Sơ dồ bộ máy tổ chức của Công ty được bố trí với hình thức phân công lao động theo mô hình trực tuyến chức năng: các bộ phận chức năng được bố trí từ cao xuống thấp... Nhiệm vụ quan trọn
Trang 1Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TONLY VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu tập đoàn TCL
TCL Technology (TCL科技) TCL Electronic Holding Limited là một tập đoàn điện tử đa quốc gia có trụ sở ở Huệ Châu, Quảng Đông, Trung Quốc được thành lập năm 1981 Tập đoàn chuyên về thiết kế, phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm điện tử như tivi, điện thoại di động, điều hòa không khí, máy giặt, tủ lạnh và các dụng cụ điện tử nhỏ Năm 2010, tập đoàn là nhà sản xuất đồ tiêu dùng điện tử lớn thứ
25 trên thế giới Hiện tại tập đoàn TCL có 22 cơ sở sản xuất, 28 trung tâm nghiên cứu
và phát triển, hơn 10 phòng thí nghiệm hợp tác với hơn 75000 nhân viên trên toàn thếgiới, có thị trường tại hơn 160 quốc gia và khu vực
Hình 1: Trụ sở chính của Tập đoàn TCL ở Huệ Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
1.2 Công ty TNHH Kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam
Công ty Viet Nam TCL Technology Electronics (Công ty TNHH kỹ thuật điện
tử TONLY Việt Nam) là một công ty con của Tập đoàn TCL thành tập năm 2000 Công ty có trụ sở tại Việt Nam đặt tại Lô CN-02, Khu công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Cơ sở có diện tích 166.000m2, chủ yếu sản xuất và gia công các sản phẩm, thiết bị âm thanh thông minhvới quy mô nhân lực hơn 4.000 người
Tháng 6/2020 công ty đã hoàn thành xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động chính thức với quy mô nhân lực dự kiến 6.000 người
1
Trang 2Hình 1.2 Hình ảnh Công ty TNHH kỹ thuật điện tử TONLY Việt Nam
Hình 1.2 Một số mặt hàng được sản xuất tại
Công ty TNHH kỹ thuật điện tử TONLY Việt Nam
1.3 hệ thống, tổ chức quản lý của công ty
Hiện nay công ty có 1 ban giám đốc, 08 cơ quan chuyên môn và 03 công trường, phân xưởng 6 và đội bảo vệ Sơ dồ bộ máy tổ chức của Công ty được bố trí với hình thức phân công lao động theo mô hình trực tuyến chức năng: các bộ phận chức năng được bố trí từ cao xuống thấp
Trang 3Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức bô b máy của Công ty TONLY Việt Nam
Ban giám đốc
Trong lực lượng lao động quản lý, ban giám đốc có vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Ban giám đốc công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức quản lí và phẩm chất chính trị tốt Nhiệm vụ quan trọng của ban giám đốc là lãnh đạo công ty thực hiện thành công các
kế hoạch đã đề ra và chịu trách nhiệm trước tổng công ty về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị Đồng thời phải thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc tổng công ty giao phó
Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động SXKD của Công ty và chịu trách nhiệm pháp nhân trước Nhà nước và Bộ Quốc phòng,
Các phó giám đốc: Gồm phó giám đốc làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Gíam đốc Các phó giám đốc phụ trách lĩnh vực của mình được phân công
- 2 Phó giám đốc kĩ thuật:
Là người trực tiếp chỉ đạo các phương án kĩ thuật, xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất hằng năm trình giám đốc công ty
3
Trang 4 Phụ trách khâu kỹ thuật khai thác, trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của Phòng kỹ thuật sản xuất.
- Phó giám đốc an toàn: trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của phòng an toànlao động
- Phó giám đốc chính trị: phụ trách công tác chính trị của Công ty, trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của Văn phòng, phòng chính trị
Văn phòng:
Tham mưu giúp việc Giám đốc về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: công tác văn phòng, công tác hành chính, công tác thông tin liên lạc, công tác hậu cần và công tác
- Phòng kế hoạch đầu tư:
Giám sát chi phí đầu tư, quản lí hồ sơ, sử dụng đất đai thuộc quyền Công
ty quản lí và các nhiệm vụ khác khi được giám đốc phân công
Có chức năng giúp việc giám đốc về xây dựng kế hoạch
Đảm bảo việc thương thảo và kí kết các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực mua bán vật tư, giao nhận than theo Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại 2005
- Phòng cơ điện vận tải:
Có chức năng giúp việc giám đốc về các lĩnh vực vận hành an toàn hệ thống điện, các thiết bị cơ điện mỏ
Khai thác sử dụng trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Đảm bảo công tác vật tư nhiên liệu đầy đủ kịp thời cho các đơn vị sản xuất
- Phòng an toàn, bảo hộ lao động:
Trang 5 Tổ chức huấn luyện, học tập các nội quy, quy định về công tác an toàn cho cán bộ công nhân viên, xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố mất antoàn có thể xảy ra.
Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động ở các vị trí làm việc trong công ty
Điều tra, phân tích, tìm ra nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động, xử lý các trường hợp vi phạm an toàn lao động
- Phòng kỹ thuật sản xuất:
Có chức năng giúp việc giám đốc về các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất an toàn
Tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định
Xây sựng các kế hoạch về kỹ thuật
- Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng quản lý tốt nguồn vốn cũng như tài sản của Công ty
Đảm bảo vốn cho sản xuất được thường xuyên liên tục
Lưu chữ chứng từ đầy đủ và hợp lý
Chấp hành nghiêm pháp lệnh kế toán thống kê, hoàn thành nghĩa vụ với cấp trên
Làm tốt công tác kê khai và nộp thuế theo qui định
- Phòng chính trị: Phòng chính trị trong công ty đặt dưới sự lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ, chức năng sau:
Nhiệm vụ chính là thực hiện công tác chính trị
Tuyên truyền, giáo dục các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của công ty
- Các phân xưởng: 04 (Phân xưởng A, Phân xưởng B, Phân xưởng C) Nhiệm vụ:
Phân xưởng A: lắp ráp hoàn thiện kiểm định chất lượng loa SONY XB23,XB33, XB43, FILIP 5 Vận hành hệ thống thiết bị lắp ráp linh kiện, trạm mạng trên mặt bằng
Phân xưởng B: tầng 1 khuân đúc vỏ loa Change 5 và XB23, XB33, XB43, tầng 2 gắn hai nửa vỏ loa và dán EVA chống sốc, phản quang led, dập chữ cho loa filip 5,6, bắn keo sỏ kim loa XB23, XB33, XB43
Phân xưởng C: sản xuất củ loa change 4,5 và FILIP 5,6 và SONY XB23, XB33, XB43, dán team check team củ loa
Đội bảo vệ
5
Trang 6Nhiệm vụ: Canh gác, bảo vệ tại cửa lò, kho vật liệu nổ, kho công nghiệp, các vị trí mặt bằng trong khu mỏ khu nhà ở tập thể công nhân, nhà để xe của cán bọ công nhân viên, trạm gác cổng ra vào công ty; cơ động, tuần tra, bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ.
Đặc điểm tổ chức bộ máy phòng cơ điện vận tải
Công ty có yêu cầu sản xuất việc chỉ đạo sản xuất cần có sự thống nhất hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tế, bộ máy quản lý ngành cơ điện như sau
Hình 1.4 bộ máy quản lý ngành cơ điện trong công ty TONLY Việt Nam
* Các chức năng của mỗi lĩnh vực là khác nhau
- Giám đốc: Là người phụ trách, chịu trách nhiệm toàn bộ sản xuất của Công ty
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc về các mặt điều hành công việc sản
xuất kinh doanh kiểm tra quản lý và chỉ đạo các vấn đề kỹ thuật, vật tư dời sống của
* Cán bộ công nhân viên trong Công ty
- Trưởng phòng cơ điện: Là người chịu trách nhiệm và đóng vai trò tham mưu đặc trưng cho cơ điện trưởng, trực tiếp quản lý chỉ đạo kỹ thuật về dây truyền kỹ thuật của Công ty
- Quản đốc cơ điện: Là người chịu trách nhiệm chung thay cơ điện trưởng Công ty,
Trang 7trực tếp lãnh đạo dây truyền cơ điện trong một phân xưởng.
- Phó quản đốc phân xưởng cơ điện: Là người chịu trách nhiệm về cơ điện ở phân xưởng mình quản lý
- Tổ trưởng cơ điện: Là người thay mặt phó quản đốc cơ điện chỉ huy 1 tổ cơ điện thực hiện nhiệm vụ cho một khu vực sản xuất trực tiép chỉ huy và theo dõi tinh thần làm việc của công nhân viên mà mình quản lý
1.4 Quy mô nhà máy Tonly Việt Nam
Hình 1.5 Sơ đồ nhà xưởng công ty Tonly
ST Tên phân xưởng Số lượng Tổng công Hệ số nhu Hệ số công
7
Trang 8Bảng 1.1 Thông số phụ tải công ty Tonly.
Hình 1.6 Hình ảnh nhà xưởng công ty Tonly từ trên cao
1.5 Nguyên tắc an toàn trong phân xưởng Công ty Tonly Việt Nam.
Khi vào xưởng sản xuất phải mặc áo chống tĩnh điện, đeo dép chống tĩnh điện
Trang 9Khi tiếp túc, thao tác với mạch cần đeo găng tay chống tĩnh điện, đeo vòng chống tĩnh điện.
Tuân theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của tổ trưởng tại đơn vị
Không được mang điện thoại vào xưởng
Không được mang dụng cụ sắc nhọn, bật lửa vào xưởng
Chương 2 Tổng quan về bộ phận SMT – PCBA
9
Trang 102.1 Tìm hiểu về bản mạch PCB
2.1.1 Cấu tạo bảng mạch PCB
Các thiết bị điện tử là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhất là trong cuộc sống hiện đại với nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt và đi lại ngày một cao Mọi thứ từ điện thoại thông minh đến ô tô của chúng tôi đều bao gồm các linh kiện điện tử Và không quá khi nói rằng đầu não của các thiết bị điện tử này là bảng mạch điều khiển, hay còn được gọi là PCB
Hầu hết mọi người nhận ra bảng mạch in khi họ nhìn thấy chúng Đây là những con chip nhỏ màu xanh lá cây được bao phủ trong các đường nét và các bộ phận bằngđồng mà bạn sẽ tìm thấy ở bên trong các thiết bị điện tử bị rút ruột hoặc tháo tung ra
để sửa chữa tại các cửa hàng sửa chữa điện tử Được làm bằng sợi thủy tinh, dây đồng và các chi tiết kim loại khác, các bảng mạch này được cố định với nhau bằng epoxy và cách nhiệt bằng mặt lớp hàn Lớp hàn này là nơi bắt nguồn của màu xanh lácây đặc trưng đó
Tuy nhiên, bạn đã bao giờ quan sát những bảng mạch với các linh kiện được gắnchặt vào nhau chưa? Đừng bao giờ coi chúng chỉ là đồ trang trí của bảng mạch PCB Một bảng mạch tiên tiến sẽ không thể cung cấp chức năng của nó cho đến khi các linh kiện được gắn trên đó PCB với các linh kiện gắn trên là kết quả của quá trình sản xuất được gọi là lắp ráp bảng mạch điện tử PCB hoặc viết tắt là PCBA
Các đường đồng trên bo mạch trần, được gọi là traces, liên kết điện từ các đầu nối và thành phần với nhau Chúng chạy tín hiệu giữa các tính năng này, cho phép bảng mạch hoạt động theo cách được thiết kế đặc biệt Các chức năng này từ đơn giản đến phức tạp, tuy nhiên kích thước của PCB có thể nhỏ hơn một hình thu nhỏ dưới đây
Trang 11Hình 2.1 Cấu tạo mạch PCB.
Vậy chính xác thì những thiết bị này được tạo ra như thế nào? Quá trình lắp ráp PCB là một quá trình đơn giản, bao gồm một số bước tự động, bán tự động và thủ công Nếu bạn là người đang có nhu cầu đặt hàng dây chuyền lắp ráp điện tử PCB thìvới mỗi bước của quy trình, nhà sản xuất bảng có cả tùy chọn thủ công và tự động để bạn lựa chọn Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình PCBA từ đầu đến cuối, chúng tôi
đã giải thích chi tiết từng bước bên dưới
2.1.2 Kiến thức cơ bản về thiết kế PCB
Quá trình PCBA luôn bắt đầu với đơn vị cơ bản nhất của PCB: phần đế, bao gồm nhiều lớp và mỗi lớp đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của PCB hoàn thiện Các lớp xen kẽ này bao gồm:
11
Trang 12• Lớp nền: Đây là vật liệu cơ bản của PCB Nó tạo ra cho PCB độ cứng.
• Đồng: Một lớp mỏng lá đồng dẫn điện được thêm vào mỗi mặt chức năng của PCB – ở một mặt nếu là PCB 1 mặt và trên cả hai mặt nếu là PCB 2 mặt Đây là lớp của traces đồng
• Lớp Hàn: Trên cùng của lớp đồng là lớp che phủ hàn, tạo cho mỗi PCB có màuxanh đặc trưng Nó cách ly các vết đồng khỏi việc vô tình tiếp xúc với các vật liệu dẫn điện khác, điều này có thể dẫn đến sự cố Nói cách khác, chất hàn giữ mọi thứ ở đúng vị trí của nó Các lỗ trong lớp hàn là nơi chất hàn được thêm để gắn các thành phần vào bo mạch Lớp mặt nạ hàn là một bước quan trọng để sản xuất PCBA trơn tru vì nó ngăn không cho quá trình hàn diễn ra trên các bộ phận không mong muốn
• Lớp lụa: Lớp lụa màu trắng là lớp cuối cùng trên bảng mạch PCB Lớp này thêm nhãn cho PCB dưới dạng ký tự và ký hiệu Điều này giúp chỉ ra chức năng của từng thành phần trên bo mạch
Các vật liệu và thành phần này phần lớn vẫn giống nhau trên tất cả các PCB, ngoại trừ chất nền Vật liệu nền của PCB thay đổi theo các chất lượng cụ thể – chẳng hạn như giá thành và khả năng uốn cong
2.1.3 Ba loại bảng mạch PCB chính bao gồm
Bảng mạch PCB cứng: Loại đế PCB phổ biến nhất là loại cứng, chiếm phần lớn PCBA Lõi rắn của một PCB cứng cáp mang lại độ cứng và độ dày cho bảng mạch Các nền PCB không linh hoạt này bao gồm một vài vật liệu khác nhau Phổ biến nhất
là sợi thủy tinh, nếu không được ký hiệu là “FR4” PCB ít tốn kém hơn được làm bằng các vật liệu như epoxit hoặc phenolic, mặc dù chúng kém bền hơn FR4.PCB linh hoạt: PCB linh hoạt cung cấp độ mềm dẻo hơn một chút so với các đốitác cứng hơn của chúng Vật liệu của các PCB này có xu hướng là một loại nhựa có thể uốn cong, chịu nhiệt độ cao như Kapton
PCB lõi kim loại: Những bảng này là một thay thế khác cho bảng FR4 điển hình Được làm bằng lõi kim loại, những bảng này có xu hướng truyền nhiệt hiệu quảhơn những bảng khác Điều này giúp tản nhiệt và bảo vệ các thành phần bo mạch nhạy nhiệt hơn
2.1.4 Công nghệ gắn kết đang thịnh hành trong ngành PCBA hiện đại
Công nghệ gắn kết bề mặt: Các thành phần nhạy cảm, một số rất nhỏ, chẳng hạnnhư điện trở hoặc điốt được đặt tự động lên bề mặt của bo mạch Đây được gọi là lắp ráp SMD, dành cho thiết bị gắn kết bề mặt Công nghệ gắn kết bề mặt có thể được áp dụng trên các linh kiện kích thước nhỏ và mạch tích hợp (IC) Ví dụ, PCBCart có khảnăng gắn gói với min kích thước 01005, thậm chí còn nhỏ hơn kích thước của một đầu bút chì
Trang 13Công nghệ Thru-Hole: hoạt động tốt trên các thành phần có dây dẫn hoặc dây dẫn phải được gắn trên bo mạch bằng cách cắm chúng qua các lỗ trên bo mạch Phần chì thừa phải được hàn ở mặt bên kia của bảng Công nghệ này được áp dụng trên cáccụm PCB chứa các thành phần lớn như tụ điện, cuộn dây cần lắp ráp.
2.2 Vị trí của bộ phận SMT – PCBA
Bộ phận SMT – PCBA được chia thành hai xưởng là xưởng SMT và xưởng PCBA Cả hau xưởng đều nằm ở khu nhà C với xưởng SMT ở tầng 1 và PCBA trên tầng 2 Kế bên hai xưởng này là các xưởng lắp ráp khác, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, tư liệu sản xuất và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các xưởng
2.3 Hoạt động chính của bộ phận SMT – PCBA
Về hoạt động sản xuất chủ yếu, xưởng SMT đảm nhận công việc in bản mạch, dán liệu nhỏ, liên kết trực tiếp với bản mạch như AI và các loại tụ điện hay giắc cắm.Xưởng PCBA đóng vai trò gia công cho SMT, hoàn thiện nốt bản mạch với những loại liệu khác, không phù hợp với phương pháp hàn SMT
Hình 2.2 Một số hình ảnh xưởng SMT
Sau khi rời xưởng SMT, một bản mạch sẽ trải qua các công đoạn sau ở xưởng PCBA trước khi được đưa đến các bộ phận lắp ráp:
Chương 3 CẮM CHUYỀN3.1 Khái quát công đoạn cắm chuyền
13
Trang 14Sau khi nhận mạch từ bộ phận SMT đây là bản mạch đã được in mạch điện, gắn một số liệu như AI, tụ điện cố định, giắc cắm cho thiết bị kiểm tra… Và thiếu hầu hếtlinh kiện cần thiết.
Mạch sẽ được hàn thêm vào những linh kiện cần thiết và hoàn thiện về mặt kết cấu
Linh kiện sẽ được cắm thủ công, được hàn bằng lò hàn sóng, sau khi kiểm tra ngoại quan đạt, bản mạch sẽ được đưa sang công đoạn tiếp theo
Công đoạn cắm chuyền được chia thành 6 khâu chính:
3.2 Ý nghĩa của công đoạn cắm chuyền.
Đây là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quá trình sản xuất của xưởng PCBA
Trang 15Tuy công việc chính là cắm linh kiện chính xác và hàn vào bản mạch, nhưng công đoạn này yêu cầu làm thủ công chứ không thể tự động hóa hoàn toàn bởi các lý
Hình 3.2 Liệu cắm kiện trong túi đựng
3.3 Các khâu cắm chuyền và yêu cầu kĩ thuật.
3.3.1 Nhận mạch SMT.
Sau các công đoạn ở xưởng SMT, nhân viên giao hàng của SMT sẽ kéo xe chở mạch tới xưởng PCBA theo kế hoạch sản xuất Người tổ trưởng chuyền cắm kiện sẽ nhận hàng, đối chiếu thông tin và kí xác nhận đúng loại mạch và số lượng như kế hoạch cho trước
3.3.2 Chuẩn bị liệu cần thiết.
Nhân viên tổ vật liệu chuẩn bị liệu trong kho tương ứng với loại mạch theo kế hoạch, sẵn sàng cho quá trình cắm kiện
Cần phải đối chiếu mã liệu tương ứng với mạch, linh kiện có thông số kĩ thuật chính xác Đảm bảo số lượng liệu đúng với thực tế cần thiết, tránh dư thừa mà cũng không được thiếu dẫn đến tốn thời gian, công sức bổ sung
15
Trang 163.3.3 Chuyển mã
Mỗi lô hàng đều được gán mã trên hệ thống quản lí của công ty Ngay trước khi
lô hàng mới được đưa vào sản xuất cần phải chuyển mã với mục đích kiểm soát dẽ dàng tiến độ sản xuất của xưởng
Không được chuyển mã quá sớm khi vẫn còn sản xuất lô hàng cũ Không được chuyển mã quá muộn sau khi lô hàng mới đã lên chuyền
3.3.4 Quét mã lên chuyền.
Mỗi bản mạch đều được in mã khác nhau theo từng lô hàng Khi đưa bản mạch lên chuyền sản xuất cần quét mã bản mạch
Quét mã 100% các bản mạch được đưa vào sản xuất nhằm kiểm soát chi tiết từng bản mạch Điều này giúp xác định chính xác từng bản mạch đúng với loại mạch,đúng phiên bản theo yêu cầu, đảm bảo không có bản mạch nào bị sót, lẫn lô, hay thừa
Hình 3.3 Thiết bị quét mã và mã vạch của bản mạch
3.3.5 Lên liệu.
Trong khi các quá trình quét mã đang được thực hiện, nhân viên vật liệu mang liệu từ trong kho ra, sắp xếp lên chuyền theo vị trí định sẵn
Trang 17Vị trí liệu phải tương ứng với thứ tự được quy định trong SOP (Standard operating procedure/quy trình thao tác tiêu chuẩn).
Hình 3.4 Quạt ion khử tĩnh điện
17
Trang 18Hình 3.5 Công nhân cắm kiện.
3.3.7 Hàn mạch trong lò hàn sóng.
Lò hàn sóng là lò hàn JT Wave Soldering Machine WS-450
Lò hàn được vận hành bởi một nhân viên trực lò Nhân viên này có trách nhiệm kiểm soát nhiệt độ hàn, lượng thiếc hàn, chiều cao sóng hàn và thay đổi chất trợ hàn sao cho phù hợp với loại mạch đang được đưa vào sản xuất
Hình 3.6 Lò hàn sóng trong xưởng PCBA
Trang 193.3.10 Kiểm tra ngoại quan sau lò.
Sau khi hoàn thành tất cả các khâu, bản mạch hoàn thiện cuối cùng được kiểm tra toàn diện bởi những công nhân tinh tế nhất Họ được đào tạo chuyên biệt để không bỏ sót bất kì lỗi nào trên abnr mạch như: thiếu thiếc tại các linh kiện nhỏ, khó phát hiện; những lỗi mối hàn nhỏ nhất; bi thiếc trên bản mạch…
Sau khi kiểm tra xong, mạch được xếp lên xe, sẵn sàng chuyển đến công đoạn tiếp theo, cắt bản
19
Trang 203.4 Trách nhiệm của tổ trưởng cắm chuyền.
Nắm bắt kế hoạch sản xuất
Kiểm soát số lượng đơn hàng và sản lượng sản xuất
Kiểm tra chất lượng hàng chuyển tới từ SMT Yêu cầu phản công khi phát hiện lỗi nghiêm trọng
Kiểm soát số lượng hàng lỗi Điều động nhân lực phản công khi để lọt lỗi xuốngcác công đoạn sau
Chú ý việc thực hiện quy tắc an toàn của công nhân Nhắc nhở, thậm chí là cảnhcáo khi phát hiện sai phạm
Theo dõi và điều động công nhân cải thiện tình trạng vệ sinh trong khu vực làm việc
Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp cắm kiện đối với loại mạch mới, đưa ra phương pháp tối ưu nhất
Gửi báo cáo sản lượng mỗi 2 giờ và báo cáo sản xuất mỗi ngày
Đào tạo công nhân mới