Thuận lợi và khó khăn của người nông dân trong các chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chuỗi giá trị dứa tại nông trường Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (Trang 80 - 84)

KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chuỗi 1: Sản phẩm từ hộ khoán được bán cho Nông trường. Phần lớn

4.4. Thuận lợi và khó khăn của người nông dân trong các chuỗi giá trị

Bảng 16. Thuận Lợi và Khó Khăn của Người Nông Dân trong 2Chuỗi Giá Trị

Chuỗi giá trị truyền thông Chuỗi giá trị chat lượng

1. Thuận lợi

-LN thu được 1.794.802,8 đồng/tháng -Hỗ trợ kỹ thuật từ Nông trường, người bán phân bón, câu lạc bộ khuyến nông,...

-Nông trường bảo lãnh vay vốn, thương lái hỗ trợ vốn, gối đầu phân bón

-Nông trường, thương lái thông tin giá cả

-Nam trong đê bao chống lũ.

-Khi sản lượng đứa không có nhiều loại 1,2 họ có thể bán xô

2. Khó khăn

-Không có hệ thống kiểm tra chất lượng,

độ an toàn của quả

- Việc bán xô làm cho hộ không nỗ lực sản xuất nhiều loại 1 và 2

-Dứa chín không thu hoạch đồng loạt, tốn

công thu hoạch

-Không có hợp đồng ký kết giữa các thành phần nên dé xảy ra rủi ro cho người

bán buôn

-Hợp đồng nhận khoán thời hạn đến 2013 gây lo lắng cho hộ khoán

-DAt và cây dứa đã thoái hóa

-Chưa có quy trình kỹ thuật thống nhất

1. Thuận lợi

-LN thu được 1.042.302,8 đồng/tháng -Hỗ trợ kỹ thuật từ Nông trường, người

bán phân bón, câu lạc bộ khuyến nông -Nông trường bảo lãnh vay vốn, thương lái hỗ trợ vốn, gối đầu phân bón

-Nông trường, thương lái thông tin giá

cả, tiêu chuẩn sản phẩm -Nằm trong đê bao chống lũ.

-Bán đứa xanh, dễ thu hoạch đồng loạt, nỗ lực sản xuất tăng loại 1,2

-Công ty chế biến có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.

2. Khó khăn

-Nông trường và thương lái cũng chưa

có hệ thống kiểm tra sản pham -Giá dứa xanh thấp hơn dứa chín

-Nông trường đôi lúc không điều động kịp phương tiện vận chuyển

-Hợp đồng nhận khoán thời hạn đến

2013

-Phải cắt hoa cuộn và phân loại đứa -Đất và cây dứa đã thoái hóa

-Chưa có quy trình kỹ thuật thống nhất Nguên tin: Điêu tra tong hợp

4.5. Phân tích những vấn đề còn tại giữa hộ khoán và Nông trường 4.5.1. Những vấn đề tồn tại giữa Nông trường và hộ khoán

Toàn bộ hợp đồng nhận khoán giữa nông dân và Nông trường chỉ kéo dài đến năm 2013, cùng với chính sách sở hữu đắt hiện nay thay đổi theo thời gian, nông dân phải ký hợp đồng lại thường xuyên làm cho hộ sản xuất không an tâm Đất đai của Nông trường nông dân chỉ có quyền sử dụng đúng như mục đích đã ký trong hợp đồng ban đầu, không được tự ý chuyển mục đích sử dụng, không có quyền chuyển giao, chuyển nhượng quyền sử dụng, vì vậy người dân ở đây hầu

hết đã xây dựng nhà kiên cố nhưng vẫn lo lắng.

Hiện nay Công ty Rau Quả Tiền Giang có sự thay đổi trở thành Công ty Cổ phần Rau Quả Tiền Giang. Nông trường trực thuộc sự quản lý của Công ty nên từ phía Nông trường cũng có nhiều thay đổi trong cơ cấu nhân sự. Nông trường giảm bớt nhân sự nên công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn. Trong thời điềm này, từ phía Nông trường và Công ty đang có sự điều chỉnh nên tạm thời ngưng bảo lãnh cho hộ khoán vay vốn ngân hàng. Hộ khoán chưa hiểu được vấn đề, nhiều hộ lo sợ Nông trường không bảo lãnh họ vay vốn, sẽ không có vốn đầu tư sản xuất. Trước đây khi Nông trường đứng ra vay vốn ngân hàng đầu tư chi phí và bao tiêu sản phẩm cho hộ, đến lúc thanh quyết toán, hau hết các hộ

khoán đều bất bình trong việc có những hộ vay chỉ có 10 tháng nhưng Nông

trường vẫn tính lãi suất là 12 tháng. Ngoài ra, việc phải ký hợp đồng thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mắt tin tưởng của hộ khoán đối với Nông trường. Hộ khoán không am hiểu về luật nên có nhiễu hộ đã chống đối Nông trường trong việc nội dung hợp đồng thay đổi chuyển từ “Hợp đồng giao khoán đất” thành “Hợp đồng thuê khoán đất”. Họ là những người đi cư về vùng đất mới

Tân Phước lập nghiệp, khi ký hợp đồng nhận khoán ở Nông trường họ nghĩ sau khi trả hết nợ đất sẽ thuộc về họ. Với hợp đồng mới, khi họ ký xong rồi Nông trường muốn đuổi họ lúc nào cũng được. Chính từ những suy nghĩ sai lầm của hộ, ban đầu có rất nhiều hộ không ký hợp đồng. Sau đó Nông trường đã có sự giải quyết ổn thỏa, giải thích cho hộ khoán hiểu. Từ sau đó chỉ còn 16 hộ thuộc ấp 5 (1.500 hộ) không ký hợp đồng thuê khoán với Nông trường. Nông trường đã

69

Se Se a = ——=— ———— = ——

thanh lý đối với một số hộ không làm đúng theo những điều đã cam kết trong

hợp đồng.

Từ năm 2000 khi Nông trường có sự thay đổi, cho phép người dân bán sản phẩm cho các đối tượng khác, nhưng phải thông báo cho Nông trường và người mua sản phẩm của hộ tại Nông trường phải đóng phí 40.000 déng/tan. Tuy vậy, vẫn có nhiều hộ lén Nông trường bán cho bên ngoài mà không đóng phí. Chính vì vậy, Nông trường đã không kiểm soát được chính xác sản lượng trong Nông trường cũng như phan trăm sản lượng hộ khoán bán cho bên ngoài. Hiện nay, hộ sản xuất được tạo điều kiện chon lựa đối tượng đầu tư và thu mua sản phẩm nên hộ sản xuất thoải mái và có hiệu quả, nhưng việc này lại làm cho Nông trường

không thu mua đủ sản lượng cung ứng cho Công ty.

4.5.2. Nguyện vọng của hộ khoán đối với Nông trường cũng như việc canh tác cây dứa Hộ khoán mong muốn được Nông trường hướng dẫn về kỹ thuật canh tác nhiều hơn, tiếp tục bảo lãnh cho hộ vay vốn ngân hàng. Nhiều hộ sản xuất ở xa bãi tập kết nên họ mong muốn có bãi tập kết gần nơi sản xuất của họ hơn để tiện cho việc vận chuyển sản phẩm đến đó, mong muốn Nông trường thanh toán nhanh tiền thu mua sản phẩm, mua cả hai loại dứa, điều động nhanh phương tiện vận chuyên, giảm thời gian đăng ký thu hoạch.

4.5.3. Một số hộ khoán thích bán sản phẩm của mình cho thương lái hơn

Nông trường vì những lý do

Nông trường phần lớn thu mua đứa xanh (chỉ mua dứa chín khi Công ty có yêu cầu). Giá đứa chín cao hơn đứa xanh từ 200 — 400 đồng nên hộ khoán muốn để dứa chín bán cho thương lái. Thông thường từ lúc đứa xanh đến đứa

chín phải mat thêm 15 - 20 ngày.

Hộ khoán ở xa Nông trường, xa những lán, bãi tập kết nên việc vận chuyển sản phẩm đến đó khó khăn hơn. Trong khu vực Nông trường, phần đất trồng đứa ở cách xa đất thổ cư. Chính vì thế, khi thu hoạch xong hộ khoán phải dùng ghe đưa đứa về những bãi tập kết.

Khi sản phẩm đến lúc bán cho Nông trường. Hộ khoán thông báo với Ban

quản lý đội sản xuất trước 1-3 ngày, nhiều lúc Nông trường không điều động

Seam —_. —— Ý—=——

được xe hoặc ghe làm việc mua bán ngưng trệ nên hộ khoán có tâm lý sợ sản phẩm

của mình bị thất thoát.

Đối với những hộ còn nợ Nông trường, họ phải trả băng sản phẩm dứa loại 1. Da phần người dân có tâm lý không bán cho Nông trường dé trừ nợ vì như

vậy giá thấp hơn so với bán cho thương lái. Giá hiện nay Nông trường thu mua thấp nhất là 850 d/kg, cao nhất là 1250 đồng/kg. Đây là giá Nông trường tính theo dứa được cắt hoa cuộn, và có nhân hệ số để trả tiền công cho người chặt hoa cuộn. Mặc dù như vậy, hộ sản xuất thích bán cho lái hơn, có lúc dứa chín bán nguyên trái thương lái thu cao nhất đến 1.700 đồng/kg.

Khi bán cho Nông trường, hộ khoán phải tự phân loại và chặt hoa cuộn.

Hộ sản xuất ở những vụ đứa tơ đầu tiên có 70% dứa loại 1. Những lần sau đó tỉ lệ

này giảm dan và chỉ còn 50%, 30% loại 2 và 20% loại 3. Những vụ đứa sau đó ty lệ đứa loại 1 và 2 thấp dần nên họ muốn bán theo hình thức xô.

Hiện nay Nông trường không đầu tư cho hộ nữa, vì thế hộ khoán đa số sẽ nhận tiền trước từ thương lái (có khi không có lãi suất), gối đầu phân bón, vốn vay ngân hàng do Nông trường bảo lãnh vay để đầu tư sản xuất. Vì thế khi có sản phẩm, hộ khoán phải bán lại cho thương lái. Đây cũng là hình thức cạnh tranh của các công ty chế biến trong việc thu mua nguyên liệu.

Trong địa bàn nghiên cứu, cùng một người nông dân sản xuất nhưng họ có thể bán cho nhiều đối tượng khác nhau, nhưng Nông trường hiện chỉ mua được 30% sản lượng trong khu vực của mình, và phan lớn nông dân thích bán dứa cho thương lái hơn. Điều này được lý giải bởi một số lý do như: tuy sản phẩm người nông dân cung cấp cho 2 chuỗi đều có chất lượng như nhau, nhưng giữa thương lái và Nông trường thì thương lái có sự lính động nhiều hơn Nông trường trong việc điều động phương tiện nhanh chóng đến thu mua, tạo mọi điều kiện cho hộ trong việc thu mua hết sản phẩm khi khối lượng dứa vượt qua mức hộ đăng ký

ban đầu. Hiện nay, sự canh tranh để thu mua được nguyên liệu khá gay gắt, chính vì Nông trường không đầu tư cho hộ nữa nên hộ nhận đầu tư trước từ thương lái và cuối cùng sẽ giao lại sản phẩm cho họ. Ngoài ra trong tiêu chuẩn thu mua, thương lái có thể thu mua cả hai loại đứa chín và dứa xanh, với những mức giá

71

hợp lý. Như vậy, dù người nông dân tham gia trong chuỗi giá trị nào cũng cần

phải học tập, tìm hiểu thông tin, sản xuất có hiệu quả, chia sẻ thông tin với những

thành phần khác tham gia trong chuỗi, cập nhật những tiêu chuẩn sản phẩm của

thị trường và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào quy trình canh tác của mình.

4.5.4. Phương thức giữ mối của Nông trường

Nông trường cũng có những phương thức để thu mua được lượng hàng như mong muốn. Nông trường khuyến khích những nhân viên trong Nông trường nhận khoán, sản xuất và bán sản phẩm cho họ. Ngoài ra, đối với những hộ làm ăn lâu dài với Nông trường, khi thu mua Nông trường thực hiện hình thức nâng cấp

sản pham, tức là 2 loại 1 và 2 nhập thành 1 loại với mức giá trung bình.

Nông trường nên có phương thức đầu tư vốn cho hộ khoán và giá bao tiêu hợp lý.

Ngoài ra, xây dựng thêm các bãi, lán tập kết để những hộ ở xa Nông trường có thể vận chuyển sản phẩm đến dé dàng. Nông trường phải linh động hơn trong

việc thu mua cả hai loại sản phẩm dứa chín và dứa xanh, điều động phương tiện vận chuyển kịp thời. Nông trường phải tích cực hơn trong việc liên kết với Viện

Nghiên Cứu Cây Ăn Quả miền Nam để đưa quy trình trồng dứa đạt tiêu chuẩn

GAP, giúp tăng năng suất cho Nông trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chuỗi giá trị dứa tại nông trường Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)