1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài chống bán phá giá trong wto và thực tiễn về chống bán phá giá Ở việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chống bán phá giá trong WTO và Thực tiễn về chống bán phá giá Ở Việt Nam
Tác giả Trần Thị Hải Nguyên
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 413,61 KB

Nội dung

Định nghĩa về bán phá giá Theo ADA, tại khoản 1 Điều 2: “Một sản phẩm được coi là bán phá giá, nghĩa là được đưa vào thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường, n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài:

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG WTO VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp HP: 23D1LAW51106502

Họ và tên: Trần Thị Hải Nguyên MSSV: 31211022837

Lớp: HQ002 – K47

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG WTO 3

1 Bán phá giá và các khái niệm liên quan 3

1.1 Định nghĩa về bán phá giá 3

1.2 Giá trị thông thường (NV) 3

1.3 Giá xuất khẩu (EP) 4

1.4 Sản phẩm tương tự 4

1.5 Biên độ bán phá giá 4

2 Những nội dung chủ yếu của ADA 4

2.1 Nguyên tắc cơ bản 4

2.2 Giải quyết tranh chấp 4

2.2.1 Tiền đề vụ kiện chống bán phá giá 4

2.2.2 Quyền khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá 5

2.2.3 Tiến hành vụ kiện chống bán phá giá và những vấn đề có liên quan 5

2.2.4 Tóm tắt trình tự một vụ kiện chống bán phá giá 6

II THỰC TIỄN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM 7

1 Tranh chấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ - DS429 - Các biện pháp chống bán phá giá đối với một số loại tôm từ Việt Nam 7

2 Chính sách chống bán phá giá ở Việt Nam hiện nay 10

KẾT LUẬN 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế Đặc biệt, đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác Chính vì vậy, Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện chính sách, đường lối chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Và đã thiết lập quan hệ thương mại - đầu tư với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, cũng như tham gia vào nhiều tổ chức thương mại và hợp tác kinh tế của thế giới và khu vực, và đã ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương (như AFTA, FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc,…) và đang đàm phán một số hiệp định khác (như RCEP…) Nhờ vậy mà kim ngạch thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tăng trưởng đột phá vượt bậc, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị GDP của cả nước Việc gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào những thị trường mới, rộng lớn và hấp dẫn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng thời cũng là thị trường đầy rủi ro, với các loại rào cản thương mại khác nhau, trong đó đặc biệt đáng chú ý là biện pháp chống bán phá giá (CBPG) Theo thống kê của WTO, Hoa Kỳ nằm trong nhóm các nước sử dụng nhiều nhất công cụ chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ ngày càng nhiều hơn Rõ ràng là các biện pháp chống bán phá giá là một thách thức của tự do hoá thương mại nói chung và cũng là một thực tế khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói riêng Vì vậy, để không ngừng nâng cao năng lực xuất khẩu, hạn chế bị kiện CBPG và tăng cường khả năng thắng kiện CBPG thì cả Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chính sách, chiến lược và biện pháp để phòng ngừa và đối phó với nguy cơ kiện CBPG

Trang 4

NỘI DUNG

I CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG WTO

Các biện pháp chống bán phá giá (AD) được quy định tại Điều VI của GATT 1994 và Hiệp định Thực thi Điều VI của GATT 1994 (thường được gọi là “Hiệp định Chống bán phá giá” - ADA)

Dựa trên thông báo do các Thành viên WTO gửi trong kỳ báo cáo trước, tính đến ngày

31/12/2022, đã có 1976 biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực và 144 điều tra chống bán phá giá đang diễn ra

Kể từ năm 1995, đã có 617 vụ tranh chấp được đưa ra WTO Trong đó, có 143 vụ tranh chấp có viện dẫn Hiệp định ADA trong yêu cầu tham vấn (nguồn: WTO, truy cập ngày

31/05/2023)

1 Bán phá giá và các khái niệm liên quan

1.1 Định nghĩa về bán phá giá

Theo ADA, tại khoản 1 Điều 2: “Một sản phẩm được coi là bán phá giá, nghĩa là được đưa vào thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường, nếu giá xuất khẩu của một sản phẩm xuất khẩu từ một nước này sang nước khác thấp hơn giá

có thể so sánh được, trong điều kiện thương mại thông thường, của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu.”

Vì vậy, bán phá giá sẽ xuất hiện khi sản phẩm được xuất khẩu với giá thấp hơn “giá trị thông thường” của sản phẩm đó

1.2 Giá trị thông thường (NV)

Theo ADA, “NV” là:

- Giá ở thị trường nội địa, khi sản phẩm được bán với giá cao hơn chi phí sản xuất;

- Giá của sản phẩm khi được bán ở mức giá cao hơn chi phí tại thị trường nước thứ ba;

- “Giá trị thông thường áp đặt” được tính là tổng chi phí cho việc sản xuất sản phẩm đó cộng với một khoản hợp lí các chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận

Trang 5

1.3 Giá xuất khẩu (EP)

Theo khoản 3, Điều 2 của ADA: “Giá xuất khẩu có thể được xây dựng trên cơ sở về giá

mà tại đó sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho người mua độc lập hoặc …, trên

cơ sở hợp lý mà cơ quan có thẩm quyền có thể xác định.”

1.4 Sản phẩm tương tự

Theo khoản 6, Điều 2 của ADA: “Sản phẩm tương tự sẽ được hiểu là một sản phẩm giống hệt, nghĩa là giống nhau về mọi mặt với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp… không giống nhau về mọi mặt, nhưng có các đặc điểm gần giống với các đặc điểm của sản phẩm đang được xem xét.”

1.5 Biên độ bán phá giá

Biên độ bán phá giá (BĐBPG) là là khoảng chênh lệch giữa EP và NV, được tính theo

tỷ lệ phần trăm của EP:

BĐBPG (%) = (NV-EP)/EP*100%

Nếu BĐBPG > 0 là có bán phá giá; và nếu BĐBPG < 2% thì được coi là không đáng kể Theo WTO, thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá

2 Những nội dung chủ yếu của ADA

2.1 Nguyên tắc cơ bản

Theo Điều 1 của ADA về nguyên tắc: “Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều VI của GATT 1994 và theo các cuộc điều tra được khởi xướng và được tiến hành theo các quy định của Hiệp định này.”

2.2 Giải quyết tranh chấp

2.2.1 Tiền đề vụ kiện chống bán phá giá

Theo ADA, sau khi thực hiện điều tra chặt chẽ theo đơn kiện của một ngành kinh tế bị

ảnh hưởng, “cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu phải chứng minh ba điều kiện

sau:

- Hàng nhập khẩu được bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);

- Có thiệt hại đáng kể, đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành kinh tế nội địa, hoặc gây chậm trễ đáng kể cho việc thành lập ngành kinh tế nội địa;

Trang 6

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đối với ngành kinh tế nội địa.”

2.2.2 Quyền khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá

Trong hầu hết các trường hợp, vụ kiện chống bán phá giá được ngành kinh tế nội địa khởi xướng Theo ADA, “Cuộc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và ảnh hưởng của bất kỳ hành vi được coi là bán phá giá nào đều phải được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành kinh tế nội địa hoặc của người đại diện ngành kinh tế nội địa.” (tại khoản 1 Điều 5) và “Đơn yêu cầu phải đưa ra những chứng cứ của (a) Việc bán phá giá; (b) Thiệt hại; và (c) Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hoá nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại đang nghi ngờ xảy ra.” (tại khoản 2 Điều 5)

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tiến hành điều tra chỉ khi có đủ các bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả để bắt đầu quá trình điều tra, nếu khi bắt đầu điều tra mà họ không nhận được đơn yêu cầu bằng văn bản hoặc nhân danh ngành kinh tế nội địa yêu cầu bắt đầu điều tra vụ việc đó

2.2.3 Tiến hành vụ kiện chống bán phá giá và những vấn đề có liên quan

Tranh chấp trong lĩnh vực chống bán phá giá phải được giải quyết tranh chấp ràng buộc trước Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, theo các quy định của Thỏa thuận giải quyết tranh chấp (“DSU”) (Điều 17)

Thông thường, sau khi ngành kinh tế nội địa nộp đơn yêu cầu bằng văn bản để yêu cầu xem xét hành vi bán phá giá với những chứng cứ ban đầu, căn cứ theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tiến hành điều tra hoặc từ chối điều tra Theo đó, “ADA quy định trình tự cụ thể để tiến hành vụ kiện chống bán phá giá; cách thức tiến hành điều tra

và các điều kiện cần phải hoàn thành để đảm bảo rằng tất cả các bên có quyền lợi liên quan đều có đầy đủ cơ hội đưa ra chứng cứ; áp dụng các biện pháp tạm thời (Điều 7); giá tự nguyện do bất kỳ nhà xuất khẩu nào cam kết nhằm điều chỉnh giá của mình, hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để cơ quan có thẩm quyền tin rằng thiệt hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ (Điều 8); quyết định áp thuế và thu thuế chống bán phá giá (Điều 9); thời hạn rà soát thuế chống bán phá giá và cam kết giá (Điều 11) ”

Trang 7

2.2.4 Tóm tắt trình tự một vụ kiện chống bán phá giá

Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:

- “Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng

cứ ban đầu);

- Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);

- Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);

- Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ );

- Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);

- Bước 6 : Kết luận cuối cùng;

- Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;

- Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)

- Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa)

Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài khoảng

18 tháng đến 2 năm.Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó”

Ví dụ, như trong vụ kiện cá tra, cá basa ở Hoa Kỳ, đơn kiện nộp ngày 28/06/2002, quyết định áp thuế ban hành ngày 07/08/2003 Nhưng, sau đó đến năm 2005 và 2006 đều đã

có rà soát lần một, lần hai đối với một số công ty xuất khẩu của Việt Nam

Trang 8

II THỰC TIỄN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM

1 Tranh chấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ - DS429 - Các biện pháp chống bán phá giá đối với một số loại tôm từ Việt Nam

Việt Nam đã đưa ra lập luận về năm vấn đề:

- “Thứ nhất là, lặp lại khiếu nại ở DS404 về Zeroing, cho rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp này trong đợt rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu đối với các đơn đặt hàng tôm là không phù hợp với Điều 9.3 của ADA và Điều VI: 2 của GATT 1994

- Thứ hai là, Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào nhóm các nước có nền kinh tế phi thị trường (NMEs), trong các biện pháp của DOC sử dụng ở tiến trình chống bán phá giá liên quan đến hàng nhập khẩu từ NMEs có việc ấn định một tỷ lệ biên độ phá giá chung (NME-wide entity) cho tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu là không đủ để chứng minh sự độc lập trước kiểm soát của chính quyền; cách thức

mà Hoa Kỳ sử dụng trong đợt rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu

là không phù hợp với các điều khoản về bằng chứng hoạt động chống bán phá giá và thuế suất áp dụng của ADA

- Thứ ba là, Việt Nam viện dẫn Uruguay Round Agreements Act (URAA), cho rằng Hoa Kỳ đã trì hoãn việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của Ban Hội thẩm DS404 trong việc thanh quyết toán cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiến hành "bút toán không được định trước", không nhất quán vấn đề về thuế và thời gian theo ADA

- Thứ tư là, việc Hoa Kỳ dựa trên biên độ bán phá giá được tính bằng phương pháp Zeroing đã dẫn tới việc nước này không thể đưa ra lập luận vững chắc cũng như không thể tiến hành đánh giá một cách khách quan trong lần rà soát cuối kỳ đầu tiên đối với đơn đặt hàng tôm, và

- Thứ năm là, việc không thực hiện thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số công ty mà Việt Nam cho rằng đã chứng minh được không có hành vi bán phá giá trong đợt rà soát hành chính thứ ba, thứ tư và thứ năm, tức nghĩa là Hoa

Kỳ đã vi phạm ADA.”

Trang 9

Ngày 16/02/2012, Việt Nam yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến một số biện pháp chống bán phá giá đối với một số loại tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam Việt Nam cho rằng các biện pháp này không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo:

- Điều I:1, VI:1, VI:2 và X:3(a) của GATT 1994;

- Điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i) và Phụ lục II của Hiệp định Chống bán phá giá ADA;

- Điều XVI:4 của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO;

- Điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3 và 21.5 của Hiệp định về giải quyết tranh chấp DSU;

- Nghị định thư gia nhập của Việt Nam

Tại cuộc họp ngày 27/02/2013, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) đã thành lập Ban hội thẩm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Na Uy và Thái Lan và Ecuador bảo lưu quyền của bên thứ ba

Vào ngày 17/11/2014, báo cáo của ban hội thẩm đã được chuyển đến các Thành viên Ban hội thẩm nhận thấy rằng một số biện pháp mà Việt Nam phản đối là không phù hợp với GATT 1994 và Hiệp định Chống bán phá giá, đồng thời khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo các Hiệp định này Cụ thể là:

- Về Zeroing, Ban Hội thẩm bác bỏ các “cáo buộc của Việt Nam rằng Hoa Kỳ vi phạm ADA, GATT 1994”, bởi đã có sự thay đổi so với DS404 trước đó Ban Hội thẩm cho rằng “việc Hoa Kỳ dùng phương pháp này để tính toán biên độ phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu riêng lẻ của Việt Nam trong ba đợt rà soát hành chính là không tuân thủ ADA, GATT 1994”

- Ban Hội thẩm đã bác bỏ các “khiếu kiện của Việt Nam về URAA”

- Ban Hội thẩm kết luận rằng “Việt Nam đã thành công khi chứng minh được sự tồn tại của một tỷ lệ biên độ phá giá chung như một quy ước hay tiêu chuẩn chung

và có sự áp dụng theo định hướng theo cách của Hoa Kỳ đã áp dụng là không hợp lý”

- Kết luận rằng “việc Hoa Kỳ dựa trên những biên độ phá giá không thống nhất trong các quy định của WTO để xác định một trường hợp có khả năng bán phá giá, là trái với ADA”

Trang 10

- Ban Hội thẩm đã nhất trí với khiếu kiện của Việt Nam khi cho rằng “cách DOC giải quyết các yêu cầu thu hồi thuế chống bán phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam là trái với quy định của Điều 11.2, ADA”

Ngày 06/01/2015, Việt Nam thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm một số vấn đề về luật và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban hội thẩm Vào ngày 07/04/2015, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm đã được chuyển đến các Thành viên

Tại cuộc họp ngày 22/04/2015, DSB đã thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban hội thẩm, như được giữ nguyên bởi báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm Sau quá trình tố tụng hai bước của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, “vụ tranh chấp

có được kết quả về mặt pháp lý, theo đó, phần lớn khiếu kiện của Việt Nam được chấp thuận như cáo buộc Zeroing, rà soát hoàng hôn, thu hồi thuế, một phần cáo buộc về URAA, NME-wide entity bị bác bỏ, cơ quan tài phán khuyến nghị Hoa Kỳ thực hiện phán quyết”

Tại cuộc họp của DSB vào ngày 20/05/2015, Hoa Kỳ đã thông báo với DSB rằng “họ

dự định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB theo cách tôn trọng các nghĩa

vụ của mình trong WTO” Hoa Kỳ nói thêm rằng “họ sẽ cần một khoảng thời gian hợp

lý để làm như vậy” Ngày 17/09/2015, Việt Nam yêu cầu khoảng thời gian hợp lý được xác định thông qua trọng tài ràng buộc theo Điều 21.3(c) của DSU Vào ngày 07/10/2015, các bên đã thống nhất về việc ông Simon Farbenbloom làm Trọng tài viên theo Điều 21.3(c) của DSU Vào ngày 08/10/2015, ông Farbenbloom đã nhận lời bổ nhiệm

Vào ngày 15/12/2015, Phán quyết của Trọng tài viên đã được gửi tới các Thành viên của WTO Trọng tài xác định “khoảng thời gian hợp lý là 15 tháng kể từ khi thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm” Theo đó, khoảng thời gian hợp lý đã được ấn định sẽ hết hạn vào ngày 22/07/2016 Vào ngày 25/03/2016, Việt Nam và Hoa

Kỳ thông báo với DSB rằng họ đã đồng ý sửa đổi khoảng thời gian hợp lý để thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB sẽ hết hạn vào ngày 22/08/2016

Trên thực tế, sau một khoảng thời gian trì hoãn việc thực hiện khuyến nghị, ngày 20/05/2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức triển khai các bước thủ tục theo phán

Ngày đăng: 02/11/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w