1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài thuyết trình vấn đề dân tộc và quan điểm giải quyết vấn đề dântộc ở việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốcgia.* Ví dụ: ở Việt Nam có dân tộc như: Kinh, Bana, Tày, Nùng, Dao, Êđê, v.v… 54 dân tộc hay 54người Thứ hai, dân tộc – quốc gia Nation: khá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN

TỘC Ở VIỆT NAM

LHP: 23D1POL51002412

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS V Anh Tun

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM :

ST

1 Lương Bá Khánh Trình 31221023520

2 Huỳnh Thị Ngân Tâm 31221026736

3 Lê Phương Anh 31221020960

4 Nguyễn Thế Tường Vy 31221021179

5 Ngô Trương Thanh Thảo 31221021220

6 Đặng Nguyễn Trâm Anh 31221020169

7 Đỗ Minh Nhật 31221021021

8 Đặng Ngọc Ái Châu 31221026844

9 Nguyễn Thị Tuyết Trân 31221023662

10 Lý Gia Bảo 31221021964

11 Trương Minh Khang 31221020631

12 Hà Minh Ngọc 31221021587

13 Nguyễn Huỳnh Nhật Minh 31221021885

14 Huỳnh Minh Luận 31221021750

15 Trương Vạn Niên 31221023097

16 Nguyễn Thanh Trúc 31221022345

17 Nguyễn Phúc Bảo 31221021091

18 Lê Nguyễn Khánh Linh 31221026680

19 Phan Nguyễn Thùy Dung 31221020619

20 Võ Phương Tuyết 31221025875

21 Phạm Thị Thùy Trang 31221026675

22 Nguyễn Trần Trung Quốc 31221026120

23 Phạm Ngọc Kim Thư 31221020924

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trong thế giới đương đại Các quốc gia đều đang ra sức tìm tòi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc mình, giữ gìn nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lại không tách rời với thế giới, dù quốc gia đó là đơn tộc hay đa tộc người Ngoài ra, độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia cũng đang là một xu thế của thế giới Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc Đảng ta quan niệm rằng: “Tiến lên

Trang 3

CNXH là một quá trình vận động, chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” Theo đó thì các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa và phát triển

Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam thì vấn đề dân tộc chính là yếu tố cốt lõi quyết định vận mệnh của đất nước Việt Nam có đến 54 dân tộc cùng chung sống trên một khu vực lãnh thổ, vì vậy vấn đề dân tộc luôn là chủ đề được quan tâm và chú trọng Những xu hướng đa dạng trong sự phát triển của dân tộc như đấu tranh hoặc liên kết giữa các dân tộc không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ dân tộc đó mà còn có tầm ảnh hưởng châu lục, thế giới Trong bối cảnh thế giới đang có một thay đổi trong xu hướng dân tộc, việc nghiên cứu về vấn đề này là hoàn toàn cấp thiết và kịp thời

Chính vì vậy, đề tài “VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

DÂN TỘC Ở VIỆT NAM” được nhóm chúng em chọn làm đề tài thuyết trình với mục

đích: Nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của vấn đề dân tộc, phân tích được những chính sách của Đảng, Nhà nước giải quyết vấn đề dân tộc đang diễn ra; đồng thời hệ thống hóa

và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

I Khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc: 1

1 Khái niệm dân tộc: 1

2 Đặc trưng cơ bản của một dân tộc: 1

II Giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 2

1 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc: 2

2 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin: 3

Trang 4

a, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: 3

b, Các dân tộc có quyền tự quyết: 3

c, Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc: 4

III Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: 4

1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam: 4

a, Về dân số: 4

b, Địa bàn cư trú: 5

c, Trình độ phát triển: 5

d, Về tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu nước: 6

e, Về bản sắc văn hoá: 6

f, Về đồng bào dân tộc thiểu số: 6

2 Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam: 7

a, Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc: 7

b, Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta: 7

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I Khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc:

1 Khái niệm dân tộc:

Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc,

bộ lạc, bộ tộc

=> Dân tộc là hình thái phát triển cao nhất của tộc người

Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa được sử dụng phổ biến nhất:

Thứ nhất, dân tộc – tộc người (Ethnic): khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người đó Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia

* Ví dụ: ở Việt Nam có dân tộc như: Kinh, Bana, Tày, Nùng, Dao, Êđê, v.v… (54 dân tộc hay 54 người)

Thứ hai, dân tộc – quốc gia (Nation): khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người

ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, khái niệm dân tộc để chỉ một quốc gia dân tộc, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước

* Ví dụ: dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam, v.v…

Thực chất, hai cách hiểu trên tuy khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau và không tách rời nhau

2 Đặc trưng cơ bản của một dân tộc:

Thứ nhất, dân tộc là một cộng đồng có chung sinh hoạt về kinh tế Trong mỗi dân tộc, mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc lại Mối quan hệ kinh tế đã làm tăng lên tính thống nhất, tính ổn định, tính bền vững của một cộng đồng sống trên cùng một lãnh thổ Mối quan hệ này tạo nên nền tảng cho sự vững chắc của một dân tộc Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc

Thứ hai, dân tộc là cộng đồng có chung lãnh thổ Mỗi dân tộc có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của cả nước, hoặc cư trú đan xen với cách dân tộc anh em Vận mệnh

1

Trang 6

dân tộc gắn liền với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước Đối với quốc gia dân tộc thì lãnh thổ là thiêng liêng nhất Lãnh thổ bao gồm cả vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia dân tộc về lãnh thổ là một khái niệm định hướng thường được thể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế Cộng đồng lãnh thổ là tác động quan trọng không thể thiếu được của dân tộc Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc, không có lãnh thổ thì không có khái niệm Tổ quốc, quốc gia

Thứ ba, dân tộc là cộng đồng có chung về ngôn ngữ Mỗi một dân tộc có ngôn ngữ riêng

và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tình cảm… Tính thống nhất trong ngôn ngữ dân tộc thể hiện trước hết ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản Ngôn ngữ dân tộc

là một ngôn ngữ đã phát triển và thống nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc

Thứ tư, dân tộc là một cộng đồng có nét tâm lý riêng Tâm lý dân tộc biểu hiện kết tinh trong đặc thù văn hóa dân tộc, gắn bó chặt chẽ với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc Văn hoá là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng Mỗi dân tộc có một nền văn hoá độc đáo của dân tộc mình Trong sinh hoạt cộng đồng, các thành viên của dân tộc thuộc những thành phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hoá chung của dân tộc, đồng thời hấp thụ các giá trị văn hoá chung đó Cá nhân hoặc nhóm người nào từ chối những giá trị văn hoá dân tộc thì họ đã tự tách mình khỏi cộng đồng dân tộc Văn hoá của một dân tộc không thể phát triển nếu không giao lưu với văn hoá của các dân tộc khác Tuy nhiên, trong giao lưu văn hoá, các dân tộc không ngừng đấu tranh để bảo tồn và phát triển bản sắc của mình Văn hoá dân tộc thường có sức đề kháng rất lớn chống lại nguy cơ đồng hoá về văn hoá

=> Các đặc trưng cơ bản nói trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định

II Giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

1 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc:

Xu hướng thứ nhất, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau đang làm ăn, sinh sống Đến một thời kỳ nào đó, do sự trưởng thành của ý thức dân tộc và sự thức tỉnh về quyền sống của mình mà các cộng đồng dân cư đó muốn tách khỏi nhau để thành lập các dân tộc độc lập Vì họ ý thức được chỉ có một cộng đồng độc

2

Trang 7

lập mới có quyền quyết định vận mệnh của chính mình hay là lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình

Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hợp lại với nhau Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối quan hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc gần gũi nhau hơn

Trong thời đại ngày nay hai xu hướng khách quan nêu trên có những biểu hiện rất đa dạng

và phong phú Ở các quốc gia đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, xu hướng thứ nhất thể hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự do và phồn vinh của dân tộc mình Còn xu hướng thứ hai tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có sự thống nhất biện chứng với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại Trong mọi trường hợp, hai xu hướng đó luôn có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau, mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn tới những hậu quả tiêu cực, khó lường

2 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin:

a, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc và là nội dung quan trọng trong cương lĩnh dân tộc Quyền bình đẳng được thể hiện ở chỗ, tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Không có dân tộc nào có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngôn ngữ

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, để đảm bảo quyền bình đẳng phải khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản

b, Các dân tộc có quyền tự quyết:

Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia

3

Trang 8

dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng để

có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia – dân tộc Cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu đồ lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp công việc nội bộ của các nước và chia rẽ dân tộc

Nội dung cao nhất của quyền tự quyết là các dân tộc đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc và cùng nhau giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa để các dân tộc đều được phát triển tự do và được chung sống hạnh phúc trên con đường văn minh, tiến bộ

c, Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc:

Đoàn kết giai cấp công nhân của các dân tộc trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức dân tộc

và xây dựng mối quan hệ mới giữa các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc Có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Đoàn kết giai cấp công nhân có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng của dân tộc và quyền dân tộc tự quyết Đồng thời việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới

Chính vì vậy, nội dung đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc trong cương lĩnh không chỉ là lời kêu gọi mà còn là giải pháp hữu hiệu đảm bảo việc thực hiện quyền bình đẳng

và quyền tự quyết dân tộc Nội dung đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung trong cương lĩnh dân tộc, nội dung này phù hợp với tinh thần quốc

tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc đóng vai trò liên kết các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới và đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn của thời đại ngày nay

III Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam:

a, Về dân số:

Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

Tính đến 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số Việt Nam là 96.208.984 người Trong đó dân tộc Kinh chiếm 85.3% dân số với 82.085.826 người 53 dân tộc anh em còn lại chiếm 14.7% còn lại với 14.119.256 người

4

Trang 9

Trong số 53 dân tộc còn lại, có 6 dân tộc trên 1 triệu người Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày có dân số đông nhất với 1,85 triệu người); 11 dân tộc

có dân số dưới 5 nghìn người (Brâu, Mảng, Ơ Đu, Rơ Măm, Bố Y, Cờ Lao, Pu Péo, Ngái, Cống, Si La, Lô Lô) trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người)

b, Địa bàn cư trú:

Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á Tính chất chuyển cư đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp

đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng Mặt khác,

do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong quá trình sinh sống cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước

c, Trình độ phát triển:

Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều

Các dân tộc ở nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội

- Về phương diện xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu

số khác nhau

* Ví dụ: Trong thời kỳ hiện nay, các tộc người Chăm, Ra-glai, Chơ-ro thường sống quần cư thành cộng đồng – tộc người, do đó có xu hướng kết hôn trong cộng đồng là chính Mặt khác các dân tộc vùng cực Nam Trung Bộ ngoài việc tiếp tục duy trì tâm lý cố kết cộng đồng, đề cao hôn nhân nội tộc, đã có những hôn nhân với tộc người khác như sự hình thành cộng đồng người Kinh Cựu (tại Bình Thuận) đối với người Chăm; Nhóm Rai (Bình Thuận) đối với người Ra-glai (ở Ninh Thuận và Bình Thuận) và ở người Chơ-ro hình thành cộng đồng Tà Mun (ở Tây Ninh) hoặc nhập vào tộc người Xtiêng, Khmer ở Nam Bộ

- Về phương diện kinh tế, có thể phân loại các dân tộc thiểu số Việt Nam ở những trình độ phát triển rất khác nhau: Một số ít các dân tộc còn duy trì kinh tế dựa vào khai thác tự nhiên; tuy nhiên, đại bộ phận các dân tộc ở Việt Nam đã chuyển sang phương thức sản xuất tiến bộ, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Về văn hóa, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp

5

Trang 10

* Ví dụ: Tập tục tảo hôn: Theo Tổng cục thống kê, tính đến 1/4/2019, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của 53 dân tộc thiểu số là 22.7 Tỷ lệ tảo hôn còn cao: 21.9% trong đó, 20.1% với Nam và 23.5% với Nữ 5 dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao nhất là Mạ 39.2%, Xinh Mun 44.8%, Mảng 47.2%,

Cơ Lao 47.8% Dẫn đầu là dân tộc Mông với 51.5%

d, Về tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu nước:

Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc -quốc gia thống nhất Chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã được hình thành trên cơ sở lòng tự hào của mỗi người dân thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung

Được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc ta Có thể nói trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tinh thần đoàn kết của dân ta được phát huy một cách triệt để thông qua nhiều hình thức tổ chức và vận động nhân dân cùng chung tay thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cao cả là dựng nước và giữ nước đồng thời phát triển đất nước lên một tầm cao mới

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành một sức mạnh và được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch

sử của dân tộc Thực tế cho thấy chỉ có chủ nghĩa yêu nước mới có thể là ngọn cờ đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước đã tập hợp các bộ phận dân cư khác nhau về nhiều mặt như: trình độ phát triển, địa bàn cư trú, về điều kiện môi trường sinh thái, về ngôn ngữ, về tín ngưỡng tôn giáo, về đặc thù văn hoá, có thể chung sống đoàn kết cùng hướng vào sự nghiệp phát triển đất nước

e, Về bản sắc văn hoá:

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất

Bản sắc văn hoá là thuật ngữ người ta hay dùng để chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính đặc biệt, cái riêng để phân biệt với các quốc gia khác trên thế giới, và là cái gốc của nền văn hoá, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong nền văn hoá Việt Nam Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nét qua việc Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và làm việc trên mảnh đất hình chữ S này, các dân tộc này có chữ viết, phong tục tập quán, tín ngưỡng, khác nhau và điều này đã tạo nên sự đặc sắc, phong phú trong bản sắc dân tộc Việt Nam

f, Về đồng bào dân tộc thiểu số:

Dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

6

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w