1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa của ninh bình xây dựng chương trình du lịch văn hóa ký ức cố đô và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa trong bối cảnh hậu covid 19

40 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa của Ninh Bình - Xây dựng chương trình du lịch văn hóa “Ký ức cố đô” và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa trong bối cảnh hậu Covid-19
Tác giả Lê Thị Mỷ Liên, Nguyễn Thị Đẹp, Nguyễn Thị Kim Lý, Quách Thị Lâm Oanh
Người hướng dẫn Huỳnh Thị Ánh Hồng
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Du lịch và Lữ hành
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 7,6 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (6)
  • B. NỘI DUNG (7)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (7)
    • 1.1 Du lịch (7)
    • 1.2 Du lịch văn hóa (7)
    • 1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa (7)
    • 1.4 Nguồn lực phát triển du lịch văn hóa (8)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH NINH BÌNH (8)
    • 2.1 Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tại tỉnh Ninh Bình (8)
      • 2.1.1 Hệ thống di tích lịch sử văn hóa (8)
      • 2.1.2 Các giá trị lễ hội truyền thống (10)
      • 2.1.3 Các giá trị văn hóa tâm linh (11)
      • 2.1.4 Các giá trị văn hóa làng nghề (13)
      • 2.1.5 Các giá trị văn hóa ẩm thực (13)
      • 2.1.6 Các giá trị văn hóa nghệ thuật (13)
    • 2.2 Công tác quảng bá, xúc tiến của cơ quan quản lý du lịch Ninh Bình 10 (14)
    • 2.3 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật (15)
      • 2.3.1 Cơ sở hạ tầng (15)
      • 2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh lưu trú du lịch (16)
    • 2.4 Chất lượng nguồn nhân lực (16)
    • 2.5 Chính sách pháp luật về “du lịch an toàn” và an ninh chính trị (17)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HÓA MỚI TẠI TỈNH NINH BÌNH (18)
    • 3.1 Tìm hiểu tâm lý du khách hậu Covid-19 (18)
    • 3.2 Xây dựng lịch trình tour (20)
    • 3.3 Những thuận lợi và hạn chế của chương trình (24)
      • 3.3.1 Thuận lợi (24)
      • 3.3.2 Hạn chế (25)
    • 4.1 Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam (25)
      • 4.1.1 Lượng du khách nội địa và du khách quốc tế giảm mạnh ảnh hưởng nền (25)
      • 4.1.2 Nguồn nhân lực du lịch giảm, các dịch vụ lưu trú, ăn uống chịu tác động nặng nề (26)
    • 4.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đến du lịch tỉnh Ninh Bình (28)
      • 4.2.1 Hoạt động du lịch bị đình trệ, kinh tế du lịch bị giảm sút (28)
      • 4.2.2 Ảnh hưởng đời sống kinh tế xã hội (28)
  • CHƯƠNG 5: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HÓA MỚI TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID-19 (29)
    • 5.1 Cơ hội phát triển chương trình du lịch văn hóa mới trong bối cảnh hậu Covid-19 (29)
    • 5.2 Giải pháp phát triển chương trình du lịch văn hóa mới trong bối cảnh hậu Covid-19 (30)
      • 5.2.1 Giải pháp về quảng cáo (30)
      • 5.2.2 Giải pháp về xúc tiến bán (31)
      • 5.2.3 Giải pháp phát triển bán hàng trên kênh thương mại điện tử (31)
      • 5.2.4 Giải pháp bán hàng cá nhân (32)
      • 5.2.5 Giải pháp marketing trực tiếp (32)
      • 5.2.6 Sự hỗ trợ của các chính sách marketing khác (33)
    • C. KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)
  • PHỤ LỤC (37)

Nội dung

Nhóm em hy vọng đề tài này sẽcho mọi người hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa du lịch của tỉnh Ninh Bình cũng như đề xuất chương trình du lịch văn hóa mới nhằm góp phần nào trong việc ph

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Du lịch

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp quốc, đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.

Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (Khoản 1, Điều 4).

Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại (Điều 3, Chương I, Luật Du lịch, 2017)

Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch ( Chương III, Luật Du lịch, 2017)

Nguồn lực phát triển du lịch văn hóa

Nguồn lực phát triển du lịch văn hóa được hiểu là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên du lịch văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,… ở cả trong nước và ngoài nước có thể khai thác được, nhằm phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch [2].

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH NINH BÌNH

Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tại tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Hệ thống di tích lịch sử văn hóa

Các di tích lịch sử ở Ninh Bình khá phong phú, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, các bảo vật, cổ vật quốc gia Tính đến năm 2017, toàn tỉnh Ninh Bình có gần 1500 di tích lịch sử, có 354 di tích đã xếp hạng, trong đó có 81 di tích được xếp hạng cấp quốc gia - quốc gia đặc biệt và 01 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, có 273 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Ngoài ra, Ninh Bình cũng lưu giữ 03 bảo vật quốc gia cùng hàng ngàn di vật, cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh, các bảo tàng tư nhân và các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh [3].

Tiêu biểu trong số các di tích lịch sử, văn hóa tại Ninh Bình là khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu di tích lịch sử phòng tuyến Tam Điệp, di tích quốc gia đặc biệt Núi Non Nước, khu di tích lịch sử cách mạng - khu căn cứ Cách mạng Quỳnh Lưu.

Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư: Cố đô Hoa Lư hoàn toàn được bao bọc xung quanh bởi hệ thống núi sông hiểm trở, ngày nay khu di tích này thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền ở nước ta và là thành trì của quân sự vững chắc của 3 triều đại liên tiếp trong lịch sử gồm: Đinh, Tiền Lê và nhà Lý (được tính từ đời vua Đinh Tiên Hoàng đến vua Lý Thái Tông) Cố đô Hoa Lư có tổng diện tích rộng khoảng 400 ha, là một quần thể di tích bao gồm nhiều đền thờ, lăng tẩm, di tích lịch sử qua hàng nghìn năm như: Đền vua Đinh Tiên Hoàng, Đền vua Lê Đại Hành, phủ Đông Vương, ngoài ra khu di tích còn lưu giữ những chứng tích lịch sử vô cùng hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc thống nhất đất nước như quá trình đánh Tống - dẹp Chiêm, phát tích quá trình dời đô của Lý Thái Tổ về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) Cố đô Hoa Lư không chỉ là một quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt quan trọng mà đây còn là một trong 3 khu vực quan trọng để hợp thành quần thể danh thắng Tràng An - đây là nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới Chính vì thế mà Cố đô Hoa Lư được xem như là “di sản kép” đầu tiên của Việt Nam [4].

Khu di tích lịch sử Phòng tuyến Tam Điệp: là một quần thể các di tích lịch sử ghi dấu lại cuộc chiến tranh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh do vua Quan Trung chỉ đạo vào mùa xuân Kỷ Dậu - năm 1789 Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp cách trung tâm thành phố Ninh Bình 20km hướng về Ninh Bình - Thanh Hóa Đây từng là một nơi oai hùng của vua Quang Trung với loạt những địa danh như: núi Gióng Than, chùa Dâu, đèo Ba Đội, đồi Hầu Vua, Các di tích lịch sử tiêu biểu ở Tam Điệp như: Đền Quang Trung, Đền Dâu, động Trà Tu, hồ Yên Thắng, núi Vương Ngự, , Phòng tuyến Tam Điệp vừa là khu di tích lịch sử, vừa là danh thắng, vừa là bằng chứng thực để thế hệ trẻ có cơ hội tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật quân sự của cha ông để qua đó càng thêm yêu quý hơn quê hương, đất nước [5].

Núi Non Nước: Núi Non Nước có tên cổ là Dục Thủy Sơn, là một ngọn núi nằm ngay ngã ba sông Vân và sông Đáy, ở giữa cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi Non Nước là nơi chứng kiến từng thời kỳ quan trọng của lịch sử đất nước như: tại bến Vân Sàng dưới chân núi, nơi thái hậu nhà Đinh - Dương Vân Nga trao áo long bào cho tướng quân Lê Hoàn để thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê cầm quân đánh đuổi quân Tống xâm lược lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc Việt Nam Hơn hết, núi NonNước còn là đề tài của nhiều thi nhân ngày xưa, trên núi có hơn 30 bài thơ được khắc vào của các nhà thơ qua các triều đại lịch sử Núi Non Nước gắn với nhiều trầm tích mang bề dày lịch sử và quá trình hình thành nên vùng đất Ninh Bình. Nui Non Nước đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, một trong “tứ đại danh sơn” của Ninh Bình [6].

2.1.2 Các giá trị lễ hội truyền thống

Ninh Bình - nơi từng là cố đô của các triều đại trong lịch sử, vì thế vùng đất này được xem là cái nôi của nhiều lễ hội dân gian, truyền thống được duy trì cho đến ngày nay, tạo nên vẻ đẹp riêng cho vùng đất cố đô này Tính đến hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình có khoảng 74 lễ hội, trong số đó có nhiều lễ hội đặc sắc, thu hút khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước Vì từng là cố đô của các triều đại lịch sử nên các lễ hội ở Ninh Bình đều gắn liền với truyền thống uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với bậc tiền nhân Vì thế nên các lễ hội tại nơi đây đều mang tính trang trọng và nhộn nhịp Các lễ hội tiêu biểu như:

Lễ hội chùa Bái Đính: Chùa Bái Đính là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất tại Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức vào mùng 1 Tết âm lịch, khai mạc vào mùng 6 và đến hết tháng

3 âm lịch mới kết thúc lễ hội Đây chính là dịp để du khách thực hiện những chuyến hành hương và tham gia những nghi lễ cầu nguyện bình an, ấm no cùng với các Phật tử và người dân địa phương Sau phần nghi thức lễ được diễn ra, tại đây du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức những giai điệu dân tộc sống động, hòa mình vào lời ca tiếng hát của ca trù, hát chèo, hát xẩm cùng với người dân địa phương.

Lễ hội Trường Yên: Bên cạnh lễ hội chùa Bái Đính thì lễ hội Trường Yên

(hay còn được gọi là lễ hội Hoa Lư Ninh Bình) là một trong những lễ hội lớn nhất tại Ninh Bình Lễ hội Trường Yên được tổ chức vào khoảng từ mùng 8 đến mùng

10 tháng 3 âm lịch hàng năm, vào dịp lễ hội này người dân và du khách khắp nơi trên cả nước đổ về Ninh Bình để hòa mình vào không khí trẩy hội Lễ hội Trường

Yên diễn ra nhằm mục đích chính là tưởng nhớ công ơn của các vua thời nhà Đinh và Tiền Lê

Lễ hội đền La: lễ hội đền La được diễn ra tại thôn La Phù, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Lễ hội được bắt đầu tổ chức từ ngày 13 đến ngày

15 tháng giêng âm lịch Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội đền La được diễn ra với mục đích là tưởng nhớ công ơn của 2 vị vua là Trùng Quang Đế và Giảng Định Đế [7].

Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội đặc sắc khác như lễ chùa Địch Lộng, lễ hội làng Yên Vệ, lễ hội Báo Bản Nộn Khê, lễ hội Kỳ Phúc, lễ hội Đức Thánh Nguyễn, góp phần làm đậm đà thêm không gian bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên vẻ đẹp riêng thu hút khách du lịch cho vùng đất Ninh Bình

2.1.3 Các giá trị văn hóa tâm linh

Ninh Bình không chỉ được biết đến là vùng đất có nhiều cảnh đẹp nên thơ với nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống mà còn là nơi nổi danh với các giá trị văn hóa tâm linh nổi bật Để góp phần cho sự sinh động về du lịch tâm linh của Ninh Bình còn có các di tích như Cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm cùng với hệ thống các đền thờ thể hiện nhiều tín ngưỡng dân gian đặc trưng.

Cố đô Hoa Lư: đây không chỉ được biết đến là kinh đô đầu tiên của triều đại phong kiến tập quyền của nước ta, di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt mà còn là nơi có giá trị văn hóa tâm linh nổi bật bởi nơi đây vẫn còn giữ gìn được nhiều công trình kiến trúc văn hóa có giá trị tâm linh như đền thờ vua Đinh, đền lờ vua

Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, dấu tích của thành trì cổ còn sót lại với hệ thống các ngôi chùa tâm linh nổi tiếng.

Chùa động Am Tiên: nơi cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng

Công tác quảng bá, xúc tiến của cơ quan quản lý du lịch Ninh Bình 10

Năm 2001, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch trực thuộc sở VHTTDL

Ninh Bình được thành lập Đến nay, hoạt động xúc tiến quảng bá từng bước được chuyên môn hoá và được triển khai có hiệu quả, cụ thể như sau:

Phát hành ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch: hệ thống ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch Ninh Bình tương đối phong phú và đầy đủ các thể loại bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp như: sách hướng dẫn, bản đồ du lịch, tập gấp, sách ảnh, đĩa phim VCD…Từ năm 2002 đến nay phát hành 108.600 ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch các loại, 27.000 bản đồ du lịch và 35.000 tập gấp.

Xúc tiến quảng bá trên mạng internet: Từ năm 2005, Trung tâm xây dựng trang điện tử du lịch Ninh Bình www.ninhbinhtourism.com.vn với 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp để giới thiệu, quảng bá du lịch và các hoạt động văn hóa thể thao tới người dân và du khách Năm 2011, Trung tâm tiếp tục đưa chuyên trang www.dulichninhbinh.com.vn vào quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch Ninh Bình. Các trang này có số lượt truy cập lên tới 25000–30.000 lượt truy cập/ tháng.

Tuyên truyền trên báo, đài truyền hình: xây dựng và phát sóng hơn 20 bộ phim và nhiều phóng sự chuyên đề giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình phát trên các kênh truyền hình. Hình ảnh Ninh Bình liên tục được giới thiệu trên sóng truyền hình cả nước, tạo được ấn tượng tốt đẹp, hấp dẫn đối với công chúng và các hãng lữ hành.

Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm và tư vấn đầu tư phát triển du lịch: 10 năm qua, Trung tâm đã tổ chức tham gia 40 hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài tỉnh để tuyên truyền quảng bá du lịch Ninh Bình Năm 2011, Trung tâm tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITE Hồ Chí Minh và tổ chức Hội thảo xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Bình tại TP Hồ Chí Minh, thu hút gần 100 công ty lữ hành quốc tế và nội địa cùng 10 cơ quan thông tấn báo chí Qua đó, hình ảnh du lịchNinh Bình liên tục được truyền tải trên các báo, tạp chí du lịch như: Sài Gòn Tiếp thị, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Vietnamnews, tạp chí Travellight, HTV…Nói chung, công tác xúc tiến du lịch tại Ninh Bình đã được thực hiện khá bài bản và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên công tác này cũng cần phải được hoàn thiện hơn nữa để khai thác hết được tiềm năng du lịch của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Tại tỉnh Ninh Bình, chính quyền đã có sự quan tâm, đầu tư phát triển đối với những cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cụ thể, các dự án trọng điểm đắc địa tại Ninh Bình như khu du lịch sinh thái Tràng

An, Vân Long, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Yên Thắng, Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đang được tập trung xây dựng hoàn thiện và phát triển ngày một nâng cao.

Hơn thế nữa, mạng lưới giao thông Ninh Bình rất đa dạng, phong phú Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy đều nằm trên quốc lộ 1A, kết nối các tuyến, điểm du lịch và thường xuyên được bảo trì, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách du lịch trong việc di chuyển trong quá trình du lịch.

Hệ thống đường thủy gồm 22 tuyến sông, trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (Sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Đáy và kênh nhà Lê với tổng chiều dài gần 364,3km Hệ thống đường thủy có 3 càng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng Cầu Yên.

Hệ thống giao thông đường bộ đa dạng các loại hình phương tiện vận chuyển như ô tô, xe máy, thuyền bè, xích lô, tàu hỏa, các phương tiện dùng sức kéo như xe ngựa, Nhưng nhìn chung, phổ biến nhất tại Ninh Bình vẫn là phương tiện ô tô HIện nay, tỉnh Ninh Bình đã thành lập nên các hãng taxi và các công ty kinh doanh vận chuyển như: công ty cổ phần vận tải ô tô Minh Long, công ty TNHH Taxi Ninh Bình,…

2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh lưu trú du lịch

Theo thống kê qua nhiều giai đoạn, cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình có sự biến động phát triển và nâng cao hơn Năm 1992, tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa

Lư gồm 33 phòng nghỉ Năm 2000, nâng lên với 35 cơ sở lưu trú gồm 500 phòng nghỉ Chỉ 11 năm sau đó, năm 2011, cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình tăng lên 198 với

3122 phòng nghỉ, ước tính tăng 6,24 lần so với năm 2000 Trong giai đoạn này, có

51 cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh được đánh giá xếp hạng loại sao Theo xếp hạng, có

1 cơ sở đạt chuẩn 4 sao, 2 cơ sở đạt 3 sao và 10 cơ sở đạt chuẩn 2 sao.

Hết tháng 11/2019, toàn tỉnh Ninh Bình có 643 cơ sở lưu trú với tổng số7.781 phòng ngủ Trong đó, xếp hạng từ 1 đến 4 sao có 42 khách sạn Ngoài ra,tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các nhà hàng cao cấp,trung tâm tổ chức hội nghị như: Nhà hàng Cung đình, Trung tâm Hội nghị Bái Đính, Nhà hàng Hoàng Giang , Các cơ sở dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí, mua sắm như: Sân golf Hoàng Gia, , siêu thị Big C, siêu thị Vinmart, Sân golf TràngAn,

Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là tiêu chí để du khách đánh giá sự hài lòng đối với một doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Bảng: Trình độ đội ngũ lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2012

Theo thống kê trong bảng, tính đến năm 2012, số lao động có trình độ học vấn (Đại học, trên đại học, cao đẳng và trung câp1) đã tăng gấp 1 lần so với năm

2005 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có sự tăng trưởng đáng kể nhớ có trình độ về ngoại ngữ phục vụ trong du lịch Có thể nhận thấy, trong khoảng từ năm 2009 trở lại đây thì công tác đào tạo lao động du lịch đã được sự quan tâm từ các ban điều hành đầu tư du lịch tỉnh Ninh Bình vì thế mới có sự phát triển rõ rệt như thế.

Chính sách pháp luật về “du lịch an toàn” và an ninh chính trị

Đối với việc phát triển du lịch một cách hiệu quả, thì việc phải đảm bảo các yếu tố về an toàn trong du lịch là một điều tất yếu Nhận thấy được điều đó, tỉnh Ninh Bình đã có những chính sách nhằm đảm bảo an toàn cho du khách khi thực hiện chuyến du lịch Tỉnh đã có những kế hoạch và đề xuất với ban quản lý Nhà nước để có những chính sách pháp luật đúng đắn về các công tác an toàn du lịch, an ninh chính trị.

ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HÓA MỚI TẠI TỈNH NINH BÌNH

Tìm hiểu tâm lý du khách hậu Covid-19

- Về thời điểm du lịch: Khách du lịch có xu hướng khá e ngại khi đi du lịch tại thời điểm hiện tại dù đã bước vào giai đoạn bình thường mới Điều này cho thấy người dân vẫn còn lo lắng, ngại đi lại trong thời gian sắp tới, vì sợ dịch bùng phát trở lại.

- Chi tiêu cho chuyến đi: Chi phí cho toàn bộ chuyến đi bị thắt chặt do lo lắng về kinh tế và thu nhập trong tương lai Điều này có thể hiểu được khi nền kinh tế suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với việc mọi người cắt giảm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ ít quan trọng hơn Trong số đó, chi tiêu cho du lịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, làm suy giảm đáng kể hệ thống chi tiêu của du khách Họ hiếm khi nghĩ đến việc chi tiêu cho chuyến du lịch, và nếu có, họ rất nhạy cảm với mức giá mà các doanh nghiệp đưa ra

- Về hình thức chuyến đi: Du khách có xu hướng đi theo nhóm nhỏ bạn bè hoặc gia đình để đảm bảo tính an toàn và riêng tư cao hơn Đây cũng là một điểm đáng lưu ý cho các doanh nghiệp du lịch khi xây dựng các sản phẩm, dịch vụ cần tính toán về mặt số lượng khách có thể phục vụ một cách phù hợp, đem lại sự yên tâm cho khách hàng Có thể thấy, nhu cầu về các chương trình du lịch, dịch vụ du lịch được thiết kế riêng theo yêu cầu sẽ có xu hướng tăng cao trong thời gian đến.

- Về thái độ e ngại khi lựa chọn điểm du lịch có dịch bệnh được đánh giá khá cao Do đó, khi thiết kế chương trình du lịch, các công ty du lịch cần chú ý các phương án dự phòng rủi ro để đối phó với các tình huống bất ngờ như các tỉnh du lịch phát sinh dịch bệnh Hoặc nghiên cứu đến các tuyến du lịch mới đảm bảo an toàn cho khách khi các điểm du lịch truyền thống có phát sinh dịch bệnh và du khách không muốn du lịch vì lý do an toàn.

- Về loại hình du lịch mà du khách ưu tiên lựa chọn trong giai đoạn này là nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm Đồng thời, trong sản phẩm du lịch khách hàng cũng rất quan tâm đến gói bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh Do đó, doanh nghiệp nên bổ sung thêm dịch vụ này vào trong sản phẩm trọn gói để tăng thêm sự an tâm cho du khách.

- Về yếu tố tác động mạnh mẽ đến kế hoạch du lịch của du khách không giống như trước đây là phụ thuộc vào sự nổi tiếng, sức hấp dẫn của tài nguyên tại điểm đến hay yếu tố về tài chính của du khách Ngược lại, hiện tại yếu tố về an ninh, an toàn về dịch bệnh tại điểm đến là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kế hoạch lựa chọn điểm du lịch Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng nhiều đến công tác phòng chống dịch bệnh từ cơ sở vật chất, dịch vụ và con người phục vụ.

- Về yếu tố liên quan đến chính sách marketing, các doanh nghiệp du lịch cần lưu ý trong tình huống hiện tại, du khách khi mua sản phẩm du lịch họ quan tâm nhiều nhất đến việc nhận được ưu đãi dịch vụ với hình thức ưu đãi trực tiếp vào giá Do đó, việc điều chỉnh chính sách giá giảm sẽ hiệu quả hơn so với hình thức tặng thêm dịch vụ hoặc ưu đãi cho lần sử dụng kế tiếp [3]

Xây dựng lịch trình tour

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HÓA

Mục đích chương trình: Chương trình giúp cho du khách có thể hiểu thêm về giá trị lịch sử của Khu di tích cũng như hiểu biết thêm kiến thức về lịch sử nước nhà Bên cạnh đó, chương trình còn giúp cho du khách trải nghiệm các dịch vụ du ngoạn, tham quan trên thuyền, đạp xe thưởng thức cảnh sắc của vùng đất Cố Đô không quên đem lại cảm giác an toàn cho du khách trong việc phòng chống dịch. Điểm khởi hành: Sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Điểm đến: sân bay Nội Bài (Hà Nội), sau đó sẽ di chuyển đến Ninh Bình. Ngày khởi hành: 03/04/2022.

Chương trình cụ thể như sau:

Ngày 1: Thành phố Hồ Chí Minh - Ninh Bình (Cố đô Hoa Lư - danh thắng Tràng An - chùa Bái Đính)

9h: Quý khách di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện chuyến bay ra thủ đô Hà Nội Thời gian quý khách trên máy bay mất khoảng 2 tiếng đồng hồ.

11h20: Tới sân bay Nội Bài, xe và hướng dẫn viên của ABC Travel đón khách di chuyển đi Ninh Bình Trên đường đi, đoàn sẽ dùng cơm trưa tại nhà hàng.

14h: Làm thủ tục check in tại khách sạn Bái Đính và nghỉ ngơi.

15:30 Quý khách bắt đầu hành trình hấp dẫn và đặc biệt mang tên “Ký ức Cố Đô” qua việc tham quan khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam, đi cùng với sự nghiệp lẫy lừng của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Quý khách tham quan đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành, chiêm bái và tìm hiểu những câu chuyện thú vị về các vị minh quân trong lịch sử nước nhà Chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc và chạm khắc trên đá của cả hai ngôi đền.

17:00: Quý khách đi thuyền và tham quan Danh thắng Tràng An - nơi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Đoàn tham quan: hang Lầm, hang Vạng, hang Thánh Trượt, hang Đại Trước Hành Cung Vũ Lâm, Quý khách được chiêm ngưỡng một không gian ánh sáng huyền ảo, một Thủy Đình lung linh trong đêm Trải nghiệm chương trình độc đáo về công nghệ chiếu tia laser trên dãy núi đá với câu chuyện dời đô bằng ánh sáng.

Thuyền đưa quý khách trở lại bến Quý khách sẽ tiếp tục đến với chùa Bái Đính – một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới, giữ một số kỷ lục Guinness.

19:45: Quý khách ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Bái Đính Sau bữa tối, quý khách tự do tham quan Bái Đính dưới ánh sáng đèn huyền bí và yên tĩnh.

Ngày 2: Ninh Bình (Tuyệt Tình cốc) - sân bay Nội Bài

07:30: Quý khách trả phòng, dùng bữa sáng tại khách sạn.

09:00: Xe đưa Quý khách đến với Tuyệt Tình Cốc - nơi đây không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú mà còn có nhiều hoạt động vô cùng thú vị đang chờ du khách khám phá như: Leo động Am Tiên - Nơi mà Thái hậu Dương Vân Nga, Hoàng hậu của 2 đời Hoàng đế thời kỳ đầu dựng nước, tu hành vào những năm tháng cuối đời; ngắm cảnh tại bức tường thành; thuê xe đạp, xích lô tự do khám phá, chụp ảnh bên hồ nước đầy thơ mộng.

11:30: Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng Sau đó lên xe về Hà Nội.

15h00: Xe có mặt tại sân bay Nội Bài, tiễn quý khách về lại Sài Gòn Hẹn gặp lại quý khách trong chương trình lần sau.

Xe vận chuyển công suất theo quy định nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Khách sạn Bái Đính tiêu chuẩn 3 sao, 02 người/phòng. Ăn theo chương trình: Ăn chính x 01 bữa, định mức 150.000đ/người/bữa x 3 bữa.

Vé tham quan theo chương trình.

HDV kinh nghiệm, nhiệt tình phục vụ suốt tuyến.

Bảo hiểm du lịch mức đền bù tối đa 120.000.000 đồng/người/vụ.

Gói bảo hiểm sức khỏe trong đó có bệnh Covid 19 với mức đền bù tối đa là 10.000.000 đồng/người/vụ.Hoá đơn: Đã gồm hóa đơn GTGT.

Quà tặng: Mũ và 1 bộ kit tự test nhanh Covid-19.

Giá tour không bao gồm: Đồ uống trong các bữa ăn. Đồ ăn gọi thêm.

Các chi phí khác không nằm ở mục bao gồm.

Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và lái xe Điều kiện nhận khách an toàn của ABC Travel:

Khách đến từ vùng dịch có cấp độ 1, 2: chỉ cần khai báo y tế, tiêm đủ liều vắc xin.

Khách từ vùng có dịch cấp độ 3 và 4: phụ thuộc vào quy định của điểm đến.

Quý khách vui lòng hợp tác với ABC Travel trong việc điều tra dịch tễ trong vòng 14 ngày trước ngày khởi hành.

Mang đầy đủ giấy tờ tùy thân hợp pháp (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu). Tuân thủ “Thông điệp 5K”, khai báo y tế theo quy định và tuân thủ các hướng dẫn phòng, chống dịch của ABC Travel.

Tham khảo cấp độ dịch tại địa chỉ: https://capdodich.yte.gov.vn/map

Chương trình, đối tượng nhận khách có thể thay đổi theo tình hình dịch thực tế tại địa phương.

Những thuận lợi và hạn chế của chương trình

3.3.1.1 Tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có

Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực đặc sắc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển du lịch văn hóa tại đây Chương trình du lịch với chủ đề “Ký ức Cố đô” đã khai thác những câu chuyện gìn nước, giữ nước mang tính cổ xưa cùng với những di tích, công trình kiến trúc của vùng đất nghìn năm kết hợp với sự mới mẻ của các dịch vụ như du thuyền thưởng ngoạn, tự do đạp xe tham quan, khám phá, cũng như có sự xuất hiện của công nghệ mới - công nghệ chiếu tia laser trên dãy núi đá mang lại cho du khách trải nghiệm mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn

3.3.1.2 Đáp ứng các nhu cầu thoải mãn tâm lý du khách hậu Covid-19 Đảm bảo điểm đến an toàn - nơi có mức độ lây nhiễm thấp nhất thông qua thống kê rà soát của bộ Y tế Phục vụ, tiếp đón du khách nội địa thuộc các thành phố, các tỉnh đến từ vùng an toàn Để thực hiện công tác phòng chống dịch, chương trình xây dựng ngắn ngày ( 2 ngày 1 đêm), số lượng du khách hạn chế. không quá 20 khách Chi phí không quá cao phù hợp kinh tế du khách hậu Covid, tuy vậy nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các dịch vụ đáp ứng cho du khách có chuyến đi thoải mái và đem lại hài lòng vượt qua mong đợi, bên cạnh đó cũng có những chính sách tặng quà, khuyến mãi, và ưu đãi cho lần sử dụng kế tiếp Để tạo sự an tâm cho du khách, chương trình cũng bao gồm gói bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng nhiều đến công tác phòng chống dịch bệnh từ cơ sở vật chất, dịch vụ và con người phục vụ.

3.3.2.1 Đòi hỏi sự phối hợp mức độ cao của các bên liên quan Để đảm bảo tối đa an toàn cho du khách, đòi hỏi phải có sự phối hợp của Công ty Lữ hành ABC Travel và cơ quan quản lý nhà nước tại điểm đến để có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình tư vấn, cung cấp dịch vụ Bên cạnh đó, chương trình cũng phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của các đơn vị cung cấp dịch vụ khác Du khách tham gia phải tuân thủ các quy định của ngành y tế và cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương.

3.3.2.2 Khó khăn trong việc tạo niềm tin cho du khách hậu Covid-19

Sau một thời gian dài đóng cửa toàn diện, bên cạnh nhiều du khách muốn đi du lịch để giải tỏa, tìm kiếm lại sức sống thì nhiều khách lại mang tâm lý sợ sệt, lo lắng dịch bệnh không biết khi nào sẽ bùng trở lại, chính vì thế, doanh nghiệp, cơ quan quản lí nên dồn sức tìm cách đưa ra nhiều chính sách đảm bảo an toàn, tạo niềm tin, tạo sự an tâm trong lòng du khách.

CHƯƠNG 4: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DULỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam

4.1.1 Lượng du khách nội địa và du khách quốc tế giảm mạnh ảnh hưởng nền kinh tế du lịch trên cả nước

Chịu sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, các ngành nghề tại Việt Nam đều hứng chịu không ít những tổn thất nặng nề, trong đó có ngành du lịch. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, trong năm 2020, tổng thiệt hại của ngành du lịch ước tính là hơn 20 tỷ USD Nhiều khách sạn, nhà hàng phục vụ cho lĩnh vực du lịch đều phải giảm bớt quy mô hoạt động xuống còn rất ít, thậm chí nhiều nơi đã phải đóng cửa đề đảm bảo an toàn trong thời gian diễn biến phức tạp của đại dịch

Từ tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã không mở cửa phạm vi du lịch quốc tế để giảm thiểu mức độ dịch bệnh lan rộng Điều đó làm giảm mạnh 78,7% lượng du khách quốc tế đến Việt Nam so với năm trước đó Vào quý I năm 2020, có đến hơn 96% lượng khách quốc tế đặt chân đến Việt Nam nhưng bước vào quý II năm

2020, lượng du khách đến với du lịch chủ yếu thuộc về các lao động kỹ thuật, các chuyên gia nước ngoài đang làm việc cho các dự án ở Việt Nam do nước ta vẫn chưa mở cửa du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa năm 2020 đạt 56 triệu lượt, giảm khoảng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019 do tâm lý e ngại dịch bệnh và phải thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội Ước tính tổng doanh thu đạt 312.000 tỷ đồng, giảm khoảng 58,7% so với cùng kỳ 2019 Cũng trong năm 20220, đối với du lịch Việt Nam, có 90% các doanh nghiệp lữ hành dừng hoạt động và 10% số doanh nghiệp còn lại chỉ được phép hoạt động trong tinh thần cầm chừng và không biết khi nào sẽ phải buộc đóng cửa vì mức độ nguy hiểm của đại dịch. Đến với thời điểm gần đây, doanh thu du lịch trong 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng và giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, lượng khách quốc tế ước tính đạt 88,2 nghìn lượt, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước Khách du lịch nội địa đạt 30,5 triệu lượt, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước Cụ thể, du lịch nội địa giảm mạnh ở nhiều địa phương vì phải thực hiện giãn cách như thành phố Hồ Chí Minh giảm 53,6% khách nội địa, Hà Nội giảm 44,3%, Quảng Ninh giảm 36,6%, Ngoài ra, trong cùng thời điểm năm 2021, một số địa phương đã có kế hoạch mở cửa đón tiếp du khách nội địa quay trở lại vào quý I năm 2021, tuy nhiên dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 tiếp tục bùng phát dữ dội, làm thiệt hại rất lớn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và các doanh nghiệp lữ hành buộc phải hủy hàng loạt các tour du lịch đã được chuẩn bị.

4.1.2 Nguồn nhân lực du lịch giảm, các dịch vụ lưu trú, ăn uống chịu tác động nặng nề

Năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh lữ hành nội địa và theo thống kê chỉ còn khoảng 2200 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên toàn quốc Hơn thế nữa, bởi sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, khoảng40% đến 60% lao động trên lĩnh vực du lịch bị mất việc, nhiều lao động buộc phải tìm những công việc khác, buộc phải chuyển ngành để tìm kiếm thu nhập Bởi trong tình thế căng thẳng vì dịch bệnh, ngành du lịch cũng bị đóng băng, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến những nguồn nhân lực đang tồn tại và làm việc.

Cơ sở dịch vụ lưu trú cũng là một trong những lĩnh vực gánh chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Trên tất cả các quy mô từ thấp đến cao, lượng du khách quốc tế ngừng hẳn sau quý I năm 2020 tại các cơ sở lưu trú với cấp hạng từ 3 đến

5 sao và các cơ sở lưu trú có quy mô tương đương (chiếm 16% lượng khách sạn từ

1 đến 5 sao và chiếm khoảng 53% số phòng) Đối với các cơ sở lưu trú từ 1 đến 2 sao và các cơ sở tương đương (chiếm khoảng 18% trong số các cơ sở và chiếm 40% trong tổng số phòng) phải hoạt động với tinh thần cầm chừng bởi đặc thù chỉ là phục vụ khách du lịch Đến đầu năm 2021, các loại mô hình được du khách khá ưa chuộng như loại hình homestay tại các điểm du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang,… Tuy nhiên, đến với hiện tại là tháng 9 năm 2021 thì phần lớn cũng không đón được khách bởi tình hình dịch bệnh căng thẳng

Năm 2020, doanh thu của dịch vụ lưu trú và các cơ sở dịch vụ ăn uống giảm 13% và giảm 2,7% so với cùng kỳ vào 6 tháng đầu năm 2021 Trên cả nước, có hơn 30.000 cơ sở lưu trú với khoảng 650.000 phòng nhưng công suất chỉ đạt 20% đến 25% so với trước đó Hơn thế nữa, nhiều khách sạn trên một số địa bàn trọng điểm buộc phải tạm đóng cửa để đảm bảo an toàn trong thời kỳ giãn cách xã hội Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết tháng 6 năm 2021, trên toàn quốc có khoảng 37.000 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 780.000 phòng nhưng chỉ đạt 15% công suất trên cả nước và nhiều nơi thậm chí đạt dưới 10% so với công suất trung bình trước đó.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú giảm mạnh 3,3% tại một số tỉnh, thành phố du lịch trọng điểm trên đất nước ta Trong số đó, tại Khánh Hòa giảm đến 56,4%, Quảng Nam giảm 50,6%, Đà Nẵng giảm 35,8% và thành phố Hồ Chí MInh giảm 33,8%, Ngoài ra, đối với nhiều cơ sở hoạt động cầm chừng sau một thời gian, cũng đã phải đóng cửa Năm 2020, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập trong lĩnh vực lưu trú và dịch vụ ăn uống đã có sự giảm sút 22% và trong 6 tháng đầu năm 2021 lại tiếp tục giảm 2,8% Từ đó, có thể nhìn nhận và đánh giá rằng đại dịch COVID-19 là nguyên nhân nặng nề nhất từ trước đến nay và hậu quả nhận được đối với ngành du lịch là một thách thức lớn để có thể phát triển trở lại như ban đầu.

Tác động của đại dịch COVID-19 đến du lịch tỉnh Ninh Bình

4.2.1 Hoạt động du lịch bị đình trệ, kinh tế du lịch bị giảm sút

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, đến thời điểm gần đây nhất là trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng lượt du khách tham quan là 867,7 nghìn lượt tại các điểm du lịch trên toàn tỉnh và giảm 35,3% so với 5 tháng đầu năm 2020. Trong đó, khách du lịch quốc tế là gần 13,1 nghìn lượt, giảm 91,8%; khách du lịch nội địa giảm 27,6% với gần 854,6 nghìn lượt khách Từ đó, ảnh hưởng đến lượt du khách tại các cơ sở lưu trú du lịch Tổng du khách đến với cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình được ước tính đạt trên 164,7 nghìn lượt và khách du lịch lưu trú tại tỉnh là gần 222 nghìn ngày, giảm 6,8%

Trong giai đoạn tiếp theo, trong tháng 5/2021, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình ước tính có 28,9 nghìn lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và có sự giảm sút 69,2% so với cùng tháng năm trước đó Dự kiến du khách quốc tế đạt 0,6 nghìn lượt khách, giảm 85,3% và du khách nội địa đạt 28,3 nghìn lượt, giảm 68,4%

Do tình hình đại dịch COVID-19 quá phức tạp đã ảnh hưởng phần lớn đến doanh thu của tỉnh Ninh Bình Doanh thu du lịch ước tính thực hiện trên 555,2 tỷ đồng và giảm 24,7% Trong đó, doanh thu các dịch vụ ăn uống là 201,5 tỷ đồng, giảm 25,1% và doanh thu các cơ sở lưu trú là 123,1 tỷ đồng, giảm 14,3%.

4.2.2 Ảnh hưởng đời sống kinh tế xã hội

Do tình hình đại dịch COVID-19 gay gắt, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình luôn ở trong trạng thái “ngủ yên”, “ đóng băng tại chỗ” Tình hình dịch bệnh phức tạp buộc hầu hết các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch, khu du lịch trên địa bàn tỉnh phải đóng cửa, tạm dừng đón khách, điều đó gây thiệt hại nặng nề đối với các nhà đầu tư dịch vụ du lịch

Lượng du khách suy giảm mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp du lịch tỉnh NinhBình gặp khá nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo thu nhập cho những người lao động tại địa phương, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.

Minh chứng cho sự tác động của dịch bệnh COVID-19 là theo chuyến đi thực tế vào ngày 11 tháng 2 năm 2020 tại khu du lịch sinh thái Tràng An, nhận thấy lượng du khách đến với địa điểm này vô cùng ít ỏi, từ quầy bán vé cho đến bến thuyền đưa đón du khách cũng vắng tanh, từ hàng trăm người lái đò xếp thuyền thật dài nối đuôi theo ngồi đợi khách du lịch nhưng kết quả vẫn chỉ đón được 1-2 chuyến trong một tuần hoặc có khi không chở được chuyến nào Các lễ hội hằng năm mỗi ngày đón hàng vạn du khách nên thường phải sắp xếp mở thêm nhiều điểm bán vé, nhưng do dịch bệnh chỉ cần một quầy bán Từ đó, có thể nhận thấy sức ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 gây ra là rất lớn.

CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HÓA MỚI TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID-19

Cơ hội phát triển chương trình du lịch văn hóa mới trong bối cảnh hậu Covid-19

Hiện Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới.

Trong hơn hai năm qua, do tác động của đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệch hướng quỹ đạo tăng trưởng Tuy vậy, trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch mang tính toàn cầu đó.

Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có tỷ lệ trong top cao nhất thế giới là một trong những cơ sở để Việt Nam tự tin mở lại đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ và hiện là chuẩn bị đến du lịch “Hoàn cảnh hiện nay đòi hỏi du lịch không chỉ thân thiện, mà còn phải là an toàn cho du khách và người dân”, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định.

Giải pháp phát triển chương trình du lịch văn hóa mới trong bối cảnh hậu Covid-19

5.2.1 Giải pháp về quảng cáo

Cung cấp những thông tin về chương trình du lịch mới cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ nhận biết sự xuất hiện, cảm nhận được sự hiện diện của chương trình Các phương tiện quảng cáo sẽ là những phương tiện có mức độ truyền tin nhanh, gây được sự chú ý như ti vi, mạng internet, báo, tập gấp, catalog Nếu quảng cáo trên ti vi thì cần chú ý giờ phát sóng sao cho phù hợp giờ mà có nhiều người xem nhất chẳng hạn lúc phát sóng thời sự, lúc phát sóng một bộ phim hoặc các vào khoảng giờ mà khách văn phòng giải lao, nghỉ ngơi Tương tự như vậy khi quảng cáo trên báo, cũng nên chọn những tờ báo mà có nhiều khách văn phòng đọc nhất Ví dụ như quảng cáo trên thời báo kinh tế Việt Nam, các tờ báo về thanh niên, đời sống,…Sử dụng các blog, các trang mạng phổ biến như Facebook, Instagram, Tik Tok, để đăng tải thông tin, video, hình ảnh, trải nghiệm tại điểm đến Thiết kế poster về chương trình tour và dán các poster này trong các video được đăng tải trên FB, Youtube,…khoảng 3s đến 5s ở đầu, giữa hoặc cuối mỗi video, với cách này sẽ có hiệu quả cao thu hút sự chú ý của khách hàng thụ động.

Ngoài ra, công ty còn có thể quảng cáo chương trình tour trên chính website của công ty Hiệu quả của kiểu quảng cáo này là rất hạn chế bởi nó phụ thuộc vào số lượng người tiêu dùng biết đến website của công ty Thông điệp quảng cáo phải hấp dẫn và gây được sự chú ý, tò mò với khách hàng mục tiêu.Thông điệp có thể rút ngắn lại chỉ mang tính nhắc nhở, từ đó rút ngắn thời gian quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và tích kiệm được chi phí quảng cáo cho công ty Công ty có thể thuê các chuyên gia về marketing để thiết kế các thông điệp quảng cáo này hoặc là sử dụng ý tưởng của chính bộ phận marketing của công ty

5.2.2 Giải pháp về xúc tiến bán

Công ty có thể dùng nhóm công cụ tạo ra lợi ích kinh tế như tặng phiếu thưởng, gói hàng chung, quà tặng… Cụ thể là:

Phiếu thưởng là giấy chứng nhận cho người khách được giảm một khoản tiền nhất định khi mua chương trình du lịch của công ty Với công cụ phiếu thưởng thì công ty có thể sử dụng trong giai đoạn đầu của chương trình du lịch mới để khuyến khích khách hàng mua chương trình du lịch của công ty

Gói hàng chung là gói hàng mà công ty giới thiệu một số dịch vụ thêm kèm theo chương trình du lịch song bán với giá hạ Nghĩa là một chương trình du lịch đi kèm thêm với 2 dịch vụ nhưng giá bán chỉ bằng giá chương trình du lịch gốc (không tính thêm giá 2 dịch vụ miễn phí kèm theo).

Quà tặng là hàng được miễn phí hoặc được tính với giá thấp Công ty có thể sử dụng quà tặng để kích thích khách mua chương trình du lịch Ngoài ra công ty còn có thể quảng cáo nhắc nhở nhờ việc in lô gô của công ty lên những quà tặng đó Nhất là những quà tặng là đồ dùng dùng thường ngày mà khách văn phòng thường sử dụng đến như túi vải, khăn giấy, quạt cầm tay, bút, Mỗi lần khách dùng đến quà tặng đó nó sẽ giúp gợi nhớ về công ty trong lòng người tiêu dùng.

5.2.3 Giải pháp phát triển bán hàng trên kênh thương mại điện tử

Vào ngày 18/10/2021, Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP HCM đã hợp tác cùng Shopee Việt Nam triển khai Sàn Giao dịch Du lịch điện tử Trong khuôn khổ hợp tác, Shopee Việt Nam đồng hành cùng ngành du lịch TP HCM triển khai các gian hàng du lịch trực tuyến nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu quảng bá sản phẩm dịch vụ và tiếp cận người dùng.

Sàn Giao dịch Du lịch điện tử chắc chắn sẽ được đông đảo mọi người đón nhận, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới Đây có thể xem là cơ hội hiệu quả nhất hiện nay để công ty có thế áp dụng giới thiệu và bán chương trình du lịch đến với nhiều đối tượng tiêu dùng

5.2.4 Giải pháp bán hàng cá nhân

Tuyển chọn những nhân viên bán hàng cá nhân làm việc có hiệu suất cao tiêu chuẩn của một nhân viên bán hàng có thể sẽ là năng động, có khả năng thuyết phục tốt, có lòng cảm thông, tự tin, có thái độ ân cần với khách hàng Định hướng bán hàng có thể là bán hàng theo nhóm người mua (tập khách văn phòng), bán hàng theo tiếp xúc cá nhân,…Xây dựng chính sách khuyến khích động viên cho lực lượng bán hàng cá nhân như chính sách về lương cứng, hoa hồng, các chính sách đãi ngộ khác (chính sách an sinh, chính sách phát triển), chính sách đãi ngộ phi tài chính (môi trường làm việc, động viên về mặt tinh thần) Các chính sách này góp phần thúc đẩy nhân viên bán hàng cá nhân năng nổ, ra sức làm việc để tăng doanh số cho công ty.

5.2.5 Giải pháp marketing trực tiếp Đối với marketing bằng thư trực tiếp thì công ty cần phải đẩy mạnh vì nó đơn giản (chỉ cần lập được danh sách của những khách hàng tiềm năng đã chọn lọc rồi gửi thư để thăm hỏi phản ứng của khách hàng), có tính chọn lọc tương đối cao, có thể tiếp cận với từng cá nhân một cách linh hoạt Nhưng công ty cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng danh sách khách hàng gửi thư để có thể tránh được những chi phí không cần thiết. Đối với marketing trên truyền hình thì mặc dù rất có hiệu quả nhưng chi phí nó lớn nhưng sẽ là một công cụ marketing trực tiếp hữu dụng nhất của công ty.

Marketing trên truyền thanh, báo và tạp chí: với công cụ này thì khá phù hợp với thị trường khách văn phòng về bên cạnh đó chi phí của nó không lớn (nó kết hợp với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông với một số điện thoại đặt hàng miễn phí ).

5.2.6 Sự hỗ trợ của các chính sách marketing khác

Chiến lược xúc tiến là một trong bốn chính sách chính của marketing hỗn hợp Do đó, nó có mối quan hệ không thể tách rời với các chính sách khác (chiến lược về giá cả, sản phẩm và phân phối) Mọi quyết định của một chính sách đều ảnh hưởng đến các chính sách khác Ví dụ khi công ty quyết định đưa ra một sản phẩm mới dành cho tập khách văn phòng thì chính sách giá của công ty thường sẽ là chính sách mức độ trung bình, giá không quá cao cũng không quá thấp Các chính sách phân phối và khuyến mãi của công ty sẽ phải được điều chỉnh để việc mua hàng của những khách hàng mục tiêu này trở nên dễ dàng nhất và việc truyền thông tin giữa sản phẩm và khách hàng đạt hiệu quả cao nhất Do đó, khi đưa ra quyết định cho từng chính sách trong marketing mix, người làm marketing cần xem xét xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách còn lại để có những quyết định phù hợp nhằm thiết lập sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các chính sách marketing mix Một nhà quản trị marketing xuất sắc phải biết kết hợp hài hoà các tác động của các chính sách marketing mix để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu về các giá trị văn hóa thì có thể nói Ninh Bình là một đất nước Việt Nam thu nhỏ bởi nơi đây hội tụ được tất cả các yếu tố địa hình, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và từng là kinh đô của nước ta trong các giai đoạn lịch sử Tài nguyên du lịch văn hóa tại Ninh Bình vô cùng phong phú và đa dạng, đầy đủ các giá trị như di tích lịch sử, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật, và đây chính là cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm phong phú thêm về sản phẩm du lịch để thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như hiện tại thì vấn đề phục hồi và phát triển du lịch phù hợp với hoàn cảnh có vai trò quan trọng, du lịch tỉnh Ninh

Bình từng bước phục hồi và chuẩn bị đầy đủ các công tác để thu hút khách du lịch trở lại Để làm được điều này thì phải đề ra các giải pháp phát triển hợp với hoàn cảnh thực tại theo từng bước, nhưng để làm được điều này thì vai trò của chính quyền địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chỉ đạo và triển khai các kế hoạch phục hồi như đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, Về phía các đơn vị kinh doanh du lịch cũng không ngừng làm mới và sáng tạo các sản phẩm du lịch phục vụ cho nhu cầu của du khách trong tình hình bình thường mới, cải thiện chất lượng dịch vụ và hướng đến mục tiêu du lịch an toàn, bền vững Và chương trình tour du lịch văn hóa “Ký ức Cố đô” được xây dựng dựa trên các yếu tố trên, vừa đảm bảo được nhu cầu du lịch tìm hiểu văn hóa, an toàn cho du khách trong tình hình dịch bệnh, vừa góp phần phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh nếu chương trình tour được thông qua.

Chính vì thế, việc đầu tư cho việc phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Ninh Bình là vô cùng quan trọng bởi nó dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh, không những làm cho sản phẩm du lịch thêm phong phú, đa dạng mà còn làm cho hình ảnh văn hóa của nước Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Ninh Bình còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế du lịch của tỉnh nói riêng mà còn góp phần tăng trưởng cho kinh tế du lịch cả nước nói chung, phát triển đất nước ngày càng hùng mạnh.

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w