1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

Đề Tài số 10: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểmvà những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

Giảng viên:TS.Nguyễn Minh Tâm

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ngọc

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị 1

I.Khái niệm văn hóa chính trị 1

II.Cấu trúc của văn hóa chính trị 2

III.Đặc điểm của văn hóa chính trị 5

IV Chức năng của văn hóa chính trị 7

Phần 2: Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Namhiện nay 9

I.Ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam 9

II.Những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay 11

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Văn Hóa chính trị là tiêu chí quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia Có vai trò quantrọng trong việc điều chỉnh , định hướng , tạo khuôn mẫu hành vi nhất định cho cáccá nhân , tổ chức , chi phối hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị.

Văn hóa chính trị thời nào cũng có và luôn vận động, thay đổi Dù có thăng trầm,thoái bộ hay tiến bộ, thì dòng chảy văn minh chính trị vẫn luôn tồn tại, thậm chítrong nhiều thời kỳ còn đóng vai trò là “dòng chảy” chủ đạo, mang tính định hướng,dẫn dắt các “dòng chảy” khác Từ khi ra đời, sự vận động chính trị của Đảng Cộngsản Việt Nam cho thấy rất rõ tính tiếp biến của văn hóa chính trị, tuy có thăng, cótrầm, nhưng căn bản là ngày càng hoàn thiện, ngày càng tạo dựng được vị thế chínhtrị - xã hội trong lòng nhân dân Trên đà phát triển của đất nước ngày nay, việc giữgìn được bản sắc văn hóa cũng như văn hóa chính trị là điều rất cần thiết ở mỗiquốc gia Chính vì vậy , em đã lựa chọn đề tài : “ Văn hóa chính trị đối với họtđộng chính trị Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở ViệtNam hiện nay

Phần 1: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trịI.Khái niệm văn hóa chính trị

1.Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm khá rộng với nhiều cách hiểu khác nhau Năm1943, khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạch , Bác Hồ đã định nghĩa về văn hóa :“ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nómà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinhtồn”1

Với nghĩa rộng nhất , văn hóa được xem là tất cả những giá trị vật chất và tinhthần do con người tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của con người.Bao gồm

Trang 4

hệ thống các giá trị : Tư tưởng tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ ,tài năng, sựnhậy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộngđồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớnmạnh.

2.Khái niệm văn hóa chính trị

Có thể thấy, văn hóa chính trị là một loại hình văn hóa, một phương diện hợpthành của văn hóa trong xã hội có giai cấp và nhà nước Văn hóa chính trị được thểhiện trong hoạt động chính trị của con người , nó phản ánh trình độ sáng tạo, nănglực nhận thức trong hoạt động chính trị của chủ thể dựa trên phân tích các quan hệchính trị , các thiết chế chính trị ….Văn hóa chính trị còn thể hiện phẩm chất đạođức , lối sống và nhân cách của con người trong hoạt động chính trị.

Hay có thể thấy , văn hóa chính trị là một hệ thống giá trị văn hóa được conngười tiếp nhận và lựa chọn, biến thành nhu cầu, vũ khí , phương tiện trong hoạtđộng chính trị Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thầnđược hình thành trong thực tiễn chính trị Nó chi phối hoạt động của các cá nhân ,các nhà chính trị và định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sốngchính trị.

Có thể nhận dạng văn hóa chính trị qua nhu cầu và thói quen, qua thái độ vàhành động tham gia của cá nhân vào những sinh hoạt chính trị xã hội theo nhữngchuẩn mực nhất định vì lợi ích của cộng đồng Cũng có thể nhận dang văn hóachính trị qua giao tiếp., ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân ,trên các vấn đề thuộc về lợi ích , về chính trị xã hội.

II.Cấu trúc của văn hóa chính trị

1.Tri thức, sự hiểu biết trong văn hóa chính trị

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa chính trị Được thể hiệnrõ bằng trình độ học vấn về chính trị và sự hiểu từ thực tiễn về chính trị Học vấn

Trang 5

chính trị là hệ thống kiến thức về các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính trị , lýthuyết xây dựng các thể chế , khoa học và kĩ thuật thực thi chính trị Hiểu biết vềchính trị qua thực tiễn là thông qua cuộc sống hàng ngày , con người tiếp thu và tíchlũy những kĩ năng nhạy bén , sáng suốt qua những vấn đề chính trị Ví dụ: Tronghoạt động chính trị , những người có bằng đại học về chính trị chưa chắc là ngườicó khả năng nhạy bén , sáng suốt khi gặp các vấn đề chính trị Và ngược lại , cũngkhông phải bất kì ai có bề dày kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễncó thể giải quyết tốt các vấn đề chính trị

Trong hoạt động chính trị , việc xác định mục tiêu chính trị là việc rất khó khăn,đòi hỏi một năng lực trí tuệ cao , một sự hiểu biết sâu rộng, khả năng nắm bắt đượccác quy luật, phân tích hoàn cảnh , điều kiện khách quan, vận dụng quy luật vàohoạt động thực tiễn theo một mục tiêu chính trị đã xác định Cũng như việc xác địnhđược đường lối chính trị của Đảng ta thì những yêu cầu quan trọng hàng đầu đó làvề năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, của một đảng chính trị, nhất là đảngcầm quyền Phải là người có kiến thức, có học thức sâu rộng mới có thể đề ra nhữngđường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với đất nước.

2.Niềm tin , lý tưởng của mỗi cá nhân trong đời sống chính trị

Niềm tin chính trị là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động chính trị Niềm tinchính trị được hình thành và củng cố dựa trên cơ sở tri thức khoa học cùng với tìnhcảm và lý tưởng chính trị Nhận thức khoa học càng sâu sắc thì niềm tin chính trịcàng vững chắc, khi đó, niềm tin chính trị sẽ là nhân tố cốt lõi để đảm bảo sự ổnđịnh về tư tưởng chính trị, giúp cho con người giữ được sự kiên định, không hoangmang, dao động trước những khó khăn, thử thách ngay cả khi đời sống chính trịthuận lợi hay có nhiều biến động Trước lúc đi xa, với niềm tin chính trị sâu sắc,Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Di chúc những diễn biến, kết quả mà nhândân ta sẽ giành được trong tương lai: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước củanhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắnglợi hoàn toàn Đó là một điều chắc chắn Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân

Trang 6

ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổquốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp mộtnhà ”.

Lý tưởng chính trị không chỉ là động lực kích thích hoạt động của cá nhân màcòn có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng , biện pháp trong thựctiễn chính trị Ở Việt Nam vì lý tưởng “ không có gì quý hơn độc lập tự do” mànhiều đồng bào , chiến sĩ của chúng ta hi sinh vì nền độ lập ấy Sự nhạy bén , sángtạo trong việc tìm ra phương hướng để hiện thực hóa lý tưởng là một trong nhữngnhân tố quan trọng trong văn hóa chính trị.

3 Ý thức về sự đổi mới chính trị

Trên đà phát triển đất nước , để phù hợp với đời sống thì sự đổi mới trong chínhtrị là cần thiết Nó đòi hỏi mỗi cá nhân tham gia vào họat động chính trị luôn có sựnăng động nhạy bén , sáng tạo và đổi mới Văn hóa là đổi mới , văn hóa chính trịcũng là sự đổi mới mang tính giai cấp Đổi mới phải dựa trên cơ sở nhận thức vàvận dụng một cách hợp lý và có hiệu quả của các quy luật Đổi mới cũng phải bắtnguồn và bám rễ từ mảnh đất của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của thời đại.

4.Các giá trị văn hóa và chuẩn mực được thiết lập trong lịch sử dân tộc

Văn hóa chính trị ở một giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ là sự kết tinh nhữnggiá trị vật chất và tinh thần ở thời điểm đó mà còn hàm chứa những giá trị truyềnthống trong giai đoạn lịch sử trước đó Từ những giá trị đó , người ta xây dựngnhững chuẩn mực điều chỉnh hành vi giữa các cá nhân với nhau trong giao tiếp ,ứng xử.

5 Hệ tư tưởng chính trị , đường lối chính trị , nhiệm vụ , chiến lược và sách lượctrong hoạt động chính trị là bộ phận quan trọng nhất

Hệ tư tưởng, đường lối, chính sách … Phản ánh khái quát lợi ích của giai cấpcũng như con đường , cách thức cơ bản để đạt được lợi ích giai cấp đó Là một bộ

Trang 7

phận quan trọng trong văn hóa chính trị , hệ tư tưởng chính trị được xem là vũ khítư tưởng , là kim chỉ nam cho hành động để các nhà chính trị và đảng chính trị trèolái con thuyền cách mạng.

Để đánh giá văn hóa chính trị của một cá nhân không thể không đứng trên lậptrường , quan điểm giai cấp Những quan điểm đó đều được thể hiện rất rõ trong hệtư tưởng , đường lối , chính sách của đảng cầm quyền Do vậy, văn hóa chính trị ởmột thời điểm lịch sử luôn bao hàm những giá trị cơ bản trong hệ tư tưởng chính trị ,đường lối , chính sách chính trị…

III.Đặc điểm của văn hóa chính trị

1.Tính giai cấp

Tính giai cấp là một bộ phận trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội , vănhóa chính trị luôn mang đậm tính giai cấp Ở bất kì xã hội có giai cấp nào , văn hóachính trị cũng được quy định bởi quan điểm chính trị , thế giới quan , lập trường tưtưởng của giai cấp nhất định Như vậy, không có văn hóa chính trị chung chung,trừu tượng Các hành vi chính chị của các chủ thể chính trị luôn chịu sự điều chỉnhcủa các giá trị văn hóa chính trị nhất định và luôn được đặt trên những quan điểm,đường lối chính trị của một giai cấp nhất định, trong một chế độ xã hội nhất định.Văn hóa chính trị được thể hiện thông qua các quan hệ chính trị mà tập trung quanhệ quyền lực chính trị Đó là các quan hệ giữa các giai cấp với nhau , giữa nhànước công dân , tổ chức , giữa các quốc gia dân tộc … Trong một nhà nước nhấtđịnh , văn hóa chinh trị của giai cấp cầm quyền luôn quy định sự phát triển của nềnvăn hóa xã hội nói chung , có vai trò định hướng , điều chỉnh các quan hệ chính trịcủa xã hội

Tuy vậy , khi khẳng định tính giai cấp của văn hóa chính trị cũng cần chú ý đếncái chung , cái phổ biến Văn hóa chính trị phải luôn trên cơ sở kế thừa và phát huynhững giá trị văn hóa tốt đẹp chung của loài người V.I Lênin đã từng lưu ý chúngta rằng , người cộng sản chỉ có thể làm giàu tri thức của mình bằng việc tiếp thu tất

Trang 8

cả những giá trị văn hóa của nhân loại Với giai cấp công nhân , việc phát hiện , kếthừa và bảo lưu những giá trị văn hóa đậm đà bản sác dân tộc và tinh hoa văn hóanhân loại là điều kiện quan trọng để phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chínhtrị nói riêng

2.Tính lịch sử

Trình độ cũng như chuẩn mực văn hóa chính trị của mỗi cá nhân , mỗi giai cấpkhông có sự ố định mà luôn có sự biến dổi Sở dĩ như vậy là vì văn hóa chính trịđược quy định bởi các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau,chúng thườngxuyên vận động thay đổi ở từng chu kì nhất định.

Với môi thời kì lịch sử khác nhau , văn hóa chính trị cũng chứa đựng nhữngđiểm khác biệt Khi xã hội chuyển từ chế độ chính trị này sang chế độ chính trịkhác , nhìn từ góc độ văn hóa chính trị, đó là sự thay đổi về chất của các loại hìnhvăn hóa chính trị cũng như về trình độ của nó.Tương ứng với mỗi chế độ xã hộitrong lịch sử sẽ có một nền văn hóa nhất định Loài người trải qua các kiểu văn hóachính trị : chủ nô , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Lịch sử đãcho ta thấy , các nền văn hóa chính trị không tồn tại vĩnh viễn mà có sự kế thừa,thay đổi kế tiếp nhau.

3.Tính đa dạng

Trong đời sống chính trị xã hội với sự tham gia của các chủ thể khác nhau , vớinhững tri thức hiểu biết về chính trị ở các cấp là khác nhau , với những kinh nghiệmthực tiễn khác nhau… tạo cho đời sống chính trị nói chung và văn hóa chính trị nóiriêng sự đa dạng , phong phú Hệ tư tưởng của các giai cấp không đồng nhất nênvăn hóa chính trị của mỗi giai cấp bị chi phối bởi các góc độ khác nhau dẫn đếnđồng thời tồn tại nhiều loại hình , nhiều xu hướng khác nhau của văn hóa chính trịthích ứng với đặc tính của giai cấp trong xã hội.

Trang 9

4 Tính kế thừa

Văn hóa chính trị còn mang một đặc điểm quan trọng-đó là tính kế thừa trong sựra đời , tồn tại và phát triển của mình Sự ra đời của nền văn hóa chính trị mới là kếtquả của phủ định biện chứng đối với nền văn hóa chính trị đã lỗi thời Tuy nhiên ,nền văn hóa chính trị mới luôn luôn mng dấu ấn của văn hóa chính trị ở thời điểmlịch sử trước đó, đó không phải là sự phủ định sạch trơn Những nhân tố có giá trịchung cũng mang tính tích cực của nền văn hóa chính trị bị phủ định sẽ tiếp tục kếthừa, giữ gìn và bảo lưu , phát triển hơn trong thời kì mới với nền văn hóa chính trịmới.Những nhân tố hạn chế có thể vẫn còn ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóamới

Văn hóa chính trị chủ nghĩa xã hội còn là động lực , là biểu hiện chất lượng củanền dân chủ, vừa là nhân tố thúc đẩy việc đạt mục tiêu của XHCN , là phương thứcđể nhân dân lao động trở thành chủ thể của quyền lực chính trị.

IV Chức năng của văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh , định hướng , tạokhuôn mẫu hành vi nhất định cho các cá nhân , tổ chức, chi phối hiệu quả hoạt độngcủ cả hệ thống chính trị.

1.Văn hóa chính trị có chức năng nhận thức

Tri thức , sự hiểu biết về các vấn đề chính trị giúp cho các chủ thể có thể nhận thứcđược các hiện tượng , sự kiện chính trị nảy sinh Khi một cá nhân nhận thức mộthiện tượng chính trị , họ lấy căn là những giá trị chính trị , những tiêu chuẩn vàkhuôn mẫu chính trị để đanh giá Cùng với đó , hệ tư tưởng cũng là một yếu tốkhông thể thiếu và cũng là bộ phận quan trọng nhất trong cứ văn hóa chính trị Trêncơ sở lập trường tư tưởng , quan điểm chính trị , cá nhân , giai cấp nhận thức cácvấn đề chính trị theo định hướng đó.

Trang 10

Chức năng nhận thức trong văn hóa chính trị được thể hiện trong môi trườngchính trị , trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với cộng đồng tạo nên một nềnvăn hóa chung, thống nhất Là sản phẩm của tập thể , văn hóa chính trị được hìnhthành, nhận biết và biểu hiện bởi mỗi cá nhân trong cộng đồng đó.

2.Chức năng điều chỉnh của văn hóa chính trị

Những tri thức , niềm tin , lý tưởng chính trị sẽ tạo nên những khuôn mẫu nhấtđịnh cho mỗi cá nhân , tổ chức, từ đó góp phần điều chỉnh hành vi theo nhữngkhuôn mẫu đó.Những khuôn mẫu và mô hình chính trị được hình thành bởi văn hóachính trị sẽ điều chỉnh mối quan hệ cá nhân , nhóm xã hội trước các hiện tượng vàquá trình chính trị , điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp với mục đích đặt ra, phùhợp với quan niệm “ cái tốt”; “cái đúng” ấy.

3.Chức năng định hướng

Yếu tố định hướng cốt lõi trong văn hóa chính trị ở mỗi thời kì lịch sử là hệ tưtưởng thống trị của thời kì đó Hệ tư tưởng đó có thể định hướng cho cả một dân tộctrong một giai đoạn lịch sử nhất định Nếu hệ tư tưởng mang tính cach mạng vàkhoa học thì chủ thể chính trị sẽ tạo ra các giá trị và khuôn mẫu khoa học , hướngtheo sự phát triển của xã hội và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển nói chung.Với mỗi cá nhân khi đạt đến trình độ văn hóa chính trị cao , với niềm tin sâu sắc vàolý tưởng chính trị đã chọn , người ta sẽ có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn vàthử thách , vươn tới lý tưởng chính trị cao đẹp.

4.Chức năng đánh giá và dự báo

Trên cơ sở tri thức và sự hiểu biết về chính trị , mỗi cá nhân có thể đánh giáđược các hiện tượng của đời sống chính trị , dự báo được các diễn biến chính trị tiếptheo và lựa chọn hành vi theo sự đánh giá , dự báo ấy Trong những thập kỉ trước ,nhiều người đã dự báo thảm cảnh xảy ra với nhân loại như sự mất cân bằng sinhthái , ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…., những dự báo đó đến nay đã và đang là các

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w