Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếpcủa con người với nhau trong cuộc sống, là tổ hợp của các thành tố như cử chỉ, lời nói, hành v
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-
-BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT LIÊN HỆ VĂN HÓA GIAO TIẾP GIỚI TRẺ
GVHD : Phạm Thị Tú Trinh
Lớp : 24SNV2
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
“Văn hóa soi đường cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội” - Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định điều này ngay từ những đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại Hội nghịVăn hóa toàn quốc những năm 1946, 1948 Lời nói của Người đến hôm nay vẫn còn nguyên vẹngiá trị, văn hóa là hồn cốt, là những gì “tinh hoa tinh túy” nhất của dân tộc, góp phần to lớn vào sựphát triển và phồn vinh của dân tộc Một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc của nền văn hóaViệt Nam nói riêng cũng như mọi nền văn hóa trên thế giới nói chung đó chính là giao tiếp Giaotiếp có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống, thâm nhập vào sâu trong từng ngõ ngách tâm hồn củacon người, góp phần làm cho mỗi con người có thể hình thành nên bản sắc cá nhân riêng của mình
Vì thế, nhóm chúng tôi hôm nay xin phép được trình bày những hiểu biết còn nhiều thiết sót của
mình về đề tài: “Văn hóa giao tiếp của người Việt, liên hệ văn hóa giới trẻ Việt Nam”.
Các thành viên của nhóm chúng tôi bao gồm:
1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh
2 Nguyễn Diệu Linh
3 Trang Tưởng Trâm Thuy
4 Phạm Thị Anh Đào
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1 Khái niệm
Trang 31.1.1 Khái niệm Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm gây tranh cãi từ ngàn xưa, ở phương Đông cũng như phương Tây,bởi văn hóa có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của con người Trong
Tuyên bố về những chính sách văn hóa trong Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì, tổ chức này đã đưa ra một định nghĩa khá chi tiết về văn hóa: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.” Đào Duy Anh lại định nghĩa về văn hóa một cách ngắn gọn và súc tích: “Văn hóa tức là sinh hoạt” Vì vậy, ta có thể thấy rằng, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau vì văn hóa bao trùm lên
đời sống của con người
1.1.2 Khái niệm Giao tiếp và Văn hóa giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc và ý tưởng giữa cá nhân với cá nhân, hoặcgiữa nhóm người này với nhóm người khác Giao tiếp có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khácnhau bằng cách sử dụng những phương tiện giao tiếp không giống nhau
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếpcủa con người với nhau trong cuộc sống, là tổ hợp của các thành tố như cử chỉ, lời nói, hành vi, thái
độ, cách ứng xử,… Văn hóa giao tiếp xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Tùyvào mỗi môi trường, mỗi quốc gia khác nhau mà văn hóa giao tiếp sẽ có sự khác nhau
1.1.3 Khái niệm Văn hóa giao tiếp của người Việt
Văn hóa giao tiếp của người Việt là tổng hợp các phong tục, tập quán, giá trị và quy tắc trongcách thức giao tiếp (trao đổi thông tin, cảm xúc và ý tưởng) giữa các cá nhân và tổ chức với nhautrong xã hội Việt Nam, thuộc dân tộc Việt Nam Sự giao tiếp đó được đánh giá là có giá trị đạo đức,
có giá trị thẩm mĩ thì được gọi là Văn hóa giao tiếp của người Việt
Văn hóa giao tiếp của người Việt không chỉ dừng lại ở việc thể hiện qua lời nói mà còn là thái
độ và cách thức thể hiện trong quá trình giao tiếp Thông qua quá trình giao tiếp mà có thể bộc lộđược văn hóa ứng xử của bản thân Văn hóa này phản ánh các giá trị truyền thống và cốt lõi tạo nênđặc trưng giao tiếp của người Việt Nam, thuộc dân tộc Việt Nam
1.1.4 Khái niệm Giới trẻ và Văn hóa giao tiếp của giới trẻ
Giới trẻ là nhóm người đang ở độ tuổi trưởng thành, có thể là thanh thiếu niên (15 – 25 tuổi),hoặc thanh niên (16 – 30) tuổi Đây là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, khi mà cá nhân pháttriển về mặt tâm lý, xã hội và nghề nghiệp Giới trẻ ở các quốc gia khác nhau, tuy có sự khác biệt về
tư tưởng, lối sống nhưng có một số điểm chung để có thể phân biệt giới trẻ với các nhóm xã hội
khác, đó chính là sự năng động, sáng tạo, khả năng kết nối, tìm kiếm bản sắc và vô cùng nhạy bénvới xu hướng, v.v…
Văn hóa giao tiếp của giới trẻ là tổng hợp các phong cách, cách thức tương tác của những
người trẻ với nhau trong quá trình giao tiếp trong xã hội Việt Nam Văn hóa giao tiếp của giới trẻ cónhững đặc điểm dễ thấy sau: sử dụng ngôn ngữ hiện đại, giao tiếp qua công nghệ, có tính cởi mở vàthẳng thắn, đề cao sự đa dạng, v.v…
1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.2.1 Thời kỳ Tiền sử
Trang 4Giao tiếp chủ yếu diễn ra qua ngôn ngữ nói và hình ảnh, các biểu tượng và dấu hiệu NgườiViệt cổ đã biết sử dụng các hình thức đơn giản để truyền đạt thông tin trong cộng đồng Ngôn ngữđược sử dụng chủ yếu là các âm thanh, từ ngữ đơn giản để diễn đạt nhu cầu thiết yếu trong cuộcsống hàng ngày như săn bắn, thu hoạch và giao tiếp trong gia đình
Bên cạnh đó, người Việt đã biết sử dụng các cử chỉ, nét mặt và các ngôn ngữ cơ thể để tăngcường sự hiểu biết và truyền đạt cảm xúc Các từ ngữ để giao tiếp thời kỳ này chủ yếu về nhữngchủ đề liên quan đến thiên nhiên, động vật, thực vật, thời tiết và các hiện tượng tự nhiên Ngoài ra,giao tiếp còn thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, từ các hình thức chào hỏi, hỏithăm đến cách xưng hô trong gia đình
1.2.2 Thời kỳ phong kiến (thế kỷ X – thế kỷ XIX)
Trong giai đoạn này, giao tiếp diễn ra chủ yếu trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, vớinhững quy tắc nghiêm ngặt về xưng hô và phép tắc ứng xử Ngôn ngữ Hán được sử dụng trong vănbản giao tiếp chính thức, có ảnh hưởng sâu sắc đến cách giao tiếp của người Việt
Ngôn ngữ viết chủ yếu là chữ Hán, được sử dụng trong các văn bản hành chính của triềuđình, sau đó dân tộc ta phát triển thêm chữ Nôm dựa trên nền tảng của chữ Hán để thể hiện tiếngnói và tư tưởng của mình Việc giao tiếp còn được thể hiện qua tác phẩm văn học với nhiều thể loại:thơ Đường, ca dao, dân ca, đối, v.v… phản ánh tâm tư và nguyện vọng của nhân dân
Thời kỳ này có hệ thống xưng hô phức tạp, phản ánh địa vị xã hội, tuổi tác và mối quan hệ
Ví dụ: cha mẹ, ông bà và con cái, giữa vợ với chồng, giữa vua và quan lại có những cách xưng hôriêng biệt, thể hiện sự lễ nghi và tôn trọng Dân thường có ngôn ngữ nói đơn giản, gần gũi hơn,phản ánh cuộc sống và kinh nghiệm sống, tầng lớp trí thức và quan lại giao tiếp mang tính hình thức
và nghi thức hơn, sử dụng nhiều từ Hán và văn phong cổ điển
1.2.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945)
Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam và văn hóa giao tiếpcủa người Việt Văn hóa giao tiếp thời kỳ này mang nhiều đặc điểm phản ánh những biến đổi trong
xã hội, văn hóa và chính trị
Chữ Nôm và Hán vẫn được sử dụng rộng rãi trong văn học và giao tiếp truyền thống, đặc biệt
là tầng lớp trí thức Song song đó, tiếng Pháp bắt đầu du nhập, trở thành ngôn ngữ chính trong giáodục, hành chính và thương mại Nhiều trí thức và quan lại người Việt phải học tiếng Pháp để giaotiếp và quản lý chính quyền Ở đây có sự phân chia rõ rệt giữa ngôn ngữ của người Pháp và ngườiViệt, tao ra một môi trường giao tiếp đa ngôn ngữ
Chữ Quốc ngữ được hình thành và phát triển trong thời kỳ này, dần trở thành phương tiệngiao tiếp phổ biến, đặc biệt trong giáo dục và giao tiếp Việc dạy và học chữ Quốc ngữ giúp nhiềungười Việt tiếp cận nhiều thông tin và kiến thức hơn Từ đó, ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại bắt đầutrở nên phong phú với sự gia tăng từ vựng và các cấu trúc câu, nhiều từ ngữ mới được vay mượn,trong đó có nguồn gốc được vay mượn từ tiếng Pháp bắt đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi tronggiao tiếp hằng ngày
Dù bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, người Việt vẫn giữ được phong cách giao tiếptôn trọng và lễ nghĩa, chú trọng đến cách xưng hô và lễ nghi Những từ kính ngữ được sử dụng đểthể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi và người có địa vị cao trong xã hội
1.2.3 Thời kỳ kháng chiến (1945 – 1975)
Trang 5Thời kỳ này, người Việt vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, đầy tính ẩn dụ vàthành ngữ để diễn đạt ý kiến Trong giao tiếp, người Việt vẫn rất thể hiện sự tôn trọng qua cáchxưng hô, lời chào và nghi thức lễ nghi Việc xưng hô đúng cách (bác, chú, cô, em,…) thể hiện sựtôn kính và quan hệ huyết thống, địa vị xã hội
Ngoài ra, việc giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt thể hiện tinhthần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các giữa quân và dân, nhân dân và đất nước Tiếp thêm độnglực để cả nước cùng nhau vượt qua thử thách
Việc giao tiếp cũng được đẩy mạnh thông qua các tác phẩm văn hóa văn nghệ như thơ văn,miêu tả cuộc sống, chiến đấu và nỗi đau, nỗi mất mát cũng như lòng yêu nước, căm thù giặc củadân tộc được truyền tải một cách chân thành và sâu sắc Giúp mọi người thêm gần gũi và có cơ hộitương tác nhiều hơn, bởi đây không chỉ là phương tiện trao đổi thông tin mà còn là dịp để mọingười chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và động viên, cổ vũ lẫn nhau
Văn hóa giao tiếp thời kỳ kháng chiến không chỉ thể hiện truyền thống, những nét đẹp tronggiao tiếp, mà còn thể hiện được bản sắc văn hóa, tinh thần yêu nước, sự gắn kết cộng đồng
1.2.4 Thời kỳ hiện nay
Được gọi là thời kỳ “đổi mới và phát triển”, bắt đầu từ cuối thập niên 1980 đến nay Giaiđoạn này đặc trưng bởi những biến đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa Trong đó vănhóa giao tiếp cũng bắt đầu thay đổi để bắt kịp với xu hướng với nhiều đặc điểm Việc giao tiếp giữangười với nhau dần cởi mở và thân thiện do sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa; việc bắt chuyện,chào hỏi, trao đổi ý kiến trở nên phổ biến, không còn ngượng ngùng mà gần gũi, thân thiện Tronggiao tiếp, ngôn ngữ nói cũng trở nên đa dạng và phong phú theo dòng chảy xã hội, đặc biệt là giớitrẻ
Mặc dù việc giao tiếp đã có những đổi mới nhưng người Việt Nam vẫn rất chú trọng phép tắclịch sự và sự tôn trọng trong giao tiếp, đặc biệt với người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao Sự cánhân hóa trong giao tiếp cũng thể hiện rõ, người Việt thường điều chỉnh phong cách giao tiếp linhhoạt tùy vào đối tượng và hoàn cảnh, tạo hiệu quả giao tiếp
Ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc và ýnghĩa, góp phần làm phong phú thêm cuộc trò chuyện Công nghệ phát triển, đặc biệt là sự có mặtcủa Internet đã làm thay đổi phần nào cách thức giao tiếp, ảnh hưởng đến cách con người thể hiệnquan điểm Ngoài ra, xu hướng thích chia sẻ, giao lưu cũng được bộc lộ trong văn hóa giao tiếp củangười Việt, các hoạt động nhóm, hội thảo và những sự kiện giao lưu trở nên phổ biến, sự phát triểncủa các mạng xã hội như Facebook, Instagram,… cũng giúp cho việc giao tiếp trở nên đa dạng vàphong phú
Tóm lại, văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi, từ truyền thống đếnhiện đại, nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi làm nên hồn cốt của người Việt như sự tôn trọng,tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng
1.3 Phân loại, chức năng và vai trò
1.3.1 Phân loại giao tiếp
1.3.1.1 Phân loại giao tiếp theo hình thức
Trang 6Căn cứ theo hình thức của giao tiếp, người ta phân ra thành hai loại: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ là sử dụng từ ngữ để truyền tải thông điệp, bao gồm
giao tiếp nói và giao tiếp viết
- Giao tiếp nói diễn ra trong thời gian thực, thường mang tính chất tự phát, sử dụng âm thanh
và ngữ điệu để truyền đạt thông điệp Trong quá trình giao tiếp, có thể kèm theo các cử chỉ, biểucảm khuôn mặt và giọng nói giúp tăng cường ý nghĩa của thông điệp
- Giao tiếp viết thông qua văn bản như thư điện tử (email), tin nhắn, bài viết, sách, báo, v.v…Thông điệp giao tiếp được ghi lại và có thể chỉnh sửa trước khi gửi đi Giao tiếp viết có thể đượctruyền đạt và tiếp nhận sau một khoảng thời gian, không yêu cầu tương tác ngay lập tức
Giao tiếp phi ngôn ngữ là sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, tư thế cơ thể và các yếu tố
khác ngoài từ ngữ để truyền đạt ý nghĩa trong giao tiếp
- Cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt có thể thay thế hoặc bổ sung cho lời nói Nó thể hiện nhiềucảm xúc mà không cần lời nói Một cái lắc đầu thường biểu thị sự không đồng ý, một cái gật đầuthường biểu hiện sự đồng ý
- Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, tư thế cơ thể và khoảng cách giữa các cá nhân trong giao tiếpcũng truyền đạt ý nghĩa Đứng thẳng thể hiện sự tự tin, khúm núm thể hiện sự sợ sệt Mỉm cười,nhún vai, khoanh tay cũng có thể mang lại thông tin về cảm xúc và thái độ Các trang phục, trangsức, phong cách cá nhân cũng có thể truyền tải thông điệp về bản thân, thể hiện thái độ, sự chuyênnghiệp, và văn hóa của cá nhân hay đại diện cho một cộng đồng
1.3.1.2 Phân loại giao tiếp theo phương tiện
Căn cứ theo phương tiện giao tiếp, người ta chia thành hai loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
Giao tiếp trực tiếp là hình thức trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc diễn ra giữa hai hoặcnhiều người trong một không gian vật lý chung, không có sự can thiệp của công nghệ hay phươngtiện trung gian
Giao tiếp gián tiếp là hình thức trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc mà không diễn ra trựctiếp giữa người gửi và người nhận trong một không gian vật lý chung Thông điệp được truyền đạtqua các phương tiện trung gian hoặc các hình thức khác
1.3.1.3 Phân loại giao tiếp theo mục đích
Căn cứ vào mục đích giao tiếp, người ta chia thành ba loại: giao tiếp thông tin, giao tiếp xã hội và giao tiếp thuyết phục
Giao tiếp thông tin là quá trình trao đổi dữ liệu, kiến thức, ý tưởng và thông điệp giữa các cánhân hoặc các tập thể với nhau nhằm mục đích truyền tải thông tin cụ thể, tập trung vào việc cungcấp và tiếp nhận thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả
Giao tiếp xã hội là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, cảm xúc và tương tác giữa các cánhân trong một xã hội, nhằm mục đích xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ
Giao tiếp thuyết phục là quá trình trao đổi thông tin với mục đích thuyết phục người khác chấpnhận một ý kiến, quan điểm hoặc hành động cụ thể
1.3.1.4 Phân loại giao tiếp theo ngữ cảnh
Trang 7Căn cứ theo ngữ cảnh, người ta chia thành hai loại: giao tiếp cá nhân và giao tiếp chuyên nghiệp.
Giao tiếp cá nhân là hình thức trao đổi thông tin, ý tưởng, cảm xúc và kinh nghiệm cá nhângiữa hai hoặc nhiều người trong một bối cảnh không chính thức hoặc gần gũi
Giao tiếp chuyên nghiệp là hình thức trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc trong bối cảnhcông việc hoặc các tình huống chính thức, thường liên quan đến các tổ chức, doanh nghiệp hoặcmôi trường làm việc
1.3.1.5 Phân loại giao tiếp theo đối tượng
Căn cứ theo đối tượng giao tiếp, người ta chia thành hai loại: giao tiếp nội bộ và giao tiếp bên ngoài
Giao tiếp nội bộ là hình thức trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc diễn ra trong nội bộ một
tổ chức hoặc doanh nghiệp, giữa các thành viên trong cùng một nhóm, phòng ban hoặc bộ phận vớinhau, thường nhằm mục đích chia sẻ thông tin quan trọng, hướng dẫn, hoặc giải quyết vấn đề Giao tiếp bên ngoài là hình thức trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc giữa một tổ chức hoặcdoanh nghiệp với các bên ngoài, như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, cộng đồng và các bên liênquan khác
1.3.1.6 Phân loại giao tiếp theo cấp độ
Căn cứ theo cấp độ, người ta chia thành hai loại: giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều
Giao tiếp một chiều là hình thức trao đổi thông tin trong đó thông điệp được truyền tải từ mộtbên (người gửi) đến bên còn lại (người nhận) mà không có sự phản hồi hoặc tương tác ngược lại từbên nhận Giao tiếp một chiều có các đặc điểm như: chủ yếu là thông tin một chiều và không cóphản hồi, không yêu cầu sự tham gia từ bên nhận
Giao tiếp hai chiều là hình thức trao đổi thông tin trong đó cả hai bên (người gửi và ngườinhận) đều có cơ hội tham gia vào quá trình giao tiếp Giao tiếp hai chiều có các đặc điểm như: sựtương tác liên tục giữ hai bên đồng thời có sự phản hồi ngay lập tức, nhằm tạo dựng mối quan hệ,tạo cảm giác kết nối và thân mật giữa các bên
1.3.2 Chức năng giao tiếp
1.3.2.1 Chức năng Thông tin
Truyền đạt thông tin bao gồm cung cấp dữ liệu và đảm bảo thông tin chính xác Giao tiếp chophép chia sẻ thông tin cần thiết về nhiều chủ đề, từ tình hình công việc, thông báo đến kiến thứcchuyên môn; truyền tải thông tin một cách rõ ràng và chính xác, giảm thiểu nguy cơ hiểu lầm.Truyền đạt thông tin còn phải bảo đảm việc cập nhật tình hình: thông báo các thay đổi quantrọng trong tổ chức, dự án hoặc môi trường làm việc; chia sẻ kết quả như việc cung cấp thông tin vềtin độ công việc, kết quả đạt đực và những vấn đề cần giải quyết
Chức năng thông tin còn có đặc điểm giáo dục và đào tạo: chia sẻ kiến thức, truyền đạt kiếnthức, kĩ năng và thông tin giáo dục giữa các thành viên; chức năng hướng dẫn: giúp người kháchiểu cách thực hiện một nhiệm vụ hoặc quy trình nhất định thông qua các chỉ dẫn rõ ràng
Chức năng thông tin còn có khả năng xây dựng thông tin: phát triển ý tưởng thông qua giaotiếp, mọi người có thể trao đổi ý tưởng, khái niệm và suy nghĩ để xây dựng thông tin mới; tạo ra cơ
sở dữ liệu thông qua giao tiếp nhờ việc tích lũy và lưu trữ thông tin quan trọng
Trang 8Chức năng thông tin thúc đẩy sự đồng thuận: tạo cơ sở cho sự quyết định giữa các bên; xâydựng sự hiểu biết chung, có cái nhìn đồng nhất về vấn đề, tạo ra sự thống nhất trong hành động.Tóm lại, chức năng thông tin của giao tiếp là yếu tố thiết yếu để đảm bảo rằng mọi ngườitrong một tổ chức hoặc nhóm đều có đủ thông tin cần thiết để hoạt động hiệu quả.
1.3.2.2 Chức năng Tương tác
Tương tác giúp xây dựng mối quan hệ, tạo sự gắn kết xã hội và tạo sự thân thiết
Tương tác giúp chia sẻ ý kiến và cảm xúc: giúp người giao tiếp có thể diễn đạt cảm xúc, từ đótạo điều kiện cho mọi người trao đổi ý kiến, bày tỏ quan điểm, phát triển ý tưởng và giải pháp Tương tác có chức năng giải quyết xung đột thông qua việc thảo luận và thương lượng.Tương tác trong giao tiếp khuyến khích sự tham gia, tạo không gian cho ý kiến, tăng cường
sự sáng tạo qua việc chia sẻ ý tưởng và quan điểm, tạo ra các giải pháp mới
Chức năng tương tác còn phát triển kỹ năng giao tiếp của con người: cải thiện khả năng lắngnghe, phản hồi và trình bày ý kiến; xây dựng sự tự tin trong việc diễn đạt ý kiến của mình
Tóm lại, chức năng tương tác trong giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp xây dựng và duy trìcác mối quan hệ xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa các cá nhân
Chức năng thuyết phục có khả năng kích thích cảm xúc: tạo sự kết nối cảm xúc bằng cách sửdụng các câu chuyện, hình ảnh hoặc tình huống để gợi lên cảm xúc, tạo ra sự đồng cảm và kết nốivới người nghe; kích thích và khơi dậy động lực
Chức năng thuyết phục còn có thể tạo niềm tin từ người nghe thông qua thái độ, kiến thức và
sự chân thành để tạo độ tin cậy, tạo sự đồng thuận và lòng tin
Chức năng thuyết phục còn khuyến khích mọi người bằng cách đặt câu hỏi, tạo ra sự tươngtác và đồng thuận; ghi nhận ý kiến và cảm xúc để tạo ra môi trường mở cho sự thuyết phục
Tóm lại, chức năng thuyết phục trong giao tiếp là một kĩ năng quan trọng trong nhiều lĩnhvực, từ kinh doanh đến giáo dục và các mối quan hệ cá nhân
Trang 9Chức năng biểu đạt còn thúc đẩy sự sáng tạo thông qua việc chia sẻ ý tưởng và quan điểmsáng tạo, cho phép cá nhân tự do phát biểu ý kiến mà không sợ bị đánh giá
Tóm lại, chức năng biểu đạt trong giao tiếp là một phần quan trọng trong việc xây dựng vàduy trì mối quan hệ xã hội, thúc đẩy sự hiểu biết và đồng cảm, tạo ra một môi trường giao tiếp tíchcực và hiệu quả hơn
1.3.2.5 Chức năng Kiểm soát
Chức năng kiểm soát giúp quản lý hành vi bằng việc thiết lập quy tắc và quy định cần phảituân theo trong môi trường làm việc hoặc xã hội và hướng dẫn họ hành động
Chức năng kiểm soát còn có thể đánh giá và phản hồi thông qua giám sát hiệu suất và cungcấp phản hồi từ người quản lý để cải thiện hiệu suất
Chức năng kiểm soát còn có thể giải quyết xung đột, can thiệp khi cần thiết, giúp người lãnhđạo can thiệp để giải quyết vấn đề, thảo luận trao đổi ý kiến để tìm ra giải phá
Chức năng kiểm soát có khả năng tạo động lực nhờ việc khuyến khích hành vi tích cực thôngqua lời khen ngợi hoặc công nhận
Chức năng kiểm soát trong giao tiếp đảm bảo sự tuân thủ, nhấn mạnh tầm quan trọng củaviệc tuân theo các quy định và chính sách
Tóm lại, chức năng kiểm soát trong giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự
và hiệu quả trong tổ chức và các mối quan hệ Không chỉ giúp quản lý hành vi và đánh giá hiệu suất
mà còn tạo ra môi trường làm việc tích cực để hỗ trợ sự phát triển của mỗi cá nhân
1.3.2.6 Chức năng Giải quyết vấn đề
Chức năng giao tiếp giúp con người thảo luận và trao đổi thông tin, cho phép các bên liênquan chia sẻ thông tin và quan điểm về các vấn đề, phân tích nguyên nhân và đánh giá tác động Chức năng này giúp con người tìm kiếm giải pháp bằng cách khuyến khích việc chia sẻ ýtưởng và phát triển các giải pháp sáng tạo
Chức năng giải quyết vấn đề còn có thể ra quyết định, tạo ra sự động thuận về giải pháp cuốiqua thảo luận và phản hồi
Chức năng giải quyết vấn đề còn có khả năng giám sát và điều chỉnh Theo dõi tiến bộ vàđánh giá hiệu quả của giải pháp, từ đó điều chỉnh khi cần thiết, tạo ra sự kết nối thông qua việc xâydựng lòng tin, tăng khả năng hợp tác và khuyến khích sự tham gia từ các bên liên quan, giúp giảiquyết vấn đề một cách dễ dàng hơn
Tóm lại, chức năng giải quyết vấn đề trong giao tiếp là yếu tố cần thiết trong việc duy trì hiệuquả làm việc nhóm và đảm bảo rằng các vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả
1.3.3 Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cá nhân và xã hội, ảnh hưởng đến nhiềukhía cạnh khác nhau trong cuộc sống
Giao tiếp giúp xây dựng mối quan hệ Giao tiếp tạo kết nối và thiết lập mối quan hệ với nhaugiữa con người, từ gia đình, bạn bè cho đến đồng nghiệp Giao tiếp thúc đẩy sự thân thiết thông quaviệc trò chuyện và chia sẻ cảm xúc tạo sự gần gũi và hiểu biết lẫn nhau
Giao tiếp giúp chia sẻ và tiếp nhận thông tin, kiến thức và kinh nghiệm, giúp mọi người nắm bắtthông tin mới và thay đổi trong môi trường sống và làm việc
Trang 10Giao tiếp còn giúp con người giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận và tìm kiếm giải pháp thôngqua việc trao đổi ý tưởng và phân tích vấn đề, từ đó điều chỉnh hành vi và thái độ để cải thiện chínhmình
Giao tiếp có vai trò trong việc thuyết phục và ảnh hưởng Giao tiếp tác động đến quyết định bằngcách ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của người khác Ngoài ra, giao tiếp còn có thể xây dựngniềm tin giữa con người với nhau dựa trên sự tôn trọng và hợp tác
Giao tiếp có thể giúp chúng ta biểu đạt và chia sẻ cảm xúc, tạo sự đồng cảm và kết nối sâu sắchơn nhờ việc người khác hiểu rõ về trạng thái tinh thần của mình
Giao tiếp giúp phát triển cá nhân và nghề nghiệp, bởi giao tiếp giúp con người nâng cao các kĩnăng mềm như lắng nghe, thuyết trình và giải quyết xung đột, qua đó mở rộng mạng lưới các mốiquan hệ, tạo ra nhiều cơ hội trong cuộc sống
Giao tiếp giúp con người quản lý và lãnh đạo bằng các thúc đẩy sự phối hợp giữa cá nhân với cánhân, giữa bộ phận với bộ phận, nhờ vào sự truyền đạt có hiệu quả từ người lãnh đạo
Tóm lại, giao tiếp là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp kết nối con người, chia
sẻ thông tin, giải quyết vấn đề và phát triển cá nhân
CHƯƠNG 2 VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT 2.1 Các đặc điểm cơ bản
2.1.1 Thái độ giao tiếp
Từ xưa đến nay, người Việt luôn có phong cách giao tiếp hết sức độc đáo, điều đó đã hình thànhnên thái độ giao tiếp vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè
+ Thích giao tiếp:
- Với thái độ thích giao tiếp, người Việt thường rất thân thiện, gần gũi trong giao tiếp vớingười thân, bạn bè và đồng nghiệp Điều đó được chứng minh bởi sự thân thiết trong một vòng trònnhất định như ở trong nhà, trong công ti, trong trường học,…
- Các mối quan hệ cá nhân, gia đình và cộng đồng rất quan trọng trong đời sống con người
Vì vậy người Việt có xu hướng xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội Đặc biệt hơn thế, nhữngmối quan hệ mật thiết cần phải có trong đời sống giao tiếp của người Việt cũng chính là nơi mởrộng vòng tròn quan hệ giao tiếp giữa chủ thể người Việt với xã hội bên ngoài, từ đó tạo lập đượcnhững mối quan hệ
- Đối với những người thân thiết, người Việt luôn mang thái độ hồ hởi, thích thú , đầy đủ sựtôn trọng, tránh khiến mất lòng người khác
+ Không thích giao tiếp, rụt rè:
- Khi tiếp xúc với người lạ hoặc những cá nhân không thân thiết, người Việt có thể tỏ ra dèdặt, giữ khoảng cách Điều đó thể hiện từ trong tâm hồn, có thể có những người sợ sự suy xét đánhgiá của người khác, có những người lại sợ hãi đám đông không thể nói chuyện được