Quá trình này đòi hỏi thời gian và không diễn ra nhanh chóng, và những quyếtđịnh quan trọng thường được thống nhất trước buổi họp chính.Việc thành công trong việc thống nhất ý kiến và đư
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã lớp: IBS2001_48K03.2_48K03.3 Nhóm: 16
Giảng viên: Trần Thiện Trí
Thành viên: Lưu Thị Vân Anh
Phan Thị Thanh Hà Phan Thị Thu Hồng Đặng Thị Hương
Trang 2Mục lục
1 Tóm tắt tình huống 3
2 ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT 4
2.1 Mục đích: Mục đích của tác giả khi viết bài này là gì? 4
2.2 Câu hỏi: Câu hỏi chính mà tác giả có thể đặt ra khi viết bài này là gì? 4
2.3 Thông tin: Tác giả sử dụng thông tin nào để đưa đến kết luận này (các dữ kiện thực tế, kinh nghiệm, dữ liệu)? Làm cách nào để kiểm tra liệu thông tin có chính xác hay không? 4
2.4 Suy luận: Kết luận chính yếu nào mà tác giả muốn đưa ra trong bài viết này? Những kết luận này có cơ sở không? 4
2.5 Giả thiết: 4
2.6 Khái niệm 5
2.7 Hàm ý : nếu hiểu sai lập luận của tác giả về vấn đề văn hóa quanr trị nhật bản và khủng hoảng của công ty T mà tác giả đề cập trước đó thì kết quả có thể dẫn đến 6
3 TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG BÀI TÌNH HUỐNG 6
2
Trang 3TÌNH HUỐNG 9: VĂN HÓA RA QUYẾT ĐỊNH Ở DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ CÁCH CÔNG TY T XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG VỀ AN TOÀN XE Ở
THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
1 Tóm tắt tình huống
Nhật Bản có văn hóa đặc trưng kết hợp giữa giá trị Á Đông và văn minh phương Tây Văn hoá quản trị của người Nhật được ngưỡng mộ và vẫn đang phát triển Trong doanh nghiệp Nhật Bản, giá trị văn hóa quyết định và ảnh hưởng đáng kể đến kinh
tế và cạnh tranh Người Nhật quan tâm đến sự hài hoà và ổn định, và thời gian không gấp rút như văn hoá phương Tây Quyết định thường thông qua thảo luận và kiểm tra của nhiều người Có hai phương pháp quyết định chính trong doanh nghiệp Nhật: nemawashi (thảo luận trước) và ringi seido (phê duyệt chính thức)
Nemawashi là quá trình không chính thức trước cuộc họp trong doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó các nhân viên gặp gỡ, trao đổi
ý kiến và đóng góp cho quyết định kinh doanh Quá trình này đòi hỏi thời gian và không diễn ra nhanh chóng, và những quyết định quan trọng thường được thống nhất trước buổi họp chính Việc thành công trong việc thống nhất ý kiến và đưa ra quyết định từ trước được coi là một dấu hiệu của nhân viên xuất sắc trong công ty
Ringi seido là một quy trình phê duyệt chính thức trong doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó các đề xuất được trình bày thông qua văn bản và chuyển tiếp qua các cấp bậc và bộ phận khác để thu thập ý kiến và nhận xét trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra Hệ thống này đã được cải tiến và trở nhanh chóng và thuận lợi hơn nhờ sự phát triển của internet và công nghệ cao Tuy nhiên, mặc dù quy trình này mang lại sự ổn định và cẩn thận trong việc ra quyết định, không phải lúc nào nó cũng mang lại sự chủ động tối ưu cho các doanh nghiệp Nhật Bản
Công ty T gặp khủng hoảng chân ga tại thị trường Bắc Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010 Sự cố gây ra bởi hiện tượng xe tăng tốc ngoài ý muốn đã khiến công ty phải thu hồi gần 8 triệu xe để sửa chữa Công ty T đã xử lý kém vấn đề này và không có sự liên kết giữa công ty T Nhật Bản và công ty T Bắc Mỹ Cách giải
3
Trang 4quyết áp lực từ công chúng của công ty T cũng gặp nhiều điểm yếu, với sự thiếu minh bạch và việc né tránh trách nhiệm của chủ tịch công ty Sự thận trọng và thiếu quyết đoán của công ty
T được coi là vi phạm văn hoá kinh doanh Mỹ
2 ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
2.1. Mục đích: Mục đích của tác giả khi viết bài này là gì?
+ Cho thấy sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia cụ thể là trong vấn đề ra quyết định giữa Nhật Bản và Mỹ + Thấy được sự chênh lệch quyền hành giữa Công Ty T ở Bắc Mỹ và Nhật Bản và cho thấy cách xử lý yếu kém của cty T xuất phát bởi thiếu sự liên kết giữa cty T ở Bắc Mỹ
và Nhật Bản
2.2. Câu hỏi: Câu hỏi chính mà tác giả có thể đặt ra khi viết bài
này là gì?
+ Liệu sự ổn định và có tính kỹ lưỡng này có đem lại cho Nhật Bản sự chủ động tối ưu và có hiệu quả hay không?
2.3. Thông tin: Tác giả sử dụng thông tin nào để đưa đến kết luận
này (các dữ kiện thực tế, kinh nghiệm, dữ liệu)? Làm cách nào để kiểm tra liệu thông tin có chính xác hay không? + Tác giả sử dụng thông tin các dữ kiện thực tế để đưa ra các kết luận: cụ thể là qua cách giải quyết cuộc Khủng Hoảng chân ga của cty T
+ Thông qua các minh chứng về các vụ tai nạn cũng như thái độ cách xử lý hay vấn đề ra quyết định ở doanh nghiệp Nhật đã chứng minh điều đó là sự thật và là chính xác
2.4. Suy luận: Kết luận chính yếu nào mà tác giả muốn đưa ra
trong bài viết này? Những kết luận này có cơ sở không? + Tác giả muốn đưa ra kết luận rằng văn hóa ra quyết định một cách kỹ lưỡng và ổn định của Nhật Bản là một điều tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp
+ Cách xử lí khủng hoảng của Nhật Bản trong tình huống trên chính là những minh chứng rõ ràng cho kết luận này Đối với một quốc gia ưu tiên việc giải quyết một cách vấn
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5đề rõ ràng, nhanh nhẹn và chủ động thì phản ứng và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp ở Nhật thực sự đã gây ra một vấn đề khá lớn khiến khủng hoảng càng thêm trầm trọng
2.5. Giả thiết:
+ Điều mà tác giả xem là đương nhiên khi lập luận cho vấn đề này :
Văn hóa quản trị Nhật bản có ảnh hưởng đến kinh tế và cạnh tranh
Người Nhật quan tâm đến sự hài hòa và ổn định: tác giả coi đặc điểm này như một phần cốt lõi của văn hóa Nhật, nó ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định và tiếp cận vấn đề
Phương pháp quyết định ‘nemawashi’ và ‘ringi seido’ là phổ biến và quan trọng trong doanh nghiệp Nhật bản tác giả cho rằng hai phương pháp này đều tạo nên đặc trưng riêng biệt cho văn hóa quản trị của Nhật bản
Sự thận trọng và thiếu quyết đoán của công ty T là không phù hợp với văn hóa kinh doanh Mỹ
+ Bản thân mình chấp nhận những giả thuyết mà tác giả nêu ra
2.6. Khái niệm
+ Văn hóa đặc trưng của Nhật Bản :Nhật Bản có một lịch sử dài và độc đáo, qua đó tạo ra một sự kết hợp độc đáo giữa giá trị truyền thống Á đông và những ảnh hưởng từ nền văn minh phương Tây , đặc biệt sau giai đoạn mở cửa của nước này trong thế kỉ 19
+ Văn hóa quản trị Nhật bản:đây không phải là một bộ giá trị mà còn là một phương pháp tiếp cận quản lý dựa trên sự hài hòa , thảo luận và đồng thuận sự cẩn trọng , kiên nhẫn trong quyết định giúp tạo nên sự ổn định cho doanh nghiệp nhật
+ Nemawashi: đây là một chiến lược quan trọng trong việc tạo ra
sự đồng lòng và thống nhất việc thảo luận và lấy ý kiến trước khi đưa ra một quyết định chính thức giúp giảm thiểu sự khác biệt và tăng cường sự hợp tác
+ Ringi seido: đây là một hình thức quản lí dựa trên sư phê duyệt của nhiều cấp bậc, tạo ra sự cẩn trọng và chi tiết trong quá trình
5
Trang 6ra quyết định, đồng thời tăng cường trách nhiệm và đồng thuận
+ Khủng hoảng chân ga : đây là một vụ việc thực tế mà công ty T
đã gặp phải, minh chứng cho việc khi văn hóa quản trị không thích nghi kịp thời hoặc hiểu rõ về thị trường địa phương, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực
+ Văn hóa kinh doanh mỹ : mô hình kinh doanh ở mỹ thường nhấn mạnh sự chủ động, quyết đoán và minh bạch đối lập với phong cách quản trị nhật, sự khác biệt này có thể tạo ra những thách thức khi văn hai văn hóa này gặp nhau
+ ->Nói chung , những khái niệm trên giúp chỉ ra những đặc điểm quan trọn và sự khác biệt giữa văn hóa quản trị nhật bản và phương tây, cũng như những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi hoạt động trong môi trường toàn cầu
2.7. Hàm ý : nếu hiểu sai lập luận của tác giả về vấn đề văn hóa
quanr trị nhật bản và khủng hoảng của công ty T mà tác giả
đề cập trước đó thì kết quả có thể dẫn đến
+ Sai lệch về văn hóa quản trị nhật bản: hiểu sai lập luận có thể tạo ra một hình ảnh không chính xác về cách doanh nghiệp nhật bản hoạt động và ra quyết định
+ Hiểu lầm về ‘nemawashi’ và ‘ ringi seido’ : đây là hai phần quan trọng của văn hóa quản trị nhật hiểu sai có thể dẫn đến việc áp dụng không đúng cách hoặc không hiệu quả trong các tình huống khác
+ Sai lệch về khủng hoảng của công ty T : hiểu sai lập luận về cách công ty T xử lý khủng hoảng có thể làm mất niềm tin trong công ty hoặc tạo ra sự hiểu lầm về nguyên nhân và hậu quả của
vụ việc
+ Mất niềm tin về văn hóa kinh doanh mỹ: nếu hiểu sai phần đánh giá về sự khác biệt giữa văn hóa kinh doanh mỹ và nhật bản, có thể tạo ra một hình ảnh không chính xác về giá trị và phương pháp làm việc ở mỹ
6
Trang 7+ Suy giảm giá trị học thuật và kinh doanh: hiểu sai lập luận có thể ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và áp dụng kiến thức trong thực tế, dẫn đến những quyết định kém hiệu quả
Câu 1: Sử dụng khía cạnh đo lường văn hóa của Hofstede,Anh chị hãy giải thích cho văn hóa ra quyết định tại các doanh nghiệp Nhật Bản?
Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede bao gồm 6 khía cạnh: Chủ nghĩa cá nhân- Tập thể, Mức độ e ngại rủi ro, Khoảng cách quyền lực, Định hướng công việc cá nhân, Định hướng dài hạn- Ngắn hạn, Sự thỏa mãn- Kiềm chế
Văn hóa ra quyết định ở Nhật luôn đề cao sự hài hòa và ổn định Điều này được được thể hiện trước hết thông qua khía
cạnh Khoảng cách quyền lực Khoảng cách quyền lực được thể hiện thông qua chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI), ta thấy rằng Nhật Bản với số điểm trung bình là 54, là một xã hội phân cấp biên giới Người Nhật luôn ý thức về vị trí phân cấp của họ trong bất kỳ môi trường xã hội nào và hành động tương ứng Đối với phương pháp ra quyết định Nemawashi, người Nhật luôn lấy ý kiến từ cấp dưới của mình và chuẩn bị trước, buổi họp chỉ diễn
ra như một nghi thức của công ty, tránh việc tranh cãi căng thẳng giữa cấp trên và cấp dưới Hay phương pháp ra quyết định Ringi seido, họ sử dụng một tờ trình tóm tắt các đề xuất và chuyển tiếp đến các bộ phận khác liên quan, hệ thống này sẽ xin thông tin của mọi cấp bậc liên quan và để mọi bộ phận biết vấn
đề nội bộ Vì vậy kinh nghiệm kinh doanh của họ về quá trình ra quyết định chậm chạp: tất cả các quyết định phải được xác nhận bởi mỗi lớp phân cấp và cuối cùng là quản lý cấp cao ở Tokyo Có thể nói Bình đẳng được coi như một mục đích chung của cả công ty Một nhân viên có thể thẳng thắn nói suy nghĩ của mình với sếp hay từ đáy tháp quyền lực leo lên đỉnh là chuyện bình thường
Xét về khía cạnh Chủ nghĩa cá nhân - Tập thể: Nhật Bản đạt
46 điểm, đây là một con số cao hơn nhiều so với các nước xung
quanh như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam Xã hội Nhật Bản cũng cho thấy nhiều đặc điểm của một xã hội tập thể: như sự
7
Trang 8tôn trọng với các quyết định của tập thể Vì vậy, các quyết định của các công ty ở Nhật Bản đều mang tính tập thể, để đi đến kết luận cuối cùng, các công ty phải thông qua việc lấy ý kiến, vận động hành lang, thông qua các quyết định phê duyệt chính thức
và đi đến sự đồng thuận cao nhất
Sự e ngại rủi ro thể hiện mức độ mà con người có thể chấp
nhận rủi ro và sự không chắc chắn trong cuộc sống của họ Điểm số Nhật Bản cho thấy là một trong những quốc gia có92
mức độ e ngại rủi ro cao nhất trên trái đất Điều này là do Nhật Bản liên tục bị đe dọa bởi thiên tai từ động đất, sóng thần, bão đến các vụ phun trào núi lửa.Có thể nói ở Nhật Bản, bất cứ điều
gì bạn làm đều được dự đoán tối đa và quy định thành các tục
lệ, nghi thức bắt buộc.Nhật Bản tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực vào nghiên cứu tính khả thi và tất cả các yếu tố rủi ro phải được xử lý trước khi bất kỳ dự án nào có thể bắt đầu Các nhà quản lý yêu cầu tất cả các sự kiện và số liệu chi tiết trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào
Nhật Bản với 80 điểm là một trong những xã hội định hướng dài hạn nhất.Ở Nhật Bản, bạn thấy định hướng dài hạn
về tỷ lệ đầu tư liên tục vào R&D ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định hơn là lợi nhuận hàng quý v.v Tất cả đều phục vụ cho độ bền của các công ty Những định hướng dài hạn này cũng thể hiện rõ ở phương pháp Nemawashi, họ chú ý đến từng chi chi tiết của công việc trước khi đưa ra quyết định để đem lại hiệu quả lâu dài tốt nhất cho công ty
Nhật Bản đạt 42 điểm về giá trị “Tự thoả mãn”, đây là một mức điểm không cao cho thấy Nhật Bản là một quốc gia mang tính kiềm chế,Nền văn hoá mang tính kiềm chế thường không chú trọng vào thời gian nhàn rỗi và thường kiểm soát sự hài lòng cũng như ham muốn của con người bằng các quy tắc xã hội, chuẩn mực chung… Vì vậy khi ra các quyết định, các nhân viên trong doanh nghiệp Nhật Bản thường hạn chế ngôn từ, tránh sử dụng biểu cảm thái quá Họ rất chú trọng đến các quy tắc và chuẩn mực chung, tránh gây phản cảm
8
Trang 9Nam tính (Masculinity – MAS): Chiều này chỉ ra mức
độ gắn kết và đề cao vai trò truyền thống của nam và nữ trong văn hóa làm việc của một quốc gia Ở Nhật Bản, điểm MAS cao
(95 điểm) chỉ ra quốc gia này phân biệt giới tính Cụ thể, người
đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội Vì vậy, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm
Câu 2: Phân tích ưu nhược điểm của văn hóa ra quyết định của người Nhật?
- Các quyết định được đưa
ra và kiểm tra bởi nhiều
người nên đạt được độ
chính xác và kết quả tốt
hơn
- Có cơ hội để lắng nghe trao
đổi, lấy, thống nhất ý kiến
của nhân viên trước khi
cuộc họp diễn ra, chuẩn bị
trước cuộc họp
- Ra quyết định có sự tham
gia của nhiều cấp giúp xin ý
kiến của tất cả các cấp,
thông qua tờ trình/văn bản
còn có thể thông báo cho
các bộ phận liên quan biết
vấn đề nội bộ và không cần
tổ chức cuộc họp trực tiếp
- Ra quyết định mang tính
ổn định và kỹ lưỡng theo
từng giai đoạn
- Việc lấy ý kiến của nhiều người tốn rất nhiều thời gian và không thể kịp thời giải quyết vấn đề trong tình huống cấp bách
- Việc thống nhất ý kiến trải qua nhiều thủ tục rườm rà
- Việc ra quyết định từ trước khiến cho buổi họp diễn ra gần như chỉ là một nghi thức mà không có thêm bất kỳ sự phản đối hay tranh luận nào
9
Trang 10Câu 3: Văn hóa ra quyết định được mô tả giúp giải thích như thế nào về khủng hoảng truyền thông của T vào năm 2010 liên quan đến sự cố chân ga?
Chính vì văn hóa ra quyết định một cách ổn định và kỹ lưỡng của Nhật Bản đã gây ra sự chậm chạp trong việc đưa ra quyết định để cứu vãn tình hình Người Nhật ra quyết định theo tập thể, theo nhiều giai đoạn và nhiều thủ tục khác nhau Văn hóa ra quyết định ở Nhật bản đều chỉ giữ các vấn đề một cách nội bộ Trong khi đối với người Mỹ,các công ty ở Mỹ đều luôn minh bạch trong các vấn đề, họ cho rằng “ Thời gian là tiền bạc”, việc ra quyết định không nhanh nhạy với thời gian thể hiện sự thờ ơ và thiếu quyết đoán , điều này đã gây nên
sự phản ứng dữ dội đến từ người tiêu dùng và truyền thông Bắc Mỹ.Cách giải quyết về vấn đề sự cố của Nhật Bản cũng là một vấn đề Chủ tịch của công ty không xuất hiện công khai sau 2 tuần thông báo thu hồi, hay xuất hiện như chỉ nhận lỗi về mình, phủ nhận, tránh né nói về nguyên nhân hay thậm chí đổ lỗi cho người tiêu dùng Ngoài
ra, sự thiếu liên kết và chênh lệch quyền hành giữa hai bên cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc khủng hoảng truyền thông của T vào năm 2010 ngày càng nghiêm trọng
Câu 4: Một lần nữa, sử dụng khía cạnh đo lường văn hóa của Hofstede để đối sánh văn hóa ở Mỹ và văn hóa Nhật Bản, từ đó phân tích các khó khăn càng trầm trọng hơn đối với T khi xử lí khủng hoảng tại thị trường này?
Khoảng cách quyền
lực
Chỉ số PDI khoảng
54 Sự phân chia về đẳng cấp quyền lực rất rõ ràng, điều một người ở vị trí thấp muốn lên vị trí cao là rất khó khăn
Chỉ số PDI khoảng
40 yếu tố quyền lực
là yếu tố tự nhiên gắn với một vai trò, nhiệm vụ được hoàn thành với hiệu quả cao
Chủ nghĩa cá
nhân-Chủ nghĩa tập tập
thể
Trị số chủ nghĩa cá nhân IDV là 46 xã hội Nhật Bản cho
Trị số chủ nghĩa cá nhân IDV là 91
Những tiền đề của
10