1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích quy chế pháp lý về cổ đông ngân hàngthương mại cổ phần so sánh với cổ đông của côngty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2020

30 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Ngườiquản lý bao gồm Chủ tịch, thành viên HĐQT, Chủ tịch, thành viên Hội đồngthành viên; TGĐ GĐ và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệcủa tổ chức tín dụng; Người điều hà

Trang 1

ĐI HC QUC GIA THNH PH H CH MINH TRƯỜNG ĐI HC KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CỔ ĐÔNG NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SO SÁNH VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020.

Giảng viên: Ths Nguyễn Thị Thương Mã học phần: 232PL1601

Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CỔ ĐÔNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1

1.1 Cơ cấu cổ đông 1

1.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 5

3.1 Một số lợi ích trong quy định về cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần 20

3.2 Một số bất cập trong quy định về cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần 21

3.3 Đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý quy định về cổ đông ngân NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần LCTCTD: Luật Các tổ chức tín dụng TCTD: Tổ chức tín dụng

BKS: Ban kiểm soát

ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông TGĐ: Tổng giám đốc HĐQT: Hội đồng quản trị NĐ: Nghị định

Trang 3

CHƯƠNG 1: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CỔ ĐÔNG CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.1 Cơ cấu cổ đông

Cổ phần ngân hàng thương mại bao gồm: Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi.

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông, là chủ sở hữu của ngân hàng thương mại cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Cổ phần ưu đãi:

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: 1

+ Người nắm giữ: tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập + Cổ đông sáng lập: Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của CĐSL chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

+ Không có quyền chuyển nhượng: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

- Cổ phần ưu đãi cổ tức:2

+ Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chỉ được trả khi ngân hàng có lãi.

+ Mức cổ tức và phương thức xác định cổ tức thưởng do Đại Hội đồng cổ đông quyết định.

+ Tổng giá mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ.

1 Khoản 4 Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.2 Khoản 3 Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

1

Trang 4

+ Thành viên HĐQT, thành viên BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người

quản lý, người điều hành không được sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức (Người

quản lý bao gồm Chủ tịch, thành viên HĐQT, Chủ tịch, thành viên Hội đồngthành viên; TGĐ (GĐ) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệcủa tổ chức tín dụng; Người điều hành bao gồm Tổng Giám đốc (Giám đốc),Phó Tổng giám đốc (PGĐ), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chứcdanh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.)

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại Hội đồng cổ đông, đề nghị người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Tại khoản 6 Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định số lượng cổ đông tối thiểu là 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa Trong đó:

- Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ - Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:

+ Sở hữu cổ phần tại NHTMCP được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Sở hữu cổ phần của tại công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại cổ phần trong trường hợp: Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm; Ngân hàng thương mại3 được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động ngân hàng.4

+ Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

Theo trường hợp này, trong quá trình cổ phần hóa, Nhà nước có thể chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình thành cổ phần và trở thành cổ đông của NHTM Vì vậy, Trong trường hợp tổ chức đó sở hữu cổ phần nhà 3 Khoản 2 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

4 Khoản 2 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

nước tại ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức đó có thể sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ Ví dụ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) có các cổ đông chiến lược bao gồm Tập đoàn T&T Group, Tổng Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội.

+ Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam quy định trường hợp nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 20% cổ phần tại tổ chức tín dụng Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; và tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

- Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc một trong các trường hợp thuộc Điều 4.28 LCTCTD 2010.

Quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần trong ngân hàng thương mại cổ phần được thiết lập nhằm đảm bảo sự ổn định và minh bạch trong hoạt động của ngân hàng Mục tiêu chính là ngăn chặn việc một cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quyền lực quá lớn, từ đó gây ra rủi ro cho hoạt động của ngân hàng và ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính.

- Về việc tại sao mức tỷ lệ sở hữu cổ phần được quy định là 20% chứ không phải mức khác cao hơn, có thể hiểu như sau:

3

Trang 6

+ Ngăn chặn quyền lực tập trung: Giới hạn này ngăn chặn việc một cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quyền lực quá lớn trong ngân hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro về quản trị và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Đảm bảo sự minh bạch: Khi một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu một tỷ lệ lớn cổ phần, có thể dẫn đến việc thông tin không được minh bạch, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác và sự ổn định của ngân hàng.

+ Xác định cổ đông lớn: cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó Trong đó, Sở hữu gián tiếp là việc tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng thông qua người có liên quan hoặc thông qua ủy thác đầu tư.

+ Tỷ lệ sở hữu: là phần trăm cổ phần thuộc sở hữu của một cổ đông trong tổng số cổ phần của tổ chức tín dụng Cổ đông sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng chỉ được sở hữu tối đa số lượng cổ phần nhất định theo quy định của pháp luật Việc quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa nhằm hạn chế việc quyền lực tập trung quá nhiều vào tay một người, dẫn đến việc chi phối, lạm dụng chức vụ gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của tổ chức tín dụng quy định tại các trường hợp bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần Vốn ủy thác là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác Tổ chức tín dụng nhận ủy thác từ cá nhân, tổ chức khác và thực hiện đầu tư, kinh doanh từ nguồn vốn đó Như vậy, nguồn tiền ủy thác được sử dụng để kinh doanh nên phần vốn ủy thác cũng chính là cổ phần của cá nhân, tổ chức tại tổ chức tín dụng Việc xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần bao gồm cả phần vốn ủy thác.

- Cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam phải tuân theo các quy định sau đây:

Trang 8

+ Điều kiện về vốn: Cổ đông sáng lập phải có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.

+ Điều kiện về cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập CTCP.

+ Trách nhiệm của cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp và cam kết hỗ trợ ngân hàng thương mại cổ phần về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản.

+ Tỷ lệ sở hữu cổ phần: Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập Cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần.

+ Điều kiện đối với cổ đông sáng lập là cá nhân: Cổ đông sáng lập là cá nhân phải mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

+ Điều kiện đối với cổ đông sáng lập là tổ chức: Cổ đông sáng lập là tổ chức phải được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

1.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

1.2.1 Quyền của cổ đông

Căn cứ tại Điều 53 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có các quyền sau đây:

“Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông vàthực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền;mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; Được nhận cổ tức theo nghị

Trang 9

quyết của Đại hội đồng cổ đông; Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bántương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng;Được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác của tổ chức tín dụng hoặc tổchức, cá nhân khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều lệcủa tổ chức tín dụng; Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong danh sách cổđông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác; Xemxét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bảnhọp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; Đượcnhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tíndụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản; Được ủy quyền bằng văn bảncho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyềnkhông được ứng cử với tư cách của chính mình; Được ứng cử, đề cử người vàoHội đồng quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụnghoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quyđịnh Danh sách ứng cử viên phải được gửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạndo Hội đồng quản trị quy định.”

1.2.2 Nghĩa vụ của cổ đông

Tại Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong tổ chức tín dụng cổ phần như sau:

- Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng.

+ Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng;

6

Trang 10

+ Tuân thủ Điều lệ và các quy chế quản lý nội bộ của tổ chức tín dụng + Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

+ Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

+ Cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp cho tổ chức tín dụng thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận ủy thác đầu tư trong tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng có quyền đình chỉ quyền cổ đông của các cổ đông này trong trường hợp phát hiện họ không cung cấp thông tin xác thực về chủ sở hữu thực sự các cổ phần.

1.3.Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông

1.3.1 Xác lập tư cách cổ đông

Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức Để xác lập tư cách cổ đông cần thỏa các điều kiện sau:

- Về sở hữu cổ phần, cổ đông phải sở hữu ít nhất một cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần.

- Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua: Cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà họ đã cam kết mua.

- Được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông: Tư cách cổ đông được xác lập từ thời điểm kết thúc việc ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng: Cổ đông phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua cổ phần: Cổ đông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua cổ phần.

1.3.2 Chấm dứt tư cách cổ đông

Trang 11

Thứ nhất, chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần các loại của cổ đông cho

người khác Với việc một cổ đông trong công ty chuyển nhượng toàn bộ cổ phần các loại của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác, tư cách cổ đông của người bán cổ phần sẽ chấm dứt khi thông tin của người mua được ghi rõ trong số đăng ký cổ đông công ty theo quy định hiện hành

Thứ hai, hoàn trả toàn bộ giá trị cổ phần ưu đãi hoàn lại Luật doanh nghiệp

2020 cho phép công ty cổ phần được phép phát hành các loại cổ phần ưu đãi trong đó có cổ phần ưu đãi hoàn lại, đây là loại cổ phần cho phép người sở hữu được quyền yêu cầu công ty hoàn lại vốn góp hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại Trong trường hợp được công ty hoàn trả toàn bộ giá trị mua cổ phần ưu đãi hoàn lại, nhà đầu tư cũng đồng thời chấm dứt tư cách thành viên công ty.

Thứ ba, công ty mua lại toàn bộ cổ phần của một cổ đông theo Điều 133

Luật doanh nghiệp 2020 Theo quy định, công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, cơ quan này có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Thứ tư, cổ đông tặng cho cổ phần cho người khác.Thứ năm, cổ đông sử dụng cổ phần của mình để trả nợ.

Thứ sáu, cổ đông là cá nhân bị chết hoặc bị tuyên bố chết, cổ đông là tổ chức

bị giải thể phá sản Tư cách cổ đông sẽ chấm dứt tại thời điểm mở thừa kế đối với cổ đông là cá nhân và chấm dứt đối với tổ chức tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố tổ chức đó giải thể hoặc phá sản.

1.4.Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông 8

Trang 12

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng thương mại.

Tại khoản 2 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định các nhiệm

vụ và quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông như sau: “Thông qua định hướng

phát triển của tổ chức tín dụng; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng;Phê chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát; Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát từngnhiệm kỳ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu bổ sung, thay thế thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn, điều kiệntheo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng; Quyết định mứcthù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị, thànhviên Ban kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát; ”

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của cổ đông được thể hiện thông qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông Theo đó, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ, quyền hạn như thông qua định hướng phát triển, sửa đổi bổ sung điều lệ, quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị, quyết định hoạt động kinh doanh trong NHTMCP Người quản lý, điều hành NHTMCP trong hoạt động của mình phải thực hiện nhiệm vụ trung thực, cẩn trọng, công khai thông tin vì lợi ích của NHTMCP, cổ đông Tuy nhiên, việc tổ chức, quản trị, điều hành trong NHTMCP vẫn còn thiếu các quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông như: Trong quá trình thực hiện chức năng người quản lý, điều hành của NHTMCP nhiều lúc còn “gian dối”, “bưng bít” thông tin, từ đó gây phương hại tới lợi ích của các cổ đông; Trình độ nhận thức của cổ đông chưa cao trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Đặc biệt, chưa có quy định pháp luật nào về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông dài hạn trong NHTMCP.

Trang 13

CHƯƠNG 2 SO SÁNH VỀ CỔ ĐÔNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN.

2.1 Điểm giống nhau

Thứ nhất, về trách nhiệm hữu hạn của cổ đông theo cổ phần Theo Điều 54.1

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong tổ chức tín dụng cổ phần như: cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định Đồng thời, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng Có thể thấy, cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số cổ phần của mình đã góp Tương tự, theo Điều 111.1.c Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Qua đó, ta thấy có sự tương đồng về trách nhiệm hữu hạn của cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và công ty cổ phần.

Thứ hai, về quyền lợi cơ bản của cổ đông.Theo Điều 53 Luật Các tổ chức tín

dụng 2010 và Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền lợi của cổ đông phổ thông trong tổ chức tín dụng cổ phần (cụ thể trong phạm vi bài thuyết trình ta đang nói đến ngân hàng thương mại cổ phần) và trong công ty cổ phần Ta có thể thấy cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết Cổ đông phổ thông cũng được nhận cổ tức theo nghị quyết/quyết định của Đại hội đồng cổ đông Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng cổ phần/công ty cổ phần Được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông

10

Trang 14

khác (nhưng phải tuân theo quy định của luật Các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan, có một số trường hợp không được chuyển nhượng đã quy định trong luật) Đồng thời, cổ đông phổ thông cả hai bên đều có thể xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác hay xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ ngân hàng/công ty cổ phần, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Ngoài ra, cổ đông phổ thông đều được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.

Thứ ba, về nghĩa vụ của cổ đông Theo Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng

2010 và Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong tổ chức tín dụng cổ phần và nghĩa vụ của cổ đông công ty cổ phần, ta nhận thấy hai bên đều có một số nghĩa vụ tương tự như: Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

2.2 Điểm khác nhau

Thứ nhất, về số lượng cổ đông

- Đối với Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ

đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa Và cũng theo quy định5 tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó Như vậy công ty cổ phần có ít nhất là 03 người Khi công ty cổ phần được

5 Điều 111.1.b Luật Doanh nghiệp 2020

Trang 15

thành lập, nếu số lượng cổ đông tối thiểu không đủ 3 người thì phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.

Theo quy định tại Điều 154.1 Luật Doanh nghiệp 2020: Hội đồng quản trị công ty cổ phần có từ 03 đến 11 thành viên Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.

- Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần: Tổ chức tín dụng cổ phần phải có

tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa Theo Điều 62 Luật Các6 tổ chức tín dụng 2010, Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần phải có không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng.

Như vậy, nhìn chung số lượng cổ đông tối thiểu của Ngân hàng thương mại cổ phần là nhiều hơn so với Công ty cổ phần Điều này cũng tương tự đối với số lượng thành viên hội đồng quản trị của 2 bên

Thứ hai, tỷ lệ sở hữu cổ phần

- Đối với Công ty cổ phần: thì các cổ đông là chủ sở hữu công ty Tại khoản

3,4 Điều 4 LDN 2020 “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần

của công ty cổ phần” và “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổphần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”,

do đó ta có thể hiểu rằng đối với mô hình công ty cổ phần thì để trở thành cổ đông thì nhà đầu tư chỉ cần sở hữu tối thiểu ít nhất là một cổ phần của CTCP và luật không giới hạn số cổ phần tối đa mà cổ đông có thể sở hữu Ngoài ra, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp [khoản 2 Điều 120 LDN] nhằm đảm bảo cho công ty cổ phần có vốn hoạt động trong thời gian đầu khi mới thành lập.

6 Điều 52.6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

12

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w