1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận văn hoá nhật bản

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Văn Hóa Nhật Bản
Tác giả Nhóm Sinh Viên
Chuyên ngành Văn Hóa Nhật Bản
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 6,69 MB

Nội dung

Nhưng dưới đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Nhật Bản mà nhóm em tìm hiểu.1.. Theo thời gian, trà đạo đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản v

Trang 1

Văn hoá Nhật Bản

Chúng ta biết rằng, nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng Với vị trí địa lý đặc biệt khi bao quanh hoàn toàn bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau, Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, làm thiệt hại về người và của nghiêm trọng Mặc

dù vậy với ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết, người Nhật đã đưa đất nước của mình vươn lên sánh ngang các cường quốc hàng đầu khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ

Có thể nói rằng văn hóa Nhật Bản rất đa dạng, phong phú Nhưng dưới đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Nhật Bản mà nhóm em tìm hiểu

1 Văn hóa trà đạo

Nhắc đến văn hóa Nhật Bản thì chúng ta không thể không nhắc đến trà đạo Trà đạo được phát triển từ thời kỳ Heian (794 - 1185), chữ “trà” ở đây dùng để chỉ sự thưởng trà và chữ “đạo” ý chỉ sự đàm đạo Theo thời gian, trà đạo đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản vì đây không chỉ là một loại hình thức để thưởng trà mà còn là một nghệ thuật, một phương tiện để tạo ra sự tĩnh lặng nơi tâm hồn và cảm nhận sự đẹp đẽ của thiên nhiên, của cuộc sống Ngoài ra, để có thể pha trà ngon còn đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức về các loại trà, các dụng cụ trà và các nghi lễ xung quanh việc pha trà nữa đấy Sự tỉ mỉ, chăm chút

và nhẫn nại là những điều vô cùng cần thiết Với tất cả những giá trị văn hóa của mình, trà đạo đã trở thành một phần quan trọng của đời sống Nhật Bản và được coi là một biểu tượng của nền văn hóa đất nước này

Trang 2

2 Kimono - Trang phục truyền thống mang đậm văn hóa Nhật Bản

Kimono trong tiếng Nhật có nghĩa là: “đồ để mặc”, hòa phục hay còn có cái tên khác là y phục Nhật, chính là là loại y phục truyền thống của Nhật Bản Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu và hoa văn nổi bật Trong khi đó, kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn

Trang 3

Ở bên ngoài, Kimono dường như rất dễ mặc, chỉ cần thự hiện một vài bước đơn giản như mặc áo dài, buộc thắt lưng và đi dép Nhưng thực sự mặc Kimono không phải là điều dễ dàng Ta có thể bị rối theo các cách mặc Kimono, nhưng hãy nhớ điểm mấu chốt

đó là Kimono được gấp qua trái trước và bên phải ngoài cùng cho tất cả phụ nữ và nam giới

3 Tinh thần võ sĩ đạo

Phần lớn người nước ngoài thường biết đến từ Samurai như một danh xưng dành cho các võ sĩ, nhưng thực chất nó dùng để chỉ những người phục vụ và bảo vệ tầng lớp quý tộc cung đình thời Heian Dần dần, Samurai được phép sử dụng ngựa, kiếm, cung tên khi làm việc và trở thành một tầng lớp mới trong xã hội Giống như Trà đạo chữ “đạo” trong Võ sĩ đạo cũng có nghĩa là một con đường, một phong cách, một triết lý và một hệ thống có nguyên tắc rõ ràng Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự

Trang 4

4 Đấu vật Sumo

Võ sĩ Sumo là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và đấu vật Sumo được xem là một thể thao quốc gia của xứ sở hoa anh đào Từ thế kỷ thứ 8, Sumo bắt đầu như một cách để cầu mong cho mùa vụ màu mỡ và sau đó phát triển thành một trò chơi phổ biến, trong đó 2 người sẽ thi đấu trong 1 vòng tròn Người chiến thắng là người có thể triệt hạ đối thủ bằng sự nhanh nhẹn và sức đẩy, buộc họ bước ra khỏi vòng của cuộc chơi

Trang 5

5 Văn hóa ăn uống

Cách thưởng thức mì

Có rất nhiều điều thú vị về văn hóa Nhật Bản trong những truyền thống ăn uống, nhưng có 1 điểm độc đáo nhất chính là ăn mì Đây không chỉ là một phong tục trong xã hội Nhật Bản, mà còn là một cách để thể hiện rằng ta đang thưởng thức bữa ăn của mình Không giống như những món ăn khác, khi ăn mì tại Nhật Bản nhất định phải phát ra tiếng Đây là cách để thể hiện niềm vui của thực khách

và nó như là một lời khen dành cho đầu bếp bởi hương vị tuyệt vời của món mì

Trang 6

Sushi và Samishi

Cách ăn Sushi truyền thống của Maki và Nigiri là dùng ngón tay, nhưng khi ăn Sashimi ta lại phải dùng đũa để thưởng thức Ngoài

ra, điều đáng chú ý là chỉ phần cá được chạm vào nước sốt khi bạn chấm, còn phần cơm thường không được ngâm trong nước sốt vì như vậy sẽ làm Sushi bị mặn Khi ăn Sashimi, mọi người có thể trộn nước tương và wasabi với nhau

Trang 7

Bánh Mochi

Vào những ngày đầu năm mới, mochi là món quà tinh thần không thể thay thế trong mỗi gia đình Món bánh này tượng trưng cho mong muốn về một cuộc sống đầy may mắn và thịnh vượng, ăn món này dịp đầu năm với mong muốn mang đến sức khỏe tốt và tuổi thọ cao

Trang 8

Một số quy tắc ăn uống của người Nhật (cái này quy tắc của họ, để hiểu rõ hơn về người Nhật)

- Hãy bắt đầu bữa ăn bằng việc nói “Itadaki-masu” – nghĩa là “Cảm ơn vì bữa ăn”

- Không bao giờ được dùng tay để hứng đồ ăn: Việc dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp bị coi là bất lịch sự ở Nhật

- Tránh dùng răng cắn đôi miếng thức ăn: Nhìn chung, ta nên ăn cả miếng và tránh dùng răng xé nhỏ Các món ăn Nhật thường được chia làm nhiều phần rất vừa miệng Việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị coi là bất lịch sự Bạn có thể che miệng lại khi nhai những miếng to

- Không trộn wasabi (mù tạt xanh) với xì dầu: Người dân các nước khác thường trộn đều xì dầu với wasabi khi ăn sashimi, nhưng đúng ra không nên làm thế Ta cần cho một chút wasabi lên trên miếng sashimi, sau đó mới chấm xì dầu

- Đừng úp ngược nắp bát tô: Việc úp ngược nắp bát sẽ khiến người khác nghĩ đã ăn xong rồi

- Không dùng đũa chạm vào đồ ăn nếu không gắp: Sẽ bị coi là người bất lịch sự nếu dùng đũa của mình chạm vào đồ ăn trên đĩa nhưng rồi lại không gắp

- Không đặt đũa lên trên bát: Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa Nếu không có thì phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn

Trang 9

- Đừng đảo đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa chung: Do đầu đũa đó là nơi mình đặt tay nên thực chất không sạch và không nên dùng để gắp thức ăn Nên nhờ phục vụ lấy thêm một đôi nữa để dùng gắp món ăn chung

- Khi đã ăn xong, ta có thể cảm ơn chủ nhà bằng việc nói “Gochisosama – deshita” (trang trọng) hoặc đơn giản hơn “Gochisosama” (ít trang trọng)

6 Văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Một trong những nét văn hóa đặc biệt của Nhật Bản mà có thể nhận thấy một cách dễ dàng đó chính là cúi đầu chào nhau Không

giống như các quốc gia phương Tây, khi gặp nhau họ thường bắt tay hay ôm hôn, thay vào đó người Nhật tỏ lòng hiếu khách và lịch

Trang 10

sử bởi những cái cúi đầu.

Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

- Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng

- Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm

- Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông

Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp, tuy

Trang 11

nhiên, họ luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát.

7 Thần đạo (Shinto)

Thần đạo hay Shinto giáo (tiếng Nhật: 神道 – có nghĩa là con đường của các vị thần) là một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo bản địa – lâu đời nhất trong lịch sử Nhật Bản Các tín ngưỡng và nghi lễ của nó được thực hành bởi hơn 112 triệu người trên toàn thế giới Mặc

dù có tên gọi là Thần đạo, nhưng Shinto giáo lại không có vị thần trung tâm (như Phật Thích Ca trong đạo Phật hay Chúa Giê-su trong Công giáo), không có văn bản thiêng liêng, không có nhân vật sáng lập và cũng không có giáo lý trung tâm, thay vào đó, việc thờ phụng kami là trọng tâm của Thần đạo Kami là bản chất của tinh thần có thể hiện diện trong tất cả mọi thứ

8 Văn học, nghệ thuật

Trang 12

Văn học

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu có bậc nhất thế giới Các tác phẩm văn học đầu tiên có thể đã

xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 thậm chí sớm hơn Lịch sử văn học Nhật Bản chia làm ba giai đoạn chính: Cổ đại, Trung cổ (hay Trung đại)

và Hiện đại, trên nhiều thể loại khác nhau Thơ Nhật Bản, mà điển hình là thơ haiku, với đặc trưng là các câu ngắn và việc sử dụng nhuần nhuyễn các từ chỉ mùa (Quý ngữ) Truyện kể Genji (Genji Monogatari) của nữ sĩ cung đình Murasaki Shikibu là cuốn tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại Trong khi đó, truyện cổ tích Chuyện người tiều phu đốn tre (Taketori Monogatari, còn biết đến với tên gọi Nàng tiên trong ống tre) được cho là tác phẩm khoa học giả tưởng xuất hiện sớm nhất với giả thuyết có người sinh sống trên mặt trăng

Các nhà văn nổi tiếng có thể kể đến như Mori Ōgai, Akutagawa Ryuunosuke, Abe Kōbō và Haruki Murakami

Magna - Anime

Manga (漫画; mạn hoạ) là một từ tiếng Nhật chỉ thể loại truyện tranh của Nhật Bản Manga lúc đầu chỉ là những

câu chuyện được minh họa bằng tranh vốn đã xuất hiện từ lâu tại Nhật Sau Thế chiến thứ 2, manga ngày càng phát triển và nhanh chóng trở thành một nét văn hóa của Nhật Bản Tezuka Osamu - một mangaka (họa sĩ truyện tranh) được cho là người đặt nền móng cho nền công nghiệp manga - anime khổng lồ hiện tại Các tác phẩm nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới và nhiều lần

được chuyển thể thành anime (phim hoạt hình phong cách Nhật) có thể kể đến như Astro Boy (Tezuka Osamu), Doraemon (Fujiko F Fujio), Meitantei Conan (Aoyama Gosho), Dragon Ball (Toriyama Akira).

Anime (アニメ) là một từ của Nhật Bản, nguồn gốc của nó vẫn còn đang gây tranh cãi, có thể được mượn từ animation trong tiếng

Anh hoặc animé trong tiếng Pháp, nghĩa là phim hoạt hình Đối với người nước ngoài, anime được hiểu là phim hoạt hình theo phong

cách Nhật Các anime thường được chuyển thể từ những bộ manga nổi tiếng (như Doraemon), hoặc ngược lại, anime làm cảm hứng cho manga (như 5cm/s của Shinkai Makoto) Theo nhiều thống kê, anime chiếm tới 70% sản lượng phim hoạt hình trên toàn thế giới Những bộ anime dài tập thường được chiếu trên truyền hình, các phiên bản điện ảnh hay tập đặc biệt khác thì được chiếu rộng rãi tại các rạp Cùng với manga, anime cũng đã trở nên quen thuộc trên khắp thế giới và được nhiều người mến mộ

Trang 13

Nghệ thuật

Ở Nhật Bản có nhiều bộ môn nghệ thuật như: Trà đạo (茶道 – ; Chadō - nghệ thuật pha và thưởng thức trà), Thư đạo (書道 – ; Shodō -

nghệ thuật viết chữ đẹp), Kiếm đạo (剣道 – ; Kendō - nghệ thuật sử dụng kiếm, nay trở thành một môn thể thao), Hoa đạo (華道 – ; Kadō

- nghệ thuật cắm hoa), Thư họa (書画; Shoga - nghệ thuật vẽ tranh bằng mực Tàu, bút lông hoặc viết chữ nghệ thuật giống như đang vẽ), Nhu đạo (儒道 – ; Judō - một môn võ truyền thống của Nhật với các thế vật, ngoài ra đòi hỏi người học phải có cốt cách), Không thủ đạo (空手道 – ; Karate-dō - một môn võ truyền thống của Nhật, ban đầu chỉ có tên "Không thủ", sau đó "đạo" được thêm vào nhằm mục đích rèn luyện nhân cách của người học võ), Các loại hình nghệ thuật khác như kịch (bao gồm "Kabuki" (歌舞伎; Ca vũ kịch),

Trang 14

"Nō", ) và múa (bao gồm "Bon", ) cũng rất phổ biến và góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa Nhật.

9 Tiền tip

Khi đi du lịch ở một quốc gia khác, tiền tip là một trong những thứ cần chú ý, vì dường như mỗi nơi đều có sự khác biệt về nét văn

hóa này Theo Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản thì ta sẽ chẳng phải quan tâm về vấn đề này, bởi trong văn hóa của Nhật, tiền boa là điều cấm kỵ Phần lớn các dịch vụ được cung cấp tại Nhật không hề cần tiền tip, thậm chí nhân viên còn được đào tạo để từ chối nhận khoản tiền đó Trong trường hợp cần đưa tip ở Nhật, hãy bỏ khoản tiền đó vào một phong bì trang nhã, đóng dấu

Ngày đăng: 22/04/2024, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w