1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

  

BÀI TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

Đề Tài số 10:Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểmvà những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

Giảng viên:TS.Nguyễn Minh Tâm

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Huyền Ngọc

Trang 2

Mục Lục

Lời Mở Đầu 1

Chương I: Khái quát về văn hóa chính trị 2

Chương II: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị 3

2.1 Cấu trúc của văn hóa chính trị 3

2.2 Đặc điểm của văn hóa chính trị 5

2.2 Chức năng của văn hóa chính trị 6

2.3 Hình thức biểu hiện văn hóa chính trị 7

Chương III:Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ởViệt Nam hiện nay 9

3.1 Những ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam 9

3.2 Những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay 10

3.3 Một số giải pháp xây dụng văn hóa chính trị 12

Kết Luận 13

Tài Liệu Tham Khảo 14

Trang 3

Lời Mở Đầu

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định vậnmệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người Trình độ xử lý các tìnhhuống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn địnhchính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển conngười, xây dựng và phát triển đất nước Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độhoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển vàtiến bộ của xã hội và con người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị.

Văn hóa chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Văn hóachính trị giữ vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh cáchành vi và quan hệ xã hội Đồng thời, cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân,giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trịcủa mỗi quốc gia, dân tộc Hiện nay, trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càngcàng phổ biến sâu rộng hơn Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ranhững thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Việc giữ vững những giá trị vănhóa truy ền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vai trò rấtquan trọng đối với sự ổn định nền chính trị Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập,phát triển, ổn định của nước ta.

Văn hóa chính trị ở nước ta có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn liềnvới lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Hiện nay, văn hóa chính trị Việt Namđang được kế thừa và phát huy dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và t ư tưởng HồChí Minh, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” Điều đó cho phép đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa tínhcách mạng và tính khoa học, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế Thông qua đềtài “Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề đang đặt racủa văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?” em muốn làm rõ hơn đặc điểm, tính chất,chức năng của văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị và thực trạng văn hóa chínhtrị VN.

Trang 4

Chương I: Khái quát về văn hóa chính trị

Trước hết, khi nghiên cứu về văn hóa chính trị thì chúng ta phải hiểu rõ được “vănhóa” là gì? Một số cách tiếp cận về văn hóa:

- Văn hóa là đời sống tinh thần của con người và của xã hội loài người.

- Văn hóa và toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra.- Văn hóa là phương thức sống của cộng đồng, dân tộc, của xã hội.

Vậy thì, dưới cách tiếp cận của Mác-Xít cho rằng văn hóa chính trị là một bộ phận,phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nó biểu hiện khả năng và năng lực củacon người trong việc giác ngộ lợi ích của giai cấp, dân tộc nhằm tổ chức và hoàn thiện hệthống tổ chức quyền lực để hiện thực hóa lợi ích giai cấp, dân tộc tiến tới thực thi cácmục tiêu chính trị và sự tiến bộ xã hội.

Văn hoá chính trị là trình độ phát triển của con người thể hiện ở sự hiểu biết về chínhtrị, ở trình độ tổ chức hệ thống quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định, nhằmđiều hoà các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền,phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội.

Với cách tiếp cận hành vi chính trị thì, nếu hiểu văn hoá là một hệ thống các ý nghĩavà niềm tin, thì văn hoá chính trị sẽ là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin liên quan đếnchính trị, nghĩa là liên quan đến quan hệ quyền lực giữa các cá nhân, giữa các nhóm trongmột quốc gia, cũng như giữa các quốc gia với nhau.

Nhìn chung, khi nghiên cứu về văn hóa chính trị, chúng ta có thể tiếp cận ở 3 cấp độThứ nhất, tâm lý chính trị của một quốc gia và một dân tộc.

Thứ hai, thái độ, niềm tin của các cá nhân đối với chính trị( bao gồm hệ thống chínhtrị, chính phủ, các chính sách và cách làm việc của những nhà chính trị).

Thứ ba, định hướng các công dân trong một quốc gia nhận thức về tính chính đáng,truyền thống và thực tiễn chính trị.

Từ những cách tiếp cận và định hướng trên, có thể rút ra một khái niệm dễ hiểu vềvăn hóa chính trị:

Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị được hình thành trong thực tiễn chính trị,thể hiện ở sự hiểu biết về chính trị, ở lý tưởng, niềm tin, và cách thức tham gia vào đờisống chính trị theo chuẩn mực đã thành truyền thống mà mọi người được tiếp nhận từ giađình và xã hội.

Trang 5

Văn hoá chính trị cũng có thể được hiểu là một hệ thống niềm tin về quyền, thẩmquyền và quyền lực (Trong đó, Quyền là khả năng thực hiện ý chí của mình được phápluật và xã hội chấp nhận, Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành độngquyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống nhà nước do pháp luật quyđịnh, Quyền lực là phương tiện để duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích cho cá nhân, giai cấp,dân tộc, quốc gia và là mục tiêu mà các quốc gia đang tìm kiếm).

Những người đặt nền móng cho cách nhìn này là các nhà nghiên cứu chính trị họcngười Mỹ, Gabriel Almond và Sidney Verba, được thể hiện trong tác phẩm Văn hóa côngdân (The civic culture) xuất bản năm 1963 Theo hai ông, văn hóa chính trị được hiểunhư thái độ, cách thức ứng xử của một cộng đồng dân tộc (bao gồm cả chính giới vàngười dân) với quyền lực chính trị Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển đa dạng củakhoa học chính trị, nội hàm của khái niệm văn hóa chính trị cũng được hiểu rất khác nhau,nên khó có thể dựa hẳn vào một định nghĩa nào Hơn nữa, mặc dù các học giả phươngTây là những người đi tiên phong trong việc đưa ra khái niệm, nhưng xét về thực chất,văn hóa chính trị đã hình thành từ rất sớm và không phải chỉ có ở châu Âu.

Văn hóa chính trị ở mỗi quốc gia rất khác nhau, trong một quốc gia có thể có sự khácbiệt về văn hoá chính trị giữa giới tinh hoa và quần chúng nhân dân, giữa các dân tộc, cáckhu vực và nhóm tôn giáo khác nhau Khi sự khác biệt của một nhóm nào đó đã đủ mạnh,lúc đó nhóm này đã hình thành một tiểu văn hoá chính trị riêng của mình.

Chương II: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị

2.1 Cấu trúc của văn hóa chính trị

Cấu trúc văn hóa chính trị là một hệ giá trị bao gồm nhiều nhân tố cấu thành, chúngquan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.

Tri thức, sự hiểu biết về chính trị

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa chính trị Tri thức chính trị baogồm học vấn về chính trị và kinh nghiệm về chính trị Học vấn chính trị là hệ thống kiếnthức về các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính trị, lý thuyết xây dựng các thể chế,khoa học và kỹ thuật thực thi chính trị, các lý thuyết về công nghệ chính trị của conngười Kinh nghiệm chính trị được đúc rút từ thực tiễn hoạt động chính trị Kinh nghiệmchính trị và học vấn chính trị hòa quyện vào nhau tạo thành sức mạnh chính trị, địnhhướng quan hệ củachủ thể chính trị.

Trang 6

Tri thức, sự hiểu biết về chính trị là sự thống nhất hữu cơ biện chứng giữa tri thứckhoa học cơ bản và tri thức kinh nghiệm chính trị Tri thức khoa học cơ bản càng đạt tớitính khách quan bao nhiêu, càng có vai trò to lớn là cơ sở lýluận, mở đường cho nhữnghoạt động chính trị bấy nhiêu Tri thức kinh nghiệm là sự hiểu biết, sự khôn ngoan và sựtừng trải được tích lũy qua thực tiễn chính trị sẽ góp phần làm sáng tỏ tri thức lý luận,khắc phục những hành động chủ quan, duy ý chí của các chủ thể chính trị.

Trong hoạt động chính trị, việc xác định mục tiêu chính trị là việc rất khó khăn, đòihỏi một năng lực trí tuệ cao, một sự hiểu biết sâu rộng, khả năng nắm bắt đuọc các quyluật, phân tích hoàn cảnh, điều kiện khách quan, vận dụng quy luật vào hoạt động thựctiễn theo một mục tiêu chính trị đã xác định.

Niềm tin, lý tưởng của mỗi cá nhân trong đời sống chính trị

Niềm tin của mỗi cá nhân trong đời sống chính trị được hình thành qua thựcj tiễn mộtcách tự phát hay cũng có thể là kết quả của một sự nhật thức đúng đắn, sâu sắc về lýtưởng chính trị đã lựa chọn Niềm tin của cá nhân đứng trên cơ sở tri thức khoa học sẽmang tính ổn định và bền vững.

Lý tưởng chính trị không chỉ là động lực kích thích hoạt động của cá nhân mà còn làvai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng, biện pháp trong thực tiễn chính trị.Ở Việt Nam, vì lý tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, mà rất nhiều đồng bào,chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập ấy Sự nhạy bén, sáng tạo trong việc tìm ra phươnghướng để hiện thực hóa lý tưởng là một trong những nhân tố quan trọng trong văn hóachính trị.

Ý thức về sự đổi mới trong chính trị

Nền văn hóa của loài người luôn đổi mới không ngừng, Trên những đường nét lớn vàở tầm lịch sử thì văn hóa của các dân tộc và của cả loài người luôn thể hiện xu hướngvươn lên từ thấp đến cao.

Văn hóa là đổi mới, văn hóa chính trị cũng là sự đổi mới mang tính giai cấp Đổi mớiphải trên cơ sở nhận thức và vận dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các quy luật Đổimới cũng phải bắt nguồn, bám rễ từ mảnh đất của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóacủa thời đại Sự nghiệp đổi mới bao quát trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, cả bềrộng và chiều sâu Ý thức được tính tất yếu khách quan của sự đổi mới, từ đó định hướngđúng trong quá trình đổi mới cũng là một bộ phận quan trọng của cấu trúc văn hóa chínhtrị.

Trang 7

Các giá trị văn hóa và chuẩn mực được thiết lập trong lịch sử dân tộc

Văn hoá chínhtrị ở một giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ là sự kết tinh những giátrị vật chất và tinh thần ở thời điểm đó màcòn hàm chứa những giá trị truyền thống tronggiai đoạn lịch sử trước đó, những giá trị đã được các thế hệ trước đó tạo ra Từ các giá trịvăn hóa đó, người ta xây dựng những chuổn mực điều chỉnh hành vi giữa các cá nhân vớinhau trong giao tiếp, ứng xử.

Hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính trị, nhiệm vụ, chiến lược và sách lược tronghoạt động chính trị là bộ phận quan trọng nhất

Hệ tư tưởng chính trị, đường lối, chính sách phản ánh khái quát lợi ích của giai cấpcũng như con đường, cách thức cơ bản để đạt được lợi ích giai cấp đó Văn hóa, lý luận,tri thức khôngcó mục đích tự thân trong đời sống xã hội Là một bộ phận quan trọngtrong văn hóa chính trị, hệ tư tưởng chính trị được xem là vũ khí tư tưởng, là kim chỉ namcho hành động để các nhà chính trị và đảng chính trị chèo lái con thuyền cách mạng.

Văn hóa chính trị ở một thời điểm lịch sử nhất định luôn bao hàm những giá trị cơbản trong hệ tư tưởng chính trị, đường lối, chính sách chính trị

2.2 Đặc điểm của văn hóa chính trị

Tính giai cấp: là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội,văn hóa chính trị luôn mang đậm tính giai cấp.Ở bất kỳ xã hội có giai cấp nào, văn hóachính trị cũng bị quy định bởi quan điểm chính trị, thế giới quan, lập trường tư tưởng củagiai cấp nhất định Như vậy, không có văn hóa chính trị chung chung, trừu tượng Cáchành vi chính trị của các chủ thể chính trị luôn chịu sự điều chỉnh của các giá trị văn hóachính trị nhất định và luôn được đặt trên những quan điểm, đường lối chính trị của mộtgiai cấp nhất định, trong một chế độ xã hội nhất định.

Tuy vậy, khi khẳng định tính giai cấp của văn hóa chính trị cũng cần chú ý đến cáichung, cái phổ biến Văn hóa chính trị phải luôn trên cơ sở kế thừa và phát huy những giátrị văn hóa tốt đẹp, chung của loài người.

Tính lịch sử: Trình độ cũng như chuẩn mực văn hóa chính trị của mỗi cá nhân và mỗigiai cấp không có sự cố định mà luôn có sự biến đổi Sở dĩ như vậy là vì văn hóa chính trịđược quy định bởi các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, chúng thường xuyênvận động ở từng chu kỳ nhất định.

Trang 8

Với mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, văn hóa chính trị cũng chứa đựng những đặc điểmkhác biệt nhất định ứng với các thời kỳ đó.Lịch sử đã cho thấy, các nền văn hóa chính trịkhông tồn tại vĩnh viễn màcó sự thay đổi kế tiếp nhau.

Tính đa dạng: Trong đời sống chính trị xã hội với sự tham gia của các chủ thể khácnhau, với những tri thức hiểu biết về chính trị ở các cấp độ khác nhau, với những kinhnghiệm thực tiễn khác nhau tạo ra cho đời sống văn hóa nói chung và văn hóa chính trịnói riêng sự đa dạng, phong phú Hệ tư tưởng chính trị là nhân tố cốt lõi của cấu trúc vănhóa chính trị Hệ tư tưởng của các giai cấp không đồng nhất với nhau nên văn hóa chínhtrị của mỗi giai cấp bị chi phối bởi các góc độ khác nhau dẫn đến hiện tượngđồngthời tồntại nhiều loại hình, nhiều xu hướng khác nhau của văn hóa chính trị thích ứng với đặctính của các giai cấp trong xã hội.V.Lenin đã từng khẳng định rằng trong xã hội có giaicấp đối kháng thường tồn tại nền văn hóa của giai cấp thống trị; nền văn hóa, có yêu cầuvăn hó acủa giai cấp, tầng lớp bị trị Như vây, sẽ đồng thời tồn tại hai nền văn hóa chínhtrị trong đời sống chính trị Hai nền vanư hóa đó không tồn tại biệt lập với nhau, trái lạichúng tác động,ảnh hưởng, bổ sung và thâm nhập lẫn nhau.

Tính kế thừa: Sự ra đời, của một nền văn hóa chính trị mới là kết quả của phủ địnhbiện chứng đối với nền văn hóa chính trị đã lỗi thời Tuy nhiên, nền văn hóa chính trị mớiluôn luôn mang dấu ấn của văn hóa chính trị ở thời điểm lịch sử trước đó, đó không phảilà một sự phủ định hoàn toàn sạch trơn Những nhân tố có giá trị chung ít nhiều mangtính tích cực của nền văn hóa chính trị bị phủ định sẽ tiếp tục được kế thừa, giữ gìn, bảolưu và phát triển hơn trong thời kỳ mới với nền văn hóa chính trị mới Những nhân tố hạnchế có thể vẫn còn ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóa mới Như vậy, văn hóa chính trịluôn có sự kế thừa, bảo lưu và pháp triển lên một trình độ mới.

Ngoài ra, văn hóa chính trị trong chủ nghĩa xã hội còn một đặc điểm khác đó là: nóvừa là động lực, là biểu hiện chất lượng của nền dân chủ, vừa là nhân tố thúc đẩy việc đạtmục tiêu của CNXH và là phương thức để nhân dân lao động trở thành chủ thể của quyềnlực chính trị.

2.2 Chức năng của văn hóa chính trị

Ở mỗi quốc gia, cộng đồng, văn hoá chính trị thực hiện một số chức năng căn bản sau:

Trang 9

– Giáo dục: Thông qua quá trình giao tiếp chính trị, văn hoá chính trị trang bị cho con

người những tri thức cần thiết cho hoạt động chính trị, giúp họ hiểu biết về phương thứctổ chức và vận hành của hệ thống chính trị, qua đó mỗi cá nhân ý thức rõ hơn về vai tròcủa mình trong hệ thống tổ chức quyền lực xã hội, cũng như những nghĩa vụ, bổn phậnđối với hệ thống đó.

– Giao tiếp và liên kết cộng đồng: Văn hoá chính trị giúp gìn giữ và trao truyền các giá

trị chính trị từ các thế hệ trước cho thế hệ sau, kết nối giữa truyền thống với hiện tại, duytrì và củng cố bản sắc chính trị của các cộng đồng, dân tộc Nó cũng là nền tảng của hệthống chính trị, là cơ sở để liên kết các công dân, các nhà chính trị với nhau Trong mộtcộng đồng, khi mọi người cùng chia sẻ các niềm tin và giá trị, trong đó có niềm tin và giátrị chính trị, thì các thành viên trong cộng đồng, một cách tự nhiên, đã trở thành một khốithống nhất Chính các giá trị được chia sẻ là chất keo kết dính các cá nhân với nhau.

– Điều chỉnh hành vi của các công dân, các nhà chính trị khi họ tham gia vào đờisống chính trị: Trên cơ sở nhận thức về mục tiêu, lý tưởng, các giá trị, các cá nhân có xu

hướng điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực giá trị của cộng đồng,của xã hội Các niềm tin, giá trị chính trị sẽ trở thành các tiêu chí để các thành viên cộngđồng cân nhắc trước khi đưa ra các quyết định.

2.3 Hình thức biểu hiện văn hóa chính trị

Ở các quốc gia hiện đại, quyền lực chính trị thể hiện chủ yếu ở quyền lực của Đảngchính trị; quyền lực nhà nước và quyền lực của nhân dân Việc thực thi các quyền lực nàycó văn hóa, tức chúng được định hướng bởi văn hóa là biểu hiện về mặt hình thức củavăn hóa chính trị.

Có ba phạm vi biểu hiện chủ yếu của văn hóa chính trị như sau:

Thứ nhất, đó là văn hóa bầu cử để giành địa vị cầm quyền của các lực lượng chính trịtrong xã hội Hình thức này biểu hiện việc giành, giữ địa vị cầm quyền của các lực lượngchính trị phải mang tính cạnh tranh và tuân theo pháp luật Bởi chính trị, hiểu một cáchcô đọng, chính là việc phân bố và thực thi quyền lực giữa các lực lượng chính trị trong xãhội Quyền lực này phải do dân ủy nhiệm qua các cuộc bầu cử; quyền lực được ủy nhiệmsẽ trở thành “thẩm quyền” - quyền lực chính đáng Văn hóa chính trị đúng đắn phải tôn

Trang 10

trọng sự ủy quyền đó, tức tôn trọng kết quả của các cuộc bầu cử Do vậy, muốn có vănhóa chính trị trong bầu cử, rất cần bảo đảm tính cạnh tranh, công khai và có luật về bầucử; hơn nữa, luật đó phải đúng đắn, được thực hiện nghiêm minh, tức hợp với lòng dân.

Thứ hai, văn hóa cầm quyền (lãnh đạo, quản lý) của cá nhân các nhà chính trị, độingũ công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước Văn hóa lãnh đạo và văn hóa quản lýlà hai hoạt động chủ yếu, cần thiết của cá nhân các công chức, viên chức có chức tráchtrong bộ máy nhà nước.

Văn hóa lãnh đạo được hiểu là các hoạt động không sử dụng tới công cụ quyền lực.Đây được hiểu là các hoạt động mang tính định hướng, thuyết phục, tức hoạt động gắnvới việc sử dụng quyền lực “mềm” thông qua việc nghe, nhìn, cảm giác để xác định “tầmnhìn” nhằm xây dựng các đường lối, chiến lược, chính sách quốc gia; thông qua việc nói,truyền đạt để thuyết phục thực hiện các đường lối, chiến lược, chính sách đó Nếu nhìnnhận thể chế (quốc gia) là cơ thể con người, thì văn hóa lãnh đạo phụ thuộc rất lớn vào bộnão (hiến pháp, pháp luật) cùng với các giác quan (thể chế văn hóa) của người đó Cácgiác quan đầy đủ, hoàn hảo, bộ não minh mẫn, tức các nhà cầm quyền của quốc gia thựchiện vai trò lãnh đạo có tầm nhìn, sáng suốt, có năng lực xây dựng pháp luật, chính sáchlà cơ sở quan trọng để hoạt động lãnh đạo có văn hóa.

Văn hóa quản lý được hiểu là các hoạt động sử dụng tới công cụ quyền lực Đây đượchiểu là các hoạt động mang tính ép buộc, tức các hoạt động gắn với việc sử dụng quyềnlực “cứng” nhằm chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ việc thực hiện các đường lối, chiến lược,chính sách Nếu nhìn nhận thể chế (quốc gia) là cơ thể con người, thì văn hóa quản lý phụthuộc rất lớn vào đôi tay (thể chế chính trị) và trái tim (lực lượng cầm quyền) của ngườiđó Đôi tay hoàn hảo, khỏe mạnh, trái tim nhân hậu, tức cá nhân các nhà cầm quyền thựchiện vai trò quản lý có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực thi pháp luật, chính sách làcơ sở quan trọng để hoạt động quản lý có văn hóa.

Văn hóa lãnh đạo và văn hóa quản lý là các hoạt động gắn kết với nhau của cá nhâncác nhà cầm quyền Chúng được sử dụng tùy theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể Việckết hợp giữa hai hoạt động này được coi là văn hóa quản trị quốc gia.

Thứ ba, văn hóa giám sát, phản biện (văn hóa tham dự) của nhân dân, các tổ chức xãhội đối với tổ chức, hoạt động của nhà nước, các cá nhân có chức trách trong bộ máy nhànước, đặc biệt trong các cơ quan hành pháp và chính quyền địa phương Các hoạt độnggiám sát, phản biện của nhân dân, các tổ chức xã hội là mang tính độc lập Nếu nhìn nhận

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w