Do đó, có thể thấy rằng stress căng thẳng tâm lý là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi cá nhân chúng ta, từ đó làm nảy sinh những vấn đề về sức khỏe thể chất cũ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ STRESS VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ, GIẢM THIẾU
TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Lê Đào Anh Khương
Tên sinh viên: Nguyễn Phương Vy
MSSV: K225032190
LHP:
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích
3 Đối tượng và phương pháp tiến hành
4 Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 1: GIẢI MÃ VỀ STRESS………
1 Định nghĩa về stress
2 Nguyên nhân gây stress
3 Phân loại stress
CHƯƠNG 2: CÁC DẤU HIỆU VÀ GIAI ĐOẠN CỦA STRESS………
1 Những dấu hiệu đáng cảnh báo
a Phản ứng với cảm xúc
b Phản ứng với cơ thể
2 Các giai đoạn
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1 Ảnh hưởng lên tâm sinh lí
2 Một số vấn đề liên quan
a Stress và chứng nghiện
b Trẻ em đối phó với stress như thế nào ?
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT STRESS ……… Kết luận
Nguồn tham khảo
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, thời đại tâm lí của con người cũng càng
đa dạng và phong phú để thích nghi với điều kiện môi trường Bên cạnh việc cải thiện sống của con người, sự phát triển của xã hội còn phát sinh hệ lụy tiêu cực, trở thành những tác nhân gây stress nhiều hơn
Do đó, có thể thấy rằng stress ( căng thẳng tâm lý ) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi cá nhân chúng ta, từ
đó làm nảy sinh những vấn đề về sức khỏe thể chất cũng như là tinh thần
Có thể thấy, vấn đề stress ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống chúng ta
2. Mục đích
Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về hiện tượng đáng lo ngại này cũng như hậu quả và cách thức ứng phó khi bị stress trong đời sống nhằm tìm ra các biện pháp giúp nâng cao hiểu biết cho mọi người, từ
đó họ sẽ biết cách ứng phó, hạn chế được hậu quả đáng tiếc khi bị stress trong đời sống
3 Đối tượng và phương pháp tiến hành
a Đối tượng
Đối tượng trong bài hướng đến tất cả mọi người, không chú trọng đến một đối tượng cụ thể nhất định vì stress là vấn đề mà hầu như ai cũng gặp phải, không chỉ liên quan để cảm xúc mà đôi khi còn là thần kinh của con người
b Phương pháp tiến hành
Bài viết chủ yếu được lấy qua các cuốn sách tâm lý, bên cạnh đó là một số bài việc trên các trang mạng xã hội internet Ngoài ra, phương pháp quan sát và phỏng vấn các bạn sinh viên khác nhằm mang tính xác thực Đặc biệt, bản thân cũng là một người từng, đã và đang từng
Trang 4bước cố gắng vượt qua stress từng ngày nên hiểu được mức độ đáng lo ngại về hiện tượng này
4 Cơ sở lý luận
Các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy, nguồn tư liệu từ sách, dẫn chứng
tổng hợp nhằm mang lại cái nhìn tổng quan chi tiết cũng như đầy đủ cho vấn đề
CHƯƠNG 1: GIẢI MÃ VỀ STRESS
1 Định nghĩa về stress Các biểu hiện của stress là những phản ứng sinh lý do não điều khiển nhằm bảo vệ cơ thể chống lại một số nguy hiểm đồng thời giúp
cơ thể vượt qua thử thách
Có 3 loại stress là stress sinh lí ( xảy ra ung thể khi bị chảy máu trầm trọng ), stress tâm lí và stress cảm xúc Hai trường hợp sau là thường gặp nhất trong cuộc sống Đặc trưng của stress là sự tỉnh táo và tiêu hao nhiều năng lượng
2 Nguyên nhân Khi xem sự tác động từ bên trong cơ thể chúng ta hay các thay đổi từ phía xã hội là nguyên nhân gây stress, chúng ta cũng cần xét đến sự thật là chỉ gây căng thẳng Thông thường, nguyên nhân gây ra stress chủ yếu bắt nguồn từ những tình huống trong cuộc sống và những phản ứng về mặt vật chất và cảm xúc trước những tình huống này Nguyên nhân gây stress có thể rõ ràng , dứt khoát và dựa trên cách chúng ta điều chỉnh cảm xúc và hành vi
Vì thế nguyên nhân gây stress ít khi rõ ràng và cần phải qua quá trình cân nhắc cẩn thận thảo luận với người khác mới có thể biết Cũng có lúc thứ ta cần không có câu trả lời, và rất nhiều trường hợp nguyên nhân của stress lại bắt nguồn từ những điều không ai ngờ tới
Trang 53 Phân loại Stress cấp tính là loại căng thẳng khiến bạn mất cân bằng trong chốc lát Nó thường đến rất nhanh, không thể đoán được và cũng không thể kéo dài, nhưng đủ khiến bạn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi,
ví dụ một cuộc cãi cả hay một bài kiểm tra bạn chưa sẵn sàng
Stress mãn tính là loại xu hướng xuất hiện thường xuyên Loại stress này khiến bạn cảm thấy bất lực, và nếu bạn không biết cách kiểm soát nó, bạn sẽ phải chịu dần kiệt sức vì nó Điều này xảy ra do phản ứng căng thẳng trong cơ thể bị kích thích quá lâu, cơ thể bạn không kịp đưa về trạng thái thư giãn vốn có đã phải chịu thêm cơn stress tiếp theo ập tới, khiến phản ứng căng thẳng bị kích hoạt gần như
là vô hạn
Căng thẳng cảm xúc - cơn đau đến từ căng thẳng cảm xúc có thể đánh gục bạn còn nhanh hơn những loại khác Ví dụ như cơn căng thẳng đến từ việc mối quan hệ của bạn xảy ra mâu thuẫn, nó mang đến nỗi đau thể xác và tâm hồn, nặng nề hơn cả những áp lực đến từ công việc
CHƯƠNG 2: CÁC DẤU HIỆU VÀ GIAI ĐOẠN CỦA STRESS
1 Những dấu hiệu cảnh báo
a) Phản ứng về mặt cảm xúc
Những thay đổi về quan trọng nhất cần phải cảnh giác là căng thẳng, cáu kình và ủ rũ Những rắc rối nhỏ trở nên không thể chịu nổi nếu chúng ta sắp rơi vào stress và có thể tạo ra một sự bùng nổ dữ dội hoặc sự xáo trộn lớn
Cảm thấy bị áp lực
Cảm thấy căng thẳng và không thể thư giãn
Luôn có cảm giác lo sợ, bất an
Bực bội, trở nên hung hăng
Bồn chồn, không tập trung vào một việc cụ thể
Trang 6 Dễ khóc
Muốn bỏ mặc mọi thứ
b) Những phản ứng của cơ thể
Khi gặp chuyện gì đó, nhịp tim và huyết áp không ổn định, đồng thời thính giác thị giác cũng bén hơn Những thay đổi này là kết quả việc hormone gây căng thẳng được tiết vào máu gây ứng phó với tình huống này
Nếu phản ứng khi căng thẳng này kéo dài sẽ xảy ra hàng loạt cảm giác khó chịu Số lượng và tính chất của những cảm giác này khác nhau và cũng tuỳ thuộc vào từng người mà sẽ phản ứng khác nhau
Căng cơ, nhịp tim tăng mạnh
Đổ mồ hôi, run cơ
Buồn nôn, tức ngực
Đau lưng
Khô miệng, khô cổ
Bồn chồn,
2 Các giai đoạn
a) Giai đoạn 1: Chiến đấu hay chạy trốn
Giai đoạn này bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ thông báo cho bạn biết Nó kích thích hoạt báo động và các hoạt tính trong tuyến giáp và tuyến thượng của bạn tăng lên
Khi bạn không chú ý tới những hồi chuông đáng báo động đó, những điều khác bắt đầu xảy ra trong cơ thể bạn, đặc biệt gây lo lắng và sa sút tinh thần Giai đoạn này xảy ra với mục đích giải quyết với vấn đề trước mắt và đó trở lại mức bình thường
b) Giai đoạn 2: Kiểm soát thiệt hại ( Damage Control )
Cơ thể bạn biết khi nào bạn gặp stress Điều này xảy ra, sau đó là việc
nó làm hết sức để giữ mọi việc bình thường hết sức khi cả cơ thể bạn làm việc quá sức Hormones chống viêm hoạt động để kiểm soát hoạt động bình thường viêm đang xảy ra Nhưng đây không phải là một giải
Trang 7pháp dài hạn Đây là một cách chữa cháy để giữ mọi thứ bình thường hoạt động khi các vấn đề được lọc ra
c) Giai đoạn 3; Giai đoạn phục hồi ( Recovery )
Khi bạn bắt đầu vượt qua, cơ thể bạn làm hết sức để khiến các hệ thống bên trong bạn trở lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu
d) Giai đoạn 4: Thích ứng ( Adaptation )
Cứ cho rằng bạn không nghe lời bất cứ ai hết và bạn quyết định sẽ không dành thời gian để phục hồi những tổn thương do stress gây ra Thay vào đó bạn chọn thích nghi Điều đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mọi thứ ở mức năng lượng thấp tới lòng tự trọng bị phá bỏ Bạn sẽ không ngủ, bạn sẽ giảm hoặc tăng một lượng cân nặng không tốt cho cơ thể Thích nghi cũng là một loại giải pháp nhưng kết quả không may
e) Giai đoạn 5: Kiệt sức ( Burnout )
Và cuối cùng, nếu ngó lơ bốn giai đoạn trên của lời cảnh báo, đến cuối bạn sẽ thấy bản thân mình hoàn toàn và tuyệt đối không còn chút sức lực nào
Điều này sẽ khiến stress trở nên tồi tệ hơn, đến lúc phải nhập viện
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.Tác động lên tâm sinh lý
Ảnh hưởng lên bộ não và trí nhớ
Những người từng chấn thương sớm hay bị căng thẳng mãn tính thường gặp khó ung trong việc ghi nhớ mọi thứ, hoặc khó tập trung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như sức khỏe
2 Một số vấn đề liên quan
a Stress và chứng nghiện
Trang 8Có bằng chứng rằng khi chúng ta bị stress ta hay cần sử dụng chất kích thích Số lượng các yếu tố gây nghiện càng nhiều cơ hội nghiệp ngập càng cao Theo nghiên cứu, các thanh thiếu niên có nguy cơ bị lạm dụng thuốc được biết là có giảm tự điều khiển và kiểm soát cảm xúc Hành vi gây nghiện của họ là kết quả của những trải nghiệm mà
họ nuôi dưỡng
b Trẻ em đối phó với stress như thế nào ?
Nếu một đứa trẻ sơ sinh bình thường được đắm chìm trong cảm giác an toàn - một ngôi nhà yên ổn về mặt tình cảm - hệ thống của em sẽ được hoàn thiện Nếu không, các quy trình phản ứng với stress bình thường
sẽ thất bại Bé sẽ chuyển sang tình trạng báo động cao độ hoặc sụp đổ hoàn toàn
Hết thảy các cha mẹ đều biết rằng con trẻ bị căng thẳng khi phải chứng kiến họ gây gổ với nhau Nhưng ở độ tuổi nào thì hoàn toàn gây ngạc nhiên Ngay chưa đầy 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể phát hiện ra khi
có điều gì không ổn Điều này được thể hiện biến đổi sinh lý học như việc tăng huyết áp, nhịp tim - như một người Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng có thể đánh giá mức độ hoà thuận của cha mẹ chỉ nhờ mẫu nước tiểu trong vòng 24h của trẻ sơ sinh
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT STRESS
Khi bạn rơi vào trường hợp stress cấp tính và phản ứng căng thẳng trong cơ thể sẽ được kích hoạt, các kỹ thuật làm giảm stress nhanh
Trang 9chóng sẽ giúp bạn cảm thấy ổn trở lại Những kỹ thuật này có thể giúp bạn thả lỏng bản thân và nhanh chóng thoát khỏi stress cấp tính
Bài tập hít thở: rất hữu ích trong trường hợp stress cấp tính, vì chúng thường phát huy rất nhanh chóng
Thay đổi nhận thức: Học các thay đổi cách nhìn của bạn về tình huống có thể giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng
Thư giãn cơ bắp: Cũng tương tự như bài tập hít thở, việc luyện tập thư giãn cơ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn đó
Các bài tập thiền định ngắn: Thực hiện các bài tập hít thở kèm với
kỹ thuật thiền nhanh trong vòng 5 phút để có thể bình tĩnh lại Ngoài ra, những thói quen sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn những cơn căng thẳng do stress mãn tính gây ra
- Tập thể dục thường xuyên: việc tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát những cơn stress mãn tính gây ra
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: việc ăn uống lành mạnh giúp các
hệ thống trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn, từ đó giúp giảm mức độ căng thẳng
- Xây dựng những mối quan hệ tốt: Ở bên những người sẵn sàng lắng nghe bạn, hỗ trợ bạn sẽ góp phần quan trọng giúp bạn vượt qua căng thẳng
- Tập thói quen thiền định; Những lần thiền định ngắn giúp bạn vượt qua stress cấp tính, vậy nên hãy tạo cho mình thói quen thường xuyên ngồi thiền định đề nhanh chóng vượt qua stress nhanh hơn
- Tận hưởng âm nhạc: Âm nhạc chính là một nhân tố quan trọng giúp giúp giảm stress sau ngày dài làm việc
- Chia sẻ với bác sĩ tâm lí
- Hãy luôn làm điều mình thích: Đừng để đến tuổi xế chiều rồi mới dám
bỏ thời gian làm những sở thích của bản thân
- Học cách nghỉ ngơi: hãy thư giãn, tạo niềm vui cho mình ngay cả trong những ngày làm việc để cảm thấy bớt áp lực hơn
Trang 10Kết luận
Bài luận đã đưa ra những dẫn chứng khoa học và cụ thể nhằm làm rõ nguồn gốc, ảnh hưởng của stress đến đời sống con người, đồng thời đưa ra các sơ lược giải pháp và cách thức giúp con người đối phó với stress
Nguồn tham khảo
Sách
I Hiểu biết và chăm sóc - Anne Debroise Người dịch: Nguyễn Thị Kim Anh
II Hướng dẫn giảm stress - Đoàn Đức Thanh biên dịch
III Giúp con đương đầu với stress - Shelley Davidow Người dịch: Phương Hoa
Các website
IV.A crazy mind
https://acrazymind.vn/nhung-loai-hinh-stress-pho-bien-nhat-ma-ban-can-biet
V The American institute of stress - https://www.stress.org
https://www.psychologytoday.com/us/blog/hope-relationships/20 2107/6-strategies-managing-stress?amp
https://www.psychologytoday.com/us/blog/finding-new-home/202012/ the-science-stress?amp