1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài vấn đề tôn giáo và quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáoở việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề tôn giáo và quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả Nhóm 2, InterGenZ
Người hướng dẫn PTS. Vũ Anh Tuấn
Trường học ĐẠI HỌC UEH
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu luận nhóm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Vì vậy để tiến hành thắnglợi công cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần phảicó cái nhìn đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề tôn giáo cũngnhư

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN NHÓM 2 MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Vấn đề tôn giáo và quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo

ở Việt Nam

Mã lớp học phần: 23D1POL51002532

Giảng viên: Vũ Anh Tuấn Lớp: phòng B2-310_Chiều thứ 3 Thực hiện: Nhóm 2 – InterGenZ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo 2

1.1 Khái niệm, bản chất của tôn giáo 2

1.1.1 Khái niệm liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng 2

1.1.2 Bản chất của tôn giáo 2

1.2 Nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo 3

1.2.1 Nguồn gốc của tôn giáo: 3

1.2.2 Tính chất của tôn giáo 4

1.2.3 Chức năng của tôn giáo 5

2 Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6

2.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6

2.2 Nguyên tắc cơ bản ứng xử với vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 8

3 Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10

3.1 Đặc điểm cơ bản về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam 10

3.2 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo 11

3.2.1 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh 11

3.2.2 Nội dung, quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng 12

LỜI CẢM ƠN 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề tôn giáo từ lâu đã là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới Vì thế luôn cần có những hiểu biết thấu đáo trước khi giải quyết các vấn đề này Vấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng phục vụ cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung Tôn giáo được sử dụng như

là một chiêu bài trong âm mưu diễn biến hòa bình hòng chống phá sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam cũng như các nước khác

Việt nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước Vì vậy để tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần phải

có cái nhìn đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề tôn giáo cũng như có những chính sách về tôn giáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay

Xuất phát từ lý do trên và để phục vụ cho việc học tập môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, nhóm chúng em tập trung phân tích một số vấn đề chung nhất của tôn giáo cũng như một số vấn đề về tôn giáo của Việt nam đồng thời nhận định phương hướng giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và nhà nước ta

1

Trang 4

1 Bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo

1.1 Khái niệm, bản chất của tôn giáo

1.1.1 Khái niệm liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng

Tôn giáo là một thực thể xã hội với tiêu chí: Niềm tin sâu sắc vào một đấng tối cao (niềm tin tôn giáo); có hệ thống giáo thuyết bao gồm giáo lý, giáo luật, lễ nghi, có hệ thống cơ sở thờ tự và tổ chức nhân sự, quản lý, có hệ thống tín đồ, và là một dạng của tín ngưỡng

Tín ngưỡng là một hệ thống niềm tin, sự ngưỡng mộ, sự biết ơn đối với một lực lượng thần bí, gắn liền với phong tục tập quán để cầu mong sự che chở, bình an tinh thần cho cá nhân và cộng đồng, đồng thời là một khái niệm rộng hơn của tôn giáo

Mê tín, dị đoan là niềm tin mê muội, cuồng tín, viển vông không có cơ sở khoa học Dẫn đến những hành vi cực đoan, trái với thuần phong mỹ tục, giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, làm tổn hại đến cá nhân và cộng đồng Do đó, cần loại bỏ

mê tín, dị đoan ra khỏi tín ngưỡng, tôn giáo

1.1.2 Bản chất của tôn giáo

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, đứng trên thế giới duy vật biện chứng: Tôn giáo

là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan Thực tế, nhiều nhà sáng lập ra tôn giáo lớn, như Phật Thích Ca, Chúa Giê su, nhà tiên tri Mohammed…, vốn là những con người tự nhiên, có thật trong lịch sử, nhưng được nhuốm màu siêu nhiên qua lăng kính tôn giáo

Chủ nghĩa Mác-Lênin còn khẳng định: tôn giáo là một hiện tượng xã hội- văn hóa do con người tạo ra vì mục đích ước mơ, nhu cầu Những con người sợ hãi, lệ thuộc, tuyệt đối hóa và phụ tùng tôn giáo vô điều kiện Đồng thời, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và quan hệ kinh tế, xét đến cùng cũng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội, trong đó

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

có tôn giáo Mọi quan niệm về tôn giáo, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, điều kiện sống nhất định trong xã hội và những thay đổi của cơ sở kinh tế

Dù có sự khác nhau thế giới quan, khi các tôn giáo thuộc thế giới quan duy tâm còn chủ nghĩa Mác-Lênin thuộc thế giới quan duy vật biện chứng Tuy nhiên, những người cộng sản và những người theo tôn giáo không hoàn toàn đối lập về tư tưởng như các thế lực thù địch Thực tế, chủ nghĩa Mác- Lênin và chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn

1.2 Nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo

1.2.1 Nguồn gốc của tôn giáo:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo có ba nguồn gốc: Đầu tiên là nguồn gốc kinh tế - xã hội Đó là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất còn kém, con người lệ thuộc nhiều vào giới tự nhiên, bị bất lực trước các lực lượng tự phát trong tự nhiên như mưa, gió, hạn hán,… nên con người chưa thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên đang tác động, chi phối đời sống của họ, dẫn đến việc thần thánh hóa các sức mạnh tự nhiên, làm cơ sở đầu tiên hình thành những biểu tượng tôn giáo Khi xã hội phân chia thành các giai cấp (Chiếm Hữu Nô Lệ), ngoài việc thần thánh hóa giới tự nhiên, con người còn không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp, căn nguyên nào dẫn đến họ bị áp bức, bóc lột, bất công

Từ đó, con người hướng niềm tin vào một thế giới hư ảo dưới hình thức tôn giáo Tóm lại, sự yếu kém về trình độ của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh

tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo

Tiếp theo chính là nguồn gốc nhận thức Nguồn gốc này xuất phát từ quá trình nhận thức của con người ở những giai đoạn lịch sử nhất định, giữa cái biết và cái chưa biết luôn luôn tồn tại Với những điều đã được khoa học giải thích, đó là mảnh

3

Trang 6

đất cho chủ nghĩa duy vật và khoa học phát triển Mặt khác, còn nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người sẽ tìm đến với tôn giáo

Và nguồn gốc này còn xuất phát từ đặc điểm của quá trình nhận thức, chính là khi con người khi nhận thức thế giới khách quan sẽ khái quát chúng thành những khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng càng khái quát hóa, trừu tượng hóa thì sẽ càng xa rời, thậm chí là phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực khách quan Đây chính là những cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của những tín ngưỡng tôn giáo

Cuối cùng là nguồn gốc tâm lý Các nhà duy vật cổ đại, trong đó có V.I.Lênin cho rằng chính sự sợ hãi, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội đã đưa con người tìm đến tôn giáo Một số bộ phận quần chúng nhân dân tìm đến tôn giáo để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần với mong muốn bù đắp cho những hụt hẫng, mất mát trong cuộc sống Những tình cảm thái quá như tin vào các lực lượng siêu nhiên, vào những điều thần bí hay ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn,

sự kính trọng đều là cái cơ sở để dẫn tới con người tìm đến tín ngưỡng tôn giáo (tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, )

1.2.2 Tính chất của tôn giáo

a) Tính chất lịch sử:

Con người sáng tạo ra tôn giáo Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định Tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự thay đổi để thích nghi phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức và làm chủ được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn

b) Tính chất quần chúng:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các quốc gia, dân tộc và châu lục Là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động

4

Trang 7

Tín đồ các tôn giáo thuộc tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới Nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến một nửa dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo

Tôn giáo phản ánh khát vọng của nhân dân về xã hội bình đẳng, bác ái, tự do, nhân văn, nhân đạo, hướng thiện, vì vậy, nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của

xã hội tin theo

c) Tính chất chính trị:

Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có

sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích của mình Đấu tranh tôn giáo là một bộ phận của đấu tranh giai cấp Khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ

1.2.3 Chức năng của tôn giáo

a) Chức năng đền bù hư ảo:

Tôn giáo là sản phẩm của sự bất lực của con người, thể hiện cho khát vọng lý giải thế giới của loài người “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” - theo Karl Marx lý giải tôn giáo làm dịu nỗi đau, an ủi mất mát, bù đắp những thiếu hụt về mặt tinh thần của con người trong hiện thực, tôn giáo giống như thuốc phiện có thể gây

ra những tác động có hại đối với con người khi tạo ra cho họ lí do để trốn tránh hiện thực, tiêm nhiễm cho họ những điều phi khoa học cũng như là cơ hội cho những kẻ

có ý đồ xấu,

Trong những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau, tôn giáo đã và đang đóng vai trò là yếu tố đền bù hư ảo cho sự bất lực của con người

b) Chức năng thế giới quan:

Tôn giáo nào cũng có tham vọng giải thích về vũ trụ, giải thích về tự nhiên, xã hội và về con người Tạo ra một thế giới quan và truyền bá thế giới quan đó thành chức năng của tôn giáo Khi phản ánh thế giới hiện thực, tôn giáo muốn đưa ra một bức tranh về tương lai nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người Tôn giáo

5

Trang 8

không những hướng tới nhận thức về thế giới của con người mà còn muốn ảnh hướng tới cách hành động đối với thế giới nữa

c) Chức năng điều chỉnh hành vi:

Mỗi tôn giáo đều có một hệ thống các giá trị chuẩn mực để khuyên răn hay bắt các tín đồ phải tuân theo hệ thống các giá trị chuẩn mực này tạo thành giáo luật của mỗi tôn giáo Trong hệ thống giáo luật của mỗi tôn giáo đều có những giá trị chân-thiện-mỹ mang tính chất xuyên thời gian, không gian và nó vẫn còn phù hợp với giá trị đạo đức ngày nay Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những giáo luật đã lỗi thời lạc hậu

d) Chức năng giao tiếp:

Các tín đồ tôn giáo giao tiếp với nhau thông qua các buổi sinh hoạt tôn giáo

Sự giao tiếp với nhau đó tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng, tín hữu Sự giao tiếp chủ yếu được thực hiện trong hoạt động thờ cúng (giao tiếp với thánh thần) Ngoài

ra, còn có sự giao tiếp ngoài tôn giáo, giao tiếp với những người không cùng tín ngưỡng

e) Chức năng liên kết cộng đồng :

Tôn giáo góp phần hình thành những cộng đồng xã hội- gắn kết với nhau dựa trên những giá trị, chuẩn mực tôn giáo Trong xã hội có áp bức bóc lột, vì vậy tôn giáo với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đã góp vai trò quan trọng trong sự liên kết, giữ gìn, ổn định trật tự xã hội dựa trên hệ thống giá trị và chuẩn mực chung Ngoài ra, tôn giáo là ngọn cờ tập hợp các lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống lại các thế lực chính trị- xã hội phản tiến bộ đương thời…

2 Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Nguyên nhân nhận thức: Có những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã

hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức Một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên

Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối

6

Trang 9

sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ Dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó phản ánh

Nguyên nhân chính trị - xã hội: Chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh:

Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Nỗi sợ của nhân dân về chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật hiểm nghèo…, cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi để tôn giáo tồn tại Ví dụ như theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ

sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo, gồm: 01 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp và 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp Trong lĩnh vực y tế, hiện có trên 500 cơ

sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức Kinh phí tổ chức do tổ chức, cá nhân tôn giáo đóng góp để thực hiện các hoạt động này mỗi năm lên tới hàng chục tỷ đồng; hàng năm đã thành lập các đoàn khám, chữa bệnh miễn phí Sau đây là một ví dụ về hạng mục đang nói ở trên Được sự giúp đỡ của Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Hà Giang, ngày 20/2/2023, Quỹ từ thiện Hương Sen chùa Hưng Đô (xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và Tập đoàn ôtô Đại Lợi - Công ty cổ phần Quốc tế HMT Việt Nam vừa khởi công xây dựng điểm trường thôn Minh Tiến, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (Hà Giang)

Thế lực thù địch vẫn lợi dụng những mặt tiêu cực của các cuộc đấu tranh và mâu thuẫn trên thế giới, lợi dụng tôn giáo và coi tôn giáo là một công cụ, một chiêu bài để chống lại chủ nghĩa xã hội Chẳng hạn như Tây Nguyên vào năm 1999, một

số đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ đã tuyên bố thành lập một nhà nước mới được gọi là “Nhà nước Đề ga”, đồng thời chúng móc nối với số đối tượng phản động trong các dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai lập ra cái gọi là “Tin lành Đề ga” để lôi kéo, tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia “Nhà nước Đề ga” dưới ngọn cờ tôn giáo và dân tộc để kích động ly khai thành lập nhà nước cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Nguyên nhân kinh tế: Những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi của nền kinh tế thị trường làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên Trên thực tế, nền kinh tế thị trường đem lại nhiều lợi

7

Trang 10

ích cho xã hội, tuy nhiên các lợi ích này là không đồng đều, và các yếu tố may rủi

có thể làm một bộ phận trở nên giàu có nhưng cũng có thể làm bộ phận khác nghèo khó rất nhanh Và những người này tin rằng có thế lực siêu nhiên đang tác động, chi phối thị trường Nên vào những ngày như vía Thần Tài (mùng 10 tháng giêng) họ thưởng đổ xô đi mua vàng và đến chùa để cầu may mắn, làm ăn phát đạt…

Nguyên nhân về văn hoá: Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được

phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng về văn hóa, đạo đức, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ

Ví dụ: Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong sạch, một lòng

từ bi không giáo điều cũng không triết lí bác học Mà đó là lòng kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người Hòa bình không thể có được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc giữ gìn hòa bình Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta

2.2 Nguyên tắc cơ bản ứng xử với vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân Quyền này nói lên việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này Tôn trọng tự do tín ngưỡng vừa là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; vừa là tôn trọng quần chúng (quần chúng: là nguồn gốc của mọi sức mạnh, là động lực phát triển của lịch sử), tập hợp lôi kéo quần

8

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w