1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Một số bài học kinh nghiệm từ Việt Nam

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

SOULAXAY XAYYALINH

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 60 38 01 07

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS TS TRAN NGOC DUNG

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Trần Ngọc Dũng, người đã giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt quá trình làm luận

văn của mình.

Xin gửi cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến

thức thiết thực trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, những người đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập ở Việt Nam.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015Tác giả

Soulaxay Xayyalinh

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng

dẫn của PGS.TS Trần Ngọc Dũng Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là nghiêm túc và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các thông tin về số liệu, dẫn chứng phân tích và một số ý kiến đánh giá đều được trích dẫn từ

những nguồn tư liệu đáng tin cậy.

Tác giả

Soulaxay Xayyalinh

Trang 4

10) ONC 0) I 5).\ 1 CHUONG 1 SU PHAT TRIEN CUA CAC QUY DINH PHAP LUAT VE BAO DAM DAU TU O LAO SU THAM KHAO KINH NGHIEM CUA VIET NAM NHAM HOAN THIEN PHAP LUAT CUA LAO VE BAO 0.0827.100 )ỷ0225 6

1.1 Khái quát về pháp luật bảo đảm đầu tư ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân 0 RẨĂẨÂHÂL)LHẦ 6 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về bảo

đảm đầu tư ở LàO -2- S2 SE‡EE2E9EE2EE19E12151121121112111111111 1111 xe, 9

1.3 Cơ sở của việc tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư ở Lào - 18 1.4 Mục đích của việc tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam trong qua trình hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm dau tư của Lào 26

KET LUẬN CHUONG I - << << c<< << << s2 27 CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHAP LUAT VE BAO DAM DAU TƯ Ở LAO - SO SÁNH VỚI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUAT

VE BAO DAM DAU TU CUA VIỆT NAM -.55° scs<cses<ese 28

2.1 Quy định về bảo đảm vốn đầu tư ở Lào 5- 2-52 s+ss+x+£+xerxez 28

2.2 Quy định về bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ ở Lào . : 34

2.3 Quy định về mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại ở Lào

Se RON EAR RI RSE SOE S.A ATS TE SN CE SSG TE A TH 372.4 Quy định về chuyên von va tai san từ Lao ra nước ngoal 432.5 Quy định về ap dung giá, phi, lệ phi thông nhat ở Lào 48

2.6 Quy định về bao đảm đầu tư trong trường hop thay đổi chính sách pháp

ID 49

2.7 Quy định về giải quyết tranh chấp trong dau tư tại Lào 54

Trang 5

CHUONG 3 HOÀN THIEN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE BAO DAM ĐẦU TƯ CUA LAO TREN CƠ SỞ THAM KHAO KINH NGHIEM CUA

3.1 Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư ở CHDCND Lào trên co sở tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam 59

3.2 Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm dau tư ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Việt

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Năm 1986, tại Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Dé thực hiện đường lối đổi mới, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã ban hành nhiều van bản pháp luật nhằm khuyến khích, phát triển kinh tế, phát huy nội lực, thu

hẹp dần khoảng cách giữa Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đầu tư là một trong những yếu tố then chốt dé phát triển kinh tế đất nước Đề thu hút được các nha đầu tư, Nhà nước CHDCND Lào phải tạo được môi

trường đâu tư an toàn, tức là hệ thong pháp luật về dau tư phải hoàn thiện, thủ

tục đầu tư đơn giản Khi tiến hành đầu tư, điều mà nhà đầu tư quan tâm đầu tiên chính là sự an toàn trong quá trình đầu tư Quy định pháp luật chính là sự bao đảm chắc chắn nhất cho các nhà dau tư, giúp họ yên tâm và mạnh dạn tiễn hành các hoạt động đầu tư Ý thức được điều đó, Nhà nước CHDCND Lào đã

có gắng hoàn thiện dần các quy định về bảo đảm đầu tư trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư Cụ thé là năm 1990 Nhà nước

Lào ban hành Luật Đầu tư nước ngoài Luật này được thay thế bằng Luật

Khuyến khích và Quản lý Đầu tư Nước ngoài tại CHDCND Lào năm 1994.

Năm 1995 nhà nước Lào ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước Đạo luật này đã được sửa đồi, b6 sung vào năm 2004.

Việc tìm hiểu các quy định về bảo đảm đầu tư, thấy được những ưu điểm cần phát huy và chỉ ra những hạn chế để đưa ra những giải pháp khắc phục

nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu tư ở CHDCND Lào là

hết sức cần thiết Là quốc gia láng giềng anh em với Lào lại có những điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam đã có những

bước phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu tư, góp phần

thúc đây hoạt động đầu tư nhiều hơn, tạo tâm lý yên tâm cho các doanh

Trang 7

có hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn

thiện pháp luật về bảo đảm dau tw ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào — Một số bài học kinh nghiệm từ Việt Nam ” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề pháp luật về đầu tư nói chung và bảo đảm đầu tư nói riêng đã

được nhiều công trình của những nhà khoa học ở cả hai nước nghiên cứu và

công bó, thí dụ như:

- NorKeo Kommadam (2008), “Pháp luật về bảo dam đâu tư trực tiếp

nước ngoài tại CHDCND Lào Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”,Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Ekmong Khon Saravong (2007), “Nhất thể hóa pháp luật dau tư ở CHDCND Lào trong tién trinh ra nhập WTO”, Luan văn thạc sỹ luật hoc, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Putsady Phanrasith (2008), “Pháp luật về khuyến khích dau tư trực tiếp nước ngoài ở CHDCND Lào - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”,Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,

- Souliya Pouang Padith, “ Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đâu tur trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội, 2007.

Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích được những quy định của

pháp luật về đầu tư của Lào nói chung và vấn đề khuyến khích đầu tư, bảo hộ

đầu tư nói riêng Ngoài ra cũng có những công trình nghiên cứu vấn đề bảo

đảm đầu tư ở Việt Nam như của Phạm Nhật Tân (2006), “Pháp luật về bảo dam dau tu Việt Nam - Những van dé ly luận và thực tiên”, Luận văn thạc sỹ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Công trình này đã phân tích về vẫn đề

bảo đảm đầu tư tại Việt Nam Tại CHDCND Lào hiện nay chưa có công trình

nghiên cứu vê vân đê này một cách đây đủ, toàn diện Việc nghiên cứu còn

Trang 8

Chính vì vậy, việc tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc pháp

luật về bảo đảm đầu tư của CHDCND Lào cũng như của Việt Nam, dé từ đó

đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện cũng như thi hành các quy định

về pháp luật bảo đảm đầu tư của CHDCND Lào là một đòi hỏi cấp bách và cần thiết.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chủ yếu tập trung vào phân tích quá trình ra đời, sự phát triển và nội dung chủ yếu của pháp luật về bảo đảm đầu tư của Lào và sự tham khảo kinh nghiệm từ pháp luật bảo đảm đầu tư của

Việt Nam Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm đó, luận văn đưa ra hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư của Lào.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tương đối rộng; việc dịch các văn

bản pháp luật của Lào sang tiếng Việt Nam gặp không ít khó khăn về ngôn từ chuyên ngành, do đó tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong khi phân

tích, so sánh Tác giả luận văn rất mong nhận được sự động viên và thông

cảm của thầy, cô và bạn bè Những ý kiến đóng góp chân thành, những góp ý sửa chữa sẽ là động lực rất lớn dé tác giả của luận văn tiếp tục hoàn thiện và

phát triển van dé này trong những lần nghiên cứu ở cấp độ cao hơn.

4 Mục đích và đối tượng của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam và Lào là những quốc gia từ trước đến nay có quan hệ rất khăng khít trên nhiều lĩnh vực.Trong bối cảnh lịch sử tương tự nhau, việc hoạch định

chính sách, thé chế hoá đường lối của Dang đi vào cuộc sống của một trong hai nước đi trước sẽ là điều kiện thuận lợi để nước kia có nhiều cơ hội tìm hiểu,

học hỏi và rút ra được những bài học kinh nghiệm.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư ở Lào Vì vậy, đối tượng của việc nghiên cứu sẽ là những văn bản pháp luật của Lào và Việt Nam quy định về bảo đảm đầu tư Đặc biệt luận

văn chú trọng tìm ra phương hướng và bài học kinh nghiệm trong thời gian tới

Trang 9

trường đầu tư kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác — Lénin về Nhà nước và pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản

Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình nghiên

cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và các

phương pháp nghiên cứu cụ thẻ, thích hợp như: phân tích, tổng hợp, so sánh,

đối chiếu, phương pháp lịch sử Trong đó, phương pháp chủ yếu là so sánh,

phân tích, tổng hợp.

6 Những điểm mới của luận văn

Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm đầu tư, nghiên cứu một cách khái quát các quy định về bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư của

CHDCND Lào va của Việt Nam.

Luận văn đã phân tích những quy định pháp luật hiện hành của Lào và

của Việt Nam về bảo đảm dau tư, đánh giá khái quát hiệu quả của pháp luật đối với hoạt động bảo đảm đầu tư, các quy định trong luật đầu tu dé rút ra

bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào.

Luận văn phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu tư ở CHDCND Lào và ở Việt Nam; Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn

thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư ở CHDCND Lào, góp phần làm cho Luật Đầu tư của CHDCND Lào ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với điều

kiện đất nước.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của

luận văn bao gôm:

Trang 10

Chương 1 Sự phát triển của các quy định pháp luật về bảo dam đầu tư ở

Lào Sự tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam nhằm hoàn thiện pháp luật của

Lào về bảo đảm đầu tư

Chương 2 Thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư ở Lào — So sánh với các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư của Việt Nam

Chương 3 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư của Lào

trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam

Trang 11

SỰ PHAT TRIEN CUA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE BAO DAM ĐẦU TƯ Ở LÀO SỰ THAM KHẢO KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM

NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỦA LÀO

VE BAO DAM ĐẦU TU

1.1 Khái quát về pháp luật bảo đảm đầu tư ở Cộng hòa Dan chủ

Nhân dân Lào

Pháp luật về bảo đảm đầu tư là hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo đảm đầu tư Hệ thống các văn bản pháp luật của Lào hiện nay về đầu tư đã có những quy định về bảo đảm dau tư như: Hiến pháp sửa đổi, b6 sung

năm 2003; Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào năm 2004; Nghị định

số 301/TTG ngày 12/10/2005 tô chức thi hành Luật Khuyến khích đầu tư

nước ngoài tạ CHDCND Lào; Bản hướng dẫn số 331/CTUKĐ Ngày

29/03/2008 của Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư về một số biện pháp

khuyến khích và bảo hộ hoạt động đầu tư nước ngoài tại Lào và Luật Đầu tư năm 2009 Những văn bản pháp luật chủ yếu này thê hiện chính sách bảo đảm

đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào thông qua những điểm sau:

e Chính phủ Lào đảm bảo thực hiện 6n định, lâu dài chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào; đồng thời sửa đôi, bố sung chính sách khuyến

khích đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

e Chính phủ Lào khuyến khích và dành ưu đãi đặc biệt với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khâu, sử dụng công nghệ cao, dự án đầu tư thuộc danh

mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục các địa bàn khuyến

khích đầu tư.

e Chính phủ Lào công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư,

lợi nhuận, các quyên và lợi ich hợp pháp khác của chủ dau tư, các tài sản này

không bị quốc hữu hoá, không bị trưng dụng.

Trang 12

của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được quy định tại giấy phép đầu tư thì các quy định đó sẽ không áp dụng đối với các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư Cơ quan cấp phép đầu tư sẽ điều chỉnh lại cho doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi từ những quy

định mới.

Có thể thấy pháp luật bảo đảm đầu tư của Lào đảm bảo tính thống nhất

giữa các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Phá

sản, Luật Thuế Trong đó, Luật Doanh nghiệp quy định việc thành lập công

ty, hình thức, loại hình, kế cả việc góp vốn của người dau tư.

Pháp luật bảo đảm dau tư có thé được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, pháp luật bảo đảm đầu tư bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành va bảo đảm thực hiện dé: (i) Bảo toàn vốn dau tư và các tài sản khác của nhà dau tư; (ii)Tao một môi trường thuận lợi cho nhà đầu tu; (iii) Thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư đối với các lợi nhuận sinh ra tư hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, bảo đảm công băng và thỏa đáng giữa bên đầu tư và bên nhận đầu tư, bảo đảm giải quyết kịp thời, thỏa đáng và đúng pháp luật các tranh chấp phát sinh trong quá trình đầu tư.

Theo nghĩa hẹp, pháp luật bảo đảm đầu tư là sự bảo đảm bằng pháp luật

von các tài sản khác được các nhà đầu tư đưa vào sản xuất, đưa vào kinh doanh Vốn là van dé được quan tâm hơn cả nên yêu cầu bảo đảm vốn được đặt lên hàng đầu Nhà đầu tư không thể bỏ vốn ra và yên tâm sản xuất, kinh doanh nếu thiếu các biện pháp bảo toàn vốn đầu tư và các tài sản khác của họ Nhà nước Lào đã thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư về vốn và

tài sản của họ, bat ké họ đầu tư vốn dưới hình thức nào.

Trong lĩnh vực bảo toàn vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư, pháp

luật bảo đảm vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư sẽ không bị trưng dụng,

trưng thu hoặc bị tịch thu băng các biện pháp hành chính; doanh nghiệp có vốn

đâu tư nước ngoài không bị quôc hữu hóa.

Trang 13

đầu tư, bao gồm môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý mà môi trường pháp lý là quan trọng nhất Pháp luật bảo đảm đầu tư đặc biệt quan trọng khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vì trước khi quyết định đầu tư vào một nước, nhà dau tư thường xem xét đến mức độ ồn định của tình hình chính trị, tiềm năng phát triển của nền kinh tế và môi trường đầu tư của nước đó Họ

chỉ thực sự yên tâm đầu tư khi tin tưởng răng hoạt động đầu tư của họ bảo đảm sẽ sinh lợi.

Theo tư duy mới, đầu tư nói chung, nhất là đầu tư trực tiếp của nước

ngoài là một loại hình thị trường, bên cạnh các thị trường hàng hóa, thị trường lao động Trên thị trường này, mọi hoạt động diễn ra theo cơ chế cạnh tranh,

theo quy luật cung - cầu, theo so sánh lực lượng giữa đầu tư công nghệ và tiềm năng kinh tế Sự điều tiết của nhà nước được thể hiện trong các quy định của pháp luật về đầu tư, tạo ra một hành lang pháp lý, trong đó nhà đầu tư có tòan quyền quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Vấn đề lời

hay lỗ, tồn tại hay phá sản, mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh trong phạm vi giấy phép kinh doanh của mình, trước hết và chủ yếu thuộc về quyền

hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư Do đó, nếu môi trường pháp lý không tốt

cho hoạt động đầu tư nước ngoài thì lợi ích đầu tư khó được bảo đảm.

Khi xem xét pháp luật này cần phân biệt giữa bảo đảm đầu tư với khuyến khích đầu tư Cả hai biện pháp này đều nhằm tới mục đích là thu hút

vốn đầu tư, nhưng bảo đảm đầu tư được các nhà đầu tư xem xét đầu tiên Bảo đảm đầu tư là những quy định tối thiểu được pháp luật dành cho nhà đầu tư

mà căn cứ vào đó, họ lựa chọn hình thức kinh doanh Khi đó, nhà nước mới

áp dụng biện pháp khuyến khích đầu tư, mà chủ yếu là thuế Như vậy, bảo đảm đầu tư được áp dụng cho mọi nhà đầu tư, nó như một nền tảng, cơ sở mà

dựa trên nó, khuyến khích đầu tư được áp dụng chỉ cho một số nhà đầu tư trong một sô lĩnh vực được nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Trang 14

dung trên Pháp luật bảo đảm đầu tư được thé hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật như: Hiến pháp Luật Đầu tư, luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư cũng như các văn bản pháp quy khác, trong các điều ước quốc tế về bảo đảm đầu tư nước ngoài do các bên hữu quan ký kết Nhờ sự phát triển của khoa học pháp lý, của kỹ thuật xây dựng pháp luật cũng như

nhờ sự tham khảo kinh nghiệm của các nước khác và kinh nghiệm áp dụng luật đầu tư trong thực tế mà các quy định của pháp luật về đầu tư ở nước CHDCND Lào ngày càng phát triển theo chiều sâu, ngày càng được chính xác

hóa, chọn lọc và đúc rút được kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới và

ngày càng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Lào.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật

về bảo đảm đầu tư ở Lào

* Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991

Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân kết thúc

(1975), Đảng NDCM Lào lãnh đạo đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Đảng nhân Dân cách Mạng Lào lãnh đạo mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động của đất nước Nhà nước Lao đi thé chế hóa, cụ thé hóa các đường lối, chính sách của Đảng Ngày 1/2/ 1975 Nhà nước CHDCND Lào đã tổ chức kỳ

họp lớn nhất của Quốc hội tại Thủ đô Viêng Chăn Kỳ họp đã nêu nhiều vấn dé cần được giải quyết và bổ sung, với kế hoạch sáng tạo dé phát triển đường

lỗi chính trị, kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước, về việc cải thiện đời sống của

nhân dân trong nước cũng như ngoài nước, làm thế nào để nâng cao cuộc

sống ngày càng tốt lên, dé thoát khỏi khỏi sự nghèo nan và lạc hậu và nhanh chóng đạt được mục tiêu “dân giàu nước mạnh”

Vào thời gian đó, đất nước mới vừa được giải phóng, các chương trình công tác, cách thức quản lý đất nước chủ yếu được điều hành theo Nghị

quyết, Nghị định của Chính phủ cũng như lệnh mệnh trực tiếp của Chủ tịch

nước; Nhà nước Lào chưa ban hành các văn bản pháp luật đê áp dụng vào

Trang 15

việc điều chỉnh các mối quan hệ hàng ngày Dé điều hành đất nước cũng chưa có hiễn pháp va văn bản pháp luật, chỉ có Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và mệnh lệnh của Chủ tịch nước Các cơ sở kinh tế vẫn còn yếu kém, cuộc sống của người dân phan lớn là dựa vào thiên nhiên Công nghệ sản

xuất, kinh doanh còn lạc hậu; kinh tế thị trường và thương mại chưa phát

triển, chưa được mở rộng ra nước ngoài Cho nên, việc phát triển đất nước gặp rất nhiều vấn đề khó khăn.

Trên thế giới có một số nước có đường lối, chính sách tương tự Lào và tương trợ, giúp đỡ nhau trong nhiều lĩnh vực, như: Việt Nam, Trung Quốc,

Nga, Cu Ba đặc biệt là nước Việt Nam Việt Nam và Lào là nước láng giềng đã từng cùng nhau đứng lên đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo

của Đảng cộng sản Đông Dương và giành thăng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Hai quốc gia đã có quan hệ rất khăng khít trên nhiều lĩnh vực, CÓ Sự tương đồng về nhiều mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Hai nước ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác ngày 18/7/1977, cùng nhau đồng lòng

coi trọng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, với tinh than hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Đó là một trong những nhân

tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi nước.

Lào tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến nửa

thuộc địa, đi lên từ con số không, cho nên việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài là vấn đề đã được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm từ những năm 1980.

Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước Lào đã thấy được vai trò to lớn và những mặt tích cực của FDI trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Đại hội Đảng NDCM Lao lần thứ IV (năm 1986) đã đánh dau bước đổi

mới từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường Đại hội đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn 10 năm bảo vệ và xây dựng đất nước, trong đó có việc không ngừng tăng Cường, củng cô tình đoàn kết, chiến dau mở rộng sự hợp tác toàn diện với các nước láng giềng và các nước XHCN anh em Đại hội đã chính thức tiễn hành

Trang 16

công cuộc đôi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời song xã hội, đây mạnh và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

Quốc hội Lào đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Lào vào ngày 25/7/ 1988 Đạo luật này đã thé hiện rõ thái độ và mong muốn của Nhà nước Lào đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài qua quy định: “Chính phủ nước CHDCND Lào hoan nghênh việc dau tư nước ngoài ở Lào trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyên của Lào và hai bên cùng có lợi ”(Điều 1, Luật Dau tư

nước ngoài 1988) Tuy nhiên, những quy định nay tại thời điểm năm 1988 chỉ có

thé xem như một lời tuyên ngôn, còn khả năng thực thi của nó thì rất kém.

Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện chính sách mở cửa cho các nhà dau tư nước ngoài vào CHDCND Lao Lụât dau tư nước ngoài (1988) tạo cơ

sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Lào Đạo luật này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư rộng rãi vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân (trừ một số lĩnh vực không thể được phép dé đảm bảo an ninh, quốc phòng hoặc môi trường).

Theo Luật Đầu tư Nước ngoài (1988), nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu

tư vào Lào dưới một số hình thức như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Nhà nước Lào bảo đảm cho các nhà đầu tư kinh doanh hai bên cùng góp von, vật tư, trang bị kỹ thuật trên cơ sở một hợp đồng sản xuất hàng hóa

tại Lào Lợi ích sẽ được chia cho hai bên theo tỷ lệ nhất định do hai bên thỏa

thuận Đây thực chất là một dạng của hình thức đầu tư “hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, hợp tác kinh doanh” theo pháp luật hiện nay.

Nhà nước Lào cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (hình thức đầu tư nước ngoài của một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài) được thành lập

và đăng ký theo pháp luật của CHDCND Lào, mà không có sự tham gia của

nhà đầu tư trong nước Đó có thể là một công ty, một chi nhánh hoặc một van

phòng đại diện của một công ty nước ngoài.

Trang 17

Nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh phải góp tối thiểu là 30% tổng vốn đầu tư của liên doanh Vốn góp của một bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài trong doanh nghiệp sẽ được chuyên đổi sang tiền Lào theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng CHDCND Lào, phù hợp với pháp luật của Lào (Điều 8, Luật Đầu tư 1988 ) Nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền kinh doanh trong thời hạn từ 10 đến 15 năm, trường hợp đặc biệt thời hạn có thê kéo đài hơn Nhà đầu tư nước ngoài được Nhà nước Lào bảo hộ vốn Nếu do yêu cầu của nền kinh tế quốc dân mà phải quốc hữu hóa xí nghiệp thì được

Nhà nước Lào mua lại theo giá cả hợp lý, do hai bên thỏa thuận Nhà đầu tư

nước ngoài có thé được hưởng các ưu đãi về thuế (miễn hoặc giảm thuế một

hay nhiều lần, thời gian dài hay ngăn) tùy lĩnh vực dau tư.

Sang tới năm 1990 - 1991, tuy có sự phát triển của đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài, Hién pháp và các văn bản pháp luật về đầu tư trong tình hình mới vẫn chưa có sự sửa đôi và bô sung thêm Hoạt động kinh tế, đầu tư kinh doanh và doanh nghiệp của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài,

vẫn được thực hiện theo Luật Đầu tư năm 1988.

* Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2004

Tiếp theo Luật đầu tư nước ngoài năm 1988, đến năm 1991 Hiến pháp

năm 1990 - 1991 (Điều 8, 11, 15, 16) đã quy định van dé bảo đảm đầu tư với

nội dung như sau: vốn và tài sản hợp pháp được bảo hộ; tài sản hợp pháp của

cá nhân, tô chức không bị quốc hữu hóa; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối

với vốn, tài sản và quyền lợi khác của các tô chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa Những quy định này

đã trở thành nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo cho pháp luật về đầu tư tại Lào.

Tuy Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 và Hiến pháp năm 1991 có nhiều điểm thông thoáng và hấp dẫn, nhưng do tác động của một số yếu tô đã

làm cho các văn bản pháp luật này kém hiệu quả và cần phải được tiếp tục sửa

đổi, bố sung Đó là: (1) Sự cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư giữa các quốc gia kêu gọi dau tư ngày càng gay gắt; (ii) Tình hình kinh tế nước Lào có nhiều

Trang 18

thay đồi, nhiều thành phan kinh tế được thừa nhận và được tạo điều kiện để

phát triển; (iii) Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược kinh tế

-xã hội của nước Lào đến năm 2000 là ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong năm 1991 cũng có một số văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm đầu tư như Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thuế Nhà nước Lào thừa nhận một nền kinh tế hàng hóa, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Cơ chế quản lý được thay đổi, từ chế độ quản lý tập trung, bao cấp của Nhà nước sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước đã phát huy các tiềm năng của thành phan kinh tế và chỉ trong một vai năm, bộ mặt kinh tế đất nước đã có những bước chuyền biến rõ rệt.

Ngày 14/3/1994, Quốc hội CHDCND Lào đã thông qua Luật Khuyến

khích và Bảo hộ đầu tư nước ngoài, tại ky hop thứ 3 khóa III Sau đó, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố băng Sắc lệnh số 23/CTN ngày 21/4/1994 Luật

mới này gồm 5 chương với 31 điều, trong đó có một số điều được quy định cụ

thể hơn, chặt chẽ hơn để các nhà đầu tư nước ngoài dễ vận dụng Đây là đạo luật của đường lỗi đổi mới đất nước Trong đạo luật này, việc khuyên khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được làm rõ hơn, thể hiện quan điểm mới của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề này Nhà nước Lào đã tạo những

điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài Những biện pháp

khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở rộng hơn, bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng những quyên và lợi ích chính

đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhà nước Lào áp dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư nhằm trợ giúp các

nhà đầu tư nước ngoài trong những trường hợp cần thiết Luật khuyến khích

đầu tư nước ngoài tại Lào (1994)không quy định chỉ tiết về việc hỗ trợ đầu tư nước ngoài trong việc cân đối ngoại tệ đối với các dự án xây dựng công trình

kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng hóa thay thé hàng nhập khâu thiết yếu.

Đối với đầu tư trong nước, Quốc hội đã ban hành Luật Khuyến khích

và quản lý đầu tư trong nước số 03/95 QH ngày 14/10/1995 Đạo luật này

Trang 19

được công bố băng Sắc lệnh số 17/CTN ngày 26/10/1995 của Chủ tịch nước Đạo luật này cũng đã dành hắn một chương quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư và hỗ trợ đầu tư Tuy các điều khoản còn sơ sai, chỉ có vài điều về bảo đảm đầu tư, ví dụ như: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, lợi nhuận, các quyền và lợi ích kợp pháp khác của chủ đầu tư Tài sản, vốn đầu tư không bị quốc hữu hóa Trong trường hợp thật cần thiết vì

lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tai sản của chủ dau tư, thì chủ đầu tư được thanh toán

hoặc được bồi thường theo thời giá thị trường và được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp (Điều 5, 6)

Tuy chỉ ghi nhận bang hai điều khoản, không day đủ và cũng không chi

tiết, nhưng dù sao thì đạo luật này cũng đã ghi nhận các cam kết về bảo đảm đầu tư đôi với các nhà đầu tư trong nước.

Đến năm 2000 - 2001 Nhà nước Lào đã ban hành Quyết định số 046/TT ngày 23/03/2001 về tổ chức thực hiện Luật khuyến khích đầu tư nước

ngoài tại CHDCND Lào bên cạnh việc ban hành một số văn bản pháp luật khác về bảo đảm đầu tư.

Nhà nước Lào đã quan tâm về việc mở rộng mỗi quan hệ hợp tác kinh té với nước ngoài, hướng tới việc thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, trong đó đặc biệt quan trọng là lĩnh vực kinh tế, thực hiện mục tiêu chuyên

đổi việc quản lý kinh tế kiểu cũ thành kinh tế kiêu mới, phát huy sức mạnh làm chủ của người dân, thống nhất chính sách tiền tệ, đây mạnh các ngành công nghiệp năng lượng như: khai thác mỏ, khai thác năng lượng điện Mặt khác, những đòi hỏi về vốn, về máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại và

trình độ lao động và quản lý của người lao động cũng là những nhu cầu cấp thiết, được coi là chính sách hàng đầu đề phát triển kinh tế.

Việc huy động vốn đầu tư không chỉ đem lại lợi ich cho nền kinh tế mà còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động,

chính sách dành cho người nghèo được quan tâm nhiêu hon, van dé trật tư an

Trang 20

toàn xã hội được bảo đảm Nhận thay được vai trò to lớn của chính sách đầu tư, Chính phủ Lào đã ban hành các chính sách khuyến khích, trong đó quy định các cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài cũng đều có quyền đầu tư tại CHDCND Lào, trên nguyên tắc

các bên cùng có lợi và hoạt động trên cơ sở pháp luật của Lào.

Theo pháp luật về bảo đảm đầu tư tại Lào, tài sản của nhà đầu tư, kế cả nhà đầu tư người đầu tư trong nước, sẽ được quản lý bởi pháp luật, bao gồm

nhiều lĩnh vực pháp luật như: Luật lao động, Luật bảo hiểm và các đạo luật

khác Chính phủ Lào cũng có những ưu đãi nhất định cho các nhà đầu tư nước

ngoài như: miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu hoặc phương tiện đưa vào sử dung sản xuất, kế cả hoạt động phân phối hàng hóa Nhà nước còn tạo thuận lợi về chính sách khác cho nhà đầu tư như việc ra vào lãnh thổ

CHDCND Lào kế cả thành viên gia đình của họ, việc chuyển lợi nhuận về nước phù hợp với pháp luật của Lào và của quốc gia nơi họ là công dân.

Nhà nước Lào đã ban hành nhiều văn bản pháp quy dưới luật để quy

định chỉ tiết thi hành các văn bản luật về bảo đảm đâu tư Hiến pháp năm 2003

(sửa đổi, bố sung Hiến pháp 1991) đã được Chủ tịch nước CHDCND Lào ky lệnh công bố vào ngày 28/05/2003 Sau đó, Chính phủ Lào cũng đã ban hành

một nghị định về bảo đảm dau tư Nghị định này đã đề cập đến các van dé sau:

Chính phủ Lào bảo đảm đối đãi công bằng và thỏa đáng với các nhà đầu tư nước ngoài Bao đảm quyền lợi của các nhà đầu tư khi có những thay đổi của

pháp luật Lào làm thiệt hại đến lợi ích của họ Bảo đảm việc giải quyết tranh

chấp trong hoạt động đầu tư được nhanh chóng, chính xác, rõ ràng.

Ngày 22/10/2004, Quốc hội nước CHDCND Lào quyết định thông qua

Luật số 10 - 11/QH sửa đôi và bố sung một số điều Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.

Các chế định cơ bản bảo vệ quyền lợi của nhà dau tư đều đã được ghi nhận trong pháp luật đầu tư của Lào như: bảo đảm quyền sở hữu, bảo hộ

Trang 21

quyền sở hữu công nghiệp, quyền được bảo đảm đối xử công băng và thỏa đáng, được chuyên ra nước ngoài các khoản thu nhập hợp pháp.

Về mặt tâm lý, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư sang nước khác

thường vẫn lo ngại có những rủi ro không lường trước được, đặc biệt là những rủi ro khi có sự thay đổi về chính sách đầu tư và pháp luật đầu tư của nước

chủ nhà Do đó, nếu pháp luật quốc gia của nước chủ nhà không có các biện pháp bảo đảm thì mức độ rủi ro của nhà đầu tư của nhà đầu tư sẽ rất cao.

Nhà nước Lào đã quy định rõ hơn khi phân cấp chức năng và thâm

quyền của Chính phủ để tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn, có sức cạnh tranh cao hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội và

bối cảnh kinh tế thế giới cũng như điều kiện trong nước, phù hợp với các bộ

và ủy ban đầu tư tỉnh về mức vốn khi cấp giấy phép Các nhà đầu tư được hưởng mức giảm thuế từ 10% - 20% và được miễn thuế từ 2 năm đến 7 năm, tùy thuộc vào từng lĩnh vực và ngành mà Nhà nước khuyến khích.

Tuy nhiên, dé tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI vào Lao và

để bảo đảm quyên, lợi ich cũng như sự tin tưởng của nhà dau tư, Nhà nước

Lào vẫn cần phải tiếp tục sửa đổi và bố sung thêm các chính sách mới dé tạo

điều kiện thích hợp cho từng thời kỳ Các luật liên quan đến đầu tư FDI phải

có sự thống nhất và không chồng chéo với nhau.

* Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009

Với Luật Khuyến khích đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài ngày 22/10/2004, vấn đề bảo đảm đầu tư được quy định như sau:

Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư hợp pháp tại CHDCND Lào có quyền được hưởng chính sách khuyến khích đầu tư theo pháp luật Nhà nước CHDCND Lào trao quyền và nhiệm vụ cho Ủy ban quản lý đầu tư hợp tác với nước ngoài và đầu tư trong nước trong việc xem xét, đánh giá và

cho hưởng chính sách khuyến khích đầu tư (Điều 2) Các văn bản pháp luật của Lào hiện nay đã có những quy định vê bảo đảm đâu tư nước ngoài.

Trang 22

Theo các quy định của Hiến pháp năm 2003, trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách hay pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của các nhà đầu tư, thì nguyên tắc được thực hiện là cam kết bảo đảm tôi đa quyên lợi của các nhà đầu tư Việc đảm bảo các quyền lợi đó được

thực hiện cụ thể như sau:

- Nếu sự thay đôi về chính sách mang lại nhiều hơn ưu đãi hoặc nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà đầu tư so với các quy định trước đây thì các nhà đầu tư được hưởng các quy định mới.

- Nếu sự thay đôi về chính sách pháp luật làm ảnh hưởng, thiệt hại hoặc gây ra sự giảm sút về ưu đãi đầu tư thì Nhà nước vẫn đảm bảo cho các nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi, điều kiện thuận lợi mà trước đó họ đã và

đang được hưởng.

- Nếu không được tiếp tục hưởng những ưu đãi, Nhà nước cam kết đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư bang cách thực hiện mội số biện pháp giải quyết như: Tiếp tục hưởng các quyền và ưu đãi; được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.

* Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Năm 2009, Nhà nước Lào đã thông qua Luật Đầu tư để điều chỉnh

chung hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài thay thế cho Luật Khuyến

khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào năm 2004 Đạo luật này thể hiện chính sách khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư tại CHDCND Lào

thông qua những điểm sau:

- Chính phủ Lào bảo đảm thực hiện 6n định, lâu dài chính sách dau tư

trực tiếp nước ngoài tại Lào; đồng thời sửa đối, bố sung chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Chính phủ Lào khuyến khích và giành ưu đãi đặc biệt đối với các dự án dau tư sản xuat hàng xuât khâu, sử dụng công nghệ cao, dự án đâu tư thuộc

Trang 23

danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục các địa bàn

khuyến khích đầu tư.

- Chính phủ Lào công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, lợi nhuận và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ dau tư; các tài sản này không bị quốc hữu hóa, không bị trưng dụng.

- Trong trường hợp các quy định mới của pháp luật làm thiệt hại đến lợi ich của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các biện pháp hợp doanh đã được quy định tại giấy phép dau tư thì các quy định đó sẽ không được áp dụng Đối với các dự án được cấp giấy phép đầu tư mới, cơ quan cấp giấy phép đầu tư

sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp được hưởng những quy định mới.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm

đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực như sau: Luật đất đai, Luật thuế, Luật Quản lý đầu tư nhà nước, quản lý kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội, Luật Giải quyết tranh chấp về kinh tế, Luật Quản lý tiền tệ nước ngoai va

vật quý giá, Luật Xuất nhập cảnh, Luât Môi trường

Những đạo luật trên tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI tại Lào Pháp

luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư rộng rãi vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trừ một số lĩnh vực không được phép như an

ninh, quốc phòng hoặc thiệt hại cho môi trường.

Tóm lại, pháp luật về đầu tư trực tiếp tại lào đã trải qua nhiều giai đoạn

thăng trầm của lịch sử Luật Khuyến khích đầu tư (2009) quy định nội quy,

quy tắc đối với việc xúc tiến, bảo vệ, quản lý đầu tư ở Lào nhằm mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác về mọi mặt kinh tế đối ngoại, sử dụng vốn, trí tuệ

để phát triển lực lượng sản xuất có hiệu quả, phục vụ cho công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, góp phần vào việc giải quyết mọi vấn đề cải thiện đời sống của nhân dân, phát triển xây dựng đất nước giầu mạnh.

1.3 Cơ sở của việc tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam trong

việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư ở Lào 1.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào

Trang 24

* Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế

giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Tổng thu

nhập nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, Tô chức Thương mại thé giới, Quy tién té Quốc tế, Nhóm ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu A, Diễn dan hợp tác kinh tế

Châu A — Thái Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam cũng đã kí với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế

song phương.

Cũng giống như Lào, Việt Nam là nước đa dang về văn hóa va dân tộc

với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14% tong số dan cả nước Dân tộc Việt Nam (còn gọi là người Kinh) chiếm gan 86% tập trung ở những miền châu thé và đồng bằng ven biển Những dân

tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Chăm, người Khmer) phần lớn đều tập

trung ở các vùng miễn núi và cao nguyên Việt Nam lai là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.

Việt Nam phát triển từ kinh tế nông nghiệp với 29,6% số dân sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn.

* Đặc điểm kinh tế - xã hội của Lào

Lào là một nước vào loại kém phát triển ở Đông Nam A Tuy có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thủy điện Nhìn

chung, về kinh tế, Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm 6n định Theo

bảng xếp hạng của Liên hợp quốc về trình độ phát triển, Lào đứng hàng thứ 138 trong tổng số 187 quốc gia Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng

sản phẩm quốc nội và sử dụng 80% lực lượng lao động Nền kinh tế vẫn tiếp tục

nhận được sự trợ giúp của IMF và các nguồn quốc tế khác cũng như đầu tư nước

ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.

Trang 25

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Lào có nhiều tiến bộ Các

mục tiêu kinh tế - xã hội do các kì Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và

các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả Lào đang năm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kì tăng tốc.

Lào là một nước đa dạng về dân tộc, có 68 dân tộc có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau, trong đó có 3 dân tộc lớn như Lào Lùm (vùng thấp)

chiếm khoảng 50% dân số cả nước, Lào Thông (vùng trung du) với khoảng

30% dân số, Lào Xùng (vùng cao) chiếm khoảng 15% dân số Nông dân chiếm

hơn 90% dân số và sản phẩm nông nghiệp chiếm 60% GDP Trình độ văn hóa kĩ thuật, tay nghề còn rất hạn chế Tất cả những điều đó là một trong những

nguyên nhân chính can trở việc thu hút đầu tư nước ngoài dé mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất — kinh doanh, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại.

1.3.2 Sự lãnh dạo của Đảng và vai trò của Nhà nước

* Sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của Nhà nước tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay là một trong số ít các nước theo chế độ xã hội chủ

nghĩa Mặc dù trước những biến động và tôn thất cách mang thế giới, tai Dai

hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII tháng 6 năm 1991 vẫn khang định kiên trì lãnh đạo đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành công

cuộc đổi mới xây dựng đất nước.

Hệ thống chính trị được thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: “Đảng lãnh

đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.” Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam theo quy định trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992 Do chỉ có một Đảng lãnh đạo đất nước nên sự thăng trầm của nền kinh tế Việt

Nam phụ thuộc rất nhiều vào vai trò lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước đưa ra.

* Sự lãnh đạo cua Dang và vai tro cua Nhà nước tai Lao

Trang 26

Cũng giống như Việt Nam, Lao là một trong số ít những nước cộng san còn lại sau sự sụp đô của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Lào có thê chế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân, một viện (từ năm 1975) Hiến pháp của Lào được Quốc hội Lào thông qua ngày 14 thang 8 năm 1991 Lào có 16 tỉnh và đuy nhất một thành phố Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có định hướng xã hội chủ nghĩa do một chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào (thành lập năm 1955) lãnh đạo Tại Lào không có đảng đối lập Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII (tháng 3 năm

2006) đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 là: Xây dựng vững chắc hệ thống

chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ồn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp

vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo chuyền biến cơ bản về chuyển đôi cơ cầu kinh tế theo hướng tích cực, phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế,

trong đó thành phan kinh tế nhà nước và kinh tế tập thé được củng cô và phát triển vững mạnh.

1.3.3 Hội nhập kinh té quốc té

* Hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, sự ôn định chính trị luôn được đảm bảo, cùng với 6n định chính trị là chính sách ngoại giao

mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyên, đa dạng hóa, đa

phương hóa trong quan hệ với khẩu hiệu “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thé giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển” Hiện nay Việt Nam đang là thành viên quan trọng trong khối ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết khu vực mau dich tự do ASEAN đồng thời là thành viên tích cực của

APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác

Sự 6n định chính trị - xã hội gan voi su lanh dao dung đắn của Đảng

Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, kiên trì con đường

Trang 27

đổi mới có nguyên tắc là nguyên nhân của mọi thành công, trong đó hoạt động đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng đối với toàn bộ nên kinh tế Hoạt động này luôn tiềm ân sự bất ôn, rất nhạy cảm và tính rủi ro rất cao Chính vì vậy, Nhà nước muốn đảm bảo sự phát triển an toàn, bình ôn của nền kinh té, thi tất yêu phải điều chỉnh bang pháp luật.

* Hội nhập kinh té quốc té tại Lào

Đường lỗi, chính sách đổi mới được Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và các nghị quyết của Trung ương Đảng sau đó cụ thé hóa và phát triển cùng với thực tiễn hoạt động ngoại giao thời kì 1986

-1991 đã thé hiện rõ nét đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng

Lao Nó mở ra một trang mới cho nền ngoại giao Lào hiện đại và đặt cơ sở vững

chắc cho bước đột phá trong đường lỗi đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào.

Với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế, nhiều năm qua, Lào thực hiện chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng trên cơ sở bình đăng, tôn trọng

lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho việc

phát triển của mỗi nước Thực tế cho thay Lào đã triển khai chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế linh hoạt và có hiệu quả vì sự tiến bộ va phôn vinh của đất nước Sự kiện Lào chính thức gia nhập WTO cũng là bước

ngoặt lich sử của đất nước trên đường hội nhập và phát triển.

1.3.4 Những điểm tương đồng và khác biệt là cơ sở để hoàn thiện pháp luật phù hợp với điều kiện của Việt Nam và Lào

Một là trơng đồng về diéu kiện kinh tế - xã hội

Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi, cùng năm trên bán đảo Đông Dương, có chung 2.000km đường biên giới Hai dân tộc đã có hàng

ngàn năm lịch sử giúp đỡ lẫn nhau Do vậy, giữa Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội.

Việt Nam và Lào năm ở trung tâm bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam

Trang 28

năm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bán đảo lớn nhìn ra biển, Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu trong vùng đất liền của bán đảo Việt Nam và Lào là hai quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, da dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bồ tộc người ở khu vực Đông Nam Á

nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng.

Việt Nam và Lào là hai quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Việt

Nam phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hóa Trong khi đó

Lào cũng phải thoát khỏi tình trạng kém phát triển và có nhân tố cơ bản dé

tiễn vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Như vậy cả hai nước đều là những nền kinh tế đang chuyển đổi, từng bước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phan Cuộc khủng hoảng tài chính — tiền tệ (1997 — 1998) là bài học về sức ép của toàn cầu hóa đối với các nền kinh tế mở ở Đông Nam Á Việt Nam và

Lào mới gia nhập nên kinh tế thị trường nên phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tự do hóa thương mại cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các

nước phát triển.

Hai là tương đồng về chính trị

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ 7 (khóa IV, tháng 12 năm 1989) van khang định kiên trì lãnh dao đất nước theo con

đường chủ nghĩa xã hội và tiễn hành công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Hiện nay cả hai nước đều duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa với một Đảng cam quyển và lãnh đạo Do vậy nhiều quan điểm trong xây dựng và phat triển, các mỗi quan hệ trong xã hội chứa nhiều điểm giống nhau cùng với tình

hình chính trị của hai nước đều khá 6n định.

Ba là tương đồng về hệ thong pháp luật

Trang 29

Việt Nam và Lào có hệ thống pháp luật đang chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Sự chuyên đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường là một quá trình phức tạp, lâu dai mà trong

đó, pháp luật và các luật gia đóng vai trò quan trọng Pháp luật sẽ là công cụ

đắc lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nền kinh tế thi

trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.3.5 Những điểm khác biệt là cơ sở để xác định giải pháp hoàn thiện pháp luật phù hợp với điều kiện của Việt Nam và Lào.

Một là Việt Nam có trình độ phat triển kinh tế - xã hội cao hơn Lào Việt Nam và Lào cùng là nước đang phát triển, nhưng về mặt bằng

chung, Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn Lào Bản thân nên kinh tế Lào vẫn trong tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ vẫn là đặc trưng phổ biến và mang nặng tính chất tự cung, tự cấp, toàn bộ nền kinh tế vẫn trong quỹ đạo tái sản xuất chưa được mở rộng Trình độ và quy mô trang

thiết bị kĩ thuật trong kết cau sản xuất cũng như trong cơ cau hạ tầng kinh tế

bộ lộ rõ rệt tính chất lạc hậu, năng suất lao động xã hội thấp Cơ cấu nền kinh tế mang đặc trưng của một nước nông nghiệp kém phát triển, mất cân đối nghiêm trọng trên nhiều mặt, chưa tạo được nguồn tích lũy cao trong nước và

còn phụ thuộc nặng vào von, kĩ thuật, nguyên liệu bên ngoài Tình trạng chia cắt và khép kín theo từng đơn vị, từng ngành còn phổ biến, cơ cau quan lý theo kiểu tập trung, bao cấp van còn dé lại hậu quả, các yếu tố nội sinh tạo

khả năng tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân còn chưa ổn định và chưa

vững chắc Sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế, ngoài hậu quả chiến tranh lâu dài, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, một nguyên nhân quan trọng là van dé tạo dung von cho nén kinh té quốc dân còn hạn hẹp và đói vốn, thiếu công nghệ đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế, cũng như yêu cầu đổi

mới kĩ thuật đã và đang là nhiệm vụ nặng né cho tiến trình phát triển của Lào.

Do có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn Lào nên Việt Nam đã

có những chính sách hỗ trợ Lào phát triển kinh tế Hai nước không ngừng

Trang 30

củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam

thực hiện việc trợ không hoàn lại cho Lào, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

nhằm thúc đây kinh tế - xã hội của Lào phát triển.

Hai là hệ thong pháp luật Việt nam kha hoàn thiện, day du la bai hoc

kinh nghiệm cho Lao hoàn thiện pháp luật.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được hiện thực hóa trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội

chủ nghĩa Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nha nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương xây dựng, đó là sự vận dung về cơ bản băng toàn bộ các tiêu chí của nhà nước pháp quyén nói chung và

những giá trị riêng của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Hoàn thiện pháp luật luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc xây dựng Nhà nước pháp

quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam bởi vì trong nhà nước pháp quyền luôn phải dam bảo tính tối thượng của pháp luật.

Có thể nói sau gần 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã có bước đổi mới và chuyền biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết SỐ 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật đã

được ban hành mới hoặc sửa đối, bồ sung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội, góp phần tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và day mạnh toàn diện công cuộc đổi mới va

hội nhập quốc tế.

Công tác thi hành pháp luật ở Việt Nam được quan tâm và chú trọng hơn,

công tác phô biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được triển khai khá đồng

bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều hình thức phong phú, thiết thực Công tác

thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đã được tiễn hành thường

Trang 31

xuyên; qua đó đã khắc phục được nhiều sở hở, khiếm khuyết của các văn bản

pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Lào đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp của Việt Nam Qua đó, Lào cũng có thé thực hiện việc hoàn thiện pháp luật dựa trên những bài

học kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam.

1.4 Mục đích của việc tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam trong

quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư của Lào

Có thể thấy, Nhà nước Việt Nam đã ban hành được một hệ thống pháp

luật khá hoàn chỉnh về bảo dam dau tư dé bao đảm các quyên và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư Sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của các quy phạm pháp luật về bảo đảm đầu tư giúp cho các nhà đầu tư có nhiều cơ hội cũng

như khá yên tâm tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam Pháp luật đã quy

định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo đảm đầu tư nhằm hạn chế tình

trạng tùy tiện, vô trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Thông qua đó, các tổ chức, cá nhân có thể giám sát lẫn nhau và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tạo lòng tin, khuyến khích các chủ thé thực hiện dự định của minh, phát huy mọi tiềm năng làm giàu cho bản thân, góp phan tạo uy tín cho Việt Nam trên trường quốc tế.

Chính vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của Việt Nam về hệ thống pháp

luật về bảo đảm đầu tư trước hết sẽ giúp cho hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu tư của Lào tương thích với pháp luật về bảo đảm đầu tư của các nước trong khu vực và trên thế giới Điều đó làm cho các nhà đầu tư của Lào và các

nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư tại Lào, góp phần nâng cao hiệu quả

của hoạt động đầu tư tại Lào Bản chất của mọi hoạt động kinh doanh là mưu cầu lợi nhuận tối đa Do đó, hệ thống pháp luật của Lào về bảo đảm đầu tư

được hoàn thiện sẽ là một công cụ quản lý hữu hiệu dé phát huy mặt tích cực

của hoạt động đầu tư tại Cộng hòa DCND Lào.

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm đầu tư của Việt Nam, của Lào dưới góc độ so sánh trên cơ sở làm rõ căn cứ dé so sánh là cơ sở dé đánh giá

Sự tương đồng, sự khác biệt của pháp luật về bảo đảm đầu tư của hai nước và xác định những kinh nghiệm cần nghiên cứu, tham khảo từ thực tiễn xây dựng pháp luật của mỗi nước.

Trang 33

CHƯƠNG 2

THUC TRANG CÁC QUY ĐỊNH PHAP LUAT VE BAO DAM DAU TU O LAO - SO SANH VỚI CAC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

VE BAO DAM DAU TU CUA VIET NAM 2.1 Quy định về bảo đảm vốn đầu tư ở Lao

Việc bảo đảm vốn và các tài sản khác của nhà đầu tư là biện pháp bảo đảm đầu tư quan trọng nhất, bởi vì điều đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư là vốn có được bảo đảm không và bảo đảm như thé nao.

Việc nhà nước Lào bảo đảm vốn cho nhà đầu tư của được quy định trong Luật Dau tư năm 2009 Cụ thé, khoản 2 Điều 9 quy định: “Nhà nước

công nhận và bảo hộ quyên sở hữu tài sản, vốn đâu tư, thu nhập và các

quyên, lợi ích hợp pháp khác của nhà dau tư; thừa nhận sự ton tại và phát triển Idu dài của các hoạt động dau tư”.

Khoản 1, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2009 quy định: “Vốn dau tư và tài sản hợp pháp của nha dau tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bang

biện pháp hành chính ” Khoản 2 Điều này quy định: “Trường hợp thật can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua,

trưng dụng tài sản của nhà đâu tu thì nhà đầu tu được thanh toán hoặc bồi

thường theo giá thị trường tai thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dung

theo quy định của pháp luật Việc thanh toán hoặc bôi thường phải bảo đảm lợi

ích hợp pháp của nhà dau tu và không phân biệt đối xử giữa các nhà dau tu” Nhà nước Lào không chỉ thé chế hóa việc đảm bảo vốn dau tư này bằng

các quy định trong Luật Đầu tư Đến nay, nhà nước Lào đã có hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn 10 nước và đã tham gia Hiệp ước thành lập Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư đa phương (MIGA), trong đó có các quy định về bảo hiểm đầu tư và việc chuyền tài sản ra nước ngoài Không chỉ Luật Đầu tu chú trọng đến vấn đề này, các văn bản pháp luật khác cũng đặc biệt chú trọng

tới việc bảo đảm vôn cho các nhà đâu tư cả trong nước và nước ngoài.

Trang 34

Theo quy định pháp luật của Lào, chủ đầu tư có toàn quyền quyết định việc sử dụng vốn bằng tiền, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời được đưa vào dau tu, dưới mọi hình thức mà pháp luật cho phép, theo các hình thức đầu tư trực tiếp.

Các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm: thành lập công ty 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;

đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp

đồng BT; dau tư phát triển kinh doanh, mua cô phần hoặc góp vốn dé tham gia quản lý hoạt động đầu tư, thực hiện việc sap nhập và mua lại doanh

nghiệp, hoặc các hình thực đầu tư trực tiếp khác nhằm thu lợi nhuận nhiều

nhất (Điều 5, 6, 7 và Điều 8, Luật Đầu tư năm 2009) Nhà đầu tư cũng có quyên định đoạt tài sản của mình tại bat kỳ thời điểm nao.

Ngoài ra, với các vốn đầu tư dưới hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật căn cứ vào pháp luật về quyền bảo hộ sở hữu công

nghiệp, các vốn này được Nhà nước CHDCND Lào bảo hộ, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Lào tham gia, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại Chủ đầu tư

có quyền thực hiện việc mua bán tài sản này với tổ chức và cá nhân khác trong khuôn khổ hoạt động đầu tư của mình.

Khi thực hiện hoạt động đầu tư, đặc biệt với hai hình thức xí nghiệp liên

doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xuất hiện một số tài sản bất động sản

thuộc quyền sở hữu của chủ dau tư Đó là các nhà máy, kho tàng, nhà xưởng mà các nhà đầu tư góp một phần hoặc 100% vốn được xây dựng trên lãnh thổ CHDCND Lào Do đó, để các nhà đầu tư nước ngoài có thê yên tâm về khối tài sản của họ tại Lào, khoản 1, Điều 4 Luật đầu tư quy định: “ Vốn dau tu và tài sản hợp pháp của nha dau tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng

biện pháp hành chính `.

Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài Nhưng trong thực tế, những bất động sản là nhà xưởng và những

Trang 35

tài sản sắn liền với đất thì lại được xây dựng trên lãnh thô của Lào Do vậy,

với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, trong một thời gian, các bất động sản

này dan dan sẽ thuộc về nước nhận dau tư thông qua các biện pháp mua lại cô phần của bên nước ngoài, khuyến khích việc chuyển nhượng không bồi hoàn tài sản cho bên chủ nhà khi hết hạn hợp đồng Theo tập quán quốc tế, tài sản có thể bị trưng dụng, trưng thu, vì công ích, do đó các nhà đầu tư thường tránh đầu tư vào những nước không có sự ôn định chính trị.

Ngoài vốn đầu tư, các tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư cũng được Nhà nước Lào bảo đảm Ở đây, khái niệm các tài sản khác được hiểu như là

những tài sản nằm ngoài số vốn đầu tư, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu

dùng của nhà đầu tư Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi

tiết về quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp này, nhưng ở rải rác một số văn bản có quy định về quyền sở hữu đối với một số loại tài sản của các nhà đầu tư.

Với động sản là các khoản thu nhập hợp pháp, tư liệu sinh hoạt, người

nước ngoài được hưởng quyền sở hữu như công dân Lào Theo Luật Nha ở thì nha đầu tư nước ngoài được quyên sở hữu nhà trên lãnh thé của Lào trong thời gian đầu tư tại Lào Trong những trường hợp t6 chức, cá nhân nước ngoài dau tư xây dựng nhà ở dé cho thuê tại Lào sẽ được cơ quan nha nước có thâm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó Thời hạn được sở

hữu nhà ở là thời hạn quy định trong giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong giây chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Một quyền gắn liền với quyền sở hữu cũng được Nhà nước Lào bảo đảm, đó là quyền thừa kế của các nhà đầu tư Van dé thừa kế đối với tài sản của các nhà đầu tư trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự của Lào Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì cho đến trước năm 1988, ở Lào chưa có một văn bản nào quy định về vấn đề thừa kế tài sản Ngày 19/4/1988, Hội đồng Chính phủ Lào ban hành Quyết định số 7/QHNDTC về

chính sách đôi với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sông tạ CHDCND

Trang 36

Lào Đây là lần đầu tiên quy chế pháp lý về thừa kế tài sản được thiết lập ở Lào Tuy nhiên, phải đến năm 1994, vấn đề này mới được quy định rõ ràng hơn tại Điều 10, 12, Pháp lệnh Thừa kế là: “Nhà nước CHDCND Lào bảo hộ quyên thừa kế của người nước ngoài đổi với tài sản có trên lãnh thổ của Lào theo quy chế về người nước ngoài tại Lào, Diéu ước Nhà nước Lào đã ký kết hoặc công nhận ” Theo Luật Dân sự (2004) thì người nước ngoài có quyền để

lại di sản cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, hoặc trở thành người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Cũng theo các quy định của

Luật Dân sự (2004) thì thừa kế động sản được giải quyết trên cơ sở luật nơi người để lại đi sản mang quốc tịch; còn thừa kế bất động sản thì luật được áp

dụng dé giải quyết là luật của nơi có bat động sản đó.

Theo pháp luật hiện hành của Lào, nhà đầu tư nước ngoài ở Lào có

quyên thừa kế nhà cửa, kho tàng, nhà xưởng và các vật thuộc sở hữu của người dé lại di sản Nếu nhà đầu tư được thừa ké hết thời hạn đầu tư mà không muốn được gia hạn giấy phép đầu tư thì sẽ không được phép duy trì quan hệ sở hữu trên Người đó sẽ phải xử lý số bất động sản đó bằng cách bán lại cho Nhà nước CHDCND Lào hoặc bằng bất kỳ cách nào phù hợp với quy định pháp luật của Lào và chuyền tiền hoặc động sản mang ra nước ngoài theo đúng quy

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc bảo đảm vốn cho nhà

đầu tư tại Việt Nam được quy định trong Điều 4 và Điều 6 của Luật Đầu tư (2005) Cụ thể, Khoản 3, Điều 4 quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ

quyên sở hữu tài sản, von đâu tư, thu nhập và các quyên, lợi ích hợp pháp của các nhà đấu tư, thừa nhận sự tôn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động dau tu.” Còn Khoản 1, Điều 6, Luật Dau tư (2005) quy định “'Vốn đấu tư và tài sản hợp pháp của nhà đâu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính '' Khoản 2 Điều nay cũng quy định: “'7Trường hợp thật cân thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà dau tư thì nhà đầu tr được thanh toán

Trang 37

hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà dau tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đâu tư ”’

Đặc biệt, đối với nhà đầu tư nước ngoài, vì đồng tiền Việt nam hiện tại van là đồng tiền chưa chuyển đổi được nên Nha nước Việt Nam đã quy định trong Khoản 3, Điều 6, Luật Dau tư (2005) là: “Đối với nha dau tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại Khoản 2 Diéu này được thực hiện bằng dong tiền tự do chuyển đổi và được quyên chuyển ra

nước ngoài `

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ đầu tư cũng có toàn quyền

quyết định việc sử dụng vốn băng tiền, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận

rời được đưa vào đầu tư, đưới mọi hình thức mà pháp luật cho phép, theo các hình thức đầu tư trực tiếp (Điều 17, Luật Đầu tư 2005) Nhà đầu tư cũng có quyền định đoạt tài sản của mình tại bất kì thời điểm nào Ngoài ra, với các vốn đầu tư dưới hình thức băng sáng chế, bí quyết kĩ thuật, dịch vụ kĩ thuật căn cứ vào pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các vốn này được

Nhà nước Việt Nam bảo hộ, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia.

Khi thực hiện hoạt động đầu tư, đặc biệt với hai hình thức xí nghiệp liên

doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xuất hiện một số tài sản bất động sản thuộc quyên sở hữu của chủ đầu tư Do là các nhà máy, kho tàng, nhà xưởng mà các nhà đầu tư góp một phần hoặc 100% vốn được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam Do đó, để các nhà đầu tư nước ngoài có thé yên tâm về khối tài sản

của ho tại Việt Nam thì tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư quy định: “Von dau tư

và tai san hợp pháp của nhà dau tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bang biện pháp hành chinh’’

Không chỉ von đầu tư, các tài sản khác của nhà đầu tu cũng được bảo

đảm Hiến pháp (2013) của Việt Nam quy định : “Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước

Trang 38

Việt Nam bảo hộ tính mang, tài sản và các quyên lợi chỉnh dang theo pháp luật Việt Nam ` Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp này nhưng rải rác ở một số văn bản có quy định về quyền sở hữu đối với một số loại tài sản Với

động sản là các thu nhập hợp pháp tư liệu sinh hoạt, người nước ngoài được

hưởng quyền sở hữu như công dân Việt Nam.

Theo Luật Nhà ở số 56/2005/QH 11 do Quốc hội ban hành ngày

29/11/2005 thì nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu nhà trên lãnh thổ

Việt Nam trong thời gian đầu tư tại Việt Nam Trong trường hợp tô chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam, họ được quyền sở hữu như công dân Việt Nam Theo Luật Nhà ở số 56/2005/QH 11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 thì nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu nhà trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian đầu tư tại Việt Nam Trong trường hợp tô chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở dé cho thuê tại Việt Nam, họ sẽ được cơ quan nhà nước có thâm quyên cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy

định trong giấy chứng nhận dau tư, được ghi rõ trong Giây chứng nhận đầu tư

và trong Giấy chứng nhận quyên sở hữu nha ở.

Một quyền gan liền với quyền sở hữu tài sản cũng được bảo đảm, đó là

quyên thừa kế Van dé thừa kế đối với tài sản của các nhà dau tư trong nước

được thực hiện theo quy định tại Phân thứ tư của Bộ luật Dân sự (2005) Đối

với các nhà đầu tư nước ngoài, thì cho đến trước năm 1977, ở Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về vẫn đề này Cho đến khi Hội đồng Chính phủ

ban hành Quyết định 112/CP ngày 25/4/1977 về chính sách đối với người

nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt Nam, thi lần đầu tiên quy chế pháp lý về vấn đề này được thiết lập ở Việt Nam Tuy nhiên, phải đến năm 1990 vấn đề này mới được quy định rõ ràng hơn tại Điều 37 Pháp lệnh thừa kế là : ‘‘Nha nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyên thừa kế của

Trang 39

người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo Quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, Điều ước Việt Nam đã kí kết hoặc công nhận ``

Theo Bộ luật Dân sự (2005) thì thừa kế động sản được giải quyết trên cơ sở luật nơi người để lại di sản mang quốc tịch, còn thừa kế bất động sản thì luật được áp dụng dé giải quyết là luật nơi có bất động sản đó Theo pháp luật hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sẽ có quyền thừa kế nhà cửa, kho tàng, nhà xưởng và các vật thuộc sở hữu của người dé lại di sản Nếu người đầu tư được thừa kế hết thời hạn đầu tư mà không muốn được gia hạn giấy phép đầu tư thì sẽ không được phép duy trì quan hệ sở hữu trên Người đó sẽ phải xử lý số bất động sản đó bằng cách bán cho phía Việt Nam hoặc

băng bắt kì cách nào phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và chuyên

tiền hoặc động sản mang ra nước ngoài theo đúng quy định.

Có thể thấy khi so sánh biện pháp bảo đảm vốn đầu tư và các tài sản khác của Lào với Việt Nam, ta thấy có nhiều điểm tương đồng Cả hai nước đều có các quy định về đảm bảo đầu tư; các biện pháp bồi thường khi quốc hữu hoá Việc bảo đảm vốn đầu tư là một việc quan trọng và là một yếu tố tích cực trong môi trường đâu tư Số phận của tài sản của nhà đầu tư phải được đảm bảo băng một loạt những quy định của pháp luật dé tạo nên một cơ

sở pháp lý ổn định cho vấn dé này Bên cạnh đó, Nhà nước Lao còn phải thực hiện nhiều hoạt động khác để bảo đảm cho nhà đầu tư thực sự yên tâm trong

việc bỏ vốn vào dau tư Nha nước cần xây dựng chính sách đảm bảo quyền kinh doanh đi đôi với bảo đảm vốn, tạo ra môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thuận lợi cho việc phát triển vốn đầu tư một cách có hiệu quả.

Nói chung, đây là vấn đề khá phức tạp, nhưng rất cần được nghiên cứu kịp

thời dé có thé tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết nó 2.2 Quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Lào

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại

Trang 40

CHDCND Lào, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định

khác có liên quan.

Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư không chỉ đóng góp vốn đầu tư bang tiền hoặc cơ sở vật chất, mà còn bằng các quyền sở hữu trí tuệ Căn cứ vào pháp luật về quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, các vốn đầu tư dưới hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật được Nhà nước CHDCND Lào bảo hộ, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Lào tham gia, hoặc theo nguyên tắc có đi lại Tuy nhiên, Lào hiện đang được xếp vào hàng các quốc gia có tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ cao Đề thể hiện

quyết tâm chống lại tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ ở Lào và cũng là lời cam kết của Lào khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO), Quốc hội Lào đã quy định việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thành một điều trong Luật Đầu tư năm 2009 (Điều 12) với nội dung như sau:

“ Nhà nước công nhận và bảo hộ tài san trí tuệ cua nhà đâu tư đã đăng

ký với ngành liên quan, phù hợp với Luật về tài sản trí tuệ của CHDCND Lào hoặc theo diéu tóc quốc tế mà Lào là thành viên ”.

Nhà đầu tư nước ngoài có quyên và lợi ích do được Chính phủ hỗ trợ

thành lập và hoạt động kinh doanh theo các luật và quy định; được bảo hộ các quyên và lợi ích hợp pháp liên quan đến các hoạt động kinh doanh và sở

hữu tài sản; được thu lợi từ cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng

đất, bán hoặc sử dụng các tài sản gắn liền với đất, thuế hoặc đảm bảo cho bat cứ cá nhân hay tổ chức tài chính nào vì mục đích liên doanh; cho thuê

lại quyền sử dụng đất, chuyên nhượng hợp đồng thuê hoặc thời hạn thuê đất; sử dụng hợp động thuê đất, hoặc chuyển nhượng trong các liên doanh,

hoặc bảo đảm cho các cá nhân khác Chi tiết về quyền, lợi ích và nghĩa vụ

của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến thuê đất hoặc chuyển nhượng dat được quy định phù hợp với Luất Đất đai và các luật hiện hành khác Nhà nước cho sử dụng lao động nước ngoài nếu cần thiết, nhưng không quá

10% số lao động của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w