phân tích sự tác động của covid 19 đến tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta trong thời gian qua và đưa ra nhận định của bạn về dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới

14 0 0
phân tích sự tác động của covid 19 đến tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta trong thời gian qua và đưa ra nhận định của bạn về dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 2: Bài tập vận dụng: Phân tích sự tác động của Covid 19 đến tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta trong thời gian qua và đưa ra nhận định của bạn về dự báo tình hình phát

Trang 1

1 Huỳnh Đức Gia Bảo 6 Nguyễn Xuân Quang 2 Hồ Thị Như Hoa 7 Nguyễn Thị Thảo Vân

3 Nguyễn Văn Huy 8 Phan Thị Hạ Vi (Trưởng nhóm) 4 Hồ Thị Thảo My 9 Vũ Tường Vy

5 Trần Bảo Nguyên

Trang 2

Phần 1: Biên bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm + Bản đánh giá:

 Bảng phân công:

STT Họ và tên Công việc được phân công Ghi chú 1 Huỳnh Đức Gia Bảo Phân tích sự tác động của Covid-19 6 Nguyễn Xuân Quang Nhận định của bạn về dự báo tình

hình phát triển du lịch Việt Nam 7 Nguyễn Thị Thảo

Vân Nhận định của bạn về dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới 8 Phan Thị Hạ Vi Nhận định của bạn về dự báo tình

hình phát triển du lịch Việt Nam

Trang 3

 Bảng đánh giá:

STT Họ vàtên

Bảo đảm thời hạn (kể luôn

đi họp đúng giờ) Đánh giá

Trang 4

Phần 2: Bài tập vận dụng: Phân tích sự tác động của Covid 19 đến tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta trong thời gian qua và đưa ra nhận định của bạn về dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới và nước tatrong thời gian đến.

Sự tác động của Covid 19 đến tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta trong thời gian qua

a) Sự tác động của Covid 19 đến tình hình phát triển du lịch thế giới.

Giai đoạn đầu của đại dịch ( 1/1/2020-31/12/2020 ):

Năm 2020, Đại dịch Covid 19 bùng nổ, “một màu tối sầm” ầm xuống bao trùm nền

kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, khiến nhiều nước trên thế giới bị kéo vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, dẫn tới việc lây lan rất nhanh chóng và khó có thể kiểm soát, vậy nên nhiều nước phải có những biện pháp ngăn chặn, phòng chống Ngành du lịch là một trong những thị trường bị ảnh hưởng trầm trọng nhất vì hậu quả cuộc đợt dịch này Sau khi nhiều quốc gia ban hành chính sách đóng cửa biên giới để ngăn chặn lây lan, tình hình du lịch và lữ hành đã đi vào giai đoạn khó khăn nhất Trong đó:

+ Nhiều quốc gia phải đặt ra những hạn chế đi lại, nhiều người không thể mua vé máy bay để về quê hay đi công tác, những phương tiện công cộng không được sử dụng rộng rãi,… Sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng này là nguyên nhân khiến các hãng Hàng không mất doanh thu theo kế hoạch và do đó họ phải cắt giảm chi phí bằng cách giảm số lượng chuyến bay khai thác.

+ Về việc đóng cửa biên giới, toàn thế giới phải chứng kiến tỉ lệ khách du lịch thấp chưa từng thấy, Theo báo cáo của UNWTO, số lượng du khách quốc tế đã giảm 74% trong năm 2020, khoảng 1,1 tỷ người so với cùng kì năm ngoái Theo khu vực, châu Âu chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất về số lượng tuyệt đối, với lượng khách quốc tế giảm 500 triệu lượt (tương đương 70%) so với năm 2019 Còn tính theo tỷ lệ phần trăm, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến mức giảm mạnh nhất là 84%, tương đương 300 triệu lượt Theo sau là Trung Đông và châu Phi với mức giảm cùng là 75%, còn Bắc và Nam Mỹ giảm 69%.

+ Theo ước tính của UNWTO, các lệnh hạn chế đi lại trên toàn cầu để phòng dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại khoảng 1.300 tỷ USD Báo cáo của tổ chức này cho biết đã có khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành đã có nguy cơ mất việc làm, trong đó chủ yếu đến từ các doanh nghiệp du lịch quy mô vừa và nhỏ + Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo doanh thu du lịch toàn cầu năm 2020 sẽ

giảm tới 3,3 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 Đây là mức giảm đáng kể

và đặc biệt là một thách thức lớn đối với ngành du lịch

Trang 5

Năm 2021: Theo báo cáo, tỉ lệ tiêm chủng gia tăng và việc nới lỏng các hạn chế đi lại

đã giúp ngành du lịch thế giới có chút phục hồi trong nửa cuối năm 2021, nhưng sự lây lan của biến thể Omicron vào tháng 12/2021 đã khiến lượng đặt vé du lịch lại sụt giảm.Trong đó:

Báo cáo cho biết trong năm 2021, khu vực Nam Âu, Trung Mỹ và vùng Caribe ghi nhận số lượt du khách tăng cao nhất so với năm 2020, song vẫn thấp hơn so với năm 2019 với mức tương ứng lần lượt là 54%, 56% và 37%.

Trong khi đó, số lượt du khách ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục giảm trong năm 2021, xuống mức tương ứng là 79% và 94% dưới mức trước đại dịch do nhiều điểm đến du lịch vẫn đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu.

Theo báo cáo, tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch thế giới trong năm 2021 đã tăng 19% so với năm 2020 lên 1.900 tỷ USD do mỗi du khách chi tiêu nhiều hơn và thời gian du lịch dài hơn so với năm 2020 Tuy nhiên, thu nhập của ngành này vẫn hầu như không vượt quá một nửa mức thu nhập của năm 2019.

UNWTO tháng 12/2021 đã tiến hành một cuộc khảo sát các chuyên gia về du lịch trên thế giới, trong đó khoảng 64% chuyên gia cho rằng ngành này sẽ chưa phục hồi hoàn toàn trước năm 2024 trở đi, tăng so với 45% trong cuộc khảo sát tháng 9/2021, thời điểm triển vọng phục hồi ngành du lịch vẫn sáng sủa do biến thể Omicron chưa xuất hiện.

Giai đoạn 2022-2023

Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, ngành du lịch trên toàn cầu đã chịu tác động nặng nề từ năm 2020 và tiếp tục đối mặt với những thách thức trong giai đoạn 2022-2023 Điều này đã khiến cho việc dự báo tương lai của ngành du lịch trở nên khó khăn và không chắc chắn.

a) Ngành du lịch lao dốc:

 Số lượng du khách quốc tế giảm mạnh:

 Năm 2022: Giảm 61% so với 2019 (theo UNWTO).

 Năm 2023: Dự kiến phục hồi 63-70% so với 2019 (theo UNWTO) b) Doanh thu du lịch sụt giảm:

 2022: Mất 4.5 nghìn tỷ USD (theo WTTC).

 2023: Dự kiến phục hồi 3.3 nghìn tỷ USD (theo WTTC).

c) Nhiều doanh nghiệp du lịch phá sản:

 Hơn 100 hãng hàng không ngừng hoạt động (theo IATA).

 Hơn 30 triệu việc làm trong ngành du lịch bị ảnh hưởng (theo WTTC)  Hàng ngàn người thất nghiệp, dẫn đến nền kinh tế trì trệ.

- Nguyên nhân:

Trang 6

+) Hạn chế đi lại:

 Phong tỏa, cấm bay, hạn chế biên giới  Yêu cầu xét nghiệm, cách ly.

+) Nỗi sợ hãi và tâm lý e dè:

 Nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

 Lo ngại về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh +) Khó khăn kinh tế:

 Mất việc làm, giảm thu nhập.

 Thắt chặt chi tiêu, ưu tiên nhu cầu thiết yếu.

Trong giai đoạn 2022-2023, dự kiến rằng ngành du lịch vẫn sẽ phải đối mặt với những biến động không lường trước từ Covid-19 Việc tái xuất hiện của các biến thể mới của virus có thể gây ra những làn sóng dịch bệnh mới, khiến cho việc đi lại giữa các quốc gia trở nên khó khăn hơn.

Vì thế, đã có nhiều sự thay đổi trong hành vi du lịch Chẳng hạn như: người tiêu dùng đã thay đổi cách tiêu thụ du lịch của họ do lo ngại về an toàn và sức khỏe Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm các điểm đến ít đông đúc, du lịch nội địa hơn, hoặc thậm chí là tìm kiếm các loại hình du lịch khác như du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, hoặc du lịch thiền.

+ Xu hướng du lịch "không chạm":

 Đặt vé, thanh toán trực tuyến.

 Sử dụng ứng dụng du lịch, check-in tự động.

Ngành du lịch có thể phục hồi trong tương lai gần nhờ tiêm chủng và biện pháp an toàn hiệu quả Các doanh nghiệp du lịch cần linh hoạt, sáng tạo để thu hút du khách mới và xây dựng niềm tin cho khách hàng.

b) Sự tác động của Covid-19 đến tình hình phát triển du lịch của Việt Nam.

1 Giai đoạn 2020-2021

 Sự suy giảm lượng khách du lịch quốc tế:

Do các biện pháp hạn chế di chuyển như cấm bay, đóng cửa biên giới và lệnh cách ly, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể Điều này dẫn đến mất mát lớn về doanh thu cho các doanh nghiệp du lịch Năm 2020 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,8 triệu lượt, giảm hơn 78% so với năm trước đó.

 Ảnh hưởng của Covid- 19 đến các địa phương du lịch trọng điểm:Đà Nẵng: Với bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, Đà Nẵng đã

phải đối mặt với sự suy giảm đáng kể trong lượng khách du lịch Các khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch khác tại đây gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và doanh thu.

Hội An: Là một trong những điểm du lịch lịch sử và văn hóa nổi tiếng của

Việt Nam, Hội An đã chịu mất mát lớn do giảm lượng khách du lịch Các

Trang 7

hoạt động du lịch và di sản văn hóa tại đây đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gián đoạn của lưu lượng du khách

Nha Trang: Là điểm đến nổi tiếng với bãi biển đẹp và các khu nghỉ dưỡng

sang trọng, Nha Trang cũng đã phải đối mặt với sự giảm lượng khách du lịch do dịch COVID-19 Các khu nghỉ dưỡng và hoạt động giải trí tại đây đã chịu tổn thất lớn về doanh thu.

Sapa: Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đặc sắc, Sapa

là một trong những điểm du lịch độc đáo của Việt Nam Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã làm giảm sút lượng khách du lịch đến đây, gây ra mất mát lớn về doanh thu cho các doanh nghiệp du lịch và các dịch vụ liên quan.

Phú Quốc: Là đảo ngọc của Việt Nam và một trong những điểm du lịch

mới nổi bật, Phú Quốc cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của dịch bệnh Việc giảm lượng khách du lịch quốc tế đến đây đã gây ra sự suy giảm đáng kể trong doanh thu cho các khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch khác  Những tổn thất về kinh tế và việc làm trong giai đoạn 2020-2021 do ảnh

hưởng của đại dịch COVID-19.

Sụt giảm doanh thu: Do giới hạn đi lại và các biện pháp hạn chế xã hội để

kiểm soát dịch, số lượng khách du lịch quốc tế đã giảm đáng kể Điều này dẫn đến sụt giảm đáng kể trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch và các dịch vụ liên quan Sự giảm doanh thu đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch và góp phần làm giảm kích thích kinh tế trong năm 2020, doanh thu từ ngành du lịch giảm 50% so với năm 2019.

Mất việc làm: Với sự suy giảm nghiêm trọng về lượng khách du lịch, nhiều

doanh nghiệp du lịch đã phải giảm quy mô hoạt động hoặc thậm chí đóng cửa Điều này gây ra mất việc làm đáng kể trong ngành du lịch, ảnh hưởng đến các nhân viên trong khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, lái xe, và nhiều ngành nghề khác liên quan đến du lịch.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2020, có khoảng 1,3 triệu người trong ngành du lịch và nhà hàng phải nghỉ việc hoặc nghỉ việc tạm thời

Sụt giảm đầu tư và phát triển: Với sự chững lại của ngành du lịch, các dự án đầu tư và phát triển trong lĩnh vực du lịch cũng bị ảnh hưởng Nhiều dự án mới đã bị hoãn hoặc hủy bỏ do không đủ tài chính hoặc không đảm bảo được môi trường đầu tư ổn định.

Tác động đến các ngành kinh tế liên quan: Ngành du lịch có mối liên kết

mạnh mẽ với nhiều ngành kinh tế khác nhau như vận tải, thương mại, sản xuất và nông nghiệp Sự suy giảm của du lịch đã tác động tiêu cực đến các ngành này, gây tổn thất về kinh tế và việc làm cho hàng loạt các doanh nghiệp và người lao động liên quan.

Khó khăn về tài chính: Với sự giảm doanh thu và thu nhập, nhiều doanh

nghiệp du lịch đã gặp khó khăn về tài chính Doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn trong việc thanh toán tiền lương, chi trả các khoản vay và chi phí hoạt động hàng ngày.

Trang 8

2 Giai đoạn 2022-2023

a) Tác động tích cực

- Khuyến khích chuyển đổi số trong ngành du lịch:

 Ứng dụng công nghệ vào các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch  Phát triển du lịch trực tuyến.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch:

 Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

- Phát triển các sản phẩm du lịch mới:

 Du lịch an toàn, du lịch y tế, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm,

c) Tác động tiêu cực

- Lượng khách du lịch sụt giảm:

 Quốc tế: Covid-19 đã dẫn đến việc đóng cửa biên giới và hạn chế di chuyển giữa các quốc gia Điều này đã làm giảm đáng kể số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn này Các biện pháp phòng chống dịch bệnh như cách ly, kiểm tra nhiệt độ và yêu cầu xét nghiệm PCR đã khiến cho việc du lịch trở nên khó khăn và ít hấp dẫn hơn đối với nhiều du khách.

 2022: 3,5 triệu lượt khách, giảm 80% so với 2019.

 2023: 12,6 triệu lượt khách, phục hồi 70% so với 2019.

 Nội địa: "Đó là lý do giải thích vì sao mùa hè vừa qua, du lịch nội địa nhộn nhịp", ông Phước cho hay Nhờ chi phí hợp lý, sản phẩm đa dạng, mức độ an toàn về dịch bệnh cao, thậm chí cả "du lịch trả thù" cho những tháng ngày giãn cách nên được nhiều du khách lựa chọn đi trong nước.

 2022: 101,3 triệu lượt khách, tăng 18,8% so với 2021  2023: Dự kiến đạt 110 triệu lượt khách.

- Doanh thu du lịch giảm mạnh:

 2022: 495.000 tỷ đồng, giảm 57,6% so với 2019.(755.000 tỷ đồng)  2023: Dự kiến đạt 650.000 tỷ đồng.

 Ngành du lịch rơi vào khủng hoảng: Nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch đã phải đối mặt với khó khăn về tài chính do giảm thu nhập từ việc kinh doanh Các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch và các doanh nghiệp dịch vụ khác đã phải cắt giảm chi phí hoặc đóng cửa doanh nghiệp (khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động; nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10 - 15%) Thậm chí, nhiều doanh nghiệp du lịch phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động dẫn đến hàng triệu lao động trong ngành du lịch bị mất việc làm( khoảng 40 - 60% lao động ngành du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công).

Trang 9

Dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta trong thời gian đến.a) Dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới.

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn cho nhiều quốc gia Tuy nhiên, du lịch đang chịu ảnh hưởng bởi hội nhập, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, buộc ngành du lịch phải thay đổi để thích nghi.

 Kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, đặc biệt là ngành du lịch do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2019 yếu nhất trong 10 năm, WB hạ dự báo tăng trưởng 2019 và 2020 xuống 2.4% và 2.5% Tăng trưởng thương mại dự báo cải thiện từ 1.4% năm 2019 lên 1.9% năm 2020.

 Theo UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 đạt hơn 1,4 tỷ lượt

và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng đến 1,8 tỷ lượt vào năm 2030 Đông Bắc Á sẽ là khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất Cũng theo tổ chức trên, nhu cầu du lịch trong tương lai sẽ đa dạng, hướng đến giá trị văn hóa, tự nhiên, sáng tạo, ứng dụng công nghệ Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng phổ biến Phương tiện di chuyển bằng đường hàng không sẽ chiếm ưu thế (chiếm 52% so với phương tiện mặt đất)  Đối với ngành Du lịch thế giới, phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều

lợi ích cho nền kinh tế, xã hội và môi trường Du lịch xanh, sinh thái, di sản, văn hóa, chữa bệnh sẽ phát triển mạnh trong tương lai Môi trường tự nhiên trong lành, an toàn và chất lượng dịch vụ tốt là yếu tố then chốt thu hút khách du lịch Du lịch nội địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

Đánh giá cụ thể về du lịch thế giới 2024, UNWTO đưa ra một số dự báo:

• Vẫn còn dư địa đáng kể để phục hồi trên khắp châu Á Việc mở lại một số thị

trường nguồn và điểm đến sẽ thúc đẩy sự phục hồi trong khu vực và trên toàn cầu.• Du lịch trong và ngoài nước của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng tốc vào năm 2024nhờ việc tạo điều kiện thuận lợi về thị thực và năng lực hàng không được cải thiện.Trung Quốc đang áp dụng miễn thị thực du lịch cho công dân một số nước châu Âu trong một năm đến ngày 30/11/2024.

• Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và thị thực sẽ thúc đẩy lượng khách đến Trung Đông và Châu Phi cùng với các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) để khối này thực hiện thị thực du lịch thống nhất, tương tự như thị thực Schengen, và các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trong châu Phi ở Kenya và Rwanda.

• Châu Âu được cho là tiếp tục đạt các kết quả phục hồi ấn tượng vào năm 2024.• Du lịch mạnh mẽ từ Mỹ, được hỗ trợ từ đồng đô la Mỹ mạnh, sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho các điểm đến ở châu Mỹ và xa hơn nữa Giống như vào năm 2023, các thị trường nguồn mạnh mẽ ở châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông sẽ tiếp tục thúcđẩy dòng đi lại và chi tiêu du lịch trên khắp thế giới.

Trang 10

• Những cơn gió ngược về kinh tế và địa chính trị tiếp tục đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phục hồi bền vững của ngành du lịch quốc tế và mức độ tincậy Lạm phát dai dẳng, lãi suất cao, giá dầu biến động và sự gián đoạn thương mại có thể tiếp tục tác động đến chi phí vận chuyển và chỗ ở vào năm 2024.• Trong bối cảnh đó, khách du lịch dự kiến sẽ ngày càng tìm kiếm các điểm đến có chi phí hợp lý và đi du lịch gần nhà hơn Du khách cũng ưu tiên các điểm đến bền vững và có khả năng thích ứng.

b) Dự báo tình hình phát triển du lịch Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam đã trải qua 3 năm đầy biến động do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và chính sách mở cửa du lịch quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đang nhìn thấy những tín hiệu tích cực và hứa hẹn bùng nổ trong thời gian tới Đây là cơ hội to lớn để thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, đồng thời góp phần quan trọng cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

-Dự báo chung:

Ngắn hạn (2024 - 2025):

Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này, đặc biệt là trong năm 2024.

Trong đó: Dự đoán ngành du lịch Việt Nam năm 2024 sẽ đón nhiều tin vui, mở ra kỳ vọng cho một năm tăng trưởng tích cực Dự báo trong năm 2024, khách quốc tế vào Việt Nam có thể đạt trên 20 triệu lượt, khách nội địa đạt 110 triệu - 120 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, lượng khách du lịch quốc tế có thể đạt 80% - 95% mức trước đại dịch vào năm 2024 Du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn mức trước đại dịch vào năm 2024, với ước tính ban đầu cho thấy mức tăng trưởng 2% so với mức của năm 2019.

Ngành du lịch sẽ tiếp tục thay đổi và phát triển với sự xuất hiện của các công nghệ mới và xu hướng du lịch mới: Check-in với công nghệ nhận dạng vân tay, khuôn mặt, Taxi tự động lái, Chuyến bay than thiện với môi trường, khách sạn than thiện với môi trường, du lịch vũ trụ…

+ Phát triển du lịch một cách bền vững, sáng tạo và đáp ứng nhu cầu của du khách.

Ngày đăng: 23/04/2024, 06:48

Tài liệu liên quan