CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG VÀ NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC 1 Tổ chức xã hội và cộng đồng 1.1 Tổ chức xã hội và dòng họ Người Mường và người Thái
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
.
-□□&□□ -
BÀI TIỂU LUẬN
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIẢNG VIÊN : NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
LỚP : K69 VĂN HÓA HỌC
MÃ SINH VIÊn : 24032362
Đề Tài : Nêu và phân tích sự tương đồng của thiết chế xã hội truyền thống của người Mường và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Trang 2
Lời Nói Đầu
Lời đầu tiên,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy NGUYỄN TRƯỜNG GIANG đã giúp đỡ em trong quá trình học tập.Với kiến thức hạn hẹp của bản thân em mong được thầy giúp đỡ trong quá trình học tập.Thực hiện yêu cầu đề tài tiểu luận mà thầy đưa ra em cũng đã cố gắng đưa ra thành quả này dựa trên nhiều nguồn báo,tin tức,giáo trình và kiến thức nông cạn của bản thân,em rất mong nhận được
sự góp ý và nhận xét từ các cán bộ,giảng viên của đại học quốc gia Hà Nội và cũng như các trường đại học khác.
Kính chúc thầy cùng với gia đ và các giảng viên thật nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp.
Trang 3
Mục Lục
Lời Nói Đầu I Mục Lục III CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGƯỜI MƯỜNG VÀ NGƯỜI THÁI 1
1 Người Mường 1
2 Người Thái ở Tây Bắc 2
CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
1 Tổ chức gia đình 4
2 Hệ thống lãnh đạo cộng đồng 6
3 Sự tương đồng trong phong tục tập quán của hai bản người và giá trị
nó đem lại cho đời sống 7
4 Kết Luận 9
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGƯỜI MƯỜNG VÀ NGƯỜI THÁI
1 Người Mường
A Nguồn gốc lịch sử và phân bố địa lý
Người Mường ở nước ta cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng, trong các thung lũng chân núi,
có địa lý môi sinh thuận lợi cho trồng trọt, nằm giữa vùng người Việt ở phía đông và vùng người Thái ở phía tây, chiều dài khoảng 350km, chiều rộng khoảng 80-90km; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ; các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân, Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa và rải rác ở các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Yên Bái
B Đặc điểm
phân hóa thành đẳng cấp nhà lang (quý tộc) và bình dân Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền ở người Mường nói chung là xóm và mường Ở đó hình thành một bộ máy quản lý, điều hành theo luật tục, mọi thành viên trong cộng đồng xóm, mường phải tuyệt đối tuân thủ Nơi cư trú của người Mường được gọi bằng từ quêl hoặc xóm, có nghĩa là làng Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế thuộc về con trưởng.Ðại bộ phận người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái, chung quanh có hàng cau, cây mít Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác Ngày nay điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống đồng bào được nâng cao nên bên cạnh nhà sàn truyền thống, ở nhiều vùng người Mường đã xuất hiện những ngôi nhà mái ngói, nhà mái bằng, nhà cao tầng Kiến trúc của các loại hình nhà này mang đậm dấu ấn của người Việt.Tôn giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Tản Viên, thờ thổ công.Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.Nghệ thuật trang trí cạp váy trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường mang đậm nét văn hóa Đông Sơn.Trang phục truyền thống nam giới của người Mường đơn giản hơn Áo ngắn, cổ tròn, có nẹp viền quanh Quần được may bằng vải mộc thô màu trắng, nhuộm nâu hoặc nhuộm chàm, ống rộng Khi mặc quần, người mặc sẽ bắt chéo hai mép cạp dắt vào bên trong và dùng khăn thắt lại Khăn của nam giới người Mường màu đen hoặc tím than bằng vải tự dệt Hiện nay, bộ trang phục truyền thống của nam giới Mường hầu
Trang 5như không còn nữa, chủ yếu họ mua sẵn trang phục của người Kinh ở ngoài chợ Đối với hôn nhân
lễ cưới của người Mường hiện nay đã thực hiện theo nếp sống mới, các hiện tượng mua dâu, mua
rể không còn Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới Trước kia, gạo nếp là món chính trong bữa ăn hằng ngày của người Mường nhưng hiện nay gạo tẻ
đã dần thay thế trở thành nguồn lương thực chính, gạo nếp chỉ dùng trong các dịp lễ tết, tiếp khách.Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được
đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.Giáo dục: Dân tộc Mường trước kia chỉ có một số ít người biết chữ quốc ngữ hoặc chữ Hán, còn đại bộ phận là mù chữ Từ khi hòa bình lập lại, phong trào học tập phát triển mạnh Phần lớn các bậc cha mẹ đã hạn chế những suy nghĩ kìm hãm tinh thần ham học, học cao của con cái và thay vào đó là cho con đi học kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện cho con mình có một tương lai xán lạn hơn.
2 Người Thái ở Tây Bắc
C Nguồn gốc lịch sử và phân bố địa lý
Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen.Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An Quá trình di cư từ đầu những năm 1990 đã mở rộng địa bàn cư trú của tộc người này ra một số vùng khác, trong đó có các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.
D Đặc điểm
Nhà ở của người Thái là hội tụ những giá trị văn hóa vật chất, thể hiện triết lý nhân sinh quan
và thế giới quan của tộc người Người Thái trước đây cư trú trên những ngôi nhà sàn truyền thống mang đậm sắc thái văn hóa Thái, thì nay những ngôi nhà truyền thống ấy đã thay đổi cả về kiến trúc và chất liệu Sự thay đổi dễ nhận ra nhất của ngôi nhà nói chung là sự thay đổi về mặt loại hình, từ nhà sàn chuyển sang nhà đất Vật liệu xây dựng nhà cửa giờ đây là các vật liệu công nghiệp: Gạch ngói, xi măng, sắt thép, tấm lợp bằng tôn… Nhiều nhà sử dụng các loại gốm sứ vệ sinh cao cấp Gỗ, tre, các loại lá rừng dần dần vắng bóng Phần trang trí nội thất thì giờ đây gần như là “bê nguyên” trang trí nội thất của người Kinh với sa lông phòng khách, với bàn ghế, giường
tủ kê ở các vị trí hợp lý Nhiều địa phương ở Sơn La đã vắng bóng hoàn toàn kiểu nhà sàn cổ và thay thế vào đó là những mẫu kiến trúc mới cải tiến theo cốt cách của nhà sàn truyền thống Trước đây tầng trệt thường là thấp vì mục tiêu chủ yếu tránh không khí ẩm thấp của miền núi, có hại cho sức khỏe, không gian chỉ để củi, buộc trâu bò, nông sản Hiện nay chiều cao sàn đã được nâng dần, gầm sàn đã được sử dụng như một không gian sinh hoạt chung, tiếp khách, mắc võng nghỉ, chỗ chơi trẻ em Trang phục là giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Thái Nó
Trang 6không chỉ thể hiện yếu tố sử dụng mà còn thể hiện cả yếu tố thẩm mĩ, văn hóa và tín ngưỡng trong quan hệ cộng đồng mà hàng nghìn năm nay vẫn còn nguyên giá trị Hiện nay, những trang phục của cư dân người Thái đang ngày càng bị mai một và biến đổi theo hướng tiếp thu các kiểu cách cũng như chất liệu từ người kinh Họ không cần phải tự dệt vải để may trang phục nữa Thay vào
đó, họ có thể mua ở chợ với rất nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau Trang phục họ mặc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất đều được làm bằng các vải sợi công nghiệp Thậm chí, họ còn sử dụng những bộ quần áo may sẵn được bán khá phổ biến ở chợ, nhất là với tầng lớp thanh thiếu niên Tuy nhiên, trang phục mặc trong các dịp cưới xin, tang ma và lễ hội, của phụ nữ Thái vẫn sử dụng loại truyền thống Về các hoa văn trang trí trên trang phục cũng có sự biến đổi theo xu hướng đơn giản hóa các mô típ hoa văn trang trí Quần áo truyền thống được cắt may từ vải sợi bông nhuộm chàm được thay thế bằng quần âu và áo sơ mi may sẵn hoặc thuê thợ người Việt cắt may.Văn hóa ẩm thực của người Thái rất đặc sắc, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều biến đổi Cơ cấu các món ăn trong bữa cơm hàng ngày có thay đổi Những món ăn truyền thống không được sử dụng nhiều, thay vào đó là các món ăn của người Kinh Do tác động của nghành du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người Thái đã chế biến thức ăn do nhu cầu của khách
du lịch, dần dần họ chịu ảnh hưởng ẩm thực của người Kinh Nguyên liệu chế biến món ăn của người Thái cũng có nhiều biến đổi Nguyên liệu được mua ngoài thị trường hoặc tự sản xuất nhu cầu của người dân địa phương Kỹ thuật chế biến cũng thay đổi nhiều, đồ ăn được nấu, nướng, kho, luộc… bằng bếp điện, ga Xuất hiện những món ăn chế biến sẵn, đóng hộp, có thể sử dụng ngay Người Thái cũng học theo cách chế biến và trình bày món ăn của các dân tộc khác Đồ uống
đa dạng như nước đóng chai, các loại bia, rượu, nước ngọt có ga, nước hoa quả đóng chai… Các nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú đều có tủ lạnh để đồ uống cho khách Hiện nay, người Thái ở Mai Châu ít nấu rượu, họ thường sử dụng rượu được bán trên thị trường và các đồ giải khát thông dụng Người dân không quá kiêng kỵ nhiều vấn đề như trước đây Khi ăn, không mấy gia đình mời rượu phi bằng hình thức để thêm 2 chén rượu trong mâm hoặc tưới ít rượu xuống đất Tính bình đẳng trong ăn uống ngày càng cao hơn Người Thái không còn kiêng kỵ thịt trâu, bò, ngựa, cá không vảy, cá chép có ria và các loại thịt thú rừng, quả cật gà, canh ốc… thậm chí họ còn sử dụng
cả sữa, thuốc tây bổ sung chất dinh dưỡng Phong tục, tập quán, hiện nay, đa số dân tộc Thái đều thực hiện theo phong tục cưới xin truyền thống, tuy nhiên các nghi lễ được tiến hành nhanh gọn nhưng nghiêm túc và đầy đủ lời đối đáp, lời khuyên bảo hài hòa, tế nhị, đậm đà bản sắc dân tộc
Lễ trải chăn đệm, lễ tẳng cẩu, lễ tạ ơn cha mẹ… là những nghi lễ có nhiều ý nghĩa vẫn được duy trì, được tiến hành trong thời gian nhanh gọn, ít nhân lực và ít tốn kém, cần được bảo tồn và phát huy Một số nghi lễ không phù hợp với sự phát triển của cuộc sống sẽ tự bị loại bỏ như tục ở rể,
ăn uống kéo dài mấy ngày đêm, tốn kém và hại sức khỏe hiện nay không còn nữa Đây là bước tiến bộ của người Thái đen, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với cuộc sống hiện đại Trong quá trình phát triển, các nghi lễ cưới hỏi dân tộc Thái đen ngày nay đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu một số nội dung nghi lễ cưới hỏi theo trào lưu văn hoá mới của xã hội Tuy nhiên, việc tiếp thu những nội dung này đều có tính chọn lọc và phù hợp với các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội và không làm mất đi bản sắc văn hoá Thái
Trang 7CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA THIẾT CHẾ
XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG VÀ NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC
1 Tổ chức xã hội và cộng đồng
1.1 Tổ chức xã hội và dòng họ
Người Mường và người Thái là hai trong số các dân tộc thiểu số có lịch sử lâu đời tại vùng Tây Bắc Việt Nam Mặc dù có những khác biệt trong ngôn ngữ, trang phục và một số phong tục tập quán, nhưng cả hai dân tộc này lại chia sẻ nhiều đặc điểm tương đồng trong thiết chế xã hội truyền thống của họ Tiểu luận này sẽ phân tích những điểm tương đồng đó qua các lĩnh vực như
tổ chức gia đình, hệ thống lãnh đạo, phong tục tập quán và các giá trị văn hóa.
Về tổ chức xã hội và dòng họ thì cả người Mường và người Thái đều có cấu trúc xã hội chặt chẽ theo hệ thống dòng họ,và dòng họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng.Đối với người Mường thì họ tổ chức xã hội thành các dòng họ lớn,mỗi dòng họ đều có người đứng đầu gọi là “Lang Đạo”.Những “Lang Đạo” không chỉ là người lãnh đạo mà còn đóng vai trò như cầu nối giữa các thành viên,đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về mặt tinh thần về lễ nghi của dòng họ Quan hệ giữa các dòng họ trong cộng đồng người Mường thường có mối quan hệ khăng khít và đoàn kết, bởi các mối liên hệ qua hôn nhân và nghi
lễ Các dòng họ có xu hướng sống gần nhau trong một khu vực để duy trì sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau Người Mường coi trọng các nghi lễ chung, như lễ cúng tổ tiên, và các dịp lễ hội của làng, trong đó các dòng họ đều có trách nhiệm tham gia và đóng góp Mỗi dòng họ thường có không gian riêng trong làng để tổ chức nghi lễ và bảo tồn văn hóa riêng của mình.Còn đối với người Thái thì người Thái có một cấu trúc xã hội tổ chức thành từng cộng đồng nhỏ gọi là bản Trong mỗi bản, dòng họ cũng đóng vai trò rất quan trọng, và thường được dẫn dắt bởi các chúa đất hoặc trưởng bản Cấu trúc xã hội của người Thái thường phức tạp hơn người Mường, do người Thái có sự phân tầng xã hội cao hơn với các quy tắc và luật lệ riêng biệt để điều chỉnh hành vi trong cộng đồng.Vai trò của chúa đất và trưởng bản Chúa đất (thường là người đứng đầu dòng họ lớn nhất hoặc uy tín nhất) có quyền lực lớn, tương tự như Lang Đạo của người Mường, nhưng trách nhiệm của chúa đất còn bao gồm cả việc quản lý đất đai trong bản Chúa đất và trưởng bản của người Thái đóng vai trò điều phối các hoạt động kinh tế, xã hội, và văn hóa của bản, như phân chia đất đai cho các gia đình, tổ chức các nghi lễ cúng bái, và duy trì các quy tắc ứng xử truyền thống.Người Thái có một hệ thống luật tục gọi là “Hẹ hụm”, đây là những quy tắc truyền thống nhằm bảo vệ các giá trị văn hóa và duy trì trật tự trong cộng đồng Hẹ hụm quy định rõ ràng các chuẩn mực đạo
Trang 8đức, luật lệ về hôn nhân, quyền thừa kế, và các nguyên tắc trong cuộc sống hằng ngày Chúa đất hoặc trưởng bản là người có quyền áp dụng các quy tắc trong Hẹ hụm để giải quyết các tranh chấp trong bản.Mối quan hệ dòng họ trong bản: Các dòng họ trong bản của người Thái có mối liên hệ mật thiết qua hôn nhân, các lễ hội cộng đồng và các nghi lễ cầu phúc, cầu mùa Điều này giúp duy trì tình đoàn kết và sự hợp tác giữa các dòng họ khác nhau trong bản Người Thái cũng duy trì các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, với niềm tin rằng tổ tiên sẽ bảo vệ con cháu Các dòng họ có không gian riêng để thờ cúng tổ tiên, nhưng vẫn tham gia vào các nghi lễ chung của bản làng.Ta có thể thấy về việc tổ chức xã hội và hệ thống dòng họ của người Mường và người Thái đều có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa và duy trì sự đoàn kết trong cộng đồng,cả hai hai dân tộc đều coi trọng vai trò của người đứng đầu dòng họ và có những nghi lễ chung để gắn kết cộng đồng.
1.2 Hôn nhân và lễ cưới hỏi của hai dân tộc Mường và Thái
Đối với hôn nhân và gia đình cả người Mường và người Thái đều coi trọng vai trò của gia đình trong đời sống xã hội và tâm linh.Gia đình chính là nền tảng để duy trì văn hóa và gắn kết cộng đồng của hai bản người.Hôn nhân được xem như là sự kiện trọng đại và được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của mỗi tộc người với sự tham gia chia vui của cả hai dòng họ.Việc hôn nhân cưới hỏi trong car hai bản người nó không chỉ là sự kết hợp giữa cá nhân với cá nhân mà còn là sự liên kết của hai gia đình,hai dòng họ Hôn nhân trong cộng đồng người Mường không chỉ là sự kết hợp giữa hai cá nhân mà còn là sự liên kết giữa hai gia đình, hai dòng họ Hôn nhân thường được coi trọng như một cách để củng cố các mối quan hệ xã hội và đảm bảo sự gắn kết cộng đồng.Lễ cưới hỏi của người Mường có nhiều nghi lễ trang trọng và mang đậm tính truyền thống Các nghi lễ này thường bao gồm lễ dạm hỏi, lễ xin phép, và lễ rước dâu, với sự tham gia của các trưởng họ và các thành viên trong gia đình Người Mường thường có tục tặng lễ vật trong lễ cưới như rượu, trầu cau, gạo để tượng trưng cho sự hòa hợp và lòng biết ơn.Một điểm đặc trưng trong hôn nhân của người Mường là vai trò của các trưởng họ, những người sẽ tư vấn và hỗ trợ cho đôi vợ chồng mới trong những năm đầu hôn nhân Điều này giúp tạo ra sự ổn định và hỗ trợ cho các cặp vợ chồng trẻ Hôn nhân trong cộng đồng người Thái cũng mang ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội, và nó là phương tiện để củng cố quan hệ giữa các dòng họ và bản làng Hôn nhân được xem là một sự kiện trọng đại không chỉ với cặp đôi mà với cả hai dòng họ và bản làng Lễ cưới hỏi của người Thái thường có quy trình phức tạp và trang trọng, bao gồm lễ xin dâu, lễ rước dâu, và lễ nhập gia tiên Đặc biệt, lễ cưới của người Thái được tổ chức với sự tham gia của nhiều thành viên trong bản làng, thể hiện tính cộng đồng cao và sự ủng hộ từ xã hội.Trong hôn nhân người Thái, việc cưới hỏi được tổ chức theo một trình tự truyền thống, trong đó có các lễ vật như rượu, gạo, trầu cau, và các món quà tượng trưng cho sự kết nối giữa hai gia đình Sau khi cưới, người vợ thường sẽ ở lại nhà chồng, và người chồng sẽ có trách nhiệm bảo vệ và duy trì hạnh phúc cho gia đình mới.
1.3 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và hôn nhân
Phụ nữ trong gia đình người Mường có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, quán xuyến công việc nhà và nuôi dưỡng con cái Họ chịu trách nhiệm tổ chức các nghi lễ thờ cúng nhỏ trong
Trang 9gia đình và góp phần giữ gìn văn hóa gia đình.Trong lễ cưới, vai trò của người phụ nữ là biểu tượng cho sự tiếp nối của dòng họ, và họ thường tham gia vào các nghi thức truyền thống để thể hiện sự kính trọng đối với gia đình bên chồng.Người phụ nữ trong gia đình Mường thường được coi trọng và có tiếng nói nhất định trong các quyết định gia đình Họ có vai trò hỗ trợ người chồng trong các công việc nông nghiệp và sản xuất, đồng thời là người truyền dạy các giá trị văn hóa cho con cháu Phụ nữ Thái đóng vai trò lớn trong việc gìn giữ và truyền thụ văn hóa truyền thống, đặc biệt là qua các nghi lễ thờ cúng tổ tiên và các lễ hội bản làng Họ chịu trách nhiệm tổ chức các nghi
lễ gia đình, đặc biệt là những lễ cúng bái quan trọng.Người phụ nữ Thái cũng có vai trò lớn trong kinh tế gia đình, tham gia vào các hoạt động sản xuất như dệt vải, trồng lúa, và chăm sóc gia đình
Họ được coi là người giữ lửa cho gia đình và là người truyền tải những giá trị tinh thần quan trọng.Trong hôn nhân, người phụ nữ Thái thường giữ vai trò hỗ trợ người chồng trong việc duy trì mối quan hệ giữa các dòng họ, cũng như chăm sóc gia đình và con cái Các thế hệ phụ nữ người Thái luôn chú trọng việc truyền lại những truyền thống này cho con cháu, đặc biệt là các kỹ thuật dệt và các bài hát dân gian
2 Hệ thống lãnh đạo cộng đồng
2.1 Quyền lực và trách nhiêm của người đứng đầu
Quyền lực và ảnh hưởng trưởng bản của cả hai dân tộc này đều có quyền lực và uy tín cao, chủ yếu được chọn từ những người có kiến thức, kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng Vai trò của
họ không chỉ bao gồm quản lý các công việc hành chính mà còn là trung gian trong việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ, đảm bảo an ninh và duy trì trật tự xã hội Trưởng bản có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phân bổ các tài nguyên của bản làng, đặc biệt là đất đai, nguồn nước và rừng Điều này giúp duy trì sự công bằng trong việc sử dụng tài nguyên, đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững cho cộng đồng.Vai trò trong nghi lễ và tâm linh trưởng bản thường là người đứng
ra thực hiện hoặc chủ trì các nghi lễ quan trọng của bản làng, chẳng hạn như lễ cầu mùa, lễ tạ ơn đất trời, lễ cưới, lễ tang Ở cả hai cộng đồng, trưởng bản đóng vai trò như một người dẫn dắt về mặt tâm linh, giúp kết nối người dân với các vị thần linh hoặc tổ tiên.Truyền thụ văn hóa và duy trì bản sắc dân tộc trong cả cộng đồng người Mường và người Thái, trưởng bản không chỉ là người
có uy quyền mà còn là người bảo vệ và truyền lại các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán cho thế hệ trẻ Vai trò này giúp duy trì và phát triển bản sắc dân tộc qua các thế hệ Quá trình chọn trưởng bản ở cả hai cộng đồng thường dựa trên uy tín, năng lực và sự đồng thuận của các thành viên trong bản làng Thông thường, trưởng bản sẽ là những người già dặn, có kinh nghiệm sống phong phú, có khả năng lãnh đạo và có lòng trung thành với lợi ích của cộng đồng.
Trưởng bản và tộc trưởng đều chịu trách nhiệm quản lý các công việc chung của thôn bản, như
tổ chức lao động, phân công công việc, giám sát các hoạt động sản xuất và quản lý tài nguyên chung của cộng đồng.Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền lại các giá trị văn hóa, phong tục tập quán và lễ nghi truyền thống của dân tộc Các nghi lễ và lễ hội thường do trưởng bản và tộc trưởng tổ chức và chủ trì, nhằm duy trì sự đoàn kết và gắn kết trong cộng
Trang 10đồng.Khi có mâu thuẫn hoặc tranh chấp giữa các thành viên trong bản làng, trưởng bản và tộc trưởng có trách nhiệm đứng ra hòa giải, đưa ra các quyết định công bằng dựa trên phong tục và quy ước của cộng đồng Điều này giúp duy trì sự hài hòa và ổn định trong xã hội Trưởng bản và tộc trưởng có quyền áp dụng các hình thức kỷ luật để duy trưởng bản của người Thái và tộc trưởng của người Mường thường là người đại diện cho cộng đồng trong việc liên hệ với các bản làng, thôn xóm khác hoặc chính quyền cấp trên Họ là người nối kết giữa cộng đồng và các tổ chức bên ngoài, truyền đạt ý kiến và quyền lợi của dân bản lên các cấp cao hơn Họ cũng có vai trò kết nối khi có các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, hoặc các nghi lễ giữa các bản làng khác nhau.
2.2 Hệ thống xã hội truyền thống
Cả người Mường và người Thái đều tổ chức xã hội theo mô hình bản làng, nơi các gia đình sống gần gũi nhau và có sự tương trợ, đoàn kết Mỗi bản là một đơn vị xã hội tự trị nhỏ, có trưởng bản lãnh đạo và quyết định các công việc chung, đảm bảo sự phát triển bền vững của cả cộng
đồng.Trong xã hội của cả người Mường và người Thái, dòng họ có vai trò quan trọng và là nền tảng của các mối quan hệ xã hội Mỗi dòng họ có những quy tắc riêng và được duy trì qua các thế
hệ, giúp củng cố sự gắn kết trong cộng đồng Dòng họ cũng đảm nhận trách nhiệm tổ chức các lễ nghi, hỗ trợ lẫn nhau trong các dịp trọng đại như cưới hỏi, tang lễ, và các lễ hội truyền
thống.Người Mường và người Thái đều có nhiều lễ hội mang tính chất cộng đồng cao, như lễ cầu mùa, lễ hội mừng cơm mới, lễ tạ ơn thần linh và tổ tiên Những lễ hội này là dịp để cộng đồng quây quần, tăng cường mối liên kết và cùng nhau tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn với thiên nhiên
và tổ tiên.Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nổi bật trong cả hai cộng đồng Khi có công việc lớn như xây dựng nhà cửa, thu hoạch mùa màng, hay tổ chức lễ hội, người dân thường tụ họp lại để làm việc cùng nhau, hỗ trợ nhau theo hình thức “lá lành đùm lá rách.” Điều này giúp tạo ra sự gắn bó mạnh mẽ giữa các thành viên trong cộng đồng.Cả người Mường và người Thái đều có các bộ luật tục riêng được hình thành và duy trì qua nhiều thế hệ Các luật tục này quy định những hành vi đúng sai, những quy tắc ứng xử trong cộng đồng, cách giải quyết các tranh chấp, và duy trì trật tự xã hội Hệ thống luật tục này vừa có tính răn đe, vừa giúp duy trì bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức của cả hai cộng đồng.Người Mường và người Thái có nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đặc biệt là các điệu múa, hát dân ca, và các trò chơi dân gian Các hoạt động này không chỉ là phương thức giải trí mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu và cùng nhau giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Đặc biệt, trong các dịp lễ hội, các hoạt động nghệ thuật này thường được biểu diễn, giúp tạo nên không khí vui tươi, đoàn kết Trong cả hai cộng đồng, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong việc truyền dạy và duy trì văn hóa, phong tục truyền thống Họ thường là những người dẫn dắt các nghi lễ, chỉ dẫn cho lớp trẻ các giá trị văn hóa, truyền thống và cách ứng xử đúng mực trong xã hội Sự kính trọng dành cho người cao tuổi là một nét tương đồng nổi bật trong cả hai cộng đồng.
Từ những điểm tương đồng này cho ta thấy sự gắn kết chặt chẽ trong đời sống xã hội của người Mường và người Thái, được xây dựng dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống và tinh thần cộng đồng cao Các tổ chức và hoạt động xã hội này không chỉ giúp duy trì sự phát triển bền vững mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ đời trước đến đời sau.