thành phần tham gia trong chuỗi càng nhiều càng làm cho giá bán cuối cùng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng càng cao, hao hụt sản phẩm cao, chất lượng không thể đảm bảo.

Chính vì vậy, khâu phân phối càng đơn giản gọn nhẹ sẽ làm chúng ta đỡ mat nhiéu céng va chi phi van chuyén. Nếu như hệ thống rau quả ở Mỹ có sự điều phối theo ngành đọc với sự kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, xuất khẩu ngay từ những năm 80 thì ở Việt Nam, hệ thống phân phối rau quả hiện vẫn rất manh mún và tự phát. Người nông dân quyết định trồng một loại cây trồng không phải dựa vào nhu cầu của thị trường, họ chỉ tính đến việc

cây đó đang được nhiều người trồng hay đang được mùa, giá cao. Chính việc này

làm cho thị trường bị dư thừa một loại sản phẩm, giá thấp, làm cho người nông dân bị lỗ vốn hoặc mat trắng khi có dịch bệnh. Thông thường, nông dân sau khi thu hoạch rau quả xong, sẽ có một lực lượng rất đông các thương lái tới thu gom.

Thương lái bán cho các nhà bán buôn và những người này chuyên lại cho các hộ bán lẻ để phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng. Việc vận chuyển rau quả cũng rất tùy tiện và cầu tha. Da số sản phẩm rau quả của Việt Nam được vận chuyển trên những phương tiện kém chất lượng như xe máy cũ, xe thỏ... Thậm chí có

1

SSS: eo 2aurev=——TT——————————— a ——

những chuyến xe, chủ hàng tìm mọi cách để chất được càng nhiều càng tốt, bất

chấp chất lượng hàng hoá bị ảnh hưởng ra sao. Phần lớn thành viên trong hệ thống đều thiếu những kiến thức cơ bản về kinh doanh hiện đại. Tat cả những điều đó dẫn đến chỉ phí tăng cao, chất lượng giảm và hao hụt tăng lên. Căn cứ vào tính toán của các nhà khoa học, từ lúc nông dân thu hoạch cho tới khi hàng

hoá đến tay người tiêu dùng, tổng hao hụt ước tính lên tới 10-50% khối lượng sản phẩm. Hao hụt này cũng đã ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của rau quả Việt

Nam. “Số liệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam đã thể hiện kim ngạch xuất khẩu

trái cây đã giảm mạnh trong vòng 4 năm qua, từ gần 330 triệu USD vào năm 2001 xuống còn hơn 178 triệu USD vào năm 2004, và còn có thể tiếp tục giảm

trong năm nay” (Nguồn VNECONOMY, 21/09/2005). Từ những phân tích trên, chúng ta thấy cần phải giảm bớt một số thành phần trong chuỗi, giữ lại những thành phần chủ chốt như: nông dân, nhà máy chế biến, người xuất khẩu. Ngoài ra phải có một đầu mối tập trung để ký hợp đồng thu mua thì sẽ tốt hơn, bởi nếu

không có hợp đồng rõ ràng người nông dân sẽ thay đổi, nơi nào thu mua giá cao

họ sẽ bán cho người đó. Như vậy công ty sẽ không mua đủ sản phẩm dé chế biến.

Ngoài ra, trong chuỗi giá trị phải tăng cường hợp tác, có sự phân công rõ ràng từ

khâu sản xuất đến lưu thông. Thành phần đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị chính là các doanh nghiệp, đó là những người biết thị trường đang cần mặt hàng gì để tập trung phát triển. Ngoài ra, họ là những người có thể vay vốn từ ngân hàng, đầu tư bao tiêu sản phẩm cho nông dân, hoặc mời những nhà khoa học tiến hành nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới cho sản xuất. Từ những vai trò quan trọng của doanh nghiệp, nhà nước nên tạo điều kiện và khuyến khích họ

đầu tư hoạt động mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Như vậy, những mục tiêu mà ngành sản xuất dứa của huyện cũng như của tỉnh phải đạt được là: tiêu chuẩn hóa GAP cho dứa, phải có sự phối hợp giữa các đơn vị trong tỉnh với các cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện và hội thảo thực hiện GAP, soạn tài liệu thật dé hiểu để huấn luyện nông dân tại vườn. Ngoài ra, phải xây dựng hệ thống ghi chép, kiểm tra chất lượng và có sự đánh giá rút kinh nghiệm để đạt được sự công nhận sản phẩm chất lượng, an toàn. Song song đó,

trong tỉnh phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà khoa học và nhà nước sẽ tạo ra sự lưu thông trôi chảy trong sản xuất và phân

phôi.

77

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chuỗi giá trị dứa tại nông trường Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)