tiểu luận văn hóa tộc người việt nam tiểu luận văn hóa tộc người mông đối với sự phát triển du lịch

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận văn hóa tộc người việt nam tiểu luận văn hóa tộc người mông đối với sự phát triển du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.. Văn hóa vật chấtVăn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGBỘ MÔN DU LỊCH

-TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VIỆT NAM

TÊN BÀI TIỂU LUẬN: VĂN HÓA TỘC NGƯỜI MÔNG ĐỐI VỚI SỰPHÁT TRIỂN DU LỊCH

Giảng viên : Nguyễn Đức KhoaSinh viên: Đào Thị Thúy Anh

Giảng viên Chấm 1 Giảng viên chấm 2

Nguyễn Đức Khoa Phùng Đức Thiện

HÀ NỘI, tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

M ĐẦẦUỞ 1

PHẦẦN 1 GIÁ TR VĂN HÓA T C NGỊỘƯỜI MÔNG 2

1.1 T ng quan vềề ngổười Mông 2

1.2 Các giá tr văn hóa c a ngịủười Mông 3

1.2.1.Văn hóa v t chấấtậ 3

1.2.2.Văn hóa phi v t chấấtậ 9

PHẦẦN 2 V N D NG VĂN HÓA NGẬỤƯỜI MÔNG TRONG HO T Đ NG DU L CHẠỘỊ 15

2.1 V n d ng văn hóa t c ngậụộười Mông v i vai trò là tài nguyền du l chớị 15

2.1.1 Tài nguyên du l chị 15

2.1.2 Các ho t đ ng khai thác các yêấu tốấ đóạộ 16

2.2 V n d ng văn hóa t c ngậụộười Mông v i vai trò d ch v du l chớịụị 17

2.3 V n d ng văn hóa t c ngậụộười Mông trong ng x du l chứửị 17

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1.1 Ru ng b c thangộ ậ 3

1.2 Trang ph c c a đàn ống dấn t c H’Mốngụ ủ ộ 6

1.3.Trang ph c ngụ ườ i H’mong Đen 6

1.4 Nhà trình tường được bao quanh b i l p tở ớ ườ ng rào đá v ng chãi 7

1.5 Mấm lêễ cúng trong têất Nào Pê Chấầu 10

1.6 H i xuấn Khèn Mống Phốấ Cáo (Đốầng Văn) 11

1.7 Lêễ ma khố c a ngủ ười Mống cũng mang ý nghĩa tương t nh lêễ giốễ đấầu ự ư c a ngủ ườ i Kinh 12

Trang 4

MỞ ĐẦU

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H'mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam

Việc nghiên cứu về văn hóa tộc người Mông trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ, chính xác về văn hóa dân tộc đối với sự phát triển du lịch Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới Chính vì điều đó, bài tiểu luận này em sẽ nghiên cứu về đề tài:” Văn hóa tộc người Mông đối với sự phát triển du lịch”.

Trang 5

PHẦN 1 GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI MÔNG1.1 Tổng quan về người Mông

Tên: Mông, Na Miẻo.

Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.

Nhóm: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.

Dân số: 1.393.547 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019).

Nguồn gốc lịch sử phát triển

Người Mông ở Việt Nam có lịch sử từ Trung Quốc Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Mông là những người sớm biết trồng lúa nước ở vùng hồ Động Đình và Bành Hải Họ di cư suốt hàng chục thế kỉ theo hướng Tây - Tây Nam và tập trung đông đúc ở vùng Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và trung tâm là Quý Châu trước khi sang Việt Nam Cũng theo truyền thuyết, xưa kia dân tộc Mông có một quốc gia riêng với biểu tượng đôi sừng trâu và màu cờ đỏ Đến ngày nay, dấu ấn ấy vẫn còn thông qua một số phong tục như tấm vải đỏ treo ở trước nhà, người chết không phân biệt già, trẻ, gái, trai đều có miếng vải đỏ che miệng Hình bộ sừng trâu còn được “lưu giữ” qua hoa văn trang trí trên thổ cẩm, cách vấn tóc của phụ nữ ở một số nhánh Mông hay được sử dụng để làm chốt cửa trên hai cánh cửa chính của mỗi nhà.

Phân bố ở Việt Nam

Người Mông cư trú tập trung tại 62 trên tổng số 63 tỉnh thành phố và phân bố tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người Mông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người Mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người Mông tại

Trang 6

Việt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắc Lắc (22.760 người), Đắc Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 người).

1.1 Ruộng bậc thang

Dân tộc H'mông cư trú hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La Do tập quán du mục nên một số người H'mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.

1.2.Các giá trị văn hóa của người Mông

1.2.1 Văn hóa vật chất

Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực là một trong những thành tố cơ bản của văn hóa vật chất, ẩm thực không chỉ đơn giản là ăn cho no mà đi cùng với nó là cả một nền văn hóa đặc trưng của tộc người, đó là sự ứng xử với tự nhiên, là cách thức ứng xử với xã hội, là yếu tố cố kết cộng đồng

Trang 7

Cách thức sản xuất ảnh hưởng đến thức ăn của con người; nếu là phương thức chăn nuôi, săn bắn ở những vùng rộng lớn thì lương thực chủ yếu là thịt, nếu phương thức đánh bắt hải sản thì lương thực là cá, ở vùng đồng bằng dọc các con sông thuận tiện cho trồng lúa, các cây hoa màu thì lương thực là lúa gạo, tôm cua, cá, còn ở vùng núi cao, hiểm trở, khó khăn cho chăn thả thì lương thực chính là ngô

Với người Hmông ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng, lương thực chính là ngô, lúa nương, khoai, sắn, các loại rau Các món ăn của người Hmông được chế biến đơn giản, chủ yếu là luộc (các loại rau, thịt gia cầm, gia súc), nướng (nướng thịt, nướng khoai, sắn, ngô) và xào (chủ yếu xào lòng của các gia súc được mổ, đặc biệt trong các dịp lễ tết, cúng bái, ma chay, cưới xin) Món ăn đặc trưng của người Hmông là Tháng cố, được sử dụng vào những dịp lễ tết, chợ phiên, cưới xin, ma chay Đây là một món canh, sau khi giết mổ bò, dê hay chó thì xương, lòng, tim, gan, phổi được đem đun chung với nhau, ăn cùng với cơm Bên cạnh đó, phải kể đến món tiết canh, đặc biệt là tiết canh gà

Người Hmông rất thích uống rượu ngô do mình tự nấu, chén rượu đối với người Hmông như là miếng trầu của người Kinh Rượu được dùng phổ biến trong các dịp lễ, tết, ma chay, cưới xin, bạn bè gặp nhau, thăm nhau cũng lấy chén rượu làm vui Chén rượu còn là tình cảm chân thành và đằm thắm của người mời đối với 58 người được mời Người được mời uống chén rượu là trân trọng tình cảm của người mời Nếu người khách muốn được gia đình người Hmông coi như người một nhà, cởi mở trong câu chuyện thì một việc cần đó là uống hết một vòng rượu ngô Trong các dịp lễ tết, cưới xin, ma chay,… người Hmông uống rượu nhiều, lượng rượu sử dụng trong đám cưới và đám ma ở điểm nghiên cứu là khoảng 100 lít Đây là nét văn hóa của tộc người, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều rượu gây tổn hại về sức khỏe, kinh tế, trong nhiều trường hợp say rượu làm mất đoàn kết gia đình, dòng họ, làng bản.

Nhạc cụ của người H’mong có nhiều loại khèn và khèn môi

Người H’mong gửi lời ca tiếng hát, bày tỏ nỗi niềm thầm kín của mình vào tiếng khèn, sáo, kèn lá, người con gái bạn tình thổi kèn lá biết bạn tình nói gì với mình.

Trang 8

Người cha, ông thổi kèn người con biết người cha, ông djay cách đốt lò, tôi thép khoan súng.

Hồn ma cũng nghe tiếng kèn mà theo về với tổ tiên Trang phục

Do đặc thù cư trú của người Hmông khá thuần cư trong các làng bản ở vùng cao, xa các trung tâm đô thị và sự giao lưu với các dân tộc khác có phần hạn chế, nên tộc người Hmông vẫn bảo tồn khá bền vững ba yếu tố căn bản để nhận diện một tộc người, đó là kiến trúc nhà ở, ngôn ngữ, trang phục.

Thông qua trang phục, nhất là trang phục của phụ nữ giúp cho bản sắc của dân tộc được lưu giữ và quảng bá Trang phục của người Hmông với sự đặc sắc của trang phục phụ nữ thể hiện tính cách tộc người với kỹ thuật ghép vải, thêu thùa, vẽ sáp ong, Đặc biệt, trang phục Hmông không chỉ mang tính thẩm mĩ thuần tuý mà nó còn chứa đựng đặc thù văn hoá truyền thống trong nhận thức về vũ trụ, thế giới quan, nhân sinh quan, cảnh quan thiên nhiên cũng như tư tưởng tình cảm, mong ước cuộc sống tốt đẹp và góp phần tạo nên sự hấp dẫn về văn hoá tộc người trong một quốc gia đa dân tộc.

Trang phục của người Hmông gồm: Áo (nam, nữ); quần (nam)- váy (nữ); mũ đội đầu (nam); khăn đội đầu (nữ); họa tiết trang trí hoa văn bằng thêu; họa tiết bằng vẽ in hoa sáp ong; ghép vải tạo hoa văn; đính hạt Màu sắc hoa văn của trang phục Hmông gồm năm màu: chàm sẫm, tím than – đen, đỏ, vàng, xanh, trắng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên bộ trang phục rực rỡ.

Trang 9

1.2 Trang phục của đàn ông dân tộc H’Mông

Cách đây khoảng 20 năm, khi đến với vùng đồng bào Hmông ở Lào Cai, nam nữ người Hmông từ già đến trẻ vẫn mang trên mình bộ trang phục truyền thống Kiểu trang phục này giúp cho những người dân tộc khác, các nhà Dân tộc học dễ dàng nhận diện ra các nhóm Hmông khác nhau như: Hmông Đen, Hmông Hoa, Hmông Xanh, Hmông Trắng.

1.3.Trang phục người H’mong Đen

Trang 10

Nhà ở

Người Hmông ở miền núi phía Bắc cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, ít có quan hệ với dân tộc khác Họ thường sống quần tụ với nhau thành thôn bản riêng, mỗi bản có khoảng 15-20 gia đình, mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm Các bản thường được lập trên các sườn núi hay thung lũng, thuộc vào thế đất và điều kiện canh tác mà các bản của người Hmông ở đây thường không giống nhau Mỗi bản đều có tên gọi, ranh giới riêng, tuy không phân chia rạch ròi và thường lấy các khe núi, khu rừng làm mốc Trong từng bản, các hộ gia đình thường ở rải rác, cách xa nhau và không theo một trật tự nhất định

Đồng bào Hmông rất chú trọng việc chọn đất làm nhà Sau khi chọn được đất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền, kè móng, trình tường nhà Việc làm nhà của người Hmông mang tính cộng đồng cao, khi một hộ làm nhà thì các hộ khác đều dành thời gian đến giúp nhiều ngày từ việc san nền đến trình tường, làm khung, lợp mái

Hiện nay, ở tỉnh Lào Cai mặc dù kinh tế đã phát triển hơn, người Hmông có cơ hội tiếp xúc với phương thức làm nhà của người Kinh, nhưng hầu như đồng bào vẫn giữ cách làm nhà trình tường Để trình tường nhà, bà con phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5m, rộng 0,45-0,5m Khi trình tường, người ta đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng những 65 chiếc vồ nện chặt đất Đất dùng để trình tường phải được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác Khi tiến hành trình tường, người ta huy động vài chục thanh niên trai tráng trong bản đến giúp; cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi hoàn thành

Trang 11

1.4 Nhà trình tường được bao quanh bởi lớp tường rào đá vững chãi

Trước kia, người Hmông ở nhà kê đất, vách gỗ, nền đất, mái lợp bằng gỗ hoặc mái gianh, nóc nhà hình mai rùa Mô hình nhà gần tương tự như nhà gianh vách đất của người Kinh dưới đồng bằng, gian buồng thường nằm ở phía bên trái để ngủ và chứa lương thực, chiếc giường kê ở gian ngoài thường dành cho khách

Nhà của người Hmông thường gồm có ba gian trở lên Gian chính giữa giáp vách hậu là nơi đặt ban thờ tổ tiên, gian này còn là nơi dành cho ăn uống hàng ngày Giữa nhà thường có một cái bếp lớn, mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc Dù ngày thường có hoặc không sử dụng, nhưng mỗi khi xuân về Tết đến, người Hmông đều nhóm bếp này lên, mọi người trong gia đình quây quần, sum vầy sưởi ấm và cùng chuẩn bị bữa ăn ngày Tết Đặc biệt, mỗi khi nhà có khách, cái bếp này chính là nơi để đón tiếp khách, vừa trò chuyện vừa sưởi ấm bên bếp lửa hồng Nhà của người Hmông bao giờ cũng có sàn gác ở bếp để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm Ngô lúa mang từ nương về bao giờ cũng được cất lên gác Khói bếp sẽ làm khô và giữ cho không bị sâu mọt Phong tục người Hmông không cho con gái, đàn bà được ngủ trên gác Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác

Cửa chính ra vào nhà của người Hmông cũng phải chọn gỗ tốt để làm Cửa bao giờ cũng được mở vào phía trong Cửa không cài bằng then sắt mà phải cài bằng then gỗ Người Hmông quan niệm không sử dụng bản lề, then cửa bằng sắt là vì cửa mở ra đóng vào được xem là lòng bụng con người, nếu dùng các vật dụng bằng sắt thì sẽ lạnh, nên tất cả các ngôi nhà của người Hmông luôn sử dụng sự mềm mại của cây rừng

Trong gia đình người Hmông, phòng ngủ của vợ chồng con cái được bố trí riêng Người Hmông ngủ bằng phản hoặc giát bằng tre mai đập dập, phù hợp với 66 ngôi nhà đất của người Hmông Nơi ngủ của con dâu, em dâu được quy định rất khắt khe, bố chồng và anh chồng không được vào; ngược lại, con dâu, em dâu cũng không được vào chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng Ngày nay, nhiều nhà đã ngủ bằng giường thay

Trang 12

thế cho phản hoặc giát và nó trở thành vật dụng không thể thiếu được của người Hmông vì nó gắn liền với việc ở nhà đất

Việc làm nhà của người Hmông phải sử dụng rất nhiều gỗ cây rừng, việc khai thác gỗ đã làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và gây xói mòn đất Vì vậy, với chính sách bảo vệ rừng của Nhà nước, những năm gần đây, một số hộ gia đình người Hmông đã chuyển sang loại hình nhà xây tường gạch, lợp mái ngói, nền lát gạch Tuy nhiên, mô hình nhà ở về cơ bản vẫn được duy trì như ngôi nhà truyền thống Loại nhà này gần tương tự như nhà cấp 4 của người Kinh dưới xuôi

Trước kia, do tập quán du canh du cư nên người Hmông thường làm nhà ở rất đơn giản và tính kiên cố không cao, đến nay người Hmông đó định cư được khoảng 100 năm nay nên không có ý định dời nhà đi đâu nữa Bên cạnh đó, với những chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước về định canh, định cư; về phát triển kinh tế -xã hội, nên đã có nhiều nhà của người Hmông xây dựng kiên cố Chính vì vậy, ngôi nhà cũng dần dần được thiết kế chắc chắn hơn, chất liệu bền hơn để ở lâu dài, nhưng về kiến trúc, cách bài trí trong ngôi nhà thì về cơ bản vẫn không thay đổi.

Người Hmông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa Gian giữa đặt bàn thờ, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván Phổ biến nhà vách ván hay vách nứa, mái tranh Lương thực được cất trữ trên sàn gác, một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà.

1.2.2 Văn hóa phi vật chất

“Tết Nào pê chầu”

Tết Nào pê chầu (hay còn gọi là “Nào chía pê chầu”, nghĩa là “Ăn Tết 30”) là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu về văn hóa truyền thống của dân tộc H’Mông đen trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng Cũng như truyền thống các dân tộc nói chung, Tết Nào pê chầu là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn bản của người H’Mông để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau

Trang 13

dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho một mùa màng bội thu, người dân có sức khỏe, cuộc sống bình yên và cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn

1.5 Mâm lễ cúng trong tết Nào Pê Chầu.

Ngày 8/6/2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL công bố Tết Nào pê chầu của người H’Mông đen bản Nặm Pọng, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

“Múa Khèn”

Đối với người Mông, khi múa khèn không thể thiếu được loại nhạc cụ do chính họ làm ra, đó là khèn Mông Với cây khèn độc đáo này, người chơi có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào Khèn cũng là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy Nghệ nhân múa khèn với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp Tiếng khèn dường như đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình.

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan