1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận văn hóa chính trị đặc trưng văn hóa chính trị mỹ và một số bài học kinh nghiệm từ văn hóa chính trị mỹ

35 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc trưng văn hóa chính trị Mỹ và một số bài học kinh nghiệm từ văn hóa chính trị Mỹ
Chuyên ngành Văn hóa chính trị
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 84,96 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong quá trình phát triển, văn hóa chính trị cũng giống như quá trìnhphát triển sáng tạo văn hóa nói chung, cùng với những yếu tố nội sinh - nhữngyếu tố có cội nguồn bản địa, sinh

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

Đề tài:

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ MỸ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM TỪ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ MỸ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 2

1.1 Khái niệm văn hóa chính trị 2

1.2 Các nhân tố quy định văn hóa chính trị 4

Chương 2ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ MỸ 9

2.1 Sự kết hợp chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thực dụng 9

2.2 Truyền thống tự do, tinh thần tự do ở Mỹ 11

Chương 3BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ MỸ VÀ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 21

Ở LÀO HIỆN NAY 21

3.1 Bài học kinh nghiệm từ văn hóa chính trị Mỹ 21

3.2 Xây dựng văn hóa chính trị ở Lào hiện nay 22

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển, văn hóa chính trị cũng giống như quá trìnhphát triển sáng tạo văn hóa nói chung, cùng với những yếu tố nội sinh - nhữngyếu tố có cội nguồn bản địa, sinh ra từ cơ tầng văn hóa truyền thống, tạo nêntính đồng nhất cao trong văn hóa chính trị, luôn có những yếu tố ngoại lainhưng được tiếp biến và có sức sống trong văn hóa bản địa hoặc những giá trịvăn hóa bản địa bị biến đổi dưới tác động của chúng, được gọi là yếu tố ngoạisinh, để từ đó làm nên những nét đặc sắc rất riêng biệt

Văn hóa chính trị Mỹ cũng không nằm ngoài những quy luật chung củanhân loại Mỹ là hợp chủng quốc, quốc gia đặc biệt quan trọng trong hệ thốngquốc tế đương đại Nhắc tới Mỹ là nhắc tới một cường quốc số 1 thế giới ởhầu hết các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục Chỉ trong khoảngthời gian gần 3 thế kỷ hình thành và phát triển, người Mỹ đã xây dựng nênmột chế độ “tư bản điển hình”, một điển hình về sự kế thừa bản sắc văn hóachâu Âu nhưng chịu ảnh hưởng và tác động không nhỏ bởi quan niệm đạo lý

và lối sống thanh giáo thời kỳ cải cách Mỹ là cường quốc có tuổi đời trẻ nhất

mà trong quá trình phát triển không trải qua giai đoạn dài của “đêm trườngTrung cổ” và thời kỳ phong kiến, song, từ khi thành lập đến nay nước Mỹ đãkhông ngừng khẳng định và mở rộng quyền lực của mình Mỗi giai đoạn lịch

sử khác nhau, người Mỹ lại có những chiến lược khác nhau nhằm khẳng định,củng cố, mở rộng quyền lực Nói cách khác, nước Mỹ luôn thực hiện đượcnhững ý đồ của mình, tác động đến các quốc gia khác nhằm mang lại chomình những lợi ích tối ưu nhất, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể Tìm hiểu vềVăn hóa chính trị Mỹ là một cách tiếp cận để có thể hiểu, lý giải được nhữngcách ứng xử thể hiện tầm ảnh hưởng, “giá trị Mỹ ra bên ngoài mà thực tếđương đại đã minh chứng

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Đặc trưng văn hóa

chính trị Mỹ và một số bài học kinh nghiệm từ văn hóa chính trị Mỹ” làm

tiểu luận kết thúc môn học

Trang 4

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1.1 Khái niệm văn hóa chính trị

Để hiểu Văn hóa chính trị, chúng ta cần làm rõ quan niệm về chính trị

và đặt mối tương quan với khái niệm văn hóa nói chung

Cũng như văn hóa, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chính trị,

do đó, mà cũng có nhiều cách hiểu về chính trị Tiếp cận từ các góc độ khácnhau người ta có những quan niệm không giống nhau về chính trị Tuy nhiên,

ở mỗi góc độ nghiên cứu sẽ mang lại những giá trị và ý nghĩa nhất định chonhận thức

Qua việc nghiên cứu, chung quy có thể hiểu chính trị là lĩnh vực rấtrộng bao gồm: Tư tưởng chính trị, thể chế chính trị, thiết chế chính trị, quátrình chính trị, hệ thống chính trị, quan hệ chính trị, hoạt động chính trị, chínhsách và con người chính trị ,

Xuất phát từ quan niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu, chính trị đượcxem là toàn bộ các giả trị chính trị được hình thành trong hoạt động gắn liềnvới những quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào đời sống chính trị mà hạtnhân là vấn đề quyền lực chính trị của hệ thống chính trị trong thời gian vàkhông gian xác định

Từ cách hiểu về chính trị nêu trên thì Văn hóa chính trị được hiểu là

toàn bộ những sáng tạo của một cộng đồng tạo nên thiết chế quyền lực, phương thức vận hành, những giá trị chi phối hoạt động chính trị, những mối quan hệ và ứng xử giữa con người với nhau trong quá trình chính trị, và từ

đó có thể quy khái niệm văn hóa chính trị thuộc vào văn hóa quy phạm.

Ngoài ra, văn hóa chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hóa, làkhái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị cótính văn hóa Như vậy, văn hóa chính trị không phải là bản thân chính trị, bảnthân văn hóa, hay là sự cộng gộp giản đơn hai lĩnh vực này, mà đó là chính trị

Trang 5

bao hàm tính văn hóa từ bản chất bên trong của nó Biểu hiện của văn hóachính trị thể hiện ở các cách tiếp cận cơ bản:

Tiếp cận dưới góc độ hoạt động, văn hóa chính trị được xem như quátrình nhận thức của các chủ thể về sự vận hành, phát triển của thể chế chínhtrị, thiết chế chính trị, quan hệ chính trị và nhất là các hoạt động chính trị thựctiễn mang lại giá trị cao đẹp gắn với chân, thiện, mỹ của thời đại Văn hóachính trị cho phép phân định trình độ phát triển cao hay thấp của cả nền chínhtrị trong tiến trình phát triển chung của lịch sử

Tiếp cận dưới góc độ giá trị, nhận thức văn hóa chính trị luôn bao quáttính ý nghĩa, sức sống, sức lan tỏa, trình độ nhân tính của các nền chính trị,chủ thể chính trị Văn hóa chính trị luôn cố gắng thể hiện ”cái” nền tảngquan điểm, lập trường tư tưởng, bản chất giai cấp theo hướng văn hóa hóa,mang đậm bản sắc, sắc thái riêng biệt của các cộng đồng văn hóa trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội

Tiếp cận dưới góc độ nhân cách, văn hóa chính trị được xem như làtrình độ hoàn thiện ở quá trình phát triển năng lực chính trị của chủ thể theohướng nhân đạo, nhân văn Văn hóa chính trị cá nhân hoặc nhân cách vănhóa chính trị đều là biểu hiện trình độ nhận thức, tình cảm, niềm tin và ý chíchính trị thông qua hành vi ứng xử trong quan hệ, hoạt động chính trị Tấtnhiên, tất cả các phẩm hạnh ấy phải được nhìn nhận như những nhân tố hợpthành trình độ phát triển nhân tính của con người

Tổng hợp các cách tiếp cận, văn hóa chính trị có thể được hiểu như sau:

Văn hóa chính trị là toàn bộ các giá trị (vật chất và tinh thần) được tạo ra trong hoạt động chính trị nhằm thực hiện sứ mệnh chính trị của chủ thể chính trị ( giai cấp, quốc gia, dân tộc) kết tinh trong thể chế (hệ tư tưởng, đường lối, chính sách), trình độ tổ chức, vận hành thiết chế ( bộ máy, hệ thống chính trị, quá trình chính trị ) trong đời sống chính trị, mang tính nhân văn và sáng tạo vì sự tiến bộ, phát triển xã hội và con người.

Trang 6

VHCT bao giờ cũng chịu sự chế định của nhiều nhân tố, trong đó: trình

độ phát triển văn hóa nói chung, trình độ phát triển kinh tế, tính chất và trạngthái thể chế chính trị, trình độ dân chủ, giao lưu quốc tế đây là những nhân

tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với VHCT của mỗi giaicấp, quốc gia, dân tộc

1.2 Các nhân tố quy định văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị là một cấu trúc phức hợp, luôn vận động và biến đổidưới sự tác động qua lại của rất nhiều yếu tố Vì vậy, việc chỉ ra những nhân

tố tác động này góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với sự phát triển VHCTcủa mỗi quốc gia, dân tộc

1.2.1.Trình độ dân trí và trình độ phát triển văn hóa nói chung

Theo nghĩa rộng nhất văn hóa bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất vàtinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu con người trongđấu tranh cải tạo,chinh phục tự nhiên và xã hội vì con người

Văn hoá không những là nền tảng tinh thần của xã hội, quan trọng hơn,văn hóa còn có vai trò điều tiết sự vận động của xã hội và như một động lựctrực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững Cần đặc biệt nhấnmạnh điều này để khắc phục quan điểm sai lầm đã từng ngự trị trong tư duycủa nhiều người khi họ chỉ coi văn hoá là cái bóng, cái đuôi, cái ăn theo kinh

tế Do vậy, không nên coi sự phát triển bền vững của đất nước chi bao gồm

ba trụ cột cơ bản là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững vềmôi trường, mà còn cần phải coi sự phát triển bền vững về văn hóa là trụ cộtthứ tư, mà văn hoá thì chỉ có ở con người, do vậy rất cần sự phát triển bềnvững con người Trong điều kiện có những biến động toàn cầu rất khó lườnghiện nay, để phát triển bền vững đất nước thì rất cần một tầm nhìn lâu dài, baoquát nhiều mặt và toàn diện, hay nói cách khác, rất cần một cách nhìn và cáchtiếp cận hệ thống

Trong các xã hội phát triển, trình độ học vấn được xem như một tiêuchí hàng đầu đánh giá trình độ, mức độ con người được giáo dục, được đào

Trang 7

tạo có văn hóa, tri thức, đạo đức, xử sự và có tính “xã hội hóa” ngày càng cao.Chính vì vậy, trình độ học vấn nói riêng và trình độ phát triển văn hóa nóichung sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa chính trị

1.2.2 Trình độ phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơcấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xãhội

Phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: Mức tăng trưởng kinh

tế phải lớn hơn mức tăng dân số; Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấukinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững; Tăng trưởng kinh tếphải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang

nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế;Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của conngười và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

Nhìn từ góc độ kinh tế, thì trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtđược xem như biểu hiện sinh động tồn tại xã hội của bản thân văn hóa Theologic của sự phát triển, khi kinh tế tăng trưởng, năng suất lao động cao, thunhập được cải thiện theo đó văn hóa, tinh thần ngày càng được nâng cao vàcuộc sống này càng văn minh tốt đẹp hơn Với nghĩa trên, kinh tế là một trongnhững nhân tố quan trọng tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến sự hình thành vàphát triển của văn hóa, trong đó có văn hóa chính trị

Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, làmục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại Phát triển kinh tếbao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơbản để giải quyết công bằng xã hội Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấnđấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển Mức độ côngbằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng

có cơ sở bền vững

Trang 8

1.2.3.Tính chất và trạng thái thể chế chính trị

Tính chất và trạng thái của thể chế chính trị là sự phản ánh bản chất củachế độ, nền chính trị tương ứng Vì vậy, xét đến cùng một nền chính trị vănminh, dân chủ và tiến bộ vì con người sẽ là biểu hiện của một nền văn hóachính trị cao và đồng thời là động lực thúc đẩy văn hóa chính trị phát triển

Bất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏilàm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trìnhphát triển Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người tacàng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽđẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại,một thể chế bất hợp lý sẽ kim hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chấtlượng phát triển

Xét theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và mộtthể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích Tuy nhiên, trên thực tế, một sốthể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích; trong trường hợp này, thành tíchthuộc về xã hội Đôi khi, nhà cầm quyền còn có khuynh hướng tạo ra thànhtích bằng mọi giá, làm nên cái mà chúng ta gọi là sự phát triển bằng mọi giả -luận điểm này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau của bài viết Mối quan

hệ biện chứng giữa thể chế và thành tích còn thể hiện ở chỗ chủ nghĩa thànhtích bảo trợ sự tồn tại của các lực lượng kim hãm tiến trình cải cách thể chế.Nói cách khác, khi nào thể chế trở nên bế tắc thì người ta sẽ dùng thành tích

để che đậy sự bế tắc đó Ngược lại, chất lượng của thể chế phản ánh trình độchính trị, bản chất chính trị của quốc gia và đó cũng là cơ sở để xã hội quyếtđịnh lựa chọn hoặc không lựa chọn nhà cầm quyền Xã hội không thể lựachọn các tập đoàn chính trị bằng thành tích chính trị mà phải bằng bản chấtchính trị Bản chất chính trị của nhà cầm quyền được thể hiện thông qua thểchế mà nhà cầm quyền xây dựng Đương nhiên, một thể chế tốt chắc chắn sẽxúc tiến sự phát triển; nó khuyến khích sự sáng suốt chính trị với tư cách lànguồn gốc của mọi thành tựu trong quá trình lãnh đạo Đó chính là mối quan

Trang 9

hệ biện chứng giữa thành tích và thể chế Càng nhận thức được tầm quantrọng của việc xây dựng thể chế, càng phải chống lại khuynh hướng sử dụngthành tích để hợp pháp hóa những mặt lạc hậu về thể chế và ở một mức độcao hơn nữa là chống lại việc sử dụng các thành tích như là công cụ duy nhất

để hợp pháp hóa sự cầm quyền của các nhà chính trị; nếu không, nhân loại sẽphải đối mặt với những rủi ro trong quá trình phát triển của mình

1.2.4 Trình độ dân chủ

“Dân chủ” là giá trị được kết tinh từ tinh thần, khát vọng và sự đấutranh giải phóng con người để đạt tự do, ấm no, hạnh phúc Trình độ dân chủđược thể hiện thông qua các kiểu, các hình thức tổ chức đời sống xã hội,thông qua sự vận hành của thiết chế, hệ thống chính trị, mức độ xã hội hóachính trị, sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị , v,v ở mức độcao hay thấp, có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển văn hóa chính trị

Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm côngdân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diệncủa họ được bầu lên một cách tự do

Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân.Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tậptrung hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cảcác cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi

có thể

Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của

họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôngiáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và thamgia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội

Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và côngbằng cho công dân ở độ tuổi bầu cử tham gia

Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền, mà còn có tráchnhiệm tham gia hệ thống chính trị Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các

Trang 10

quyền lợi và sự tự do của họ Có hai loại hình dân chủ cơ bản, đó là dân chủtrực tiếp và dân chủ đại diện.

Dân chủ laà một phạm trù chính trị, bởi vì nó gắn liền với bản chất giaicấp thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp cấp thống (dân chủ chủ nô,dân chủ tư sản, dân chủ vô sản hay còn gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa) Theonghĩa này, dân chủ sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp

1.2.5 Hội nhập và giao lưu quốc tế

Toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu quốc tế đang là xu hướng tất yếucủa nhân loại hiện nay Chính vì vậy, văn hóa chính trị ở mỗi quốc gia, khuvực và trên thế giới không nằm ngoài sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp từquy luật này

Toàn cầu hoá (Globalization) là hình thức quốc tế hóa đương đại củachủ nghĩa tư bản, có ảnh hưởng tới phạm vi toàn cầu, có liên quan tới những

sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản Nội dung chủ yếu của toàn cầu hoả là toàncầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa là quy luật không thể tránh khỏi Nó mang lạicho các nước một số cơ hội như quá trình dân chủ hoá công nghệ, dân chủhoá tài chính, dân chủ hoá thông tin Những trụ cột chính đầu tiên cho quátrình toàn cầu hoá gồm năm mạng lưới có quan hệ chặt chẽ với nhau

Quá trình toàn cầu hóa đã được dự báo từ khi chủ nghĩa tư bản mới đời(thế kỷ XVI) Những phát triển về địa lý, những cuộc chiến tranh giữa cácthuộc địa, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự mở rộng thị trưởng vàgiao lưu quốc tế đã phá vỡ tính cát cứ, biệt lập, khép kín của các quốc gia, đòihỏi sự mở rộng tầm tư duy hoạt động kinh tế, thương mại, mậu dịch

Giá trị dân tộc và giá trị nhân loại về cơ bản là nhất trí Có nghĩa là sựphát triển của một quốc gia không nằm ngoài sự phát triển của toàn thế giới.Như vậy nói tóm lại, sự phát triển “nội sinh” không có nghĩa là gạt bỏ

yếu tố “ngoại sinh” Nguồn gốc của sự phồn vinh và phát triển lâu dài của

quốc gia là ở trong văn hóa - trong kho tàng tri thức, đạo đức, tâm hồn, lốisống, nguồn gốc sâu xa của sự sáng tạo của cá nhân và cộng đồng

Trang 11

Chương 2 ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ MỸ

2.1 Sự kết hợp chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thực dụng

2.1.1 Chủ nghĩa lý tưởng

Chủ nghĩa lý tưởng hay còn gọi là chủ nghĩa duy tâm chính trị, chủnghĩa tự do, chủ nghĩa lý tưởng tự do, chủ nghĩa toàn cầu được bắt nguồn từquan điểm của các nhà tư tưởng thời kỳ cải cách tôn giáo thế kỷ 16 với những

ý tưởng đầu tiên trong truyền thống tư duy tự do như: Immanuel Kant,Thomas Jefferson, James Madison, John Locke, David Hume, Adam Smith

Chủ nghĩa lý tưởng ra đời ở Mỹ đúng thời điểm nước Mỹ chuyển mình

từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp Nói như A.Tofler là từ

“làn sóng thứ hai” sang “làn sóng thứ ba” do cuộc cách mạng khoa học côngnghệ đưa tới Tác giả thừa nhận rằng “cái bí quyết về thắng lợi của nước Mỹ”

là các vấn đề trực tiếp liên quan đến con người đó là “sự cai quản tốt nhất”, là

“điều dạy cho chúng ta phải biết tự quản lấy mình” Chủ nghĩa lý tưởng chính

là phương tiện để làm điều đó

Cũng theo chủ nghĩa này, VHCT Mỹ cho thấy sự phát triển đặc biệt của

Mỹ như một quốc gia đã góp phần vào vị trí đặc biệt trong trật tự thế giới Đô

là niềm tin về biên giới quốc gia rộng lớn đã mở ra cơ hội vô hạn và bìnhđẳng cho các cá nhân để đạt được mục tiêu trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống.Đất nước Hoa Kỳ được định sẵn để làm gương cho các nước khác

2.1.2 Chủ nghĩa thực dụng

Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học mang màu sắc đặc biệt

Mỹ, là một đóng góp đáng kể vào lịch sử triết học của thế giới và sự hìnhthành nền văn hóa Mỹ Nếu nước Anh là cái nôi của "chủ nghĩa vi lợi”, nướcPháp của “Chủ nghĩa cấu trúc” thì nước Mỹ là “Chủ nghĩa thực dụng” Nhậnbiết được hai mặt của đó của một dân tộc là đi gần tới cái “quốc tồn” và cải

“thế giới hồn” của nó

Trang 12

Chủ nghĩa thực dụng chính là sự thể hiện tập trung tinh thần của nước

Mỹ Đối với nước Mỹ, chủ nghĩa thực dụng là một loại “đặc sản tinh thần”

Vì vậy, “nếu nói có một loại triết học nào trên thế giới bắt nhịp chặt chẽ nhấtvới mạch đập của thời đại, trước hết cần nêu lên triết học chủ nghĩa thực dụngcủa nước Mỹ Chủ nghĩa thực dụng Mỹ là linh hồn của tinh thần Mỹ

Chủ nghĩa thực dụng Mỹ có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: đề cao thực tiễn, xem việc cải tạo thực tiễn theo hướng có lợicho cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho con người Từ trong mọi hoạtđộng, trên mọi phương diện lĩnh vực của cuộc sống phải đề ra các nhiệm vụ

và mục tiêu đề nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích thiết thực của con người trongđời sống thực tại

Thứ hai: đề cao lợi ích của con người, coi lợi ích, tính hiệu quả và thànhcông là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa thựcdụng là hành động của con người phải đảm bảo tính hiệu quả tối đa ngay cảkhông cần đến tri thức đúng đắn, chân thực Như vậy, Chủ nghĩa thực dụng làđúng, triết học trước hết cần liên quan đến vấn đề giá trị, mục đích hành độngcủa con người Mọi cái có lợi cho hoạt động của con người có Mọi cái có lợicho hoạt động của con người có thể làm cho hoạt động ấy thành công và thuđược hiệu quả thì đều có giá trị Chủ nghĩa thực dụng với triết lý chú trọng tínhhiệu quả của hành động đã có ý nghĩa gợi mở rất lớn, nó giúp con người thoátkhỏi những nguyên tắc giáo điều, máy móc Điều này là một trong những cơ sở

lí giải về sự lớn mạnh, hùng cường của nước Mĩ ngày nay

Thứ ba: tuyệt đối hóa hoạt động của con người: Theo các nhà thựcdụng, mọi sự việc đều là kết quả hoạt động chủ quan của con người trên sựquyết định của niềm tin và ý chí Họ cho rằng, nhiệm vụ của triết học không

có nhiệm vụ nào khác là xác định niềm tin, nếu không thì sẽ không tạo rahành động để đạt đến hiệu quả được Đây cũng chính là yếu tố làm nênVHCT Mỹ có đặc trưng sự kết hợp giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thựcdụng

Trang 13

2.2 Truyền thống tự do, tinh thần tự do ở Mỹ

Người Mỹ ngày nay có khuynh hướng định nghĩa tự do là tự do chongười dân làm những gì họ muốn Chúng ta cũng có khuynh hướng tin rằng

tự do là điều cần thiết để đạt được lợi ích cá nhân và hạnh phúc Tuy nhiên, tự

do phải được hạn chế ở một mức độ nào đó để tạo ra một xã hội ổn định Mộtnguyên tắc được chấp nhận rộng rãi của tự do là chúng ta được tự do làm bất

cứ điều gì chúng ta muốn miễn là chúng ta không ảnh hưởng đến tự do củangười khác

Chủ nghĩa tự do được hình thành gắn liền với quá trình hình thành vàphát triển của nước Mỹ, vì từ thế kỷ XVI, sau khi châu Mỹ được xác định về

vị trí địa lý trên bản đồ thế giới thì hàng loạt các cuộc di cư từ khắp nơi đã ổ

ạt kéo đến vùng đất này Thoạt đầu, người ta tìm đến nước Mỹ chủ yếu là donhững áp lực về chính trị, kinh tế và tôn giáo Nhưng càng về sau, người tanhận thấy trong bản chất của mỗi chủ thể di cư đến lục địa với một tinhthần,một khát vọng được tự do, được rũ bỏ, được thoát ra khỏi sự ràng buộccủa những tín đồ tôn giáo, được thoát khỏi sự hà khắc về chính trị và sự ngạtthở về kinh tế đang đè nặng lên tinh thần và thể xác của họ, đặc biệt là nhữngcon người có gốc gác từ châu Âu Trên con đường tiến đến nước Mỹ, nhữngcon người Mỹ đầu tiên đã tự thiết định một Công ước về tư tưởng rằng, “Mỹ

là một kết quả nhân tạo, một sáng tác hình thành không do khuôn mẫu hữu

cơ, lịch sử và văn hóa nào mà chỉ dựa vào sự liên kết tự nguyện của những cảnhân khao khát tự do và chủ quyền của nhân dân” Chủ nghĩa tự do lấy chủnghĩa cá nhân, chủ nghĩa bình quân và thuyết đa nguyên làm nền tảng Vìvậy, “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt của chủ nghĩa tự do ở Mỹ là sự đề cao giá trị cánhân

Chủ nghĩa tự do ở Mỹ trong sự lý giải của các nhà triết học, cùng vớinhững nguyên lý chính trị mà các nhà chính trị nêu lên, dựa trên sự nhất trícủa người dân đã được thẩm thấu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, và trảiqua nhiều thế kỷ, nó trở thành truyền thống mang giá trị văn hóa phổ quát:

Trang 14

* Về chính trị: Theo Hayek (1899 – 1992) thì tự do “có nghĩa rằng con

người được lựa chọn Chính phủ, và qua đó tham gia vào quá trình lập pháp

và giám sát chính quyền” Ông cho rằng, đây là một thành quả, nhưng lại không thể tránh được sự nhập nhằng khi nói tới vấn đề dân chủ, vì nếu “tự do tập thể được xác định như thế có thể đi cùng với sự thiếu vắng tự do cá nhân”, hoặc “một dân tộc tự do theo nghĩa trên không tất yếu là một dân tộc của những người tự do”.

* Về kinh tế: Tự do của người Mỹ về vấn đề này có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, vì nó không chỉ là một loại quyền mà còn là mục đích, là cơ sở đểđảm bảo việc thực hiện các quyền khác Tự do kinh tế cũng là điều kiện, là cơ

sở cho phép các lực lượng kinh tế độc lập với Chính phủ, có thể đối trọng lạivới quyền lực chính trị mà từ đó có thể mở đường cho một xã hội đa nguyên

về đường lối, quyết sách, mà những đường lối, quyết sách đó có tác dụng khơigợi nhiều khả năng tiềm tàng của cá nhân Có thể nói, nếu tự do của conngười là quyền tự nhiên thì với người Mỹ, tự do trong hoạt động kinh tế đượcxếp lên hàng đầu Nó là quyền đời tư của mỗi cá nhân, giữa các cá nhân vớinhau đều được bình đẳng và tự do lựa chọn phương thức kinh doanh để thỏamãn những khát vọng của mình, nhằm vươn lên chiếm lĩnh sự thành đạt trong

xã hội

* Về tôn giáo: Hiến pháp nước Mỹ quy định rằng, Nhà nước và Nhàthờ là hai thiết chế riêng biệt Hiến pháp Mỹ cũng quy định rõ, người dân phảiđược đảm bảo quyền tự do tôn giáo Vậy tự do tôn giáo là gì? Tự do tôn giáo

có nghĩa là mỗi người được quyền theo, hay không theo tôn giáo nào đó, nócũng có nghĩa rằng, không có một tôn giáo nào giữ địa vị độc tôn và chi phốihay điều khiển đời sống tinh thần của người dân Mỹ

* Về ngôn luận và báo chí: Trong một xã hội dân chủ, những ý tưởng, ýkiến và quan điểm khác nhau cùng tồn tại là điều đương nhiên, nhưng ở Mỹ

“dân chủ chủ yếu phụ thuộc vào năng lực làm chủ của người dân, chứ khôngphải phụ thuộc vào lòng tốt của người cầm quyền” Tự do ngôn luận là một

Trang 15

giá trị nhân sinh Mỹ, giá trị đó thể hiện ở quyền được phát biểu, được lắngnghe và được hội họp Mỗi cá nhân luôn là một chủ thể tiếp nhận và phảnkháng thông tin, họ có thể chấp nhận hoặc đòi hỏi cần phải thay đổi nhữngchủ trương, chính sách của Chính phủ tác động đến sự tồn tại của họ

Tự do là một vấn đề có mặt rất sớm ở Mỹ, nội dung của nó đi liền với

sự phát triển của nước Mỹ, và được thể hiện thông qua các lĩnh vực của xãhội Mỹ Tự do vốn dĩ là một khái niệm trừu tượng, nhưng ở Mỹ nó lại luôn làcái cụ thể và được biểu hiện rõ trong từng mối quan hệ xã hội Tự do ở đâycũng không phải là tự do chung chung mà nó là một giá trị, một mục đích,một lý tưởng gắn liền với mỗi cá nhân cụ thể

Một chính phủ có giới hạn là một chính phủ đặt những hạn chế tươngđối ít lên quyền tự do của công dân Có một số điều mà chính phủ không thểlàm, chẳng hạn như hạn chế tự do ngôn luận hoặc áp đặt một tôn giáo duynhất vào công dân của mình Một chính phủ có giới hạn thường có một hiếnpháp xác định giới hạn quyền lực của chính phủ Tại Hoa Kỳ, Hiến pháp nêu

cơ cấu của chính phủ, trong khi dự luật đảm bảo một số quyền tự do cụ thểcủa công dân

2.3 Hoài nghi về hệ thống chính trị và bộ máy công quyền

Ngày nay, Hoa Kỳ đang bế tắc bởi những định chế chính trị của chínhquốc gia này Vì người dân Mỹ không tin tưởng vào chính quyền, họ nhìn

Trang 16

chung không sẵn sàng trao quyền hành cho chính quyền để ra quyết định,giống như những gì xảy ra ở các nền dân chủ khác Thay vào đó, Quốc hộiđưa ra những pháp lệnh rối rắm làm giảm sự tự chủ của chính quyền cũng nhưkhiến quá trình ra quyết định trở nên chậm chạp và tốn kém Chính phủ sau

đó hoạt động không hiệu quả, điều này càng khẳng định sự thiếu tin tưởngcủa người dân Trong hoàn cảnh như vậy, người dân chần chừ đóng thuếnhiều hơn, họ cảm thấy chính phủ đơn giản sẽ lãng phí số tiền này Tuy nhiên,chính quyền không thể hoạt động hiệu quả nếu như thiếu nguồn tài nguyênthích đáng, điều này tạo ra một lời tiên tri tự trở thành hiện thực

Ba chướng ngại đang đứng chắn trước con đường để đảo ngược xuhướng suy thoái Chướng ngại đầu tiên là vấn đề chính trị Nhiều chủ thểchính trị ở Mỹ thừa nhận hệ thống đang vận hành không hiệu quả nhưng họlại có nhiều lợi ích khi giữ nguyên mọi thứ như hiện tại Không một đảngchính trị nào có động lực để loại bỏ cơ hội tiếp cận nguồn tiền của nhóm lợiích, và những nhóm lợi ích thì không mong muốn một hệ thống mà tiền bạckhông thể mua được sức ảnh hưởng Như những gì đã xảy ra vào những năm

1880, một liên minh cải cách cần phải xuất hiện thống nhất các nhóm nàokhông có lợi ích trong chính quyền hiện hành Nhưng đạt được hành động tậpthể giữa những nhóm ngoài cuộc như vậy là vô cùng khó khăn; họ cần một sựlãnh đạo và một lịch trình nghị sự rõ ràng, mà không cái nào trong số đó đangtồn tại ngày nay

Vấn đề thứ hai liên quan đến những ý tưởng Giải pháp truyền thốngcủa nước Mỹ đối với hoạt động yếu kém của chính phủ là cố gắng mở rộng sựtham gia dân chủ của người dân và tăng cường tính minh bạch Điểm mẫuchốt đáng buồn ở đây là trong bối cảnh tình trạng đình đốn trong hệ thốngchính trị Mỹ đang ngày càng trở nên vững chắc và việc các cải cách hiệu quảmang tính xây dựng khó có thể xảy ra, sự suy thoái của nền chính trị Hoa Kỳrất có thể sẽ tiếp tục cho đến khi một cú sốc đến từ bên ngoài xảy đến để thúcđẩy một liên minh cải cách đích thực nhanh chóng được hình thành và kíchthích liên minh này ra tay hành động

Trang 17

Vấn đề thứ ba chính là tình trạng tham nhũng, sự thiếu minh bạch trongcác hoạt động của hệ thống chính trị Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài

vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở

Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền chonhững người trung thành chính trị với họ Nhưng việc đổi quyền lực chính trịlấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợppháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩahạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia vàmột bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó.Điều không được pháp luật tinh đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòngtốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi

là hành vi trao đổi quà tặng Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, mộtngười trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu

là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia

Vì vậy, trên quan điểm tổng thể, hệ thống chính trị Hoa Kỳ đem đếnmột bức tranh phức tạp mà trong đó cân bằng và kiểm soát kiềm chế một cáchquá đáng quá trình ra quyết định của số đông, nhưng cũng trong bức tranh đócũng có rất nhiều trường hợp cho thấy sự giao phó quyền lực ẩn chứa nguyhiểm tiềm tàng cho những định chế không thực sự đáng tin cậy

2.3.2 Về bộ máy công quyền

* Quốc hội

Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánhhành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình.Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các

cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng nhưnhững cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia

có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong thời kỳ Chính sách kinh tếMới

Ngày đăng: 06/07/2024, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Cảnh Binh, (2015), “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? (Tái bản lần thứ 4 có bổ sung)”, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Mỹ được làm ra như thếnào? (Tái bản lần thứ 4 có bổ sung)
Tác giả: Nguyễn Cảnh Binh
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2015
9. Nguyễn Tiến Dũng (2003), “Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay”, Tạp chí Triết học, tháng 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa chính trị ở phương Tây ngàynay
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2003
10. Nguyễn Văn Dũng (2008), “Tôn giáo và sự phân chia quyền lực chính trị ở nước Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo và sự phân chia quyền lựcchính trị ở nước Mỹ
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Năm: 2008
11. Nguyễn Hữu Đồng (2016), “Văn hóa chính trị”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa chính trị
Tác giả: Nguyễn Hữu Đồng
Năm: 2016
12. Ralph Waldo Emerson (2008), “Sự đồng hóa dân tộc và chủng tộc ở Mỹ”, người dịch Lê Thu Hằng, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đồng hóa dân tộc và chủng tộcở Mỹ
Tác giả: Ralph Waldo Emerson
Năm: 2008
18. Nguyễn Thái Yên Hương (2001), “Văn hóa Mỹ và việc hình thành chính sách đối ngoại Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Mỹ và việc hình thànhchính sách đối ngoại Mỹ
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương
Năm: 2001
23. Lương Văn Kế (chủ biên) (2011), “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa”, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầuhóa
Tác giả: Lương Văn Kế (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
1. Alman B. Morrison (Chủ biên) (Bích Hằng, Thế Hùng, Minh Long Khác
2. Lưu Bành (2009), Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb Văn Hiến khoa học xã hội, Bắc Kinh, 2001 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương, Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. tr.436 Khác
3. Trần Vĩnh Bảo (2005), Một vòng quanh các nước - nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
5. Howard Cincatta (2007), Khái quát về lịch sử nước Mỹ = Outline of US history, Đại sứ quán nước Mỹ dịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội Khác
6. George Clack (chủ biên) (2006), Chân dung nước Mỹ - Portrait of the US4, Nxb Thanh niên, Hà Nội Khác
7. Đỗ Lộc Diệp (chủ biên) (1999), Nước Mỹ tiến trình văn hóa chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
8. G.Dostaler (2008), Chủ nghĩa tự do của Hayek, Nxb Trí thức, Hà Nội Khác
13. Jean Pierre Fichou, (1998), Văn minh Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội Khác
14. E.Foner (2003), Lịch sử mới của nước Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
15. Vũ Đảng Hinh (2001), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
16. Vũ Dương Huân, (2002), Hệ thống chính trị Mỹ - cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Học viện Quan hệ Quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
17. Nguyễn Văn Huyên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
19. Nguyễn Thái Yên Hương, (2005), Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội – văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w