1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn dầu khí việt nam

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,2 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (4)
    • 1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp (4)
    • 1.2. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp (4)
    • 1.3. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp (5)
    • 1.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp (5)
      • 1.4.1. Giá trị hữu hình (6)
      • 1.4.2. Giá trị vô hình (8)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (9)
    • 2.1. Giới thiệu về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (9)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (9)
      • 2.1.2. Hoạt động kinh doanh (10)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức (10)
      • 2.1.4. Các thành tựu (11)
    • 2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (12)
      • 2.2.1. Giá trị hữu hình (12)
      • 2.2.2. Giá trị vô hình (21)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn (25)
      • 2.3.1. Người lãnh đạo (25)
      • 2.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp (26)
      • 2.3.3. Xu hướng, trào lưu trong xã hội (27)
  • PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (28)
    • 3.1. Đánh giá văn hoá nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (28)
      • 3.1.1. Ưu điểm (28)
      • 3.1.2. Hạn chế (29)
    • 3.2. Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (30)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Văn hóa doanh nghiệpđiều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩnmực, thủ tục, quy trình, quy tắc, …1.2.4.Chức năng tạo động cơ ngầm định Trang 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp.

Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống giá trị trở thành chuẩn mực theo đó các thành viên trong doanh nghiệp ứng xử và hành động Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp có khả năng tạo ra sự cố kết và tính hệ thống cao giữa các thành viên, giảm thiểu các xung đột để cùng nhau hướng tới những mục tiêu đã cam kết bằng những hành động tự nguyện được thực hiện nhịp nhàng như một nguồn nội lực riêng của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành chất keo kết dính các thành viên thành một khối, họ sẽ làm việc và cống hiến hết mình vì doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn Văn hóa doanh nghiệp nhân lên nhiều lần các giá trị của từng con người riêng lẻ, tạo ra một khối thống nhất, đoàn kết, chung sức, chung lòng cùng nhau hướng tới mục đích chung.

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa các quan niệm về giá trị được tạo ra từ đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phương pháp kinh doanh do con người tạo ra và quay trở lại phục vụ cho chính con người đoa, trong chính doanh nghiệp đó Văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở cách thức ứng xử của mỗi thành viên trong doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là các hành vi quản lý con người, là sự phối hợp giữa con người với con người trong một nhóm, trong một tổ chức.

1.2.3 Chức năng điều tiết hành vi

Bất cứ ai khi đến một tổ chức nào đều phải thực hiện những quy định của tổ chức dó, điều chỉnh tác phong, hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường Chính các yếu tố văn hóa tổ chức buộc mỗi người phải “nhập gia tùy tục” Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc, …

1.2.4 Chức năng tạo động cơ ngầm định

Trong một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh, mỗi thành viên đều cảm thấy sự gắn bó với doanh nghiệp, thấy mình là một thành viên không thể thiếu trong tập thể, thấy hứng thú làm việc trong bầu không khí vui vẻ, đồng thuận, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, doanh nghiệp khi đó sẽ nhưn là một phần máu thịt của họ Các thành viên nhận thức rõ về vai trò và vị trí của bản thân trong doanh nghiệp, từ đó họ phấn đấu để thực hiện mục đích riêng trong mục đích chung của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp với chức năng tạo động cơ ngầm định là chìa khóa thu hút và giữ chân nhân tài của doanh nghiệp.

1.2.5 Chức năng tạo bản sắc riêng

Bản sắc của doanh nghiệp có được nhờ hệ giá trị riêng biệt, những chuẩn mực,truyền thống, tập tục, nghi lễ… được xây dựng, duy trì và lưu truyền trong nội bộ và qua những giá trị vật thể biểu hiện ra bên ngoài Bản sắc đó được các doanh nghiệp gìn giữ, phát huy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó có thể làm cho doanh nghiệp phát triển, và cũng có thể làm cho doanh nghiệp lụi tàn nếu thiếu nó hoặc nó không được phát huy những mặt tích cực. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc tích cực, đem lại sức mạnh tinh thần cho doanh nghiệp.

Quan điểm và triết lý kinh doanh; quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi; cách thức đánh giá và chế độ trả lương, hình thức tuyên dương, khen thưởng, xử phạt; … được định hình trong doanh nghiệp, được mọi người chấp nhận, tạo nên môi trường làm việc tốt đẹp với một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ Ở đó, mọi người được sống và làm việc trong một môi trường làm việc tự nguyện, cùng nhau chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công và được cảm nhận vị trí quan trọng của mình trong hệ thống cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thực tế chứng minh rằng doanh nghiệp sẽ không thể có sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không xây dựng được cho mình một môi trường văn hóa đăc thù Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và có ảnh hưởng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người. Cũng giống như các giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa của doanh nghiệp bao gồm giá trị hữu hình (hay thường gọi là giá trị vật thể) và giá trị vô hình (hay thường gọi là giá trị phi vật thể).

- Kiến trúc của doanh nghiệp: Kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện diện mạo của doanh nghiệp sở hữu nó, là nơi thể hiện đẳng cấp cũng như là niềm tự hào của mỗi doanh nghiệp Nhìn vào kiến trúc xây dựng bên ngoài cũng như bên trong của một doanh nghiệp, khách hành hay đối tác phần nào cũng có thể đánh giá sơ bộ được nét văn hóa của doanh nghiệp ấy Kiến trúc của doanh nghiệp bao gồm: Kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất công sở.

- Biểu tượng: Biểu tượng (hay còn gọi là Logo) giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà họ biểu thị Nói cách khác biểu tượng là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong của doanh nghiệp thông qua các biểu tượng vật chất cụ thể. Những đặc trưng của biểu tượng đều được chứa đựng trong các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu Bằng cách sử dụng một biểu tượng tả thực trong hệ thống nhận diện, các doanh nghiệp này tạo một ấn tượng khó quên đối với khách hàng.

- Khẩu hiệu: Khẩu hiệu (Slogan) là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà một doanh nghiệp muốn thông báo đến cho mọi người hay đơn giản là lấy lại tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, khẩu hiệu thường là những câu gợi nhớ tới lợi ích sản phẩm Khẩu hiệu thường ngăn gọn hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ nhập tâm để cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng để hiểu được khẩu hiệu đó nói lên điều gì thì phải liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của công ty đó.

- Nghi lễ: Nghi lễ là một trong những giá trị văn hóa điển hình, bề nổi, phản ánh đời sống sinh hoạt của doanh nghiệp Đó có thể là các nghỉ lễ về: tiếp nhận nhân viên mới, thăng chức, phát phần thưởng, tôn vinh, giao lưu văn hóa văn nghệ, hội họp, sinh hoạt tập thể cuối kỳ; các hoạt động thể dục, thể thao; khai trương cửa hàng mới, ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới,… Chính những hoạt động này góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của từng doanh nghiệp, làm phong phú đời sống tinh thần cho các thành viên trong doanh nghiệp.

- Hình thức sản phẩm: Hình thức biểu hiện bên ngoài của sản phẩm qua cách bài trí hình ảnh, biểu tượng, logo,… trên bìa sản phẩm Nếu các hình ảnh, logo, biểu tượng được sắp xếp dễ nhìn, hài hòa về màu sắc sẽ góp phần thu hút sự hứng thú của khách

Document continues below văn hóa kinh doanh

Nhóm 2- Văn Hóa Mặc Tây Bắc Tìm… văn hóa kinh doanh 100% (8) 23

BTL Nhóm 3 Văn hóa kinh doanh… văn hóa kinh… 100% (6) 42

GIÁO Trình - Quản trị đa văn hóa đại học… văn hóa kinh doanh 92% (12) 110

Bài thảo luận - bài thảo luận văn hóa kinh… 100% (4) 37

Mot so giai phap hoan thien phan tic…

53 hàng đối với sản phẩm Ngược lại, nếu sản phẩm có hình thức bên ngoài chưa đẹp, rối mắt người nhìn thì cũng không gây được thiện cảm cho người mua.

Ngoài giá trị sử dụng và chất lượng của sản phẩm thì kiểu dáng, nhãn mác, bao bì đóng gói, màu sắc,… của sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa, thông điêp định vị, thể hiện sự khác biệt, sự vượt trội của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại.

- Trang phục của thành viên trong doanh nghiệp: Trang phục hay đồng phục của các thành viên trong doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là “sự lặp lại giống nhau”, mà còn ẩn chứa bên trong sự “giống nhau” ấy là tinh thần đoàn kết, thống nhất, thể hiện một sức mạnh tập thể lớn lao Trang phục mang thông điệp về khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với khách hàng, sự tôn trọng với đối tác, tính chuyên nghiệp trong công việc và nét khác biệt trong cộng đồng.

- Ứng xử trong doanh nghiệp: Ứng xử là một trong những biểu hiện rõ nét văn hóa của một tổ chức, một doanh nghiệp, hình thành văn hóa ứng xử Mỗi doanh nghiệp có văn hóa ứng xử riêng, được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng, duy trì và phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong doanh nghiệp để hình thành văn hóa doanh nghiệp Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng, được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp Cách ứng xử có văn hóa trong doanh nghiệp trở thành nguyên tắc được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên Cả doanh nghiệp sẽ găn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, tạo nên nguồn nội lực to lớn, cùng nhau đóng góp hướng tới mục tiêu chung Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các mục tiêu đã được xác định.

- Triết lý doanh nghiệp: Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh, được khái quát thành tôn chỉ, phương châm hành động, chỉ dẫn hoạt động của doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp thiết lập tiếng nói chung, đảm bảo thông nhất mục tiêu hành động, tạo lực hướng tâm để mọi thành viên trong doanh nghiệp lấy đó làm đích, phấn đấu cho sự thành công của doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, là cơ sở phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. văn hóa kinh doanh 100% (1) Vhkd - nothing văn hóa kinh doanh 100% (1)11

Triết lý doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều nôi dung khác nhau, biểu hiện rõ nhất là sứ mện và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp; phương thức hành động; và cách ứng xử của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.

- Chuẩn mực đạo đức: Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các phương pháp, cách thức thực hiện một việc gì đó theo một quy tắc chính thức được chấp nhận rộng rãi và có tác dụng điều chỉnh hành vi của một cá nhân, nhóm người, một tổ chức, doanh nghiệp hay xã hội Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện thành những quy tắc hay chuẩn mực hành vi của các thành viên trong một nhóm làm việc, một tổ chức chuyên môn hay nghề nghiệp, một doanh nghiệp, hay rộng hơn là một cộng động xã hội Khi đó, chuẩn mực đạo đức chính là tiêu chuẩn hành vi đạo đức của tổ chức, của doanh nghiệp và được coi là cách thức điều hành doanh nghiệp.

- Niềm tin: Ở bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào, các mối quan hệ tốt đẹp và bền vững đều được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau Niềm tin đề cập đến việc con người có cảm giác chắc chắn những cái gì đúng, những cái gì sai Niềm tin vào đồng nghiệp, tin vào uy tín doanh nghiệp là cảm giác tin chắc vào quan hệ tốt đẹp của đồng nghiệp, của cấp trên và những cam kết của doanh nghiệp với khách hàng, với đầu tư,với đối tác Niềm tin của doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chính là: Lòng tin của nhân viên và các cổ động và lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Giới thiệu về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

1975 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất

36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất.

1977 - Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Company – Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.

Tháng 4 năm 1990 - Quản lý nhà nước về Dầu khí được giao cho Bộ Công nghiệp nặng.

Tháng 6 năm 1990 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

Tháng 5 năm 1992 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

Tháng 5 năm 1995 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

Tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Hoạt động kinh doanh phát triển bao trùm khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam:

Thăm dò và khai thác dầu khí.

Tàng chứa, vận chuyển, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí

Hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, bảo hiểm chuyên ngành dầu khí.

Trụ sở của Petrovietnam đặt tại 18 phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là tổ hợp doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ

Ban QLDA Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau

Ban QLDA Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Ban QLDA Công trình liên hợp Lọc hoá Dầu Nghi Sơn

Ban QLDA Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

Ban QLDA Điện lực Dầu khí Long Phú-Sông Hậu

Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng-Quảng Trạch

Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ

Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu phía Nam (NASOS)

Ban QLDA Đóng mới giàn khoan tự nâng 60M nước

Chi nhánh Tập đoàn-Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Bien Dong POC) Chi nhánh Tập đoàn-Công ty NK và PP Than DK

Các Tổng Công ty/Công ty Tập đoàn nắm 100% vốn

Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí (PVEP)

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS)

Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)

Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR)

Các Tổng công ty/Công ty/Đơn vị Tập đoàn nắm quyền chi phối

Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan DK (PVDrilling)

Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans)

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC)

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)

Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI)

Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)

Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC)

Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí (PVFCCo)

Tổng công ty CP Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí (DMC)

Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí (PVE)

Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC)

Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro (VSP)

Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex)

Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (PAP)

Các công ty liên doanh, liên kết

Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank)

Các Đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo

Viện Dầu khí Việt Nam

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU)

Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (PVMTC)

2.1.4 Các thành tựu Đến nay Tập đoàn đang khai thác 25 mỏ dầu khí ở trong nước và 10 mỏ ở nước ngoài với tổng sản lượng khai thác đến nay đạt trên 455 triệu tấn quy dầu (trong đó, khai thác dầu là trên 346 triệu tấn và khai thác khí là trên 108 tỷ m ), doanh thu từ bán 3 dầu đạt trên 140 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước từ xuất/bán dầu đạt trên 67 tỷ USD. PVN đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp khí hiện đại với 03 hệ thống đường ống dẫn khí: Bể Cửu Long-Dinh Cố, Nam Côn Sơn 1 - Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 1) và PM3 Cà Mau, gắn liền với các nhà máy chế biến khí, hạ tầng công nghiệp khí thấp áp… đang được vận hành an toàn và hiệu quả, hàng năm

8 đang cung cấp trên 10 tỷ m³ khí cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng của nhân dân trong cả nước.

Các Nhà máy nhiệt điện Khí Cà Mau 1, 2; Nhơn Trạch 1,2; Nhiệt điện than Vũng Áng 1; nhà máy thủy điện HủaNa, Dăkdring…với công suất lắp đặt đạt trên 4.200

MW, được đưa vào vận hành, hiệu quả, đến nay đã sản suất và cung cấp cho lưới điện quốc gia trên 100 tỷ kWh điện, đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia Hiện tại Tập đoàn đang tích cực thúc đẩy đầu tư các dự án điện: Long Phú 1, Thái Bình 2, Sông Hậu 1, Quảng Trạch 1… phấn đấu đến năm 2020, tổng công suất các Nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư đạt trên 9.000 MW và sản lượng điện sản xuất của Tập đoàn chiếm khoảng 15% - 20% sản lượng điện toàn quốc;

Nhà máy Đạm Phú Mỹ được đưa vào vận hành từ năm 2004, Nhà máy Đạm Cà Mau được đưa vào vận hành từ năm 2012 đến nay đã sản suất được trên 11 triệu tấn Urê đáp ứng 70% nhu cầu đạm cả nước, đã góp phần tích cực trong việc giảm nhập siêu, bình ổn thị trường phần Urê và hỗ trợ đắc lực cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua.

Nhà máy Lọc dầu và Nhà máy PP Dung Quất biểu tượng tiêu biểu của ngành công nghiê Žp lọc hoá dầu Viê Žt Nam được đưa vào hoạt động từ năm 2009 - đã ghi dấu mốc hoàn chỉnh cho quá trình xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam; đến nay đã sản xuất gần 30 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, đáp ứng 30% nhu cầu nhiên/nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, giao thông và tiêu dùng của nhân dân

Tổng doanh thu của PVN đã đạt gần 290 tỷ USD, luôn duy trì mức tăng trưởng doanh thu trung bình gần 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình 10- 12%/năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

PVN đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư ra nước ngoài; đến nay Tập đoàn đã ký kết 26 hợp đồng dầu khí, trong đó đang triển khai thực hiện 19 hợp đồng tại 14 nước trên thế giới PVN đã xây dựng được đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu, có trình độ cao, từng bước làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước.Bên cạnh đó, PVN đã tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền và biên giới Quốc gia trên biển và có trách nhiệm cao trong chia sẻ với cộng đồng, đã đóng góp xứng đáng,thiết thực vào công tác an sinh xã hội.

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Trụ sở chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được đặt tại địa chỉ 18 Láng Hạ -

Ba Đình – Hà Nội Đây là một tòa kiến trúc hiện đại, đẹp mắt, xứng tầm quốc tế kiêu hãnh xuất hiện tại góc đường Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội Công trình được mang tên Petrovietnam - một trong những điểm nhấn kiến trúc đáng hãnh diện cho bức tranh đô thị của Thủ đô.

Là trụ sở của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – một trong những tập đoàn kinh tế hùng mạnh của đất nước, tòa nhà Petrovietnam được thiết kế mang ý nghĩa biểu trưng cho thời kỳ mở cửa, hội nhập và phát triển bền vững, khi kết nối vững chắc hai khối nhà vươn cao tựa như thế mở dựng đứng của cuốn sách khổng lồ

Với hai diện đứng phong cách skyline trải dọc theo hai trục đường Láng Hạ và Huỳnh Thúc Kháng, tòa nhà văn phòng cao 19 tầng này được coi là một biểu tượng của kiến trúc hiện đại, lần đầu tiên được thi công xây dựng với kỹ thuật và công nghệ đẳng cấp quốc tế Hiệu quả đặc biệt tạo nên ấn tượng thị giác cho Petrovietnam Tower chính là các mặt đứng với hệ tường nhôm, kính tấm lớn, kết hợp hài hòa với các lam nhôm chắn nắng theo phương ngang Hệ nhôm, kính này được thiết kế đồng bộ hóa với các phụ kiện cao cấp, nên có độ kín khít cao, chịu lực tốt, đạt tiêu chuẩn về độ cứng và chịu được các yếu tố tác động của thiên nhiên cũng như con người Với cấu tạo đồng bộ của các linh kiện, hệ nhôm kính còn đạt hiệu quả chống bụi, chống ồn và cách nhiệt rất tốt Tính năng này đặc biệt giúp cho không gian làm việc của các tòa nhà văn phòng được yên tĩnh gần như tuyệt đối trong môi trường đô thị ồn ào đầy khói bụi, tạo được sự thoải mái cho người sử dụng Thêm vào đó, các mặt đứng sử dụng hệ kính Low-E còn giúp tiết kiệm điện năng, giảm được đến 30% lượng điện tiêu thụ khi sử dụng điều hòa Với hệ thống mặt đứng nhôm, kính Petrovietnam Tower đã trở thành một công trình được sử dụng để tham chiếu về chất lượng vật liệu cũng như kỹ thuật lắp dựng kính phản quang Low-E cho các tòa cao ốc phong cách Skyline ở Hà Nội

Kiến trúc nội thất văn phòng

Kiến trúc nội thất là thiết kế không gian bên trong của công trình, đó là sự sắp xếp, phân khu chức năng của từng phòng, bố trí cách phương tiện sinh hoạt và trang thiết bị làm việc sao cho hợp lý, thuận tiện và thoải mái Không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp vị trí làm việc mà kiến trúc nội thất còn mang ý nghĩa là phần hồn cho chính công trình đó Ví dụ như công ty, doanh nghiệp đó có thịnh vượng hay không nó được thể hiện rất rõ trong các trang thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đó Tùy vào đặc điểm công việc, tính chất công việc mà mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những cách thiết kế nội thất văn phòng và bố trí, sắp xếp trang thiết bị khác nhau.

Bố cục sắp xếp các vị trí văn phòng làm việc tại Tập đoàn

Việc sắp xếp vị trí của các văn phòng làm việc trong tòa nhà của Tập đoàn Dầu khí nhìn tổng thể thì khá là hợp lý phù hợp và thuận tiện cho công việc Khi bước vào Tập đoàn ngay ở tầng 1 là sảnh lễ tân, sảnh được bố trí với không gian thoáng đãng, sang trọng và sạch sẽ để tạo nên vẻ lịch sự và chuyên nghiệp khi làm việc Ở đây, nhân viên lễ tân sẽ có nhiệm vụ tiếp đón khách mời ra vào của công ty, quản lý nhân viên ngoài Tập đoàn khi tới hỗ trợ công việc, đồng thời kiểm tra và xác nhận những thông tin xác thực về người nhân viên đó Ngoài ra ngay ở sảnh lễ tân sẽ có nhân viên bảo vệ giám sát việc quẹt thẻ của mỗi nhân viên khi ra vào Tầng 3 là tầng ăn chung cho toàn thể nhân viên trong Tập đoàn Do tính chất là nhà bếp và nhà ăn phải vận chuyển thực phẩm nên không thể sắp xếp ở tầng quá cao vì sẽ rất bất tiện cho việc vận chuyển và ảnh hưởng đến nhân viên làm việc tại Tập đoàn Còn tầng 4 là hội trường dành riêng phục vụ cho công việc hội họp của Tập đoàn, cũng do tính chất hội họp là thường kèm theo khách mời và đại biểu nên cũng không thể bố trí phòng hội họp quá cao vì như thế sẽ gây bất tiện và thiếu lịch sự cho khách mời, đại biểu khi tới tham gia hội họp. Đặc biệt là phòng văn thư được đặt ở tầng 10 của Tập đoàn, với không gian rộng rãi và yên tĩnh cho công việc văn thư, lưu trữ

Mỗi tầng được bố trí phòng ban theo từng tính chất của công việc, ví dụ như tầng

8 bao gồm: văn phòng Đoàn; Đảng ủy; Hội Cựu chiến binh Mỗi tầng lại được bố trí một phòng phục vụ với nhiệm vụ chính là dọn dẹp vệ sinh văn phòng, chuẩn bị trà, phục vụ nước, cà phê…và cũng đồng thời là chỗ cho nhân viên gặp gỡ, giao lưu nói chuyện vào mỗi buổi sáng và đầu giờ chiều làm việc.

Trang thiết bị trong văn phòng làm việc

Thiết bị văn phòng là những đồ dùng, vật dụng cần thiết hằng ngày cho các hoạt động và công việc trong lĩnh vực văn phòng như các máy photocopy, máy in, máy fax,máy tính, bàn ghế, tủ tài liệu văn phòng, giấy các loại, mực các loại , máy huỷ giấy,máy huỷ tài liệu, máy đóng sách, máy ép plastic,… Đối với Tập đoàn Dầu khí cũng vậy, phải đáp ứng mọi nhu cầu làm việc cho công tác văn phòng nói riêng và phát triển

Tập đoàn nói chung Những trang thiết thị cơ bản trong văn phòng cơ bản thường có như là: máy in, máy photo, máy scan, điện thoại bàn, bàn ghế, tùy vào tính chất công việc mà còn nhiều trang thiết bị hữu ích khác được phân bổ và sử dụng trong văn phòng làm việc tại Tập đoàn Nhìn chung trang thiết bị trong văn phòng làm việc tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được trang bị đầy đủ, chất lượng và phù hợp với từng nhiệm vụ của phòng làm việc Và cứ 1 năm thì trang thiết bị sẽ được kiểm kê và thanh lý máy cũ, bổ sung máy mới

Ngay từ ngày đầu thành lập, nhãn hiệu đầu tiên của ngành Dầu khí đã được phác thảo và đưa vào sử dụng với hình ảnh ngọn lửa màu đỏ, trên nền biển xanh và đế là chữ PETROVIETNAM Ngọn lửa màu đỏ tựa đuốc cháy ngày đêm - tượng trưng cho ngành dầu khí; Ngọn lửa 2 nhánh uốn thành chữ V (Việt Nam), tạo dáng hình chữ S thân quen của bản đồ đất nước với nền màu xanh nước biển nhắc nhớ khởi nguồn thành công của ngành dầu khí Việt Nam từ biển khơi - thềm lục địa Tổ quốc.

Logo Petrovietnam qua các thời kỳ

Trải qua thời gian, logo Dầu khí đã được tinh chỉnh cân đối hài hòa hơn nhưng vẫn giữ nguyên bố cục Logo Petrovietnam đã được thay đổi với một diện mạo mới, là một thể thống nhất, kết hợp giữa biểu tượng ngọn lửa đỏ và hàng chữ màu xanh PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Dòng chữ PETROVIETNAM màu xanh biển bố cục chặt chẽ, đồng nhất về phông chữ thể hiện sự mạnh mẽ, vững chãi như những chân đế giàn khoan; màu xanh biển cũng thể hiện vùng hoạt động đặc trưng của Petrovietnam gắn với sứ mệnh góp phần bảo vệ, giữ gìn bình yên cho Tổ quốc.

Ngọn lửa đỏ thể hiện năng lượng tràn đầy, tinh thần nhiệt huyết, tiên phong; ngọn lửa bay lên, chuyển động, thích ứng linh hoạt trong xu thế chuyển dịch năng lượng, cũng là thời kỳ chuyển đổi số; ngọn lửa được cách điệu dáng hình đất nước Việt Nam một lần nữa khẳng định sự gắn kết không thể tách rời truyền thống của những “người đi tìm lửa” với khát vọng vươn lên của cả dân tộc.

Việc Petrovietnam ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Đề án Tái tạo Văn hóa Petrovietnam, được kỳ vọng sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh một Petrovietnam năng động, thân thiện, thích ứng với các xu thế phát triển mới của thế giới, thể hiện tâm thế sẵn sàng cho việc hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh của ngành dầu khí Việt Nam.

PETROVIETNAM - Năng lượng cho phát triển đất nước

Ngày nay, trong sự phát triển và thương mại hóa, câu khẩu hiệu được coi là như một khẩu hiệu khẳng định, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mỗi công ty, doanh nghiệp Đây là tài sản vô hình của mỗi công ty, doanh nghiệp giúp tạo dựng niềm tin trong lòng mỗi khách hàng Hiểu được vai trò của những câu slogan này nên ban lãnh đạo Tập đoàn đã rất coi trọng việc đưa ra câu khẩu hiệu này Do đặc thù tính chất của Tập đoàn là các sản phẩm được khai thác từ tài nguyên thiên nhiên, phục vụ cho đời sống và hoạt động phát triển của nước nhà nên Tập đoàn đã đưa ra khẩu hiệu “Năng lượng cho phát triển đất nước” Câu khẩu hiệu này tuy ngắn nhưng có thể cho mọi người thấy được tầm quan trọng của Tập đoàn, mục tiêu phục vụ và chất lượng của sản phẩm Khiêm tốn, ngắn gọn nhưng nhấn mạnh vào lợi ích mang đến cho mọi người và xã hội

+ Thứ nhất, câu khẩu hiệu ngắn gọn, nhưng có thể cho mọi ng ời thấy được mục tiêuƣ của Tập đoàn luôn cố gắng, phấn đấu đưa đến những sản phẩm tốt nhất để phục vụ cho nước nhà

+ Thứ hai, khẩu hiệu này rất đơn giản và dễ nhớ, giúp mọi người đọc có thể ấn tượng và nhớ lâu, không chỉ vậy, chỉ cần đọc là có thể hiểu và hình dung hướng phát triển của Tập đoàn

Các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn

2.3.1 Người lãnh đạo Đây là nhân tố được xem là ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lãnh đạo của tập đoàn Dầu khí là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp của công ty mình Bởi vì họ chính là người xây dựng và phát triển

22 nền văn hóa đó Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của các nhà lãnh đạo ít nhiều sẽ được phản chiếu lên văn hóa của công ty Với sự kết hợp linh hoạt nhiều phong cách từ chuyên quyền đến dân chủ, tự do, ban lãnh đạo của Petrovietnam vừa mang tính kỷ cương, nghiêm chỉnh của cán bộ nhà nước, đồng thời vừa cởi mở, thân thiện với nhân viên để duy trì sự giao tiếp, gia tăng khả năng truyền đạt tầm nhìn, định hướng, mục tiêu tới cấp dưới Tất cả điều đó tạo ra môi trường làm việc vừa nền nếp lại thân thiện hòa nhã trong toàn bộ Tập đoàn.

Sự chủ động, tiên phong và gương mẫu của ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp nhà nước, với nhiệm vụ quản lý và triển khai các hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài Với đặc điểm là một Tập đoàn kinh tế nhà nước, văn hóa Petrovietnam cũng mang những nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp nhà nước, đó là sự gắn kết, thân thiện và tính kỷ luật.

- Tại Petrovietnam, sự gắn kết là nét văn hóa đặc biệt quan trọng Mỗi đơn vị là một mắt xích có liên kết chặt chẽ, cùng nhau chia sẻ, chung sức, chung lòng vì sự nghiệp phát triển bền vững của Tập đoàn cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung Mỗi các nhân là một mảnh ghép không thể tách rời của tập thể, luôn tương trợ, giúp đỡ bổ sung cho nhau, cùng nhau xây dựng tập thể đoàn kết và vững mạnh Khác với các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tập trung phát triển cá nhân, các quyết định ở Petrovietnam luôn hướng tới đảm bảo hài hòa lợi ích của số đông và sự phát triển của cộng đồng.

- Gần gũi, cởi mở, thân tình và chia sẻ với đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng là đặc trưng tiêu biểu của văn hóa doanh nghiệp nhà nước như Petrovietnam, là yếu tố hàng đầu thu hút và tạo niềm tin tưởng với nhân viên của Tập đoàn.

- Doanh nghiệp nhà nước cũng đề cao hơn tính kỉ luật trong văn hóa nội bộ Văn hóa tôn trọng kỷ cương kỷ luật trong Petrovietnam được tạo ra nhằm hướng tới thúc đẩy trách nhiệm và tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên cũng như xây dựng một bầu không khí tôn trọng con người, tôn trọng các mối quan hệ trong Tập đoàn Kỷ luật thật sự là điều cần thiết cho sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, văn hóa Petrovietnam cũng ghi dấu ấn đậm nét của bản sắc văn hóa dầu khí – lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn Ngành Dầu khí vốn là ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chính vì thế cán bộ, công nhân viên dầu khí cũng mang trong mình niềm tự hào, lòng say mê rất lớn với công việc, bởi họ hiểu rằng công việc họ đang làm đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Đối với một ngành khai thác tài nguyên đặc thù, vốn tồn tại nhiều biến động và rủi ro đặc biệt là với những kỹ sư làm việc trực tiếp trên các giàn khai thác, nhà giàn hiện trường văn hóa Petrovietnam vẫn sáng chói với tinh thần trách nhiệm, dũng cảm, yêu nghề và hăng say lao động của những con người Dầu khí.

2.3.3 Xu hướng trào lưu trong xã hội

Văn hóa doanh nghiệp là hệ các các giá trị đặc trưng tồn tại có tính lâu bền cùng với sự phát triển của doanh nghiệp song trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường, doanh nghiệp cũng cần tính đến những sự đổi mới, chuyển mình nhất định để thích nghi với xu thế và tình hình thực tiễn xã hội Văn hóa Petrovietnam cũng ghi nhận được những chuyển biến không hề nhỏ dưới tác động của xu hướng chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi số.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số có ý nghĩa chiến lược và là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp không ngoại trừ Petrovietnam Nó tác động rất lớn tới các yếu tố văn hóa vô hình như tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu phát triển trong tương lai của Tập đoàn Petrovietnam hoàn thành xây dựng và chính thức có được chiến lược về chuyển đổi số, lộ trình tổng thể dài hạn tầm nhìn số thông qua việc dần ứng dụng các công cụ AI, IoT, điện toán đám mây vào việc vận hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời xây dựng văn hóa về sự chia sẻ, phối hợp, kết hợp với quá trình đào tạo không ngừng Qua quá trình này, Petrovietnam đã phổ quát được nhận thức về chuyển đổi số và vai trò của chuyển đổi số trong toàn hệ thống, biến nó thành một phần của văn hóa dầu khí. Bất kỳ nỗ lực chuyển đổi nào, dù là về tổ chức, công nghệ hay đặc biệt là trong văn hóa đều phải bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy thông qua đào tạo, tập huấn, hoặc các hoạt động chia sẻ tri thức nội bộ Vì thế, để từng bước thích ứng theo xu hướng chuyển dịch năng lượng, ban lãnh đạo công ty nhận thấy cần phải đẩy mạnh phát triển và nâng tầm “văn hóa dạy và học”, “tự học trong môi trường kinh doanh” để có thể khắc phục những hạn chế về nhận thức cũng như các công việc, kỹ năng phát sinh trong bối cảnh mới.

Sự đổi mới không chỉ hiện hữu ở nội bộ doanh nghiệp mà còn được biểu hiện thông qua các giá trị văn hóa hữu hình được tuyên bố như việc thay đổi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu vào đầu năm 2022 Việc Petrovietnam ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Đề án Tái tạo Văn hóa Petrovietnam, góp phần tạo dựng hình ảnh một Petrovietnam năng động, thân thiện, thích ứng với các xu thế phát triển mới của thế giới, thể hiện tâm thế sẵn sàng cho việc hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh của ngành dầu khí Việt Nam.

Dù đang dần có những bước thay đổi theo xu hướng chung của thời đại mới nhưng những giá trị cốt lõi của Petrovietnam thì vẫn luôn được Tập đoàn gìn giữ nguyên vẹn.

Sự kết hợp giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại vừa tôn vinh những giá trị

24 văn hóa Petrovietnam, vừa khẳng định vai trò tiên phong của một tập đoàn công nghiệp, năng lượng trong kỷ nguyên mới.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Đánh giá văn hoá nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Hiện nay, Petrovietnam đã làm khá tốt công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đang phát triển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả cao, nộp ngân sách rất lớn cho nhà nước, một số điểm nổi bật có thể kể đến như:

- Xác định rõ ràng những giá trị văn hóa cốt lõi

Ngay từ những ngày đầu thành lập Tập đoàn đã đưa ra những giá trị cốt lõi, sứ mệnh, đúc kết triết lý kinh doanh và vạch ra những phương châm rõ ràng cho suốt quá trình hoạt động và phát triển của Tập đoàn Những giá trị văn hóa cố hữu này là cơ sở để Petrovietnam luôn xác định đúng đắn các phương hướng, chiến lược theo đuổi mục tiêu nền tảng của Tập đoàn dù điều kiện môi trường kinh doanh luôn tràn đầy biến động, thách thức Đồng thời cũng là thước đo cho những hành vi, ứng xử đảm bảo thống nhất, chuẩn mực của toàn bộ nhân viên trong Tập đoàn.

- Công tác truyền thông nội bộ hiệu quả

Trong toàn Tập đoàn hiện có 04 tạp chí, 14 bản tin, chuyên san và 97 trang tin điện tử, website nội bộ với hơn 100 lãnh đạo phụ trách, cán bộ, chuyên viên được phân công làm công tác truyền thông Việc nâng cấp cải tiến và đổi mới phương pháp quản lý, vận hành giúp cho Cổng thông tin điện tử Tập đoàn, các tạp chí, bản tin, website, trang thông tin nội bộ của đơn vị thu hút hàng vạn lượt truy cập, với thông tin phong phú về cả nội dung và hình thức Các nội dung thông tin đã gắn truyền thông nội bộ với xây dựng văn hóa doanh nghiệp để từ đó làm tốt công tác tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, người lao động góp phần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị toàn Tập đoàn Đặc biệt năm 2020 và 2021, công tác truyền thông nội bộ đã kịp thời khơi gợi được sự thấu hiểu, chia sẻ của cán bộ, người lao động với những khó khăn của Tập đoàn và đồng sức, đồng lòng cùng với Tập đoàn thực hiện các chủ trương lớn vượt qua cuộc “khủng hoảng kép”.

- Bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, hiện đại

Trong xu hướng chuyển dịch năng lượng và tiếp cận chiến lược chuyển đổi số, sự thay đổi về logo của Petrovietnam là hoàn toàn hợp lý, cho thấy khả năng thích ứng rất tốt của Tập đoàn Việc xây dựng Sổ tay văn hóa Petrovietnam, Nhãn hiệu của Tập đoàn, ban hành hệ thống nhận diện thương hiệu cũng giúp thống nhất sử dụng hình ảnh nhận diện thương hiệu Những giá trị cốt lõi nguyên bản được khai thác và ứng dụng nhuần nhuyễn song hành cùng với những đổi thay của kỷ nguyên mới, vừa tôn vinh những giá trị văn hóa Petrovietnam, vừa khẳng định vai trò tiên phong của một tập đoàn công nghiệp, năng lượng trong thời đại mới Bộ nhận diện thương hiệu Petrovietnam với hình thức hiện đại, xu hướng trẻ trung, mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu sử dụng trên các ứng dụng số, phù hợp với quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn Bộ nhận diện mới có tính đột phá, phù hợp với xu thế phát triển, thể hiện sự cam kết của Petrovietnam với cộng đồng và đảm bảo tính kế thừa, phát huy truyền thống, văn hóa của doanh nghiệp

- Môi trường làm việc lành mạnh

Tập đoàn đã xây dựng và duy trì được một môi trường làm việc hiện đại, lành mạnh; đảm bảo sự công bằng trong thu nhập và tạo cơ hội thăng tiến cho mọi thành viên Bên cạnh đó, Petrovietnam cũng duy trì tổ chức tuyên dương, khen thưởng, ổn định tư tưởng, chăm lo thiết thực đến đời sống người lao động để họ vững tâm, chung sức đồng lòng tham gia các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần vào việc đưa công ty vượt qua các giai đoạn khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chung của tổ chức.

Bên cạnh những ưu điểm có thể nhìn thấy rõ ràng, ở Petrovietnam vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Mong muốn của lãnh đạo là rất lớn, các giải pháp đưa ra để nâng cao nhận thức cũng đa dạng và phong phú Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ quản lý nhận thức chưa ngang tầm về lãnh đạo và quản lý; đang nặng về quản lý điều hành hơn là lãnh đạo, thiên về sử dụng các biện pháp mệnh lệnh, hành chính hơn là sức mạnh mềm của văn hoá Mặt khác, khi thu nhập được tăng lên, đời sống của cán bộ, công nhân viên tốt lên thì một bộ phận bắt đầu có tư tưởng hưởng thụ, nhìn nhau, bắt đầu xuất hiện việc chạy chọt để tiến thân, trục lợi cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ, ý thức nỗ lực cần cù trong công việc giảm đi.

- Việc đưa văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động của thực tiễn của Tập đoàn Mặc dù Tập đoàn Dầu khí rất chú trọng và công tác chuẩn bị những nghi lễ, hội họp nhưng lại thiếu mất những buổi giao lưu giữa các phòng ban, các hoạt động ngoại khóa, teambuilding, hầu hết làm việc Công ty chú trọng nâng cao nhận thức của lãnh đạo, nhân viên về văn hoá doanh nghiệp trong cùng một tòa nhà nhưng mọi người lại phòng nào biết phòng ấy, tầng nào biết tầng ấy Ví dụ như cùng làm việc chung một tòa nhà nhưng nhân viên ở tầng 10 lại không biết đến nhân viên ở tầng 7

Trang phục cũng là một khía cạnh có nhiều điều chưa tốt mà phần lớn là chị em phụ nữ mắc phải Ngoài những hình ảnh trang phục đậm chất công sở thì vẫn tồn tại ở một số chị em mặc trang phụ quá lòe loẹt gây phản cảm, hay một số trường hợp lại trang điểm quá đậm không phù hợp với trang phục và hoàn cảnh hiện tại.

- Kiến trúc nội thất vẫn còn một số điều cần khắc phục

Một số phòng ban có trang thiết bị không dùng tới nhưng ngược lại một số phòng khác lại thiếu Ví dụ như ở phòng Đảng ủy có hẳn 3 máy photo trong khi số lượng tài liệu cần pho to thì lại ít, nhưng ngược lại ở phòng Văn thư tài liệu cần được photo để lưu trữ lại quá nhiều mà lại chỉ được 2 máy photo Điều này khiến cho tốc độ và hiệu quả làm việc bị chậm Có những thời gian cao điểm thì để photo được tài liệu ở phòng văn thư thì phải đợi gần một tiếng đồng hồ mới có máy Lại thêm trường hợp tầng 8 của tòa nhà lại không có một máy scan nào để phục vụ công việc, mỗi lần muốn scan thì lại phải lên tầng 10 phòng Văn thư để scan Nhưng chính phòng văn thư cũng chỉ có một máy scan và điều này làm cho hiệu quả làm việc bị chậm hơn rất nhiều.

- Ảnh hưởng tiêu cực của những sai phạm nghiêm trọng trong quá khứ

Ngoài những tấm gương tiêu biểu, xuất sắc thì vẫn còn tồn tại những cá nhân làm sai với quy định của Tập đoàn và làm trái với pháp luật nhà nước Việt Nam để lại nhiều tai tiếng về những tiêu cực, gây ra nhiều hệ lụy cho đất nước, phải mất nhiều năm, tiêu tốn nhiều tiền của và cán bộ để khắc phục Những sai phạm này trở thành rào cản không nhỏ đối với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp củaPetrovietnam, gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, niềm tin và sự phát triển chung củaTập đoàn.

Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, nhân viên về văn hoá doanh nghiệp Để thực hành tốt và đầy đủ những công việc và nhiệm vụ để giao thì trước tiên phải có những kiến thức cơ bản, hiểu biết về vấn đó và có nhận thức một cách đúng đắn thì mới có thể hoàn thành được Để giải quyết vấn đề này thì cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo và nhân viên, mà tiên phong trước tiên là ở người lãnh đạo.”Thượng bất chính, hạ tắc loạn” và trên có hiểu và làm theo thì dưới mới làm theo, người lãnh đạo nếu chưa rõ thì có thể đi học hỏi, quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ những Tập đoàn, doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp tốt để từ đó lên kế hoạch và thực hiện để toàn thể mọi người làm theo, xây dựng hình tượng nhà lãnh đạo quản lý cởi mở, thân thiện với nhân viên trong phong cách giao tiếp, văn hóa ứng xử với đồng nghiệp Ngoài ra đối với nhân viên thì có thể cử đi đào tạo, hỗ trợ, học hỏi và khảo sát thực tế để có cái nhìn mới hơn, đ a ra những ý kiến sáng tạo cho Tập đoàn và nângƣ cao văn hóa doanh nghiệp.

- Tập đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát hoàn thiện hệ thống quản trị trong triển khai văn hóa doanh nghiệp

Bao gồm các định hướng lớn, việc phân công trách nhiệm trong tổ chức thực hiện công tác văn hóa doanh nghiệp giữa Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên Qua đó, cập nhật và điều chỉnh kế hoạch, lộ trình để triển khai công tác văn hóa doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn gắn với giá trị cốt lõi “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình” và phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả” đồng bộ với chiến lược phát triển của Tập đoàn Tiếp tục triển khai đồng bộ công tác văn hóa doanh nghiệp kết hợp hiệu quả, chất lượng với các hoạt động khác, đặc biệt với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Để khắc phục những vấn đề về trang thiết bị thì Tập đoàn nên có những nhân viên IT trực sẵn tại Tập đoàn để nhanh chóng giải quyết những vấn đề về máy móc, trang thiết bị, nên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thường xuyên Ngoài ra Tập đoàn có thể bổ sung thêm phòng trà, cafe cho khách khi đến làm việc, họp, giao lưu tại Tập đoàn tại Tầng 3 của tòa nhà, gần ngay phòng họp, hội trường chung của Tập đoàn Vấn đề này vừa làm tăng tính chuyên nghiệp, chu đáo của Tập đoàn, ngoài ra còn tiết kiệm chi phí, thời gian cho cán bộ, nhân viên của Tập đoàn khi ra ngoài tiếp khách Về phòng tập yoga cho nhân viên trong Tập đoàn mặc dù đã được phổ biến nhưng mà chưa hoàn thiện cũng như chưa có hiệu ứng cao cho nhân viên, về vấn đề này cần bổ sung thêm trang thiết bị cho phòng tập và nâng cao tuyên truyền, thúc đẩy nhân viên tham gia hoạt động tập yoga trong Tập đoàn Vừa nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện môi trường giao lưu cho lãnh đạo, cán bộ và nhân viên trong Tập đoàn Dầu khí.

- Lan tỏa các giá trị văn hóa Petrovietnam

Tập đoàn nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các đợt sinh hoạt, kỷ niệm được tổ chức rộng khắp tại các đơn vị, các đoàn thể đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa Petrovietnam Ghi nhận và có nhiều hình thức khen thưởng phù hợp để phát huy những ý tưởng sáng tạo của nhân viên trong quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua công việc cụ thể hằng ngày, các giá trị văn hóa sẽ được hình thành như: văn hóa thực thi công việc, văn hóa ứng dụng công nghệ, văn hóa chuyển đổi số, văn hóa hiệu quả, văn hóa phối hợp, văn hóa trong các hoạt động tập thể, văn hóa thượng tôn pháp luật chuyển biến tích cực tạo môi trường làm việc lành mạnh, tăng tính gắn kết, chia sẻ.

- Chú trọng những nghi lễ, hoạt động cho nhân viên trong Tập đoàn

Mặc dù những nghi lễ truyền thống, những buổi hội họp được chuẩn bị tổ chức một cách chu đáo, tỉ mỉ và toàn diện cho cả khách mời và một số cán bộ nhân viên trong Tập đoàn thì vẫn còn rất rất nhiều những cán bộ nhân viên khác chưa từng gặp nhau, chưa từng nói chuyện hay chưa có cơ hội tiếp xúc với nhau Những điều này

28 khiến cho bộ máy làm việc của Tập đoàn sẽ trở nên rời rạc hơn, thiếu sự đoàn kết hơn.Vấn đề này khá là đơn giản khi lãnh đạo Tập đoàn chú trọng vào những hoạt động chung, những cuộc thi, những buổi giao l u học hỏi giữa các phòng ban, các tầng vớiƣ nhau Ví dụ như giao lưu đá bóng, bóng chuyền, văn nghệ… thường niên có giải thưởng giữa các phòng ban, hay giữa các tầng Điều này sẽ giúp nâng cao sức khỏe,tinh thần đoàn kết và giao lưu giữa các nhân viên trong Tập đoàn Dầu khí hơn

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN