tiểu luận tiểu luận đề tài tìm hiểu về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu theo blhs 2015

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận tiểu luận đề tài tìm hiểu về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu theo blhs 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định nghĩa về tội xâm phạm quyền sỡ hữu theo BLHS 2015 Tội xâm phạm quyền sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý h

Trang 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Phân côngcông việc

Mức độhoànthành

Ký tên

23664781 Tìm kiếm thực trạng về tội xâm phạmquyền sở hữu

23631311 Tìm kiếm phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu với các tội phạm khác

hình phạt về tội xâm phạmquyền sở hữu

Trang 3

MỞ ĐẦU 5

LỜI CẢM ƠN 5

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG 6

1.Định nghĩa về tội xâm phạm quyền sỡ hữu theo BLHS 2015 6

2.Đặc điểm về tội xâm phạm quyền sở hữu 6

2.1 Mặt khách quan 6

2.2 Mặt chủ quan 6

2.3 Chủ thể của tội phạm 6

2.4 Khách thể của tội phạm 6

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN 8

1.Những đặc điểm, dấu hiệu pháp lý về tội xâm phạm quyền sở hữu 8

1.1 Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu 8

1.2 Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu 8

1.3 Chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu 8

1.4 Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu 8

2.Hình phạt về tội xâm phạm quyền sỡ hữu 9

3.Thực trạng về tội xâm phạm quyền sỡ hữu 13

3.1 Thực trạng về tội xâm phạm quyền sỡ hữu 13

3.1.1 Tình hình xâm phạm quyền sỡ hữu theo bộ luật HS2015 và thực tiễn xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu theo bộ luật HS2015 13

3.1.2 Nguyên nhân của tình hình xâm phạm và thực tiễn xét xử tội xâm phạm quyền sỡ hữu, xu hướng phát triển tội phạm này trong thời gian tới 13

3.2 Một số giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phong chống tội xâm phạm quyền sỡ hữu 14

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế-xã hội 14

3.2.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tôi xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp 143.2.3 Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan bảo vệpháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp 14

3.2.4 Nâng cao nhận thức của nhân dân về sỡ hữu công nghiệp 15

3.2.5 Phát triển hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền sỡ hữu công nghiệp và trong hoạt động đấutranh phòng, chống tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp 15

4.Ví dụ thực tế 16

5.Phân biệt tội xâm phạm quyền sỡ hữu với các tội phạm khác 17

5.1 Quyền chiếm hữu 17

5.1.1 Khái niệm 17

Trang 4

5.1.2 Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình 17

5.2 Quyền sử dụng 19

5.2.1 Định nghĩa, nội dung quyền sử dụng 19

5.2.2 Phân loại quyền sử dụng 19

5.3 Quyền sử dụng 19

5.3.1 Nội dung quyền định đoạt 19

5.3.2 Phân loại 19

Nguồn tham khảo: 20

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những cơ sở vật chất quan trọng để phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống, an cư lạc nghiệp của các cá nhân,cộng đồng chế định vềquyền sở hữu giữ vai trò trọng tâm Trong mọi xã hội, phương thức chiếm hữu cơ sở vật chất vàchế độ sở hữu làđiểm đặc trưng có ý nghĩa quyết định Qua thực tiễn những năm thực hiệnđường lối đổi mới về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trườngcó sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của chúng ta về chế độ sởhữu, vai trò của các chế độ và hình thức sở hữu tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộikhông còn giản đơn như trước đây Ngoài việc tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, nền tảng củasở hữu toàn dân, Nhà nước ta còn khuyến khích, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo chủtrương đường lối của Đảng.Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc áp dụng các chế định pháp luậtvề quyền sở hữu vẫn đang gặp khó khăn, các tranh chấp về quyền sở hữu diễn ra rất phứctạp.Việc giải quyết liên quan đến rất nhiều các chế định pháp lý khác Đây là vấn đề bức xúc màviệc giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc Do đó, việc tìm hiểu “tội phạm xâmquyền sở hữu theo BLHS 2015 ” có ý nghĩa quan trọng, cần thiết nhằm đưa ra các giải phápcụ thể cho các cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu, gớp phần quantrọng vào việc đưa pháp luật vào đời sống, phát triển nền kinh tế - xã hội.Trong phạm vi bài luậnnày, chúng em sẽ đi sâu phân tích tội phạm xâm phạm quyền sở hữu theo BLHS 2015.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện cuốn tiểu luận “ Tìm hiểu về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu theo BLHS2015” nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy Nguyễn Lê Thành Minh đã truyềnđạt cho chúng em những nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như những bài học kinhnghiệm hữu ích để nhóm em hoàn thiện bài tiểu luận này.Chúng em chúc thầy mạnh khoẻ thànhcông trong công việc và cuộc sống.

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế trong quá trình làm nhóm emcòn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai xót Vì vậy, nhóm chúng em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp phản hồi từ phía thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.Tập thể nhóm xin trân trọng cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG

1 Định nghĩa về tội xâm phạm quyền sỡ hữu theo BLHS 2015

Tội xâm phạm quyền sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền sở hữu tài sản của cá nhân được nhà nước thừa nhận.

2 Đặc điểm về tội xâm phạm quyền sở hữu

2.1 Mặt khách quan

Hành vi khác quan của các tội xâm phạm sở hữu tuy khác nhau ở hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình Những hình thức thể hiện của hành vi khách quan có thể là:

- Hành vi chiếm đoạt- Hành vi chiếm giữ trái phép- Hành vi sử dụng trái phép

- Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí tài sản.

Trong những hành vi đó có hành vi có thể được thực hiện bằng hình thức hành động và không hành động (hành vi hủy hoại); có hành vi chỉ được thực hiện bằng hành động (chiếm đoạt).

- Các hành vi này được mô tả là dấu hiệu hành vi trong hầu hết các Cấu thành tội phạm cơ bản, trừ một số Cấu thành tội phạm mô tả chiếm đoạt chỉ là mục đích như Cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản.

- Hậu quả mà những hành vi nói trên gây ra trước hết là thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu, thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất cụ thể như tài sản bị chiếm đoạt,tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại, tài sản bị sử dụng, …

- Hậu quả thiệt hại được mô tả cụ thể trong hầu hết các Cấu thành tội phạm cơ bản.

2.2 Mặt chủ quan

Lỗi của người thực hiện các tội xâm phạm sở hữu có thể là cố ý như ở tội trộm cắp tài sản; hoặc vô ý như ở tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Động cơ phạm tội cóthể khác nhau nhưng không được mô tả trong các Cấu thành tội phạm, trừ Cấu thành tội phạm của tội sử dụng trái phép tài sản

2.3 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm quyền sở hữu chủ yếu là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự Ngoài ra, chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu có thể là chủ thể đặc biệt đối với một số tội đặc biệt theo quy định của pháp luật Chẳng hạn đối với tộithiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu phải là chủ thể có quyền, việc thực hiện hành vi phạm tội ảnh hưởng trực tiếp bởi trách nhiệm, quyền hạn của họ.

2.4 Khách thể của tội phạm

Theo luật hình sự Việt Nam, những tội được coi là tội xâm phạm sở hữu và cùng được quy định trong Chương XVI Bộ luật Hình sự là những tội có cùng khách thể là quan hệ sở hữu Điều này có ý nghĩa:

Trang 7

Các tội xâm phạm sở hữu phải là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu Sự gây thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ Hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạn gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sảncủa chủ sở hữu.

Một hành vi tuy cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu chung nhưng sẽ không phải là tội xâm phạm sở hữu nếu hành vi này đồng thời còn gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội khác và sự gây thiệt hại này mới thể hiện được đầy đủ nhất bảnchất nguy hiểm cho xã hội của hành vi Trong trường hợp này khách thể (trực tiếp) khôngphải là quan hệ sở hữu.

Trang 8

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN

1 Những đặc điểm, dấu hiệu pháp lý về tội xâm phạm quyền sở hữu

Tội xâm phạm quyền sở hữu cũng như tất cả các tội phạm khác bao giờ cũng là sự hợp thành của bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan, … Bởi tính chất quyết định của chúng cho nên khi nghiên cứu về tội xâm phạm quyền sở hữu nói riêng và tất cả các tội phạm khác nói chung, ta nhất phải xem xét đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ cả bốn dấu hiệu này.

1.1 Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu

Khách thể của các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu là quyền sở hữu đối với tài sản, làm thiệt hại cho quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc quyền định đoạt tài sản Những tài sản thuộc quyền sở hữu bao gồm: tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tài sản thuộc sở hữu tập thể, tài sản đang tạm thời thuộc quyền quản lý của nhà nước, xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, tài sản công dân thuộc thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chứckinh tế khác Mọi tài sản đều thể hiện dưới dạng vật, tiền, giấy tờ có giá trị tài sản.

1.2 Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu Được thể hiện bằng các hành vi sau đây:

+ Hành vi chiếm đoạt tài sản: là hành vi chuyển dịch vị trí pháp lý của tài sản trái pháp luật, chuyển dịch quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể sang chủ thể khác không đúng phápluật Hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn khác nhau nhưng tất cả mọi hành vi chiếm đoạt đều thực hiện bằng phương pháp chủ động tích cực (phương pháp hành động), biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.

+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản: là hành vi chiếm tài sản của chủ thể đã mất khả năng thực tế quản lý tài sản.

+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản: là trường hợp xâm phạm quyền sử dụng tài sản một cách trái phép, khai thác giá trị sử dụng của tài sản mà không được phép của chủ tài sản.+ Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, làm mất một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản.Dấu hiệu hậu quả tác hại trong yếu tố khách quan của các tội phạm xâm phạm tài sản là mức độ thiệt hại nguy hại quy ra tiền Để định tội cần chú ý coi trọng những quy định về giá trị tài sản bị gây thiệt hại, bị chiếm đoạt.

1.3 Chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu

Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu là cá nhân hoặc nhóm người, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự quy định trong Bộ luật hình sự.

Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

1.4 Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm các dấu hiệu về lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, nó là dấu hiệu chủ quan có tính bắt buộc đối với mọi tội phạm Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu lỗi biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

Trang 9

Cụ thể: Người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp được coi là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả có thể hoặc tất yếu xảy ra do hành vi của mình gây nên song vẫn thực hiện với ý thức mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu với lỗi cố ý gián tiếp (trường hợp người tội phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra) hay hình thức lỗi vô ý ( tức là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (lỗi vô ý vì quá tự tin) hoặc trường hợp khác là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù bắt buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (lỗi vô ý cẩu thả) thì không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

2 Hình phạt về tội xâm phạm quyền sỡ hữu

Điều 168 Tội cướp tài sản

1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;h) Tái phạm nguy hiểm.

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạtquản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Điều 169 Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Trang 10

1 Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 đến 12 năm:a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;k) Tái phạm nguy hiểm.

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên;

d) Làm chết người.

5 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạtquản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Điều 170 Tội cưỡng đoạt tài sản

1 Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan